Cam kết bảo vệ môi trường Dự án Xây dựng trường đại học mỹ thuật công nghiệp Á Châu

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

I.THÔNG TIN CHUNG 4

II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 5

2.1. Vị trí địa lí 5

2.2. Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án 7

III. QUY MÔ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8

3.1. Quy mô đào tạo và phân khu chức năng: 8

3.2. Phương án bố cục mặt bằng 12

3.3. Phương án mặt đứng và sử dụng vật liệu: 13

3.4. Giải pháp kết cấu 14

3.4.1. Giải pháp kết cấu móng: 14

3.4.2. Giải pháp kết phần thân: 14

3.4.3. Giải pháp kết cấu mái: 14

3.4.4. Giải pháp chiếu sáng 14

3.4.5. Giải pháp thông gió 14

3.4.6. Giải pháp cấp nước: 14

3.4.7. Giải pháp thoát nước 15

3.4.8. Giải pháp phòng cháy chữa cháy 15

3.4.9. Giải pháp cấp điện và chống sét 15

3.4.10. Giải pháp Cây xanh ngoài nhà 16

3.5. Hình thức quản lý dự án 16

3.5.1. Hình thức quản lý dự án 16

3.5.2. Kế hoạch thực hiện 16

IV.NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG 17

4.1. Nhu cầu cấp nước 17

4.2. Nhu cầu cấp điện 18

V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 18

5.1. Các loại chất thải phát sinh 19

5.1.1. Khí thải 19

5.1.2. Nước thải 30

5.1.3. Chất thải rắn 34

5.2. Chất thải khác 37

5.3. Các tác động khác 37

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 39

6.1. Xử lý chất thải 39

6.1.1. Giảm thiểu chất thải trong giai đoạn thi công 39

6.1.2. Giảm thiểu chất thải trong giai đoạn hoạt động 42

6.2. Giảm thiểu các tác động khác 47

6.2.1. Giảm thiểu các tác động khác trong giai đoạn thi công 47

6.2.2. Giảm thiểu các tác động khác trong giai đoạn hoạt động 49

VII. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 51

7.1. Các công trình xử lý môi trường 51

7.2. Chương trình giám sát môi trường 51

7.2.1. Giám sát chất lượng không khí 51

7.2.2. Giám sát chất lượng nước 52

7.2.3. Giám sát hệ thống cấp thoát nước 52

7.2.4. Giám sát các điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ 52

7.2.5. Kinh phí cho hoạt động giám sát 52

VIII. CAM KẾT THỰC HIỆN 52

MỤC LỤC 56

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường Dự án Xây dựng trường đại học mỹ thuật công nghiệp Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễm trong khí thải đốt dầu DO của máy phát điện công suất 1500. Bảng 5.6. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/s) Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009 (B) (mg/m3) TCVN 6992-2001, cấp A, Q1 (mg/m3) Bụi 0,0235 7,34 200 - SO2 0,560 175 500 240 NOX 0,239 74,6 850 480 CO 0,060 18,6 1.000 240 VOC 0,003 0,92 - - Ghi chú: QCVN 19:2009: Quy chuẩn Việt Nam về khí thải công nghiệp và các chất vô cơ TCVN 6992:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng đô thị Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với tiêu chuẩn cho thấy tất cả các chỉ tiêu bụi, SO2, CO2, NO2, CO đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, máy phát điện chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện, chế độ hoạt động không liên tục. Do đó, đối với nguồn ô nhiễm này Chủ đầu tư sẽ áp dụng biện pháp phát tán qua ống khói thải có chiều cao phù hợp. - Khí thải từ các công đoạn cắt hàn kim loại Trong quá trình cắt hàn các kết cấu thép, các loại hoá chất chứa trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân. Bảng thể hiện dưới đây là tỷ lệ ô nhiễm trong quá trình hàn điện các vật liệu kim loại, khi biết khối lượng và chủng loại que hàn sử dụng sẽ dễ dàng tính được tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ công đoạn hàn. Bảng 5.7 - Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại (mg/1 que hàn) Chất ô nhiễm Đường kính que hàn, mm 2,5 3,25 4 5 6 Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) 285 508 706 1.100 1578 CO 10 15 25 35 50 NOx 12 20 30 45 70 (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2000) Ước tính lượng que hàn sử dụng là 1000 que. Tải lượng ô nhiễm trung bình ngày do hàn điện được thể hiện trong bảng 5.8 Bảng 5.8 - Tải lượng ô nhiễm do hàn điện Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) - Khói hàn 0,8354 - CO 0,027 - NOx 0,0354 Tải lượng này không cao, nhất là khi so sánh tải lượng khí CO và NOx với khí thải phát sinh từ các xe vận tải, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân và thợ hàn. Nếu không có các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại có thể bị những ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, thậm chí ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính. - Bụi: Bảng 5.9 - Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình san nền và xây dựng Nguồn phát sinh Hệ số phát sinh bụi Lượng bụi phát sinh đơn vị [kg/1000km.xe] Tổng lượng bụi phát sinh [kg] Tải lượng phát thải trung bình ngày [kg/ngày] Hoạt động giao thông 21.f 14,868 - 10,408 Ghi chú: f là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường, có công thức tính bằng (v là vận tốc trung bình của xe, M là tải trọng trung bình của xe, n là số bánh xe trung bình). Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc, nguồn phát sinh bụi chủ yếu là bụi thứ cấp phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải trên đường. Lượng bụi này có thể ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với giả thiết vận tốc trung bình của các xe là 50km/h, tải trọng trung bình là 15 tấn, số bánh xe trung bình cho một xe là 8 cái, số lượng xe vận chuyển trung bình trong ngày là 150 lượt (ước tính phải vận chuyển 406.463 tấn nguyên vật liệu trong khoảng 6 tháng (tính thời gian liên tục, cần thiết cho công tác vận chuyển) – nguồn: Thuyết minh dự án) quãng đường trung bình mỗi xe đi trong ngày tại khu vực dự án là 5km. Các kết quả tính trên cho thấy lượng bụi gây ra do các phương tiện GTVT trên đường vận chuyển tại công trường trong thời gian thi công xây dựng rất lớn, cần phải có biện pháp giảm thiểu để tránh gây ô nhiễm. Tuy nhiên, hầu hết các loại bụi này có kích thước lớn nên không phát tán xa mà chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực, nhất là ở khu vực cuối hướng gió, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công và khu vực dân cư nằm trong khu quy hoạch. - Tiếng ồn: Tiếng ồn đặc trưng bởi độ lớn của mức áp suất âm thanh. Sau đây là giá trị mức áp suất âm thanh của một số nguồn ồn thường gặp : Bảng 5.10. Mức tiếng ồn của một số nguồn thường gặp Các loại nguồn ồn Mức tiếng ồn - Tiếng nói chuyện vừa 60 - 70 dBA - Máy nghiền 86 - 104 dBA - Cưa vòng 94 - 98 dBA - Máy đầm bê tông 75 - 80 dBA - Máy đóng cọc diezel, đo cách 10 m 100 - 108 dBA - Máy phát điện 75 KVA, đo cách 3 m 100 - 105 dBA - Máy khoan đá dùng khí nén, đo cách 1 m 104 - 110 dBA - Ô tô vận tải 70 - 80 dBA Như vậy, trong quá trình triển khai dự án các máy xây dựng (máy đóng cọc Diezel, máy phát điện, máy khoan,...) có khả năng gây tiếng ồn ở mức khá cao trong phạm vi hoạt động của người lao động (92¸110dBA). Tuy nhiên, do tiếng ồn lan truyền trong không khí tắt nhanh theo khoảng cách (theo hàm logarit), diện tích khu quy hoạch rộng nên mức độ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh khu quy hoạch hầu như không đáng kể. Tuy nhiên, dự án sẽ có các biện pháp để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến sinh hoạt của dân cư trong khu vực. Các phương tiện giao thông vận tải, mặc dù mức tiếng ồn không cao bằng các máy xây dựng nhưng tần số hoạt động cao hơn nhiều. Mức ồn của các phương tiện giao thông vận tải được đưa ra trong bảng 5.8 dưới đây. Các số liệu trong bảng dưới đây cũng có thể sử dụng cho cả khi đánh giá ô nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn dự án đã đi vào hoạt động. Bảng 5.11 - Mức ồn của các loại xe Loại xe Tiếng ồn (dBA) Xe du lịch 77 Xe minibus 84 Xe thể thao 91 Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 thì 94 Xe mô tô 2 thì 80 - Phương pháp xác định mức tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải đường bộ gây ra. + Đối với xe chạy độc lập (Phương pháp của Cộng đồng Châu Âu) Vị trí đánh giá mức tiếng ồn của xe ôtô là ở khoảng cách 7,5m tính từ trục của xe và ở độ cao 1,2m tại một khu đất trống. Đối với xe ôtô con, mức tiếng ồn khi xe chạy ở chế độ ổn định với vận tốc là ‘v’ được tính theo công thức sau: L (dBA) = 20 + 30log(v) Đối với xe tải tải trọng trên 3,5 tấn chạy dầu diezel, mức tiếng ồn khi xe chạy ở chế độ ổn định với vận tốc ‘v’ được tính theo công thức sau: L (dBA) = 30 + 30log(v) Ở chế độ tăng tốc để đạt vận tốc 50km/h, mức tiếng ồn của xe ôtô con là 83 dBA và của xe tải là 90 dBA, với sai phương là 4 dBA. Nhìn vào hai công thức trên, có thể thấy nếu chạy với cùng một vận tốc, xe tải luôn có mức tiếng ồn cao hơn xe ôtô con là 10 dBA. + Mức tiếng ồn chung Có rất nhiều mô hình toán học để ước tính mức tiếng ồn của một đoạn đường giao thông có xe chạy liên tục. Mức tiếng ồn này phụ thuộc vào lượng xe qua lại, vận tốc xe, tỷ lệ xe tải trọng lớn, địa hình, tình trạng gió,... Những mô hình này rất có ý nghĩa trong việc dự báo mức tiếng ồn dọc theo một trục đường cao tốc dự kiến sẽ xây dựng. Sau đây là một mô hình tính đơn giản của Liên Xô trước đây: LAtđ = LA7 + SD LAi (dB) Trong đó: - LAtđ - Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe (ở độ cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m); - LA7 - Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe ở điểm cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m trong điều kiện chuẩn là xe chạy trên đoạn đường thẳng và bằng phẳng, khi dòng xe có 60% xe tải và xe khách, với vận tốc chạy trung bình là 40km/h - SD LAi - Tổng các số hiệu chỉnh cho các trường hợp khác với các điều kiện trên: + Tăng hoặc giảm 10% lượng xe tải và xe khách thì SD LAi= ±0,8dB + Tăng hoặc giảm tốc độ xe chạy trung bình ±10km/h thì SD LAi= ±1,5dB + Khi đường phố có chiều rộng trên 60m thì SD LAi= - 2dB Sử dụng phương pháp trên ta có thể dễ dàng lượng tính được mức tiếng ồn chung do các phương tiện xe cơ giới gây ra trong từng giai đoạn. Bảng 5.12. Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn Lưu lượng dòng xe (xe/h) 40 50 60 80 100 150 200 Mức ồn LAtđ 68 68,5 69 69,5 70 71 72 Lưu lượng dòng xe (xe/h) 300 400 500 700 900 1000 1500 Mức ồn LAtđ 73 73,5 74 75 75,5 76 77 Lưu lượng dòng xe (xe/h) 2000 3000 4000 5000 10000 Mức ồn LAtđ 77,5 78,5 79 80 81 + Giai đoạn xây dựng: Mức tiếng ồn tương đương trung bình do các phương tiện xe cơ giới là khoảng 72,9dB với các thông số đầu vào như sau: Lượng xe đi qua trong 1 giờ: 200 xe, ta có LAtđ = 72dB Tỷ lệ xe tải trọng lớn trên công trường: 90%, SD LAi = + 2,4dB Vận tốc xe trung bình: 30km/h, SD LAi = -1,5 dB Như vậy, tiếng ồn do các phương tiện GTVT sử dụng để vận chuyển vật liệu và phế thải thấp hơn so với tiếng ồn gây ra bởi các thiết bị, máy móc xây dựng. b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động Nguồn phát sinh: Sau khi xây dựng cơ bản xong dự án sẽ đi vào hoạt động. Do đặc thù là trường học đào tạo các học viên, họa sĩ, do đó các tác động tới môi trường là nhỏ. Các tác động chính chủ yếu là bụi, khí thải của khu vực bãi đỗ xe và các khí thải, mùi phát sinh từ xưởng thực hành. Tải lượng ô nhiễm: Trong quy hoạch giao thông, sau khi dự án đi vào hoạt động, trong phạm vi khuôn viên trường sẽ chỉ có các phương tiện giao thông cá nhân của giáo viên và học viên. Theo thiết kế của dự án, bãi đỗ xe cũng chỉ chứa các loại phương tiện giao thông cá nhân (xe máy, ô tô con). Hệ số ô nhiễm của các loại xe được thể hiện ở bảng dưới đây để ước tính tổng tải lượng ô nhiễm của các phương tiện GTVT sau khi Trường đã đi vào hoạt động bằng tổng quãng đường ước tính cho mỗi lượt xe trong khu vực là 1km, số lượng xe ô tô con (xe 4 chỗ) vào khoảng 80 lượt xe/ngày, 2 kỳ và khoảng 1600 lượt xe/ngày đối với xe động cơ >50cc, 4 kỳ. Kết quả được tính cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 5.13 - Hệ số ô nhiễm khí thải của xe ô tô và xe máy ước tính theo đơn vị 1000km đường xe chạy hoặc 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ Đơn vị Bụi kg/đv SO2 kg/đv NOx kg/đv CO kg/đv HC kg/đv Động cơ > 50cc, 4 kỳ 1000km - 0,76S 0,3 20 3 Tấn nhiên liệu - 20S 8 525 80 Ôtô con và xe tải nhỏ 1000km 0,07 1,94S 0,25 1,49 0,19 Tấn nhiên liệu 0,72 20S 2,57 15,39 1,93 Bảng 5.14 - Tải luợng ô nhiễm phát thải của xe ô tô và xe máy Bụi [kg/ngày] SO2 [kg/ngày] NOx [kg/ngày] CO [kg/ngày] HC [kg/ngày] Động cơ >50cc, 4kỳ - 1,14 4,5 300 45 Ôtô con và xe tải nhỏ 0,21 0,582 0,75 4,47 0,57 Tổng cộng 1,002 4,242 5,76 442,47 139,17 Như vậy, nếu chỉ so sánh tải lượng phát thải của các phương tiện GTVT thì tổng tải lượng phát thải của các phương tiện này sau khi dự án hoạt động nhìn chung thấp hơn so với trong quá trình xây dựng do các phương tiện vào trong Trường đều sử dụng xăng làm nhiên liệu, mặc dù số lượng xe tăng hơn nhiều. Chỉ có khí CO và VOC giai đoạn này có cao hơn giai đoạn xây dựng công trình. Lượng phát thải này lại thấp hơn rất nhiều nếu so sánh với tổng lượng thải của các máy xây dựng. Như vậy, có thể thấy sau khi dự án đi vào hoạt động, mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn rất nhiều khi so sánh với giai đoạn thi công xây dựng. 5.1.2. Nước thải a. Trong giai đoạn thực hiện dự án Nước thải sinh hoạt Với lượng công nhân thường xuyên trên công trường khoảng 100 người hàng ngày sử dụng trung bình 60 lít nước sẽ có khối lượng nước sử dụng khoảng 6 m3, nếu tính lượng nước thải phát sinh chiếm 80% lượng nước cấp được sử dụng thì mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 4,8 m3 nước thải sinh hoạt. Khối lượng nước thải này không lớn nhưng phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên tại các nhà vệ sinh tạm sẽ được thi công trước, trong đó nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh này đều được xử lý qua hệ thống bể phốt phân huỷ sinh học theo kiểu tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực đảm bảo tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt quy định QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Dựa vào tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất gây ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 5.15 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm- g/người-ngày Không xử lý Đã xử lý BOD5 45 - 54 (49,5) 10 - 20 (15) COD 72 - 102 (87) 18 - 36 (27) Chất rắn lơ lửng 70 - 145 (107,5) 8 - 16 (12) Tổng N 6 - 12 (9) 2 - 4 (3) Amoniăc 2,3 - 4,8 (3,55) 0,5 - 1,5 (1) Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml): Tổng coliform 106 - 109 (*) Fecal coliform 105 - 106 (*) Trứng giun sán 103 (*) Ghi chú: ( ) - Số liệu trung bình (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể Tính bình quân, 1 công nhân sử dụng 60 l/ngày. Trên cơ sở số liệu này, có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tạo ra tác động tới môi trường trong bảng dưới đây: Bảng 5. 16 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công dự án (100 người) Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (kg/ngày) Không xử lý Đã xử lý (bể tự hoại) BOD5 2,475 0,75 COD 4,35 1,35 Chất rắn lơ lửng 5,375 0,6 Tổng Nitơ 0,45 0,15 Amoni 0,1775 0,05 Vi sinh (§¬n vÞ MPN/100ml): Tổng Coliform 50 x 109 (*) Fecal coliform 50 x 106 (*) Trứng giun sán 50 x 103 (*) Ghi chú: (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể Vì vậy cần có các biện pháp xử lý trước khi thải ra khu vực thoát nước chung của Thành phố. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn là nguồn gây ô nhiễm thủy vực. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy trản phụ thuộc vào diện tích, vùng mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua. Áp dụng công thức tính lưu lượng: Q = φ.q.F , (TCVN 7957:2008) Trong đó: + Q là lưu lượng tính toán (m3/s) + φ là hệ số dòng chảy. Với chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là 2, thì φ=0,75 (TCVN 7957:2008). + q là lưu luợng mưa trung bình tại trận mưa tính toán (q=3,78x10-8 mm/s căn cứ vào lượng mưa trung bình năm tại khu vực là 1187mm) + F: Diện tích khu vực (m2) Q = 0,75 x 3,78 x 10-8 x 18715 = 530,57 x 10-6 m3/s. Lưu lượng thoát nước tại khu vực nhỏ. Đối với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1500 đến 1800 mg/l. Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định theo công thức sau đây: M=MMax (1- e-Kz,t ).F, kg Trong đó: + MMax: lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất, tại khu vực thi công MMax=250kg/ha, + Kz :Hệ số động học tính luỹ chất bẩn, Kz = 0,4/ngày + t: Thời gian tích luỹ chất bẩn,15 ngày, + F: diện tích khu vực thi công, F » 1,8715 ha, M = 250x (1-e -0,4x15).1,8715 = 466,69 kg Như vậy, lượng chất bẩn có thể tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực thi công là 466,69 kg. Lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận. Nước mưa có rất nhiều cặn bẩn nên trang bị hệ thống cống thu nước, sau đó nước thoát theo rãnh thoát nước trên đậy tấm đan, có hố ga, song chắn rác. Dự án sẽ thiết kế tách riêng đường thoát nước mưa ra khỏi đường thoát nước thải. Đường thoát nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác trước khi đổ vào hệ thống cống thoát nước khu vực. Song chắn rác là công đoạn xử lý đầu tiên rất cần thiết, nó cho phép bảo vệ công trình phía sau, cản các vật lớn đi qua có thể gây lên các tắc nghẽn đường thoát nước thải, đồng thời tách và tháo một cách dễ dàng các vật lớn trôi theo nước. b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động Giai đoạn vận hành dự án, nước thải của công trình chủ yếu là nước thải sinh hoạt phát sinh từ các cán bộ, nhân viên và học viên trong khu vực trường. Dự báo khối lượng nước sinh hoạt thải ra cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên, khách làm việc là cao vì vậy các yếu tố tác động đến môi trường từ nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý sẽ gây tác động tiêu cực tới môi trường. Tuy nhiên với hệ thống xử lý từ hệ thống vệ sinh tự hoại cải tiến để phân huỷ và đảm bảo tiêu chuẩn thải nên các tác động này cũng được hạn chế rất nhiều đến môi trường khu vực. Khối lượng nước thải ra khoảng 170 m3/ngđ, sẽ được thu gom vào từng khu vực xử lý để xử lý trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực . Nước mưa: Toàn bộ nước mưa của khu vực đi bằng các tuyến cống BTCT đặt dưới lòng đường và được tập trung tại hố gas sau đó mới đưa vào hệ thống tiêu thoát nước của khu vực trong khu quy hoạch. Hệ thống thoát nước mưa ở đây được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn. Tần suất tính toán P = 50% (chu kỳ ngập lụt = 2 năm), hệ số mặt phủ lấy trung bình trên cả khu vực Ztb = 0,65. Cường độ mưa tính toán của khu được xác định theo công thức của Cục Thuỷ Văn: q= (l/s.ha) Trong đó các hệ số q20, b, n, P là các thông số lấy theo khu vực Hà Nội cũ như sau: q20 = 265,00 b = 19,60 C = 0,2534 n = 0,8197 Với các giá trị biết trước của t sẽ tính được q cho từng đoạn cống tính toán để đưa vào công thức tính toán lưu lượng nước mưa cho tuyến cống đó. Thời gian mưa tính toán Thời gian mưa tính toán được xác định theo công thức: ttt = tm + tr + tc (phút) trong đó: tm - thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất trên lưu vực đến rãnh thu nước mưa (phút), sơ bộ lấy tm = 10 (phút) tr - thời gian nước chảy trong rãnh thu nước mưa, (phút) tc - thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán, (phút) Các thông số tr và tc tính được như sau: tr = = = 3 (phút) Với lr và Vr là chiều dài và vận tốc nước chảy ở cuối rãnh thu nước mưa, 1,25 là hệ số kể đến việc tăng tốc độ nước chảy trong rãnh. Sơ bộ lấy lr = 100 (m), Vr = 0,7 (m/s). tc = Với lc và Vc là chiều dài (m) và vận tốc nước (m/s) mỗi đoạn cống tính toán, r là hệ số kể đến sự làm đầy không gian tự do trong cống khi có mưa, khi độ dốc khu vực nhỏ hơn 0,01 ta có r = 2. Vậy ta có: ttt = 10 + 3 + tc = 13 + tc (phút) Theo một số tài liệu về chất lượng nước mưa khu vực các đô thị thì nói chung nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa khá thấp: chất rắn lơ lửng 10-25mg/l, COD từ 10-20mg/l, Nitơ tổng số (NTS) 0,5-1,5mg/l, Phốt phát (P2O5) 0,004-0,03mg/l. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt phủ sẽ lôi cuốn theo một lượng nhất định bụi đất cát vào dòng chảy. Tuy nhiên với quy hoạch kiến trúc của khu đô thị có bề mặt phủ ít thấm nước, các công trình đều được bao che, công tác vệ sinh đô thị đảm bảo thì sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa của khu vực dự án là rất nhỏ. 5.1.3. Chất thải rắn a. Trong giai đoạn thực hiện dự án Chất thải rắn thông thường: Trong giai đoạn thi công dự án, chất thải rắn sinh ra bao gồm: Đất cát, cốp pha, vữa xi măng, phế thải, các phế liệu của công trình... và rác thải sinh hoạt của lực lượng lao động thi công trên công trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, bồi lấp các tuyến cống thoát nước mưa trong khu vực nếu không được thu gom và xử lý kịp thời. Phế thải xây dựng, một phần được sử dụng lại trong công việc san nền cho một số khu vực, phần còn lại sẽ được vận chuyển đến nơi tập kết các phế liệu xây dựng để xử lý theo đúng quy định. Chất thải rắn sinh hoạt trên công trường mặc dù lượng không nhiều nhưng đây lại là nguồn thải có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Định mức chất thải sinh hoạt phát sinh là 1kg. (1 kg là định mức thải của 1 người trong 1 ngày – Nguồn: Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường, BTNMT, 2008). Trong thời gian thi công ước tính sẽ có khoảng 100 người (tại thời điểm tập trung cao nhất) sẽ tạo ra khoảng 100kg/ngàyđêm chất thải rắn mỗi ngày. Lượng chất thải này sẽ được thu gom, vận chuyển đến nơi quy định. Trên công trường cũng cho lắp đặt các nhà vệ sinh kiểu tự hoại di động để đảm bảo vệ sinh môi trường nên các tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường trong giai đoạn thi công có thể coi là không đáng kể. Với các biện pháp thu gom, chứa và vận chuyển như trên kết hợp những biện pháp quản lý sẽ hạn chế sự ảnh hưởng của các loại rác và chất thải rắn trong quá trình xây dựng đến môi trường. Chất thải nguy hại - Lượng chất thải nguy hại bao gồm các loại giẻ lau dính dầu mỡ, các loại dầu mỡ rơi rớt trong giai đoạn thi công, ước tính khoảng 5 kg/ngày. Bảng 5.17. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Rắn Lỏng Bùn 1 Chất thải có chứa dầu x x - 19 07 01 2 Giẻ lau, găng tay dính dầu x - - 18 02 01 3 Dầu nhiên liệu x - - 17 06 01 4 Cặn sơn, sơn và véc ni thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác x x - 08 01 01 5 Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác x - - 08 01 03 6 Dung môi tẩy sơn hoặc véc ni thải - x - 08 01 21 Trong giai đoạn thi công, số lần bảo dưỡng của các phương tiện và thiết bị là 2 lần (trung bình 3- 6 tháng/lần). Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay (Nghiên cứu tái chế nhớt thành nhiên liệu lỏng – Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự -BQP 2002). Nhưng giai đoạn bảo dưỡng không thực hiện tại khu vực dự án mà thực hiện tại các trạm bảo dưỡng chuyên nghiệp, do vậy hạn chế được sự phát sinh chất thải nguy hại. b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động Chất thải thông thường: Ở giai đoạn vận hành dự án, chất thải rắn chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, phát sinh từ các hoạt động của cán bộ giảng viên, học viên làm việc trong Trường như: Giấy, báo, tạp chí cũ, vỏ hộp, gỗ vụn, chất thải hữu cơ, thức ăn thừa, chai nhựa... - Khối lượng rác thải bình quân: 0,5 kg/người/ngày. - Số người dự kiến hoạt động thường xuyên của trường (gồm học viên và giáo viên là 2570 người). - Dự kiến lượng rác thải: 0,5kg/người/ngày x 2570 * 10% =128,5 kg/ngày. Lượng rác này không nhiều, nhưng lại rải rác xung quanh khuôn viên trường học, vì vậy dự án bố trí vị trí các thùng rác lưu động sao cho thích hợp để chứa chất thải rắn phát sinh và thuận tiện cho bộ phận nhân viên thu gom rác của trường. Do không có bãi chứa chất thải riêng nên biện pháp xử lý kinh tế và phù hợp nhất hiện nay là hợp đồng với Công ty môi trường đô thị của thành phố vận chuyển lượng rác thải đã được tập trung đến nơi quy định. Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của trường dự báo gồm: + Bóng đèn neon vỡ, hỏng, + Mực in thải, + Sơn, + Phẩm mầu. Dự kiến, lượng thải nguy hại phát sinh ước tính trong giai đoạn hoạt động của trường chiếm 10% lượng rác thải thông thường là 12,85 kg/ngày. Chất thải nguy hại được lưu giữ tạm thời trong các thùng chứa bằng phuy nhựa. 5.2. Chất thải khác Ngoài các loại chất thải chính kể trên, trong giai đoạn thi công dự án còn phát sinh ra các loại chất thải khác như: Tiếng ồn, bụi bẩn. Đây là hai loại ô nhiễm phát sinh ra ngay khi dự án bắt đầu được thực hiện, nó có ảnh hưởng trực tiếp và liên tục trong suốt thời gian thực hiện dự án đến cán bộ công nhân thi công dự án và sinh hoạt của người dân xung quanh, cũng như người tham gia giao thông trên tuyến đường tiếp giáp và đường vào khu vực Dự án. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi bẩn sẽ giảm dần khi quá trình giải phóng mặt bằng được thực hiện xong và bước vào giai đoạn thi công. 5.3. Các tác động khác - Cháy nổ: Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: -Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng: nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa...) thì khả năng gây cháy có thể xảy ra. -Các nguồn nhiên liệu (dầu DO) thường có chứa trong công trường dù ít cũng là một nguồn gây cháy nổ. -Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. -Do chập điện, do ý thức của con người, cháy ở qúa trình vận hành máy phát điện dự phòng... - Chập điện: Do sử dụng quá tải, các tiếp điểm bẩn do để lâu ngày sinh ra. - Sét: Có thể xảy ra trong qúa trình thi công cũng như trong quá trình vận hành công trình, quá trình vận hành hệ thống chống sét không đảm bảo kỹ thuật. - Ùn tắc giao thông: Xảy ra do quá trình tập kết nguyên vật liệu, điều hành xe máy thi công. Khi thi công các hạng mục của dự án sẽ làm tăng mật độ dân cư và hoạt động giao thông nên sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của một số hộ kinh doanh, dân cư sống trong khu vực như là có thể xẩy ra tai nạn giao thông, va chạm giữa công nhân và dân cư trong khu vực... - Hiện tượng ngập úng: ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở, tắc đường thoát nước do vệ sinh công trường, các khu vực xung quanh. - An toàn lao động: Trong quá trình thực hiện dự án, các tai nạn rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra như: Tai nạn lao động, gãy chân tay do mang vác các vật nặng hoặc bị rơi vật liệu vào công nhân thi công hoặc người qua lại, trong quỏ trỡnh bốc dỡ vật liệu xây dựng, thi công các hạng mục của công trình, thậm chí có thể đổ cần cẩu hoặc sập nhà... -Các chất ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCảm kết bảo vệ môi trường tòa nhà cao tầng.doc
Tài liệu liên quan