Một công việc tốn nhiều công sức và thời gian của các bộphận vận động đầu tưlà cập nhật
danh mục dựán kêu gọi đầu tư. Thông tin này được cung cấp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Nhật trên tờrơi và đĩa CD. Các tài liệu này thường được thiết kếtương đối đẹp mắt và được
cung cấp cho các nhà đầu tưtiềm năng. Chẳng hạn, 170 dựán đã được liệt kê trong “Danh mục
các dựán kêu gọi đầu tưnước ngoài vào Hà Nội” (Uỷban nhân dân thành phốHà Nội 2004).
Hà Nội cũng bày tỏmong muốn thu hút đầu tưtừHoa Kỳ. Thành phốcung cấp danh mục này
cho một công ty tưvấn đểcông ty này sửdụng tại các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư. Nhà đầu tư
mục tiêu là các công ty Hoa Kỳ. Như đã bàn đến ởtrên, nhà đầu tưnước ngoài quyết định địa
điểm đầu tưvì những lợi ích thực tếmà họnhận được từmôi trường đầu tưcủa quốc gia sởtại.
Cách hiểu này chưa thực sự được đưa vào thực tiễn xây dựng chính sách. Các tài liệu xúc tiến
đầu tưcần được xây dựng trên cơsở đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tưchứkhông chỉdựa trên
mong muốn của người làm chính sách. Trong trường hợp của Hà Nội, danh mục dựán đầu tư
không thực sựhữu ích cho việc kêu gọi đầu tưvì các dựán trong danh mục không đáp ứng
được nhu cầu thông tin từcác công ty Hoa Kỳ(Đại học Kinh tếQuốc dân 2005).
29 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỹ thuật tạo nguồn đầu tư; và (iii) các kỹ thuật dịch vụ
đầu tư. Các kỹ thuật này được sử dụng trong các chương trình truyền thông. Một số quốc gia
như Malaysia, Thái Lan và Singapore đã xây dựng được hình ảnh rõ ràng về địa điểm đầu tư.
Các quốc gia này giờ đây không còn tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh nữa mà thay vào đó
là tập trung tạo nguồn đầu tư như Cơ quan Phát triển Công nghiệp Malaysia (MIDA), Hội đồng
đầu tư Thái Lan (BOI) và Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB). Hình ảnh đầu tư của
Việt Nam còn chưa rõ ràng và gây tranh cãi cho nên Việt Nam vẫn cần nỗ lực tạo dựng hình
ảnh.
Bảng 1. Các kỹ thuật xúc tiến đầu tư
Các kỹ thuật xây dựng
hình ảnh
Các kỹ thuật tạo nguồn
đầu tư
Các kỹ thuật dịch vụ
đầu tư
1. Quảng cáo trên các
phương tiện truyền
thông chung
2. Tham gia các cuộc triển
lãm, hội thảo đầu tư
3. Quảng cáo trên các
phương tiện tuyên
truyền riêng của ngành
hoặc khu vực
4. Các đoàn khảo sát tới
nước có nguồn đầu tư và
từ các nước đầu tư tới
nước sở tại
5. Hội thảo thông tin chung
về cơ hội đầu tư
6. Tham gia các chiến dịch
qua điện thoại hoặc thư tín
trực tiếp
7. Phái đoàn tham quan riêng
về ngành hoặc khu vực từ
nước đầu tư sang nước sở
tại và ngược lại
8. Hội thảo thông tin về
ngành hay một khu vực cụ
thể
9. Tham gia nghiên cứu
những công ty cụ thể
10. Cung cấp các dịch vụ
tư vấn đầu tư
11. Xem xét giải quyết các
đơn xin đầu tư và giấy phép
đầu tư
12. Cung cấp các dịch vụ
sau đầu tư
Nguồn: Trích dẫn từ Wells và Wint (1991).
Một số kỹ thuật đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh và khu công nghiệp sử dụng.
Tuy nhiên, các kỹ thuật này thường được sử dụng độc lập mà không được kết hợp như một tổng
thể các biện pháp.
Về mặt nguyên lý, chính phủ cần đưa ra những thông tin hữu ích và tin cậy trong đó phản ánh
đầy đủ chính sách của Việt Nam về thu hút FDI. Chính phủ cũng cần chắc chắn rằng mình đang
nói những điều mà các doanh nghiệp thực sự muốn nghe. Chẳng hạn, nếu Việt Nam tập trung
mời gọi đầu tư từ các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử nhằm biến Việt Nam thành một
9
địa điểm sản xuất hàng điện tử của ASEAN thì các công ty như Canon, Sony, Matsushita,
Philips, LG và Samsung cần phải biết về mong muốn này của chính phủ và các công ty này phải
được cung cấp thông tin về các thế mạnh của Việt Nam cũng như các cam kết của Việt Nam để
đạt được điều này thông qua các cuộc hội thảo, thảo luận và đặc biệt là quy hoạch phát triển
ngành điện tử.
Phần này đề xuất ý kiến cho rằng chính phủ nên coi nhà đầu tư là khách hàng và hiểu một cách
đầy đủ hành vi của họ. Các biến số marketing cơ bản như sản phẩm, định vị, khách hàng mục
tiêu, phạm vi phân phối, phạm vi truyền thông đã được luận giải dưới góc độ thu hút FDI. Năm
biến số marketing được diễn giải này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng và
thực thi kế hoạch thu hút FDI. Các bước cụ thể của kế hoạch này sẽ được đề cập đến ở phần 3
song trước đó phần 2 sẽ thảo luận về những tồn tại trong việc thu hút FDI ở Việt Nam.
10
II. Hai tồn tại cơ bản của việc thu hút FDI ở Việt Nam
Trong một vài năm qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều diễn đàn giữa doanh nghiệp và chính phủ,
thực hiện các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Mặc dù Việt nam có đầy đủ
tiềm năng để thu hút khối lượng lớn FDI phục vụ công nghiệp hoá (Ohno, 2004) song số lượng
các dự án, vốn đăng ký và vốn triển khai vẫn tương đối nhỏ và lên xuống hàng năm.
Hình 1. FDI vào Việt Nam
Nguồn: Vietnam Economic Times (1/2005).
Như đã đề cập đến ở trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) hiện đang tham khảo những đề xuất
từ nghiên cứu của MPI và JICA (2003). Xem xét chính sách thu hút FDI của Việt Nam trên cơ
sở sử dụng năm biến số marekting giới thiệu ở trên, chúng tôi thấy rằng việc thu hút FDI của
Việt Nam có hai tồn tại cơ bản sau: (i) tuyên bố định vị không rõ ràng; và (ii) các chương trình
xúc tiến và truyền thông kém hiệu quả.
1. Tuyên bố định vị không rõ ràng
Việt Nam đang định vị là điểm tiếp nhận FDI như thế nào? Câu hỏi này chưa được trả lời rõ
ràng. Việt Nam muốn trở thành quốc gia phân tán rủi ro khi nhà đầu tư đã đầu tư vào Trung
Quốc? Việt Nam muốn là cơ sở sản xuất chi phí thấp nhất ASEAN? Việt Nam muốn là quốc
gia có chính sách thu hút FDI ổn định nhất ASEAN? Việt Nam sẽ là địa bàn có tỷ lệ lợi nhuận
biên cao nhất trên thế giới?
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
Tr
iệ
u
đô
la
M
ỹ
Đầu tư bổ sung
Đầu tư mới
Vốn triển khai
11
Chính phủ Việt Nam đưa ra một loạt yếu tố sau như là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài: (i) ổn định chính trị; (ii) ổn đinh kinh tế vĩ mô; (iii) vị trí địa lý lý tưởng; (iv)
nguồn nhân lực trẻ và có kỹ năng; (v) mức lương công nhân cạnh tranh (60-70% của Thái Lan,
18% của Singapore và 3-5% của Nhật Bản); (vi) kích cỡ thị trường triển vọng với dân số lớn
và thu nhập đang tăng; (vii) hệ thống pháp lý được cải cách theo hướng hội nhập quốc tế; (viii)
chi phí kinh doanh đang được giảm; (ix) thuế thu nhập doanh nghiệp thập và miễn thuế nhập
khẩu; (x) cho phép nhiều hình thức đầu tư; (xi) xoá bỏ kiểm soát ngoại hối; (xii) đang nỗ lực
thực hiện hệ thống một giá; và (xiii) mở rộng ngành đầu tư cho các dự án FDI (Phan 2004).
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc chọn ra một hoặc hai yếu tố hấp dẫn chính, câu trả lời thường
khác nhau giữa các cơ quan và các cá nhân.
2. Các chương trình xúc tiến và truyền thông kém hiệu quả
Trước năm 2003, công tác xúc tiến FDI của Việt Nam còn hạn chế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(MPI) chủ yếu sử dụng các kỹ thuật 2, 4 và 5 ở Bảng 1. Cụ thể hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sử
dụng các biện pháp sau: (i) danh mục các dự án kêu gọi FDI (dự án UNIDO); (ii) hội nghị xúc
tiến FDI tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; (iii) hội thảo ở nước ngoài; (iv) sách hướng dẫn
(thủ tục pháp lý, giới thiệu về Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư SCCI,...); (v) một cuốn
băng video sử dụng ở các hội thảo xúc tiến FDI và gửi tặng nhà đầu tư; và (vi) hợp tác với các
doanh nghiệp FDI để tổ chức hội thảo, hội nghị với các nhà đầu tư tiềm năng trong năm 2000
(Nguyen 2004a).
Chính phủ Việt Nam đã nhìn thấy những điểm yếu trong việc thu hút FDI của mình là: (i) thiếu
một quy hoạch cho việc thu hút FDI; (ii) danh mục các dự án kêu gọi đầu tư không phù hợp với
nhu cầu và quan tâm của nhà đầu tư; (iii) các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài kém hiệu quả;
(iv) tài liệu truyền thông không đầy đủ; và (v) không cập nhật các thông tin trực tuyến (Phan
2004).
Các nhà đầu tư tiềm năng đang nghe những thông điệp không thống nhất từ các phái đoàn vận
động đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như của các địa phương. Vấn đề tồn tại khi thiết
lập một phái đoàn quốc gia đó là đại diện của tỉnh ít có cơ hội phát biểu. Thậm chí việc chia
nhỏ nhóm làm việc cũng không hoàn toàn giải quyết được hạn chế này. Thành phần của đoàn
làm việc cũng là một vấn đề. Thành phần của các đoàn địa phương thường bao gồm Chủ tịch
hay Phó chủ tịch tỉnh và đại diện từ Văn phòng Uỷ ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,...
Một số thành viên không thực sự hiểu rõ vai trò của mình trong công tác xúc tiến đầu tư (Dam
2004). Khi hội nghị, hội thảo kết thúc, một trong những công việc cần thiết phải thực hiện là
các hoạt động sau hội thảo nhằm tiếp tục tìm hiểu và kích thích nhu cầu của các nhà đầu tư tiềm
12
năng. Trên thực tế, các phái đoàn Việt Nam thường cung cấp danh thiếp và địa chỉ liên lạc sau
mỗi kỳ gặp mặt song ai là người trực tiếp chủ động liên lạc lại và trợ giúp các nhà đầu tư thì
chưa rõ ràng.
Hơn nữa, do thiếu thông tin về nhà đầu tư, các phái đoàn Việt Nam thường có xu hướng trình
bày nhiều về các thông tin không hữu ích và cung cấp ít các thông tin thực sự có ích cho nhà
đầu tư. Chẳng hạn, một bài trình bày kêu gọi đầu tư điển hình thường bao gồm các số liệu về
kinh tế, các thống kê về FDI, ODA, thương mại và du lịch. Thông tin về quan hệ song phương
giữa Việt Nam với quốc gia đang ghé thăm cũng được trình bày như hình thức đầu tư (100%
vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh), số lượng dự án đầu tư, số lượng
việc làm tạo ra từ các dự án đầu tư,... Các thông tin này cũng cần thiết cho nhà đầu tư theo cách
này hay cách khác song các nhà đầu tư cần các thông tin đặc thù hơn như họ có thể bắt đầu
công việc kinh doanh như thế nào, khuyến khích cụ thể nào họ nhận được, chính phủ sẽ giúp đỡ
họ như thế nào để giải quyết các khó khăn phát sinh,... Các thông tin cụ thể này lại không được
đề cập đầy đủ trong các tài liệu vận động đầu tư. Bên cạnh đó, việc so sánh giữa Việt Nam với
Trung Quốc và Thái Lan như điểm đến của đầu tư nước ngoài cũng ít khi được thực hiện. Đây
là một trong những thông tin mà nhà đầu tư thực sự muốn tìm hiểu. Nếu Việt nam chỉ trình bày
về đất nước, chính sách và tiềm năng của mình, điều này vừa quá nhiều và cũng vừa quá ít.
Một công việc tốn nhiều công sức và thời gian của các bộ phận vận động đầu tư là cập nhật
danh mục dự án kêu gọi đầu tư. Thông tin này được cung cấp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Nhật trên tờ rơi và đĩa CD. Các tài liệu này thường được thiết kế tương đối đẹp mắt và được
cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng. Chẳng hạn, 170 dự án đã được liệt kê trong “Danh mục
các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Hà Nội” (Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 2004).
Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ. Thành phố cung cấp danh mục này
cho một công ty tư vấn để công ty này sử dụng tại các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư. Nhà đầu tư
mục tiêu là các công ty Hoa Kỳ. Như đã bàn đến ở trên, nhà đầu tư nước ngoài quyết định địa
điểm đầu tư vì những lợi ích thực tế mà họ nhận được từ môi trường đầu tư của quốc gia sở tại.
Cách hiểu này chưa thực sự được đưa vào thực tiễn xây dựng chính sách. Các tài liệu xúc tiến
đầu tư cần được xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư chứ không chỉ dựa trên
mong muốn của người làm chính sách. Trong trường hợp của Hà Nội, danh mục dự án đầu tư
không thực sự hữu ích cho việc kêu gọi đầu tư vì các dự án trong danh mục không đáp ứng
được nhu cầu thông tin từ các công ty Hoa Kỳ (Đại học Kinh tế Quốc dân 2005).
Tóm lại, hai tồn tại cơ bản trong thu hút FDI của Việt Nam là những vấn đề liên quan tới định
vị và phạm vi truyền thông (đã thảo luận ở phần 1). Về định vị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng
như các tỉnh cần chọn một thông điệp khơi dậy được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng.
Tương tự, về phạm vi truyền thông, việc thiết kế các tài liệu xúc tiến đầu tư, quyết định thành
13
phần phái đoàn xúc tiến, cần lấy việc thoả mãn lợi ích, nhu cầu của nhà đầu tư làm cơ sở. Phần
tiếp theo sẽ đề xuất các biện pháp cụ thể để biến Việt Nam thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn
và đưa ra các giải pháp khắc phục hai tồn tại vừa nêu ra.
14
III. Các bước đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn
Trong kinh doanh, khi xây dựng một kế hoạch marketing, chín bước sau thường được sử dụng:
(i) phân tích tình huống; (ii) các vấn đề và thứ tự ưu tiên; (iii) mục tiêu; (iv) các lựa chọn chiến
lược; (v) chiến lược; (vi) các mục tiêu chi tiết; (vii) chiến thuật; (viii) lịch trình; và (ix) dự trù tài
chính (Sidel 2002). Các bước này thường xuyên được đánh giá và điều chỉnh khi thực thi. Tuy
nhiên, việc áp dụng máy móc cả chín bước này vào việc thu hút FDI là không hợp lý và phức tạp.
Chúng tôi đơn giản hoá thành năm bước như sau: (i) phân tích tình huống; (ii) định vị; (iii) các
lựa chọn chính sách; (iv) các chương trình hành động; và (v) đánh giá và điều chỉnh.
Hình 2. Các bước Marketing trong thu hút FDI
Ph©n tÝch t×nh huèng
§Þnh vÞ m«i tr−êng ®Çu t−
C¸c lùa chän
chÝnh s¸ch
Ch−¬ng tr×nh
hµnh ®éng
§Þnh kú ®¸nh gi¸ vµ ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch
§
Þn
h
k
ú
®
¸n
h
g
i¸
v
µ
®
iÒ
u
c
h
Øn
h
c
h
Ýn
h
s
¸c
h
Nguồn: Mô phỏng từ bài giảng của Giáo sư Philips Sidel tại Đại học Quốc tế Nhật Bản (2002).
1. Bước một: Phân tích tình huống
Bước này cần đưa ra một bức trạnh tổng thể của môi trường đầu tư trong khu vực và trên thế
giới. Phân tích phải bao gồm các thông tin như xu hướng FDI trên thế giới, Đông Á và ASEAN,
các mạng lưới sản xuất quốc tế, chuỗi giá trị và các công ty đa quốc gia. Chính phủ cần tìm hiểu
các nhà đầu tư và đặc điểm của họ, tìm hiểu cách thức mà các nhà đầu tư phản ứng với những
chính sách thu hút đầu tư. Phân tích SWOT cần được thực hiện cho Việt Nam, Trung Quốc và
Thái Lan. Các yếu tố thành công của việc thu hút FDI trong quá khứ, hiện tại và tương lai cũng
cần được xem xét. Việc so sánh chi phí kinh doanh cũng cần được thực hiện. Các phân tích này
15
là cơ sở để ra quyết định ở bước 2 (định vị) và bước 3 (lựa chọn chính sách). Nhà đầu tư được đặt
ở vị trí trung tâm để thực hiện các phân tích.
Hình 3. Phân tích tình huống
Lî
i Ýc
h
vµ
n
hË
n
th
øc
cñ
a
nh
µ
®Ç
u
t−
vÒ
m
«i
tr−
ên
g
®Ç
u t
−
TruyÒn th«ng vµ xóc
tiÕn
Chi phÝ kinh doanh
Th
ñ
tô
c ®
¨n
g
ký
vµ
dÞc
h
vô
sa
u
kh
i c
Êp
giÊ
y p
hÐ
p
®Ç
u
t−
Nhµ ®Çu t−
Ph©n tÝch
SWOT cho
ViÖt Nam,
Trung Quèc,
Th¸i Lan
YÕu tè thµnh c«ng:
hiÖn t¹i, qu¸ khø, t−¬ng lai
M¹ng l−íi s¶n
xuÊt khu vùc,
chuçi gi¸ trÞ, c¸c
c«ng ty ®a quèc
gia MNCs
Xu h−íng vËn ®éng cña dßng FDI
(ASEAN vµ thÕ giíi)
Ví dụ sau đây về các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ dẫn chứng cụ thể hơn về việc thực hiện các phân
tích nêu trên. Theo điều tra của JETRO (2004), hơn 60% các nhà đầu tư Nhật Bản muốn đầu tư
vào Trung Quốc và trên thực tế hiện đã có 30.000 nhà đầu tư Nhật ở thị trường này. Làm thế
nào để Việt Nam đưa ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và cạnh tranh được với Trung Quốc?
Một mặt, Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc và các quốc gia ASEAN trong việc thu
hút FDI. Mặt khác, Việt Nam cần coi Trung Quốc và ASEAN như các đối tác trong mạng lưới
sản xuất khu vực và xây dựng quan hệ bổ trợ với các quốc gia này.
Các đặc điểm của Trung Quốc hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản có thể kể ra như sau: (i) môi
trường kinh doanh thuận lợi (khủng hoảng tài chính 1997 đã làm xấu đi môi trường kinh doanh
ở ASEAN); (ii) kích cỡ thị trường; (iii) chi phí sản xuất thấp; (iv) nguồn lao động dồi dào; (v)
sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ; (vi) cơ sở hạ tầng tốt; và (vii) hệ thống phân
phối và vận tải thuận lợi (JBICI 2003). Mặt khác, Sáng kiến chung Việt -Nhật (2003) cho thấy
các nhà đầu tư Nhật Bản xem xét thị trường Đông Nam Á ở hai góc độ: (i) sự phát triển của
các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ bản và công nghệ cao; và (ii) các chính sách
quốc gia và khu vực.
16
Trước khi ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản thường tham khảo ý kiến của các
công ty Nhật Bản khác để biết nhiều hơn các thông tin về quốc gia sở tại, đặc biệt là các bài
học thành công và thất bại4. Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng chính sách FDI và các ngành
công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa hấp dẫn bằng các quốc gia ASEAN khác như Thái
Lan, Indonesia và Malaysia.
Các nhà đầu tư nước ngoài thường so sánh chi phí kinh doanh ở Việt Nam với các quốc gia khác.
Chi phí kinh doanh ở Việt Nam không phải là cao nhất trong khu vực Đông Á nhưng vẫn cao
hơn các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong thu hút FDI.
Bảng 2. So sánh chi phí kinh doanh ở một số nước châu Á
Đơn vị: Đôla Mỹ
Hà Nội Bangkok Thượng Hải Kuala Lumpur
Lương tháng công nhân (ngành phổ biến) 79-119 184 109-218 202
Lương tháng kỹ sư bậc trung 171-353 327 269-601 684
Lương tháng kỹ sư bậc trung (tổ trưởng hoặc
trưởng phòng) 504-580 790 567-1574 1892
Thuê văn phòng (m2/tháng) 24 11,03 37,5 9,92-17,68
Internet băng thông rộng (phí tháng) 76,89 82,75 73,7 162,63
Giá điện kinh doanh (kwh) 0,05-0,07 0,04 0,03-0,1 0,05
Vận tải Container (container 40 feet, từ cảng
gần nhất tới Yokohama) 1300 1200 700 575
Giá xe ô tô (1500 phân khối, mui kín) 26500 12563 10849-13991 13965
Nguồn: Trích dẫn từ JETRO (2004).
Hệ thống hai giá (các công ty trong nước và các công ty FDI đang trả phí khác nhau cho cùng
một dịch vu) cũng là một trở ngại trong thu hút FDI. Mặc dù Việt Nam đang cố gắng để thu hẹp
khoảng cách này cũng như đã đạt được những kết quả đáng kể song nỗ lực này vẫn chưa được
tuyên truyền hiệu quả tới các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tiềm năng vẫn cho rằng họ sẽ phải trả
phí cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam không cần phải trở thành quốc gia có chi
phí kinh doanh thấp nhất vì nỗ lực này đòi hỏi nhiều thời gian và các nhà đầu tư sẵn sàng trả chi
phí cao hơn ở những môi trường đầu tư tốt hơn. Vấn đề nghiêm trọng nhất là chi phí kinh doanh
ở Việt Nam không cao như nhà đầu tư đang nghĩ và nhà đầu tư không biết về điều này. Một lần
nữa điều này cho thấy Việt Nam cần tuyên truyền một cách hiệu quả về những nỗ lực giảm chi
4 Ý kiến này được một số các doanh nghiệp và nghiên cứu Nhật Bản nêu ra trong cuộc hội thảo về công
nghiệp điện tử và FDI tại VDF vào tháng 8/2004.
17
phí của mình. Các nhà đầu tư cần biết rằng chi phí kinh doanh ở Việt Nam đang giảm đáng kể và
hệ thống hai giá chẳng bao lâu nữa sẽ không còn tồn tại (Ohno 2004).
Một đặc điểm khác của mọi nhà đầu tư (chứ không chỉ riêng các nhà đầu tư Nhật Bản) đó là để
khẳng định lợi ích mà nhà đầu tư có thể đạt được ở Việt Nam, cơ quan thu hút đầu tư cần sử
dụng ngôn ngữ của nhà đầu tư, đó là phải chỉ ra được khả năng thu được lợi nhuận từ kinh
doanh ở Việt Nam. Một yếu tố thành công khác đó là khai thác mối quan hệ của các nhà đầu tư
đã có mặt tại Việt Nam với nhà đầu tư ở nước chủ nhà. Chẳng hạn, tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng
được quan hệ của một Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp ở một tỉnh của Hàn
Quốc để làm việc với Thống đốc của tỉnh này và tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp ở địa
phương đó (Dam 2004). Bên cạnh đó, các cuộc hội nghị và hội thảo được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ
có tác dụng nhiều hơn là gửi tài liệu xúc tiến cho đối tác (Nguyen 2004b).
2. Bước hai: Định vị
Đây là một trò chơi về nhận thức. Như đã đề cập đến ở phần 2, Việt Nam hiện tại chưa định vị
rõ ràng trong thu hút FDI. Định vị cần thể hiện rõ điều Việt Nam muốn các nhà đầu tư có trong
đầu khi nghĩ đến việc đầu tư vào Việt Nam. Quyết định về định vị cần được thực hiện càng sớm
càng tốt. Điều này đòi hỏi việc hiểu rõ khả năng nội tại cũng như tình hình bên ngoài bao gồm
xu hướng FDI, chính sách của các quốc gia khác, hành vi nhà đầu tư và các yếu tố quyết định
việc đầu tư.
Theo JBICI (2003), các yếu tố hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư Nhật Bản bao gồm:
(i) chi phí lao động rẻ; (ii) thị trường nội địa tiềm năng lớn trong tương lai; (iii) nguồn nhân lực
tốt; và (iii) phân tán rủi ro.
18
Hình 4. Các yếu tố hấp dẫn đầu tư ở một số quốc gia Đông Á
Đơn vị: %
20.4 57.4
74.9
40
74.1
51.1
82.3
30
41.2
24.2
35.3
Lao động rẻ
Tiềm năng tăng trưởng thị trường
Nguồn nhân lực tốt
Phân tán rủi ro
Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Malaysia
Nguồn: Trích dẫn từ JBICI (2003).
Ghi chú: Tổng số vượt hơn 100% vì các nhà đầu tư được lựa chọn nhiều hơn một câu trả lời. Số lượng
các công ty Nhật Bản trả lời điều tra về mỗi quốc gia như sau: Việt Nam (85), Thái Lan (141), Trung
Quốc (447) và Malaysia (30).
Hình 4 cho thấy kích cỡ thị trường tương lai và lao động rẻ là hai yếu tố quan trọng nhất hấp
dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản ở Đông Á. Tuy nhiên, số liệu này cũng có thể được diễn giải theo
một cách khác. Nếu chúng ta xem xét trong từng lý do đầu tư, Việt Nam là địa điểm phân tán
rủi ro được ưa thích nhất đối với các nhà đầu tư Nhật Bản trong khi Trung Quốc là quốc gia hấp
dẫn nhất trong cả hai yếu tố kể trên. Điểm này cho thấy một khả năng nâng cao tính hấp dẫn
của Việt Nam với vị thế như là một cơ sở sản xuất phân tán rủi ro trong khu vực. Rõ ràng rằng
bản thân Trung Quốc không thể là địa điểm phân tán rủi ro khi mà các công ty đa quốc gia đang
cân nhắc về việc đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc.
Chúng tôi đưa ra ba gợi ý sau để thực hiện quyết định định vị5.
• Việt Nam mong muốn trở thành địa điểm đầu tư phân tán rủi ro từ Trung Quốc và các
nước ASEAN khác. Trong lĩnh vực điện tử, chẳng hạn, Matsushita có thể coi Việt Nam là
địa bàn phân tán rủi ro mặc dù công ty đã đầu tư một khoản lớn ở Malaysia. Canon, trên
thực tế, đã lựa chọn Việt nam là địa bàn phân tán rủi ro từ Trung Quốc.
• Việt Nam sẽ cung cấp một lực lượng lao động khéo léo và có kỷ luật nhất trong khu vực.
• Việt Nam sẽ trở thành cầu nối lý tưởng giữa miền Nam Trung Quốc và ASEAN, là nơi
dễ dàng tiếp cận tới cả hai thị trường này. Trong khuôn khổ này, hàng loạt những định
5 Tác giả xin cảm ơn Junichi Mori về những thông tin trong phần này cũng như các cuộc thảo luận và
trao đổi trong tháng 7 và tháng 8/2004.
19
vị nhỏ có thể được xem xét. Chẳng hạn, miền Bắc Việt Nam có thể liên kết với hệ thống
sản xuất ở miền Nam Trung Quốc và miền Nam Việt Nam có thể gia nhập mạng lưới sản
xuất của ASEAN. Một lựa chọn khác có thể là miền Bắc, với hệ thống đông đảo các
trường đại học và viện nghiên cứu, sẽ thu hút FDI có hàm lượng R&D cao và gia nhập
mạng lưới sản xuất quốc tế trong khi miền Nam có thể gia nhập mạng lưới sản xuất của
ASEAN và Trung Quốc do những thuận lợi về vị trí địa lý cũng như do thực tế là khoảng
10% dân số thành phố Hồ Chí Minh là người Việt gốc Hoa.
Đây chỉ là ví dụ. Các lựa chọn khác như thời gian giao hàng nhanh nhất hay chi phí lao động
tương đối theo năng suất thấp nhất (“chi phí lao động đơn vị”) cũng có thể được cân nhắc. Hơn
nữa, hai hay ba lựa chọn có thể được ghép thành một lựa chọn cuối cùng.
Để trở thành địa bàn phân tán rủi ro, Việt Nam cần xem xét các yếu tố rủi ro ở Trung Quốc và
các quốc gia ASEAN, từ đó tìm ra một “ngách” để đưa ra những chương trình giảm thiểu các
yếu tố này. Các nhà đầu tư rất sẵn lòng đầu tư thêm và chấp nhận chi phí cao hơn với những
chương trình như vậy. Một khi đã tìm ra những yếu tố rủi ro kinh doanh ở Đông Á, Việt Nam
cần tránh để bị liệt kê vào những nhóm này. Trong trường hợp Việt Nam đã nằm trong những
nước có rủi ro như vậy, Việt Nam cần chứng minh rằng quốc gia đang có những kế hoạch rõ
ràng và cụ thể để xoá bỏ những rủi ro đó. Bảng 3 trích dẫn những yếu tố rủi ro kinh doanh do
Viện JBIC thực hiện vào năm 2003.
Bảng 3. Ba trở ngại hàng đầu của các công ty Nhật Bản ở một số quốc gia
Trung Quốc
(i) Hệ thống pháp lý không rõ ràng (hay thay đổi); (ii) yếu kém trong bảo hộ sở
hữu trí tuệ; và (iii) khó thu hồi các khoản phải thu.
Thái Lan
(i) Cạnh tranh gay gắt với các công ty khác ở thị trường nội địa; (ii) khó khăn
trong việc tìm kiếm lao động địa phương; và (iii) chi phí lao động tăng.
Malaysia
(i) Cạnh tranh gay gắt với các công ty khác ở thị trường nội địa; (ii) chi phí lao
động tăng; và (iii) hạn chế vốn nước ngoài (hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài,
loại hình kinh doanh, thường xuyên thay đổi).
Việt Nam
(i) Cơ sở hạ tầng; (ii) hệ thống pháp lý không rõ ràng (hay thay đổi); và (iii) khó
khăn trong việc tìm kiếm lao động địa phương.
Nguồn: Trích dẫn từ JBICI (2003)
Chúng tôi cho rằng Việt Nam nên tập trung thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đây
là vấn đề nghiêm trọng thứ hai đối với việc đầu tư vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt nam tiếp
tục cải thiện hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng. Các nỗ lực này cần được tuyên truyền hiệu quả
tới các nhà đầu tư hiện tại cũng như các nhà đầu tư ở Tokyo hay Osaka (đối với các nhà đầu tư
Nhật Bản) và các nhà đầu tư ở Seoul (đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc).
20
3. Bước ba: các lựa chọn chính sách
Một lựa chọn chính sách là một chương trình tích hợp năm biến số marketing ở trên. Hàng loạt
các lựa chọn chính sách phải được xây dựng để xem xét, cân nhắc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các
địa phương phải quyết định lựa chọn một chính sách trước khi đưa ra các chương trình hành
động. Lợi ích dự kiến của môi trường kinh doanh và các chương trình truyền thông cần gắn chặt
với các quyết định về định vị và phải hướng tới các nhà đầu tư mục tiêu.
Phần 1 đã cho thấy sự cần thiết phải tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong
việc thu hút FDI. Cách tiếp cận của các địa phương và các khu công nghiệp có thể khác với
cách tiếp cận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp và các bộ kinh tế khác. Tuy nhiên,
tất cả các bên liên quan đều cần chia xẻ mục tiêu về thu hút một khối lượng lớn vốn FDI.
Chúng tôi cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng tuyên
bố về định vị cho toàn quốc gia và ra các quyết định liên quan tới các biến số marekting khác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên tập trung định vị Việt Nam như là một địa điểm đầu tư được ưa
thích và thực hiện một chiến dịch marketing thống nhất trên toàn quốc gia để đảm bảo rằng các
nhà đầu tư tiềm năng được nghe một thông điệp thống nhất từ Việt Nam. Bộ Công nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI.pdf