Các yếu tố nguy cơ của phá thai to tuổi vị thành niên

Nghiên cứu được tiến hành qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bảng

câu hỏi soạn sẵn. Bảng câu hỏi gồm 40 câu bao gồm các câu hỏi về tình hình kinh

tế -xã hội -nhân văn, tình trạng thai kỳ lần này (nhận biết có thai, quyết định bỏ

thai, các yếu tố dẫn đến quyết định bỏ thai.). Để chuẩn bị cho nghiên cứu chúng

tôi tập huấn phỏng vấn bảng câu hỏi cho 2 nữ hộ sinh nghiên cứu, tiến hành phỏng

vấn thử 10 trường hợp cho cả 2 nhóm và điều chỉnh sai sót trước khi áp dụng. Tiến

hành sàng lọc đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu và phỏng vấn trực tiếp trước

khi tiến hành thủ thuật hoặc khám thai. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân

tích bằng phần mềm SPSS 10.0.5.

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố nguy cơ của phá thai to tuổi vị thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA PHÁ THAI TO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát các yếu tố nguy cơ phá thai to của nữ tuổi vị thành niên. Phương pháp: nghiên cứu bệnh-chứng, tiến hành từ tháng 10/ 2004 đến tháng 5/ 2005 trên đối tượng là 158 nữ vị thành niên phá thai to (nhóm bệnh) và 158 nữ vị thành niên đến khám thai (nhóm chứng) tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Nữ vị thành niên có thai (VTNCT) ở nông thôn có nguy cơ phá thai to cao gấp 6 lần VTNCT ở thành thị (p = 0,007). VTNCT chưa lập gia đình có nguy cơ phá thai to cao gấp 17 lần VTNCT đã lập gia đình (p = 0,01). VTNCT chưa có nghề nghiệp có nguy cơ phá thai to cao gấp 10 lần VTNCT đã có nghề nghiệp (p= 0,00). Kết luận: các yếu tố nguy cơ liên quan đến quyết định phá thai to ở nữ vị thành niên: nơi cư ngụ, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp. ABSTRACT Objective: to survey risk factors of adolescent manual abortion in the second trimester of gestation Methods: we had carried out a case-control study on 158 female adolescents who got manual abortion in the second trimester of gestation (case) and other 158 who presented to the prenatal care department for pregnancy examination (control) from October 2004 to May 2005, at Từ Dũ hospital. Results: Risk factors of adolescent manual abortion in the second trimester of gestation: the country woman are six fold than the town woman (p= 0,007), the unmarried woman are seventeen fold than married woman (p= 0,01), the unemployed woman are tenfold than the employed woman (p= 0,00). Conclusion: we found out three risk factors significantly associated the decision of adolescent manual abortion in the second trimester of gestation. These are: residence, marital status and occupation. ĐẶT VẤN ĐỀ Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi rất quan trọng với nhiều biến đổi, phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý, giới tính... cũng như phát sinh những tình cảm mới mẻ như tình bạn, tình yêu... Đây cũng là giai đoạn mà trẻ vị thành niên cần có những nhận thức chính chắn để phát triển nhân cách cá nhân, nhận thức đúng đắn về sức khoẻ sinh sản nhằm tránh được những hành vi tình dục sớm, không an toàn như mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thai ngoài ý muốn... Mang thai tuổi vị thành niên hiện là một vấn nạn xã hội của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam với khuynh hướng nạo phá thai ngày càng tăng cao chưa thể kiểm soát được và nhất là tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới trong đó vị thành niên chiếm tỷ lệ 20%(4). Theo thống kê của Bộ Y tế(1,2) hàng năm có khoảng 300.000 trường hợp vị thành niên nạo hút thai và sinh đẻ trước tuổi 18. Có đến 1/3 các trường hợp phá thai to ở bệnh viện tỉnh Thái Bình là vị thành niên (Lê Thị Nhâm Tuyết, 1993)(6). Tại bệnh viện Hải Phòng trong 5 năm 1998-2002 có 928 trường hợp phá thai to từ 14-24 tuần trên 44.074 trường hợp đình chỉ thai nghén trong đó vị thành niên < 20 tuổi chiếm tỷ lệ 17,24% (Trần Việt Phương)(7). Số trường hợp nạo phá thai tuổi vị thành niên tại bệnh viện Từ Dũ, một trong các bệnh viện lớn chuyên về phụ sản, tăng từ 208 (năm 2001) lên đến 1849 trường hợp (năm 2003)(5). Có nhiều yếu tố có thể tác động và ảnh hưởng đến tình hình nạo phá thai ở tuổi vị thành niên đặc biệt là phá thai to. Nhằm góp phần chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Các yếu tố nguy cơ của phá thai to tuổi vị thành niên” với mục tiêu: - Khảo sát các lý do xin phá thai to ở nữ vị thành niên. - Xác định các yếu tố nguy cơ của phá thai to. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu bệnh-chứng được tiến hành từ 10/2004 đến 5/2005 trên đối tượng là nữ vị thành niên (14-19 tuổi) xin phá thai to với tuổi thai từ 16-20 tuần (nhóm bệnh) và khám thai (nhóm chứng) tại bệnh viện Từ Dũ. Trình độ học vấn là một trong các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc phá thai to nên được dùng để tính cỡ mẫu. Cỡ mẫu nghiên cứu theo tính toán là 158 trường hợp cho từng nhóm. Nghiên cứu được tiến hành qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Bảng câu hỏi gồm 40 câu bao gồm các câu hỏi về tình hình kinh tế - xã hội - nhân văn, tình trạng thai kỳ lần này (nhận biết có thai, quyết định bỏ thai, các yếu tố dẫn đến quyết định bỏ thai...). Để chuẩn bị cho nghiên cứu chúng tôi tập huấn phỏng vấn bảng câu hỏi cho 2 nữ hộ sinh nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn thử 10 trường hợp cho cả 2 nhóm và điều chỉnh sai sót trước khi áp dụng. Tiến hành sàng lọc đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu và phỏng vấn trực tiếp trước khi tiến hành thủ thuật hoặc khám thai. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 10.0.5. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu 158 nữ vị thành niên phá thai to và 158 nữ vị thành niên đến khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ từ 10/2004 đến 5/2005 chúng tôi có các kết quả sau: Đặc điểm dịch tễ học (bảng 1) Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học Đặc Nhóm bệnh Nhóm chứng điểm Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tuổi: 14 – 16 17 – 19 Nơi cư trú Thành phố-thị trấn Nông thôn Tôn giáo: Phật giáo Thiên chúa giáo Đạo khác 29 129 42 116 35 26 10 87 148 10 29 76 37 16 18.35 81.64 26.6 73.4 22.2 16.5 6.5 55.1 93.7 6.3 18.4 48.1 23.4 10.1 15 143 93 65 55 17 30 56 151 7 50 84 24 0 9.49 90.5 58.9 41.1 34.8 10.8 19 35.4 95.6 4.4 31.7 53.2 15.1 0 Không có đạo Dân tộc: Kinh Khác Trình độ học vấn: < cấp I Cấp II Cấp III > cấp III Nghề nghiệp: Công nhân Buôn bán Làm 18 12 14 9 59 17 29 15 143 11.4 7.6 8.9 5.7 37.3 10.8 18.3 9.6 90.4 10 76 23 12 9 22 6 39 119 6.3 48.1 14.6 7.6 5.7 13.9 3.8 24.8 75.2 ruộng Khác Học sinh-SV Nội trợ Chưa có việc Kinh tế: Độc lập Phụ thuộc Tình trạng hôn nhân và lý do kết hôn (bảng 2) Bảng 2 : Tình trạng hôn nhân Nhóm bệnh Nhóm chứng Tình trạng gia đình n % n % Hôn nhân 3 1.9 18 11.4 Nhóm bệnh Nhóm chứng Tình trạng gia đình n % n % Đã lập gia đình Đính hôn Đám cưới(chưaĐK KH) Không hôn thú Chia tay Lý do KH sớm Tình yêu Ép gả Thai 2 0 32 121 3 0 2 153 157 1 148 10 1.3 0 20.2 76.6 1.9 0 1.3 97.8 99.4 0.6 93.7 6.3 15 93 24 8 87 8 31 32 149 9 150 8 9.5 58.8 15.2 5.1 55 5 19.7 20.3 94.3 5.7 94.9 5.1 Nhóm bệnh Nhóm chứng Tình trạng gia đình n % n % ngoài ý muốn Chưa lập gia đình Tiền thai Con so Con rạ Nạo thai Chưa lần nào ≥ 1 lần Tổng cộng 158 100 158 100 - Tỷ lệ chia tay chiếm 76.6% trong nhóm phá thai to. - 50% các trường hợp lập gia đình ở cả hai nhóm đều xuất phát từ tình yêu. - >90% các trường hợp đều có thai lần đầu ở cả hai nhóm. Đặc điểm thai kỳ này (bảng 3) Bảng 3: Đặc điểm thai kỳ này Nhóm bệnh Nhóm chứng Đặc điểm n % n % Nguyên nhân có thai Ngoài ý muốn Theo dự định Phát hiện thai Trễ kinh Ra huyết âm đạo Đau trằn bụng 153 5 50 4 7 2 14 77 24 96.9 3.1 31.6 2.5 4.4 1.3 8.9 48.7 15.2 42 116 67 2 0 40 41 6 2 26.6 73.4 42.4 1.3 0 25.3 25.9 3.8 1.3 Nghén Bụng to Mẹ phát hiện Khác Tổng cộng 158 100 158 100 - 96% các trường hợp phá thai to là có thai ngoài ý muốn - Gần 50% các trường hợp phá thai to nhờ mẹ phát hiện có thai. Lý do bỏ thai (bảng 4) Bảng 4: Lý do và các yếu tố ảnh hưởng quyết định bỏ thai Nhóm bệnh n % Lý do bỏ thai Chưa muốn có con 158 120 100 76 Không đủ điều kiện nuôi con Còn đi học Bạn tình chối bỏ Sợ gia đình mang tiếng Cha mẹ bắt ép Thái độ gia đình Trách mắng Chấp nhận để có thai Muốn phá thai Để tự lo Không biết có thai Áp lực gia đình – bạn tình 59 12 120 17 26 9 17 6 89 12 10 9 37 35 55 37.3 7.6 76 10.8 16.5 5.7 10.8 3.8 56.3 7.6 6.3 5.7 23.4 22.2 34.8 Không bị áp lực Ông bà Cha mẹ Bạn tình Anh chị Bạn bè Nguyên nhân gây chậm trễ phá thai Chưa hỏi ý kiến gia đình Chưa hỏi ý kiến bạn tình Phân vân muốn giữ thai Nghĩ thai lớn không phá được Không biết cơ 30 1 87 10 3 4 23 19 0 55.1 6.3 1.9 2.5 14.6 sở y tế nào phá thai Không đủ tiền phá thai Khác Tổng cộng 158 100 - >75% VTN bỏ thai cho rằng bản thân không đủ điều kiện nuôi con và sợ gia đình mang tiếng xấu. - >50% VTN bỏ thai gia đình không biết - 60% VTN bỏ thai đều chịu áp lực từ gia đình và bạn tình - >50% VTN bỏ thai trễ là do phân vân giữa giữ và bỏ thai. Khảo sát sự kết hợp giữa các yếu tố dịch tễ học và phá thai to (bảng 5) Bảng 5: Phân tích đa biến các biến số liên quan phá thai to Biến số Hệ số hồi qui p Độ tương quan OR h/c Tuổi Nơi cư trú - 0.64 1.75 0.007 0.00 3.1 22 0.52 5.7 Tôn giáo T/tr hôn nhân Nghề nghiệp 0.56 2.83 2.33 0.11 0.01 0.00 2.5 11.2 37.1 1.7 17.0 10.3 - Vị thành niên có thai ở nông thôn có nguy cơ phá thai gấp 5.7 lần VTN có thai ở thành thị - VTN chưa lập gia đình có nguy cơ phá thai cao gấp 17 lần VTN đã lập gia đình - VTN chưa có nghề nghiệp có nguy cơ phá thai cao gấp 10.3 lần VTN đã có nghề nghiệp BÀN LUẬN Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có gần 20% vị thành niên tuổi từ 14-16 phá thai to so với 10% nữ vị thành niên cùng tuổi giữ thai. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nữ có thai tuổi vị thành niên tuổi càng trẻ sẽ càng chọn biện pháp phá thai nhiều hơn là giữ thai(7,8). Đây là một vấn đề đáng được các nhà sản khoa cũng như các chuyên gia tâm lý-xã hội học và các nhà quản lý, gia đình cần quan tâm đến vì dù phá thai hay giữ thai ở lứa tuổi này đều có nhiều nguy cơ. Thật vậy, tuổi của bà mẹ sinh đẻ là một yếu tố quan trọng, sinh đẻ ở tuổi càng nhỏ nguy cơ tử vong và bệnh tật của mẹ và con càng cao(4,8,10). Tỷ lệ vị thành niên 17-19 tuổi phá thai > 80% trong khi nhóm giữ thai tỷ lệ này cao hơn (90%). Tuổi kết hôn hợp pháp đối với nữ ở nước ta là 18 tuổi vì vậy nữ sinh đẻ ở tuổi 18-19 được cho là bình thường nhưng thật ra họ vẫn là những đối tượng có nhiều nguy cơ sản khoa. 70% trường hợp phá thai to cư ngụ ở nông thôn. Tỷ lệ cư ngụ ở nông thôn hay thành thị tương đương nhau ở nhóm giữ thai. Sự khác nhau về tỷ lệ cư ngụ ở nông thôn giữa hai nhóm rất rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p < 0,001): tỷ lệ nữ vị thành niên cư ngụ ở nông thôn phá thai cao hơn so với nhóm giữ thai. Và khi phân tích đa biến chúng tôi nhận thấy vị thành niên có thai ở nông thôn có nguy cơ phá thai to cao hơn 5,7 lần so với vị thành niên có thai ở thành thị. Lý giải điều này là do tình trạng lập gia đình sớm và sinh con sớm ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là phổ biến trong khi tại thành thị và nhất là thành phố HCM thì hiện tựơng này ít hơn nhiều(4,10,11). Mang thai và sinh con khi không có điều kiện thuận lợi về kinh tế, trình độ học vấn, kiến thức, tâm sinh lý về hôn nhân gia đình thì nữ vị thành niên có quyết định bỏ thai là lý giải được. Thật vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 60% các trường hợp phá thai to có trình độ học vấn ≤ cấp I và 90% nữ phá thai to có kinh tế phụ thuộc. Bên cạnh đó tình trạng hôn nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định phá thai to hay giữ thai. Các vị thành niên chưa lập gia đình có nguy cơ pháthai to cao gấp 17 lần so với vị thành niên đã lập gia đình . Nhóm nữ vị thành niên phá thai to của chúng tôi có đến 98% trường hợp chưa lập gia đình, không có trường hợp nào có đám cưới so với 59% các trường hợp giữ thai có đám cưới. và 77% nữ phá thai to đã chia tay với bạn tình. Ở nước ta, quan hệ trước hôn nhân và có con ngoài hôn thú là điều mà xã hội không chấp nhận trong khi điều đó không vi phạm pháp luật. Vì vậy yếu tố hôn nhân rất quan trọng tác động mạnh đến quyết định giữ hay bỏ thai ở nữ vị thành niên Việt Nam. Do đó có đến 76% các trường hợp bỏ thai là do sợ gia đình mang tiếng và chỉ có 7,6% là không bị áp lực nào khi quyết định bỏ thai. Áp lực có thể từ nhiều phía : ông bà, cha mẹ và nhất là từ bạn bè (35%), bạn tình (23,4%), anh chị em (22%). 50% trường hợp phá thai to vì phân vân không biết nên giữ hay nên phá thai. 66,4% trường hợp phá thai to không có nghề trong khi tỷ lệ này chỉ là 23,4% ở nhóm giữ thai.Có sự tương quan giữa nghề nghiệp và quyết định bỏ thai của nữ vị thành niên. Nữ vị thành niên chưa có nghề nghiệp có nguy cơ phá thai to cao gấp 10,3 lần so với nữ VTN có nghề nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Kreuter(9) cũng nhận định rằng phụ nữ mang thai tuổi VTN có nghề nghiệp thường chọn giải pháp giữ thai hơn là bỏ thai. Tương tự nghiên cứu của Hồ Ngọc Điệp(3) cũng cho thấy nữ mang thai tuổi VTN có nghề nghiệp sẽ quyết định giữ thai cao gấp 2 lần so với nữ VTN mang thai không có nghề nghiệp. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có 4 yếu tố nguy cơ với phá thai to ở nữ vị thành niên là tuổi, nơi cư ngụ, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp. Vì vậy cần rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn - thành thị, hoạt động tích cực của các ngành chức năng trong ngăn chận trẻ vị thành niên tiếp cận văn hoá không lành mạnh, tạo việc làm cho các em, tăng cường giáo dục phổ thông nhằm nâng cao trình độ nhận thức chính chắn của trẻ vị thành niên góp phần vào chăm sóc tốt sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa6 (2).PDF
Tài liệu liên quan