Chính sách cạnh tranh đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Cạnh tranh còn giúp cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình bằng cách khuyến khích họ liên tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, dịch vụ và giá cả. Sức ép cạnh tranh sinh ra những sản phẩm mới vì các công ty áp dụng công nghệ mới và những biện pháp quản lý tiên tiến.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản, là nền tảng và động lực phát triển của kinh tế thị trường. Có thể nói rằng không có cạnh tranh thì cũng không thể có nền kinh tế thị trường. Cùng với quy luật cung cầu và quy luật giá trị, cạnh tranh trở thành một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ với những tiền đề kinh tế như trên, cạnh tranh vẫn chưa thể có cơ hội nảy sinh và tồn tại trong đời sống kinh tế. Cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện với tư cách là một sản phẩm của kinh tế thị trường trong những điều kiện của những tiền đề pháp lý cụ thể, nghĩa là các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế phải được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh, quyền sở hữu
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vấn đề cơ bản về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thứ nhất là việc ban hành và thực thi một tập hợp các chính sách có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các chính sách về tư nhân hóa (ở Việt Nam là cổ phần hóa), tự do hóa về thương mại và chính sách hối đoái, các chính sách về phi điều tiết hóa cũng như các quy đinh hiệu quả điều chỉnh các hoạt động kinh doanh ngành, v.v. Mảng thứ hai là pháp luật cạnh tranh, bao gồm các chế định pháp lý được ban bành để kiểm soát/ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và các can thiệp quá mức của Nhà nước vào việc điều tiết thị trường. Để có hiệu quả tối ưu, cả luật và chính sách đều phải được phối hợp thực thi một cách mạch lạc và chặt chẽ.Pháp luật cạnh tranh của các nước ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, pháp luật cạnh tranh đã được liên tục sửa đổi để phù hợp với thực tiễn. Luật Cạnh tranh có thể được gọi theo nhiều cách khác nhau (ví dụ: Luật cạnh tranh - Competition Law của Anh, Luật chống độc quyền- Anti monopoly Act của Nhật Bản, Luật thương mại lành mạnh – Fair Trade Law của Đài Loan…) nhưng tất cả đều có một mục đích chung là duy trì và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cho phép các thực thể kinh tế có cơ hội bình đẳng cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường. Bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc khuyến khích hạ giá và cải thiện chất lượng sản phẩm được xem như một hệ quả của cạnh tranh tự do và lành mạnh trên thị trường.Trên thế giới có thể nói Mỹ là một trong số những nước ban hành pháp luật cạnh tranh sớm nhất, pháp luật cạnh tranh này còn được biết đến với tên gọi là luật chống độc quyền. Lịch sử chống độc quyền của Mỹ nhìn chung được bắt đầu với Luật Sherman năm 1890, đây là bộ luật chống độc quyền đầu tiên được thông qua bởi các bang trước khi trở thành bộ luật Liên bang. Luật Sherman gồm hai phần chính. Phần một quy định các thoả thuận gây hạn chế thương mại. Phần hai cấm việc giành được vị thế độc quyền bằng việc sử dụng các biện pháp phản cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền (không phải là độc quyền tự nhiên). Một điểm quan trọng cần lưu ý là Luật Sherman có thể được thực thi như luật dân sự hoặc như luật hình sự, các phán xét được trao cho Vụ Chống độc quyền, Bộ Tư pháp. Cụ thể, các hành vi hiển nhiên vi phạm như: ấn định giá tạm thời, thông đồng để thắng thầu sẽ bị truy tố hình sự. Trong năm 1914, hai bộ luật Liên bang nữa đã được thông qua là Luật Clayton và Luật Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC).Theo quy định của Luật Ủy ban Thương mại Liên bang, FTC được thành lập để thực thi Luật Clayton, Luật Robinson-Patman (ngoại trừ điều khoản xử lý hình sự theo Luật Sherman). Mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung đối với 3 bộ luật Liên bang này (điển hình là Luật Robinson-Patman 1936 và Luật Hart-Scott-Rodino 1976) nhưng về cơ bản là không có sự thay đổi lớn từ năm 1914. Đến nay, hầu hết các bang cũng đã thông qua luật của bang căn cứ theo nội dung của Luật Sherman và Luật FTC.Canada ban hành Luật Cạnh tranh lần đầu tiên năm 1889. Mặc dù có lịch sử tương đối dài nhưng Luật Cạnh tranh vẫn không có được vai trò nổi trội trong các hoạt động kinh tế của Canada cho tới gần đây. Đó một phần là do các lực lượng kinh tế và chính trị đứng đằng sau quá trình phát triển của nền kinh tế Canada vốn thích sự phát triển một cơ cấu công nghiệp tương đối tập trung. Canada đã phát triển nền kinh tế của mình với một mức độ tham gia lớn của Chính phủ. Theo đó, các quy định về âm mưu và duy trì giá đã nhận được sự chú ý đáng kể về mặt thi hành luật nhưng sự phân biệt giá, bán phá giá, sáp nhập và độc quyền thì thực sự bị bỏ qua. Năm 1975, Nghị viện đã thực hiện giai đoạn sửa đổi đầu tiên. Điểm đáng chú ý trong sửa đổi lần này là đã mở rộng quyền hành động có giới hạn của tư nhân, biến các hành vi thông đồng trong đấu thầu thành đương nhiên bất hợp pháp, và việc từ chối giao dịch, bán hàng có ràng buộc, giao dịch mang tính độc quyền và hạn chế thị trường thành những hành vi được xem xét về mặt dân sự.Giai đoạn sửa đổi thứ hai được thực hiện vào năm 1986. Luật, khi đó được gọi là Luật Điều tra các vụ kết hợp được đổi tên thành Luật Cạnh tranh. Những cuộc cải cách trong năm 1986 cũng bao gồm việc củng cố các quy định về âm mưu mang tính hình sự của Luật, bổ sung quy định về các thoả thuận chuyên môn hoá, và bổ sung khả năng xem xét về mặt dân sự hành vi định giá chuyển giao, lạm dụng vị trí thống lĩnh và sáp nhập. Cuộc cải cách trong năm 1986 cũng tạo nên một cơ quan pháp luật mới gọi là Toà Cạnh tranh thay cho Hội đồng các hành vi hạn chế thương mại để xử lý các quy định dân sự của Luật. Vào tháng 3/1999, Luật được sửa đổi lần nữa bởi Luật sửa đổi Luật Cạnh tranh. Những sửa đổi lần này đã làm thay đổi Luật về một số khía cạnh rất quan trọng như đã chuyển một số hành vi (ví dụ quảng cáo gây nhầm lẫn) từ hành vi vi phạm mang tính hình sự thuần tuý sang hành vi được xem xét cả về mặt hình sự và dân sự tuỳ từng trường hợp; sửa đổi cũng bổ sung quy định miễn trừ và các quy định về xử lý hình sự… Năm 2000, Luật tiếp tục được sửa đổi để giao cho Cao Uỷ Cạnh tranh (Commissioner) và Toà Cạnh tranh những quyền mới để xử lý các hành vi lạm dụng vị trí tiềm năng thị trường của Hàng không Canada (Air Canada).Trong các nước Châu Âu (Italia, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Anh và Thụy điển), Đức là quốc gia ban hành pháp luật cạnh tranh rất sớm. Đức đã ban hành Luật Chống hạn chế cạnh tranh, viết tắt ARC, và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/1958. Tính đến nay, Luật đã được sửa đổi, bổ sung 7 lần. Lần sửa đổi cuối cùng có hiệu lực vào tháng 07/2005.Italia đã ban hành Luật Cạnh tranh và Thương mại công bằng ngày 10/10/1990. Tiếp đó, Quốc hội Italia ban hành pháp luật chống độc quyền quốc gia trên cơ sở yêu cầu của Điều 41 Hiến pháp, nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, và để làm cho pháp luật của Italia phù hợp với luật lệ của Cộng đồng Châu Âu.Ở Pháp, Bộ Luật Thương mại đã chứa đựng các quy định về cạnh tranh. Quay lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật cạnh tranh Pháp, có thể nhận thấy một số thay đổi của pháp luật tuy chỉ mang tính hình thức nhưng lại có tầm quan trọng đáng kể: Pháp lệnh ngày 01/12/1986 về tự do giá cả và tự do cạnh tranh đã bị bãi bỏ và chuyển hoá vào Bộ Luật Thương mại sau một chương trình pháp điển hoá rộng lớn. Kể từ nay, nếu xét về nguồn luật trong nước thì văn bản nền tảng của pháp luật cạnh tranh chính là Quyển IV của Bộ luật Thương mại. Do quá trình pháp điển hoá nên số thứ tự của các điều khoản đã hoàn toàn bị thay đổi. Chính vì vậy, Quyển IV đã dành một phụ lục trong đó trình bày bảng đối chiếu giữa các điều khoản trước đây của Pháp lệnh năm 1996 và các điều khoản hiện hành của Bộ Luật Thương mại. Một số thay đổi khác của pháp luật cạnh tranh trong nước, chủ yếu xuất phát từ việc ban hành Luật ngày 15/05/2001 về các biện pháp điều tiết kinh tế mới, là những thay đổi liên quan đến cả luật nội dung lẫn luật tố tụng.Mặc dù còn nặng về mặt hình thức, nhưng pháp luật cạnh tranh của Châu Âu đã chiếm một vị trí rất quan trọng, có uy tín tại nhiều quốc gia muốn gia nhập Liên minh và tại một số quốc gia khác. Đặc biệt, cách thức áp dụng pháp luật cạnh tranh của Châu Âu đã làm cho các chủ thể kinh tế phải tôn trọng và cân nhắc thận trọng những ràng buộc của pháp luật đó.Hà Lan ban hành Luật Cạnh tranh đầu tiên vào năm 1956 với tên gọi là Luật Cạnh tranh kinh tế (Economic Competition Act). Đến 1997, Chính phủ liên minh mới đã ban hành Luật Cạnh tranh mới thay thế cho Luật 1956. Luật Cạnh tranh 1997 này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1998. Từ đó đến nay, Luật Cạnh tranh đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và các quy định của Liên minh Châu Âu. Bản sửa đổi có thể áp dụng tại thời điểm hiện nay là phiên bản ngày 01/08/2004.Tại Anh, Luật Cạnh tranh được ban hành ngày 09/11/1998 để sửa đổi Luật Thương mại lành mạnh 1973. Luật đã đưa thêm các điều khoản cấm các hành vi phản cạnh tranh (Chương I và Chương II). Văn phòng Thương mại lành mạnh (OFT) có thẩm quyền khá lớn trong việc điều tra các doanh nghiệp được cho là vi phạm Luật và áp dụng các hình phạt đối với các doanh nghiệp này. Luật được sửa đổi ngày 01/05/2004, theo đó đã trao cho OFT quyền điều tra và áp dụng các hình phạt đối với các tổ chức/các nhân vi phạm các điều khoản cấm theo Điều 81 và Điều 82 của Hiệp ước EC. Tuy nhiên một điểm đáng lưu ý đối với pháp luật cạnh tranh của Anh là khi tiến hành xử lý, OFT không chỉ dựa trên Luật Cạnh tranh, mà còn tuân theo các quy định pháp luật có liên quan, chẳng hạn Luật Doanh nghiệp 2002 (có điều khoản quy định vi phạm cacten). Theo đó, các cá nhân tham gia vào một trong các dạng thoả thuận phản cạnh tranh nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, khi Luật Doanh nghiệp 2002 được ban hành, nước Anh cũng đã tiến hành sửa đổi Luật Truất quyền các nhà điều hành doanh nghiệp. Các nhà điều hành doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật cạnh tranh (các hành vi bị cấm theo Điều 81, Điều 81 Hiệp ước EC và của Luật Cạnh tranh) có thể phải nhận Lệnh truất quyền cạnh tranh. Lệnh này sẽ chấm dứt các hành vi có liên quan và buộc họ không được quản lý doanh nghiệp trong thời hạn tối đa là 15 năm.Nhưng quan trọng hơn chính là những thay đổi của pháp luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu. Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc đã được sửa đổi ngay từ năm 1999. Quy chế về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp cũng đã được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2004. Các quy định hướng dẫn thi hành Điều 81 và các điều tiếp theo của Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu đã được sửa đổi một cách toàn diện vào cuối năm 2002 và trong năm 2003. Những sửa đổi này cũng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2004. Ở đây cần lưu ý: điều khoản được hướng dẫn thi hành là Điều 81 chứ không còn là Điều 85, bởi sau khi Hiệp ước Amsterdam được ký kết, đã kéo theo sự thay đổi trong cách đánh số quen thuộc của các điều khoản.Đối với Úc, pháp luật cạnh tranh được quy định trong Luật Thực tiễn Thương mại năm 1974 và Luật Giám sát giá cả năm 1983. Mục đích của Luật Thực tiễn Thương mại (TPA) là nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của Úc thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh và thương mại lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng. TPA liên quan đến hầu hết các vấn đề trên thị trường: mối quan hệ giữa nhà cung cấp, bán buôn, bán lẻ, các đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Trên bình diện rộng, TPA giải quyết các vấn đề như các hành vi không lành mạnh trên thị trường, luật theo ngành, sáp nhập, an toàn sản phẩm, nhãn mác sản phẩm, giám sát giá cả và quy định của các ngành công nghiệp như viễn thông, khí đốt, điện và hàng không.Luật Cạnh tranh của Brazil gắn liền với bối cảnh lịch sử và chính sách kinh tế của Brazil. Như chúng ta đã biết, sau chiến tranh thế giới thứ hai chính sách kinh tế của Brazil dựa vào sự can thiệp rộng của Chính phủ đối với sự vận hành của thị trường. Chính phủ kiểm soát giá ở nhiều ngành, hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp, vận tải, và tài chính lớn nhất đất nước hoặc là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc độc quyền tư nhân bị áp đặt các chế tài công khai. Trong bối cảnh đó, năm 1962 Brazil đã ban hành Luật Cạnh tranh đầu tiên số hiệu 4137, luật đã thiết lập nên Hội đồng quản lý hành chính về an ninh kinh tế “CADE’’ (Admistrative Council for Economic Defence). Năm 1988, cùng với một loạt thay đổi đáng kể về kinh tế ở Brazil, hiến pháp mới đã đưa vấn đề cạnh tranh vào trong các quy định pháp lý và coi cạnh tranh giống như một yếu tố chính để thiết lập nên “trật tự kinh tế’’. Chương trình tư nhân hoá đã được đề xuất, các rào cản trong thương mại quốc tế đã được cắt giảm và vai trò của CADE đã được tăng cường. Một kỷ nguyên mới cho chính sách cạnh tranh ở Brazil đã bắt đầu từ năm 1994 và để ứng phó với giai đoạn lạm phát tăng nhanh, “kế hoạch thực tiễn’’ (Real Plan) đã được thực thi trong năm này. Như một phần của chương trình cải cách, một Luật Cạnh tranh mới (Luật Chống độc quyền Số 8884) đã được ban hành trong năm 1994 với kỳ vọng có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề tăng giá. Luật Cạnh tranh mới này cũng điều chỉnh việc kiểm soát sáp nhập và đã có những thay đổi quan trọng trong quy định về tổ chức thực thi. CADE đã được thiết lập lại với vai trò là một cơ quan độc lập, một số vấn đề về thẩm quyền thực thi đã được trao cho hai cơ quan khác (sẽ được nói rõ ở phần sau). Từ 1994 đến nay, hai văn bản pháp lý sửa đổi, bổ sung luật cạnh tranh đã được ban hành. Vào tháng 01/1999 Luật số 9781 đã bổ sung quy định về phí đệ đơn sáp nhập và theo đó phí thu được sẽ được phân bổ cho CADE. Tháng 12/2000 Luật 10149 cũng đã bổ sung thêm thẩm quyền điều tra, làm rõ thủ tục đối với các tổ chức nước ngoài, xây dựng chương trình khoan dung, gia tăng mức phí đệ đơn sáp nhập và quy định sự phân chia cân xứng về phí này giữa ba cơ quan quản lý cạnh tranh.So với Mỹ, Úc, Canada và Brazil, Nam Phi ban hành luật cạnh tranh khá muộn, điều này đã giúp Nam phi hoàn thiện nhiều mặt trong các quy định về cạnh tranh của mình. Luật Cạnh tranh Nam phi Số 89 được thông qua năm 1998, các Điều 1-3, 6,11,19-43,78,79 & 84 có hiệu lực từ ngày 30/11/1998. Các điều khoản còn lại có hiệu lực từ ngày 01/12/1999. Mục đích của luật là nhằm thúc đẩy và duy trì cạnh tranh trên thị trường Nam Phi, bao gồm tính hiệu quả, thích ứng và phát triển kinh tế; tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng và với giá cả cạnh tranh; thúc đẩy vấn đề việc làm, gia tăng phúc lợi kinh tế và xã hội cho người dân; mở rộng cơ hội tham gia vào thị trường quốc tế và thừa nhận vai trò của cạnh tranh nước ngoài tại Nam phi; đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội bình đẳng khi tham gia vào nền kinh tế; thúc đẩy mở rộng quyền sở hữu. Từ khi ban hành đến nay Luật đã qua nhiều lần sửa đổi, các lần sửa đổi có thể được chỉ ra như: Luật sửa đổi số 35 Năm 1999, có hiệu lực 01/12/1999; Luật sửa đổi số 15 Năm 2000, có hiệu lực 01/12/2000; Luật sửa đổi số 39 Năm 2000 (lần thứ 2), có hiệu lực 01/02/2001.3. Vai trò và chức năng của chính sách cạnh tranh đối với nền kinh tế thị trườngChính sách cạnh tranh đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Cạnh tranh còn giúp cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình bằng cách khuyến khích họ liên tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, dịch vụ và giá cả. Sức ép cạnh tranh sinh ra những sản phẩm mới vì các công ty áp dụng công nghệ mới và những biện pháp quản lý tiên tiến.Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản, là nền tảng và động lực phát triển của kinh tế thị trường. Có thể nói rằng không có cạnh tranh thì cũng không thể có nền kinh tế thị trường. Cùng với quy luật cung cầu và quy luật giá trị, cạnh tranh trở thành một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ với những tiền đề kinh tế như trên, cạnh tranh vẫn chưa thể có cơ hội nảy sinh và tồn tại trong đời sống kinh tế. Cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện với tư cách là một sản phẩm của kinh tế thị trường trong những điều kiện của những tiền đề pháp lý cụ thể, nghĩa là các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế phải được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh, quyền sở hữu và tính đa dạng của các loại hình sở hữu cũng như địa vị bình đẳng trước pháp luật. Do đó, xây dựng chính sách duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát sự độc quyền trong kinh doanh là việc làm cần thiết.Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những vai trò và chức năng cơ bản như sau:Thứ nhất, tạo nền tảng cơ bản cho quá trình cạnh tranh, duy trì và thúc đẩy quá trình cạnh tranh tự do hay bảo vệ hoặc thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả. Luật cạnh tranh bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong một khuôn khổ pháp luật chung, điều tiết mặt trái của cạnh tranh bằng cách kiểm soát quá trình dẫn đến vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền của doanh nghiệp, chống các hành vi gây cản trở cạnh tranh, cũng như thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường. Vì vậy, thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp đó là buộc doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh một cách văn minh hơn, bài bản hơn, và sẽ không có đất dung thân cho các doanh nghiệp làm ăn chụp giật. Các doanh nghiệp lớn sẽ phải cẩn thận hơn trước khi đưa ra những quyết định quan trọng trong kinh doanh, bởi lẽ những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đáng kể tới thị trường và sẽ được giám sát chặt chẽ.Thứ hai, điều tiết quá trình cạnh tranh, hướng quá trình này phục vụ cho những mục tiêu đã được định sẵn, ví dụ như đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì hệ thống doanh nghiệp tự do, duy trì sự công bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Thị trường hình thành từ mối quan hệ qua lại giữa người mua và người bán, hay rộng hơn là người sản xuất và người tiêu dùng dưới quy luật cung cầu và quy luật giá trị. Trong mối quan hệ này người tiêu dùng luôn ở vị trí trung tâm. Người tiêu dùng và sức tiêu thụ của họ chính là thước đo giá trị chất lượng sản phẩm, là nguồn lợi nhuận cho người sản xuất. Họ có quyền lựa chọn hàng hoá cũng như người cung ứng hàng hoá và trả tiền cho sự lựa chọn đó. Tuy nhiên, quyền lựa chọn của họ bị giới hạn trong phạm vi khả năng cung ứng của người sản xuất. Về phía người sản xuất, lợi nhuận không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là phương thức tồn tại của họ. Lợi nhuận đến từ khách hàng, do đó việc ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng là tôn chỉ của mọi doanh nghiệp. Mặt khác người sản xuất không thể vượt quá khả năng của mình để chạy theo người tiêu dùng. Việc tối đa hoá lợi nhuận nhiều khi phụ thuộc vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất hơn là số lượng khách hàng. Ngoài ra, việc nâng cao năng lực sản xuất cũng sẽ mở rộng khả năng đáp ứng các như cầu luôn thay đổi và ngày một tăng của người tiêu dùng. Do có sự hữu hạn của các yếu tố sản xuất, người tiêu dùng và nguồn lợi nhuận - sự hữu hạn của thị trường nói chung, các nhà sản xuất luôn có sự cạnh tranh theo hai hướng: mở rộng đầu ra và thu hẹp đầu vào. Quá trình này diễn ra liên tục, đòi hỏi mỗi người phải luôn cố gắng phát triển, vượt lên các đối thủ, không ngừng tự hoàn thiện nếu không muốn bị loại bỏ. Kết quả còn lại là những nhà sản xuất có năng lực nhất, có khả năng phục vụ tốt nhất người tiêu dùng. Như vậy cạnh tranh tham gia vào mọi phương diện của nền kinh tế: nó sàng lọc và lành mạnh hoá thị trường, thúc đẩy sản xuất và điều tiết tiêu dùng.Thứ ba, hạn chế các tác động tiêu cực nảy sinh do sự điều hành quá mức của nhà nước vào thị trường như kéo dài thời gian ra quyết định của doanh nghiệp và chi phí giao dịch cao.Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi về căn bản vai trò của Nhà nước trong thị trường. Có những điều được coi là hiển nhiên trong nền kinh tế kế hoạch hoá trở nên không còn phù hợp với kinh tế thị trường và ngược lại, có những điều không được chấp nhận trong kinh tế tập trung lại thích hợp trong kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường, việc Nhà nước chỉ huy một cách tập trung - thể hiện bằng các quy định, chỉ thị, mệnh lệnh hành chính đối với hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, kể cả quốc doanh, ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài – cho tới nay không còn phù hợp nữa. Thực tế đã cho thấy vẫn còn có không ít hiện tượng chia cắt thị trường trong nước, chỉ định đối tác giao dịch xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà nước. Đây có thể nói là một nét đặc thù của các nền kinh tế chuyển đổi. Chính vì thế Luật cạnh tranh của các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đều quy định các hành vi bị cấm đối với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp[3]. Theo đó, hành vi lạm dụng thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ bị điều chỉnh, góp phần làm hạn chế các tác động tiêu cực nảy sinh do sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào thị trường.Rõ ràng là chính sách cạnh tranh giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Dưới sự điều chỉnh của Luật và chính sách cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ có một sân chơi bình đẳng, lành mạnh để có thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong đó người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa/dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá cả rẻ nhất có thể. Điều này có nghĩa là thông qua quá trình cạnh tranh, trình độ công nghệ của họ sẽ được nâng cao qua các hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) hoặc cải tiến kiểu dáng và hiệu quả sẽ được nâng cao nhờ cải tiến kỹ thuật cũng như cải tiến phương pháp quản lý/hoạt động. Điều này cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Do có cạnh tranh, sẽ có hàng loạt sản phẩm với các mức giá thấp hơn vì vậy, lựa chọn của người tiêu dùng được nới rộng hơn và làm tăng phạm vi tiêu dùng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang chuyển đổi sang một nền kinh tế mở cửa hơn, hội nhập hơn với mức độ lớn hơn với kinh tế thế giới. Điều này có nghĩa là mở rộng cạnh tranh nhằm đảm bảo cho tự do thương mại và ổn định để phát triển. Tự do thương mại phải được hiểu là tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, chính sách cạnh tranh góp phần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.4. Tác động của chính sách và pháp luật cạnh tranh đối với việc phát triển kinh tế - xã hộiNgày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.Đối với nền kinh tế, cạnh tranh có ảnh hưởng quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã hội như:- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh cung và cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung về một hàng hoá nào đó lớn hơn nhu cầu, cuộc cạnh tranh giữa những người bán trở nên gay gắt. Khi đó, giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán sản phẩm hàng hoá mới có thể tồn tại. Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.Khi cung về một hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, thị trường về hàng hoá đó trở nên khan hiếm, giá cả thị trường đẩy lên cao tạo ra lợi nhuận cao hơn lợi nhuận bình quân. Khi đó, người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Điều quan trọng là động lực đó hoàn toàn tự nhiên, không theo và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý Nhà nước.- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng: nếu một người bán không cung cấp cho người tiêu dùng cái họ muốn thì sẽ luôn luôn có người khác sẵn sàng làm điều đó. Mặt khác người tiêu dùng nhận được hàng hoá với giá thấp nhất có thể. Trong môi trường cạnh tranh, không ai có thể bóc lột người tiêu dùng vì luôn có một số đối thủ mời chào sản phẩm với giá thấp hơn. Giá cả trong cơ chế thị trường nhìn chung bằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận vừa đủ để cho phép người sản xuất tồn tại kinh doanh.- Tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất.- Khuyến khích áp dụng công nghệ mới: công nghệ mới giảm chi phí sản xuất và có thể tăng chất lượng sản phẩm, từ đó hàng hoá áp dụng công nghệ mới sẽ có khả năng chiếm được phần lớn thị trường do rẻ và tốt hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.- Tạo sức ép buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, vốn, kinh nghiệm quản lý...) để tăng hiệu quả kinh tế.- Tạo sự đổi mới nói chung, thường xuyên và liên tục và vì vậy mang lại tăng trưởng kinh tế cao.Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Trong cạnh tranh, tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp bị phá sản, có người khuynh gia bại sản. Xét về khía cạnh xã hội thì phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển sang cho nhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng một cách hiệu quả hơn chứ không bị mất đi. Phá sản không phải là sự huỷ diệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các vấn đề cơ bản về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh.doc