Cách lãnh đạo truyền cảm hứng

Lực lượng lao động ở các doanh nghiệp đang sụt giảm mạnh

không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng và thái độ lao động.

Đa số người lao động chỉ tuân theo mệnh lệnh của nhà quản lý

chứ không nghe theo sự lãnh đạo. Khi được hỏi nhà lãnh đạo

hiện tại của họ có phải là người truyền cảm hứng không, chỉ có

11% đồng tình. Điều này cho thấy, một nhiệm vụ quan trọng của

nhà lãnh đạo là đem lại cho nhân viên của mình cảm hứng, tinh

thần làm việc, nhưng đôi khi, vì quá mải miết với công việc, họ đã

bỏ quên mất và đẩy tâm lý bất mãn của người lao động lên mức cao hơn.

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách lãnh đạo truyền cảm hứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách lãnh đạo truyền cảm hứng- phần 1 Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư tâm huyết cũng như kinh phí để chiêu mộ đội ngũ nhân lực chất lượng cao với kì vọng họ sẽ chung tay góp sức lâu dài cùng công ty. Nhưng điều tra thực tế cho thấy các kết luận đáng thất vọng về số lượng và tốc độ người nhảy việc, về thái độ lao động…. Loại trừ những vấn đề từ phía người lao động, lãnh đạo có thể làm gì để khắc phục tình trạng này? 4. 7 tuyệt chiêu truyền cảm hứng của người lãnh đạo Theo cuộc khảo sát mới đây của Martitz Research, chỉ 10% nhân viên sẵn lòng làm việc. Số còn lại cho biết họ thiếu sự lãnh đạo tài ba của sếp. Nói cách khác, các vị lãnh đạo đã không biết cách truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. Suốt nhiều năm liền, Carmine Gallo đã tiến hành phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo danh tiếng, các chủ doanh nghiệp, chuyên gia đào tạo để cho ra đời tác phẩm: 7 bí mật đơn giản để truyền cảm hứng cho nhân viên, khách hàng và đối tác... Theo Carmine Gallo, đó là 7 kỹ thuật dễ dàng mà ai cũng có thể thực hiện được. TTO xin giới thiệu tóm lược 7 kỹ thuật này: 1. Chứng tỏ sự nhiệt tâm: Người lãnh đạo nào cũng phải “phong phú” về tình cảm. Anh ta không thể truyền cảm hứng nếu bản thân là một người khô khan. Trong bữa ăn trên một chuyến bay quốc nội, Richard Tait đã phác họa trong đầu một ý tưởng mới, một ý tưởng đơn thuần để mua vui cho gia đình và bạn bè anh. Nhưng những cảm xúc và tình cảm mãnh liệt của anh trong ý tưởng đó đã “lây nhiễm” sang cả đồng nghiệp, nhân viên và nhà đầu tư của anh. Từ đó, công ty trò chơi trẻ em Cranium ra đời, ra đời từ một ý tưởng nhỏ với niềm tin lớn và cảm xúc mãnh liệt của Richard Tait… 2. Thuyết phục trong việc diễn đạt tầm nhìn: Sức mạnh của một câu nói chiến lược mang giá trị nhìn xa trông rộng là phải đưa mọi người cùng bắt tay vào hành động. Tiêu chí đầu tiên mà Bill Gates đặt ra cho Microsoft là: “Trong mỗi gia đình đều có 1 máy vi tính trên bàn làm việc”. Câu nói này đến nay vẫn còn thích hợp và có giá trị thực tiễn cao. 3. Phúc lợi cho mọi người: Luôn nhớ phúc lợi không phải cho bản thân bạn mà là cho nhân viên của bạn. Khi nhân viên nghe bạn diễn thuyết, hội họp… họ luôn tự hỏi họ sẽ được gì trong đó. Bạn hãy trả lời giúp họ, đừng để họ đoán. 4. Kể nhiều chuyện hơn: Hành trang của người lãnh đạo tài ba luôn có những câu chuyện truyền cảm hứng. Sức mạnh của những câu chuyện ấy sẽ nối kết tình thân. 5. Chung tay phát triển: Người lãnh đạo giỏi phải biết đưa nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp cùng góp phần vào sự phát triển của công ty. Điều này đặc biệt quan trọng khi thúc đẩy những nhân lực trẻ. Ngày nay, cách quản lý theo kiểu điều khiển và ra lệnh bị lạm dụng. Nhà lãnh đạo hiện đại cần lắng nghe phản hồi, thu hút sự đóng góp ý kiến và chủ động kết hợp mọi người cùng thực hiện mục tiêu. Nhân viên không chỉ cần được trả lương là xong, họ muốn biết những điều mình làm đã mang lại giá trị như thế nào trong sự phát triển của công ty. 6. Lạc quan: Người lãnh đạo giỏi luôn nói về một tương lai xán lạn. Robert Noyce, đồng sáng lập viên của Intel, từng nói: "Lạc quan là thành phần thiết yếu của sự sáng tạo". Lịch sử đã chứng minh những nhà lãnh đạo tài ba luôn lạc quan hơn những người bình thường: Đại tướng Winston Churchill luôn hy vọng và tự tin trong những tháng ngày đen tối nhất của Đệ nhị thế chiến; cố tổng thống Ronald Reagan thành công vì ông luôn lạc quan... Theo Colin Powell, “lạc quan là cấp số nhân của sức mạnh, là những tác động tích cực trong các tổ chức”. 7. Khuyến khích tài năng: Người lãnh đạo giỏi phải biết khuyến khích nhân viên và “đầu tư” tình cảm cho họ. Richard Branson từng nói: “Khi bạn khuyến khích, con người phát triển; Khi phê bình, họ tàn lụi”. Biết truyền cảm hứng, bạn sẽ có nhiều người xung quanh: khách hàng luôn muốn hợp tác với bạn, nhân viên muốn làm việc cho bạn và các nhà đầu tư sẽ chống lưng cho bạn! Cách lãnh đạo truyền cảm hứng Quản trị nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt trong việc điều hành hoạt động doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư khá nhiều tâm huyết cũng như kinh phí để chiêu mộ được đội ngũ nhân lực chất lượng cao với kì vọng họ sẽ chung tay góp sức lâu dài cùng công ty vươn tới thành công. Nhưng những điều tra thực tế lại cho thấy các kết luận đáng thất vọng số lượng và tốc độ người nhảy việc, về thái độ lao động…, hoàn toàn không đáp ứng được mong muốn của nhà quản trị. Loại trừ những vấn đề từ phía người lao động, người chủ doanh nghiệp có thể làm gì để khắc phục tình trạng này? Bài viết này sẽ đưa ra một giải pháp nằm trong tầm tay của những nhà lãnh đạo xuất sắc – truyền cảm hứng để người lao động làm việc hiệu quả và giàu nhiệt huyết hơn. Tâm lí bất mãn của người lao động hiện nay Một thực tế dễ nhận thấy trên thị trường lao động hiện nay là mức độ hài lòng đối với công việc của người lao động đang giảm sút, trong khi số người bất mãn với môi trường làm việc ngày một gia tăng và một trong những nguyên nhân của tình trạng này là người lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự khơi dậy được tình yêu và nhiệt huyết công việc từ các nhân viên - người đồng hành với họ trên con thuyền kinh doanh. Qua khảo sát người ta thấy chỉ có 10% nhân viên làm việc tự nguyện và chủ động. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra "việc suy giảm sự hài lòng trong công việc đang lan rộng trong mọi tầng lớp người lao động, không giới hạn độ tuổi và thu nhập":  40% người lao động thấy mất đi mối liên hệ tối cần thiết với người chủ doanh nghiệp của họ.  Cứ ba người lao động được khảo sát thì có hai người không cảm thấy được khuyến khích và không có động lực để cùng với người chủ chèo lái con thuyền kinh doanh.  25% số người lao động chỉ đang cố gắng làm để nhận lương.  Số lượng người lao động thường xuyên tìm kiếm công việc mới (những người đã đi làm tối thiểu sáu tháng) đang ở mức 21,5% và tiếp tục tăng. Lực lượng lao động ở các doanh nghiệp đang sụt giảm mạnh không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng và thái độ lao động. Đa số người lao động chỉ tuân theo mệnh lệnh của nhà quản lý chứ không nghe theo sự lãnh đạo. Khi được hỏi nhà lãnh đạo hiện tại của họ có phải là người truyền cảm hứng không, chỉ có 11% đồng tình. Điều này cho thấy, một nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là đem lại cho nhân viên của mình cảm hứng, tinh thần làm việc, nhưng đôi khi, vì quá mải miết với công việc, họ đã bỏ quên mất và đẩy tâm lý bất mãn của người lao động lên mức cao hơn. Vai trò của truyền cảm hứng với hoạt động doanh nghiệp Truyền cảm hứng là khả năng liên hệ hiệu quả với người khác và cảm xúc của họ, qua đó quản lý các mối quan hệ và tạo ra những ảnh hưởng như mong muốn. Nhà lãnh đạo biết cách truyền cảm hứng sẽ xây dựng cho mình một đội ngũ cộng sự và nhân viên luôn sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự thành công của công ty và không bao giờ đơn độc trong các cuộc chiến khốc liệt chốn thương trường. Khi nhà lãnh đạo làm cho mỗi thành viên tự hào vì cảm thấy mình là một phần trong hệ thống doanh nghiệp, họ sẽ có chủ động gắn kết với nhiệm vụ, nỗ lực hết mình vì doanh nghiệp. Qua khảo sát 1500 nhà quản lý, 55% trong số họ đều trả lời điều họ thích nhất ở nhà lãnh đạo là khả năng truyền cảm hứng. Trả lương cao làm người lao động hài lòng còn việc truyền cảm hứng góp phần hoàn thiện nhu cầu cảm xúc: họ được lắng nghe, được tham gia đóng góp, cảm thấy mình được tôn trọng, tin tưởng. Tâm lý thỏa mãn, lòng tự hào tỉ lệ thuận với mức độ tiến bộ, năng suất làm việc và sự gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững của công ty. Bên cạnh đó, nếu lãnh đạo thấu hiểu và chia sẻ những cảm xúc trong công việc thậm chí, trong đời sống cá nhân, người lao động sẽ có nhu cầu gắn bó lâu dài tại doanh nghiệp và khi cần,có thể đồng cam cộng khổ với lãnh đạo. Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng sẽ tạo ra linh hồn và sức sống cho tổ chức, thu hút và giữ chân được nhiều kiểu nhân viên doanh nghiệp muốn và cần. Khả năng liên hệ hiệu quả với cảm xúc mọi người tạo ra một hình ảnh khác biệt cho nhà lãnh đạo và đem lại những người bạn đồng hành: khách hàng tín nhiệm họ, nhân viên hết mình cống hiến tài năng và tâm huyết cho sự nghiệp kinh doanh của họ và nhà đầu tư sẵn sàng hợp tác với họ. Các nguyên tắc truyền cảm hứng của lãnh đạo Thấm nhuần triết lý lãnh đạo phục vụ, xây dựng các yếu tố nền tảng cho tổ chức, chủ động kết nối mọi người và tích cực truyền tải cảm xúc bản thân là những yếu tố giúp nhà lãnh đạo tạo ấn tượng và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. 1 Thấm nhuần triết lý lãnh đạo phục vụ Một chủ doanh nghiệp mang tư tưởng người lãnh đạo phục vụ sẽ biết cách tạo điều kiện tối đa cho nhân viên làm việc thuận lợi và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đối tác. Muốn vậy, họ phải là người cởi mở, tự tin và luôn luôn hy vọng ở nhân viên của mình. Họ sẵn sàng đón nhận khó khăn, sai lầm hay thất bại của bản thân và cấp dưới như một cách học hỏi để tiến bộ qua những hoàn cảnh không may, đồng thời sát cánh với nhân viên rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả. Điều này thường gắn liền với một tố chất trong tư duy của nhà lãnh đạo: sự linh hoạt, sẵn sàng thích nghi và khả năng chấp nhận mạo hiểm để vươn tới thành công. Bên cạnh đó, trong cách đánh giá, họ tập trung vào thái độ và động cơ làm việc chứ không chỉ dừng lại ở các kỹ năng hay kiến thức chuyên môn. 2 Xây dựng được hệ thống các yếu tố nền tảng của tổ chức Muốn nhân viên cống hiến hết mình cho công ty, người lãnh đạo cũng cần ý thức sâu sắc về nền tảng của tổ chức doanh nghiệp: Tầm nhìn - Mục tiêu - Sứ mệnh - Giá trị. Các mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp phải phù hợp với lợi ích của cá nhân và tập thể, các giá trị được thiết lập trên cơ sở tin cậy, cởi mở và tôn trọng mọi người. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân người lao động. Người lãnh đạo cần truyền đạt hiệu quả Tầm nhìn - Mục tiêu - Sứ mệnh - Giá trị của doanh nghiệp qua việc diễn đạt cụ thể, rõ ràng, có giá trị thực tiễn; vừa thúc đẩy mọi người bắt tay vào hành động vừa tạo ra một cộng đồng xung quanh giúp quan sát và điều chỉnh để nó luôn phù hợp với diễn biến thực tế và nhận thức của mọi người. 3 Chủ động kết nối Trong khi khuyến khích nhân viên chung tay phát triển, cần chủ động đề nghị và ghi nhận sự đóng góp của mọi người, thiết lập mạng lưới sẵn sàng hỗ trợ, vượt qua mối quan hệ ông chủ - nhân viên đơn thuần. Muốn vậy, nhà lãnh đạo nên tạo ra các cuộc trao đổi giữa ban quản lý và nhân viên bất cứ lúc nào có thể, trưng cầu ý kiến sau mỗi quyết định và tìm hiểu cảm nhận của họ, chia sẻ các câu chuyện truyền cảm hứng, tổ chức các cuộc gặp gỡ thân mật không chỉ trong phạm vi công việc; hạn chế câu nệ nghi thức hoặc tỏ ra uy quyền và xa lạ với nhân viên. 4 Truyền tải cảm xúc Để khơi dậy nhiệt huyết hành động của mọi người, nhà lãnh đạo cần chứng tỏ sự nhiệt tâm của chính anh ta. Richard Tait từ một ý tưởng nhằm đem lại niềm vui cho gia đình và bạn bè, bằng những tình cảm mãnh liệt, đã thuyết phục được những cộng sự, nhân viên, nhà đầu tư. Và Công ty Đồ chơi trẻ em Cranium ra đời từ đó. Bên cạnh đó, hãy tạo cho nhân viên cảm giác họ là một phần của công việc gì đó riêng biệt, không ngừng khẳng định những thành quả họ đạt được, dù lớn hay nhỏ, và luôn mang lại phúc lợi họ xứng đáng được hưởng thay vì để họ chờ đợi hay nghi hoặc về nó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp luôn duy trì được ngọn lửa nhiệt tình luôn âm ỉ cháy trong lòng người lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcach_lanh_dao_truyen_cam_hung_7349.pdf