Nếu không muốn phá hỏng máy hay làm mất tất cảcác sốđiện thoại lưu
trong bộnhớđó thì bạn cần phải đểcho nó có thời gian đểkhô. Tuyệt đối
không cốthửlắp lại pin đểxem máy còn hoạt động được hay không, việc
này có thểkhiến xảy ra đoản mạch dẫn tới cháy nổ. Hãy đểmáy trong
một bát gạo khô (hoặc gạo rang càng tốt) sẽgiúp giải quyết nước ẩm còn
đọng lại.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách sửa điện thoại di động khi dính nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạn đã bao giờ làm rơi điện thoại vào chậu rửa mặt hay thậm chí là WC
chưa ? Điều đó có lẽ là thứ đáng sợ nhất mà những người sử dụng điện
thoại lo ngại. Thông thường bạn sẽ phải mua máy mới – thật tốn kém.
Tuy nhiên bạn có biết rằng một vài biện pháp sơ cứu đơn giản có thể giúp
bạn cứu vãn tình thế rất hiệu quả ? Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn những thủ
thuật cần thiết để “cấp cứu” cho cục cưng của mình khi bị ướt.
Bước 1: Tháo pin
Khi máy bị nước vào, hãy tháo pin một cách nhanh nhất có thể. Đừng
nghĩ ngợi nhiều bởi nước và điện là kẻ thù không đội trời chung. Bạn
càng làm nhanh thì cơ hội điện thoại có thể được phục hồi càng cao bởi
có rất nhiều mạch trong điện thoại có thể chịu được nước, nhưng điều này
chỉ xảy ra khi chúng không được nối với nguồn điện.
Bước 2: Tháo SIM
Trong SIM có thể lưu trữ rất nhiều số điện thoại quan trọng, thêm vào đó
có thể là thông tin cá nhân như các bản ghi chú công việc, tài liệu, hình
ảnh…. Đối với một số người, đặc biệt là các doanh nhân thì SIM điện
thoại đôi khi còn đáng giá hơn cả bản thân chiếc điện thoại đó. May mắn
thay, SIM có thể chịu được nước rất tốt nên phần lớn trường hợp bạn chỉ
việc tháo SIM ra khỏi máy và lau khô bằng khăn mềm là đủ. Nếu SIM bị
dính chất ngọt hoặc dính, bạn có thể dùng cồn lau sạch rồi để khô.
Bước 3: Làm khô điện thoại.
Dùng khăn hoặc giấy để lau kĩ để tránh cho nước lọt vào bên trong máy,
nên thấm hết nước ở các khe hở hai bên hông máy trước.
Bước 4: Dùng cồn 95%
Cồn là một chất có tính hút ẩm cao. Do đó bạn hãy đổ cồn lên máy. Tất
cả số cồn đó sẽ hút nước và nhanh chóng bay hơi. Việc này không gây
hại gì cho máy nhưng có thể ảnh hưởng đến mấy miếng dán điện thoại và
tem bảo hành (đặc biệt là loại tem giấy của Việt Nam hay sử dụng) –
nhưng đằng nào mà điện thoại của bạn chẳng mất điều kiện bảo hành khi
rơi vào nước nên đó không phải là điều cần lo lắng. Sử dụng cồn 95% là
tốt nhất vì nó có khả năng bay hơi rất nhanh. Nếu bạn chọn phương án
dùng cồn để làm khô máy thì không cần phải làm theo các bước tiếp theo,
chỉ cần để từ 1-2 ngày để máy tự khô. Nếu máy bị dính nước muối hay
chất lỏng khác như café, nước ngọt thì cồn là lựa chọn tối ưu nhất.
Bước 5: Để cho máy tự khô
Nếu không muốn phá hỏng máy hay làm mất tất cả các số điện thoại lưu
trong bộ nhớ đó thì bạn cần phải để cho nó có thời gian để khô. Tuyệt đối
không cố thử lắp lại pin để xem máy còn hoạt động được hay không, việc
này có thể khiến xảy ra đoản mạch dẫn tới cháy nổ. Hãy để máy trong
một bát gạo khô (hoặc gạo rang càng tốt) sẽ giúp giải quyết nước ẩm còn
đọng lại.
Bước 6: Làm nóng máy:
Nhiều người rất nôn nóng muốn cho nước bốc hơi nhanh bằng cách dùng
máy sấy ở chế độ nóng nhất. Nhưng điều này chỉ giúp cho hơi nước có cơ
hội bám lên mặt trong của màn hình điện thoại. Việc tốt nhất bạn nên làm
là hãy để điện thoại lên nóc (phía sau) màn hình máy tính (tất nhiên là
nếu bạn sử dụng màn hình CRT) hay lỗ thoát khi của màn hình TV. Đây
là chỗ duy trì hơi nóng hoàn hảo cho những chiếc điện thoại bị ướt. Để
điện thoại ở vị trí đó khoảng 2-3 ngày. Một sự lựa chọn khác là để máy
qua đêm trong lò nướng ở chế độ làm ấm (đảm bảo rằng pin trong máy
phải được tháo ra), tuy nhiên nếu lò không có chế độ xác lập nhiệt tốt thì
không nên dùng.
Bước 7: Thử máy:
Sau khi đã thực hiện những bước trên và chờ đợi 3 ngày, hãy lau lại một
lượt để đảm bảo rằng mọi thứ đều sạch sẽ và khô ráo. Lắp pin vào để xem
máy có hoạt động không. Nếu máy không hoạt động thì hãy lặp lại bước
làm nóng máy một lần nữa. Nếu máy vẫn không hoạt động thì lúc này
hãy mang đi đến trung tâm bảo hành. Nhưng bạn nên nhớ rằng dù cho họ
có thể sửa được thì chế độ bảo hành không được áp dụng trong trường
hợp này và hầu hết các loại DTDD đều có tính năng nhận biết những hư
hại do nước nên trong hầu hết mọi tình huống nhân viên của hãng chắc
chắn sẽ nhận ra máy đã từng tiếp xúc với nước.
Một số mẹo nhỏ:
+ Không lắp pin vào trong máy ít nhất là 3 ngày hoặc có thể lâu hơn nếu
màn hình điện thoại vẫn bị đọng hơi nước.
+ Cách tốt nhất để làm khô điện thoại là đặt nó trước máy điều hòa nhiệt
độ hoặc lỗ thông hơi của máy điều hòa. Không khí lạnh không gây hại gì
cho máy (khí nóng có thể làm cong thậm chí làm chảy nhựa) hơn nữa
không khí từ máy điều hòa nhiệt độ là khô, do đó nó sẽ làm nước bay hơi
nhanh hơn bạn nghĩ. Khí nóng từ giàn nóng (Radiator) của điều hòa nhiệt
là tối ưu nhất. Nếu làm cách này suốt đêm thì đến sáng hôm sau máy có
thể đã hoạt động được bình thường chứ không phải chờ 2-3 ngày như
những cách thông thường khác. Ngoài ra bạn cũng có thể cho điện thoại
vào trong một túi hạt chống ẩm.
Lưu ý:
- Pin bị nóng quá có thể bị rò rỉ axit đặc biệt nguy hiểm là pin Lithium-
ion. Do đó bất kể làm khô máy bằng cách nào thì bạn cũng phải đảm bảo
rằng đã tháo pin ra khỏi máy.
- Nếu sử dụng cồn để làm sạch thì bạn tuyệt đối đừng để bất cứ loại nhiệt
nào ở gần máy kể cả hơi ấm tỏa ra từ màn hình máy tính bởi cồn là chất
dễ cháy. Không được lắp pin vào máy cho đến khi hết hoàn toàn mùi cồn.
- Luôn nhớ rằng trong điện thoại có rất nhiều bộ phận có thể bị chảy, đặc
biệt là các mối hàn. Do đó đừng nên sử dụng lò vi sóng để làm khô điện
thoại. Chúc bạn may mắn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cach_sua_dien_thoai_di_dong_khi_dinh_nuoc.PDF