ĐIỂM HUYỆT
Như đã nói ở trên, các kỹ thuật điểm huyệt gõ hoặc ấn vào các huyệt thuộc hệ kinh
mạch, cơ thể người ta có trên 800 khí huyệt nằm trên 8 mạch và 12 kinh. Hai trong số các
mạch này là Đốc mạch và Nhâm mạch. Khí lưu thông trong hai mạch Nhâm Đốc theo một chu
kỳ 24 tiếng đồng hồ. Về phần 12 kinh, chúng có liên hệ với các cơ quan nội tạng. Nhịp tăng
giảm của khí trong 12 kinh được trực tiếp gắn liền với các giờ trong ngày, chuyển từ kinh này
qua kinh khác mỗi 2 giờ. Mặt khác toàn bộ chuyển động bên trong của khí trong mạng lưới này
được điều tiết theo chu kỳ mùa và năm. Khi việc lưu hành của khí bị trì trệ hoặc ngừng hẳn là
lúc bệnh tật hoặc cái chết xảy ra. Châm cứu là một phương cách chữa trị bằng việc điều hòa
lưu thông khí.
Ấn vào huyệt là một cách thức để tác động lên sự lưu thông này. Trong bộ cầm nã có
108 huyệt có thể bị vỗ hoặc ấn. 72 trong số đó có thể gây tê liệt hay bất tỉnh, 36 huyệt còn lại
được coi là tử huyệt. Để xuất chiêu hữu hiệu ta cần phải biết thời điểm khí cường trong đường
kinh liên hệ, kỹ thuật gõ thích hợp tương ứng với chiều sâu của huyệt.
Chúng ta sẽ không đào sâu khía cạnh này trong - tập sách này - không chỉ vì tính cách vôcùng phức tạp của nó mà còn vì nguy hiểm tiềm tàng của nó khi nghiên cứu mà không được
một võ sư lưu tâm theo dõi.
Trong giới người Hoa cổ truyền, vị chân sư sẽ không truyền lại cho bất cứ bí kíp nào
cho đệ tử mà ông không hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên một số chiêu thức này có thể được dạy
lại mà không gây nguy hiểm. Đó là một phần các huyệt không gây tử vong mà phần lớn trong
số đó thuộc vào nhóm “chảo huyệt”
29 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cầm nang thủ Kĩ thuật và cách luyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm vỡ một độngmạch.
Dù loại kỹ thuật cầm nã được sử dụng là gì chăng nữa thì đại lược nó cũng nhằm nắm
bắt và kềm giữ một đối phương.
Thế khóa trong cầm nã
Thông thường cầm nã được sắp sếp như sau:
1.Tác động lên cơ / dây chằng
2.Tác động trên xương / quan tiết
3.Tác động trên hô hấp
4.Tác động trên tuần hoàn
5.Tác động trên huyệt, kinh mạch và thần kinh
Phân Cân, Thác cốt thủ
Thông thường học Phân cân, Thác cốt hay các
kỹ thuật Bế khí thì tương đối đơn giản và cũng dễ
nắm bắt được các nguyên lý được sử dụng. Các chiêu
thức đó chỉ đòi hỏi một ít sức mạnh cơ bắp và không
nhiều công phu để thủ đắc được hiệu quả trong lúc thi
triển, nhưng nếu muốn làm gãy xương hay làm tổn
hại một quan tiết, một dây chằng ở sâu bên trong thì
cần phải sử dụng đến kình lực Về phần các kỹ
thuật phong bế khí mạch hay huyết mạch thì cần phải
nắm vững vị trí chính xác các huyệt, độ sâu của
chúng và thời điểm chúng dễ bị thương tổn nhất,
ngoài ra còn có một số thủ thuật được luyện tập đặc
biệt cùng với việc quán triệt được Ý, Khí và Kình.
Lúc này hành giả cần phải được hướng dẫn bởi một vị
thầy đủ trình độ để hy vọng có thể tiến, bởi vì đây là
một kiến thức phong phú và thâm sâu mà việc nghiên
cứu rất tinh tế và gắn liền một cách thiết yếu với sự
cảm nhận tế vi phức tạp.
Một số các kỹ thuật đó có thể gây ra tử vong,
do đó sư phụ chỉ truyền lại cho những đệ tử xứng
đáng về mặt đạo đức mà ông có thể tin cậy Do tính
kiến hiệu của chúng trong thực dụng, các kỹ thuật
cầm nã được học kèm theo các hình thức chiến đấu
khác trong các môn võ thuật Trung Hoa từ khi mới
được phát sinh cách đây nhiều ngàn năm, dù không
có một hệ thống võ thuật nào chỉ dựa trên cầm nã để
phát triển, hầu hết các bộ môn võ thuật đều đã dung nạp các chiêu thức phù hợp với bộ môn.
Ngay cả tại Nhật, Hàn Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào ở Đông Phương được thấm nhuần văn
hóa Trung Quốc, thì các bộ môn võ thuật địa phương cũng đều chịu ảnh hưởng cầm nã ở mức
độ khác nhau.
Thường người ta công nhận rằng các môn phái võ miền Nam Trung Quốc do thường
chuyên về các kỹ thuật, các chiêu thức quyền pháp và về cận chiến nên có khuynh hướng phát
triển các kỹ thuật cầm nã và về mặt đấu pháp dựa vào chúng nhiều hơn các môn phái Bắc
Trung Hoa. Cũng vì vậy các phái võ Hoa Nam thường lưu tâm đến việc công phu quyền pháp
và việc thi triển cầm nã đòi hỏi nhiều sức lực hơn trong các kỹ thuật nắm bắt hoặc bế huyệt.
Mặt khác, vì lưu tâm đặc biệt đến cận chiến
nên các trường phái miền Nam thường nhấn mạnh
đến việc thính kình và niêm kình với đối thủ và
các chiêu thức thường được thực hiện theo dạng
vòng cầu khiến người ta có thể áp dụng cầm nã
mà kẻ địch không cảm nhận được việc chuẩn bị
trước đó. Cước pháp cũng là một phần quan trọng
trong việc luyện tập của họ.
Tuy nhiên điều cần nhớ là đây chỉ là những
ý niệm khái quát: Các trường phái vùng Hoa Bắc
đôi khi cũng phát triển những đặc tính như vậy.
Trong các môn phái nội gia như Thái Cực, Lục
Hợp Bát Pháp, việc vô hiệu hóa đối phương
thường được thực hiện bằng một động tác vòng
cầu, dạng thức đó giải thích cho ta khuynh hướng
của cầm nã là sự nhu nhuyễn và tròn trịa trong
mọi thực hiện kỹ thuật Các kỹ thuật vòng tròn
này gắn liền với những bộ pháp vòng cung cho
phép đẩy bật bất cứ đối thủ nào và ném y xuống
đất.
Hiệp Khí Đạo và các môn Jujutsu của Nhật
và Hàn Quốc cũng hoạt động trên nguyên lý đó.
Chắc hẳn phép cầm nã cũng như các khía cạnh
khác của văn hóa Trong Quốc nói chung đã ảnh
hưởng một cách rõ ràng lên các đấu pháp của
chúng
Nguyên lí phân cân thác cốt
1. PHÂN CÂN
Trong tiếng Hoa, Phân cân bao gồm dây
chằng, gân hoặc cơ bắp. Phân cân hoặc trảo cân là
nhằm chỉ các thế chộp cơ thể gây rách dây chằng
hay cơ của đối thủ và đôi khi làm bung điểm nối
dài dây chằng và xương.
Cơ chứa đựng các dây chằng và nhiều đường khí. Nếu bạn xé rách cơ hoặc dây chằng,
không chỉ bạn gây ra cảm gác đau được não ghi nhận mà bạn càn tác động lên khí một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp và sự hoạt động bình thường của các cơ quan. Một cơn đau cao độ có
thể làm với xáo trộn việc luân lưu của khí và làm thương tổn trầm trọng nội tạng thậm chí có
thể đem đến tử vong. Đo đó, trường hợp cảm giác đau dâng cao quá mức não bộ có thể gây
kích ngất để hóa giải. Khi bị rôi vào tình trạng bất tỉnh, sự luân chuyển của khí giảm hẳn tốc
độ, và điều này giúp hạn chế các thương tổn gây ra cho các cơ quan và có thể cứu được sinh
mạng.
Phép cầm nã phân cân chính yếu có hai cách làm giãn cơ và dây chằng. Một cách là vặn
và gập khớp. Vặn khớp đồng nghĩa với việc vặn cơ và dây chằng của khớp liên hệ khi bạn gập
khớp lại bạn có thể làm bung dây chằng hay làm rách cơ. Cách thứ hai là căng dãn cơ và dây
chằng thay vì vặn. Phương pháp này áp dụng vào các ngón tay rất dễ dàng.
Mặc dù các đòn cầm nã được gọi là trảo cân thường được xếp cùng các chiêu thức của
phân cân thế nhưng nhiều hành giả Trung Hoa phân biệt hai loại khác nhau vì phương thức
dùng để tác động vào cơ nó khác nhau. Trảo cân sử dụng công lực của các ngón tay để chộp,
ấn và bấm, kéo các cơ lớn hoặc các dây chằng của đối thủ. Sức kéo tạo ra cơn đau do căng dãn
quá mức của các sợi cơ hoặc sợi dây chằng vai là một trong những mục tiêu ưu tiên đối với các
loại cầm nã này (hình 1.5, 1.6).
2. THÁC CỐT
Chữ Thác theo Thiều Chửu có nghĩa là mài dũa, lẫn lộn, lầm lẫn, lệch lạc. Như vậy Thác
Cốt là những kỹ thuật cầm nã làm cho xương bị di dịch khỏi vị trí tự nhiên. Các chiêu thức cầm
nã nầy được áp dụng trên các quan tiết. Nếu người ta xem xét cơ cấu của một khớp, người ta có
thể thấy là xương được nối kết lại với nhau bằng gân và sụn và với các cơ bằng dây chằng. Khi
khớp bị bẻ ngược hướng tự nhiên của nó hoặc bị vặn tức thì có một cảm giác đau cao độ, gân
có thể bị tước ra và xương bị lệch vị.
Nói cho đúng thông thường rất khó tách rời các kỹ thuật phân cân và thác cốt. Vì hiếm
khi có phân thân mà không thác cốt và ngược lại.
3. BẾ KHÍ (Kĩ thuật làm đối phương tắc thở)
Theo tiếng Hoa bế có nghĩa là đóng, khóa, giam. Các chiêu thức này gây trở ngại cho hô
hấp, thậm chí có thể khiến cho đối thủ bất tỉnh. Có ba loại bế khí khác nhau dựa trên nguyên lý
làm ngưng khí.
Loại thứ nhất nhắm vào việc làm nghẽn yết hầu để làm đối phương ngừng thở, người ta
có thể xiết cổ bằng bàn tay hay bằng cả cánh tay. Người ta cũng có thể ấn hoặc xỉa vào yết hầu
để tạo ra phản xạ co bóp của các cơ yết hầu làm trở ngại hô hấp (Hình 1-10).
Hình 1-10
Các chiêu thức loại hai nhằm tới việc bế khí bằng cách tấn công các cơ vùng phổi. Do
vùng ngực thường được bảo vệ cho nên khó có thể chạm tới phần lớn các cơ đó. Tuy nhiên một
số cơ trải dài ra, ngoài vòng bảo vệ và khi bị đánh trúng chúng co lại và ép phổi gây nên ngạt
thở cho nạn nhân. Có hai nhóm cơ chính cho phép sử dụng các thế cầm nã này (Hình 1-11).
Hình 1-11
Loại thứ ba bao gồm các chiêu thức ấn huyệt và điểm các đầu dây thần kinh. Khi so
sánh các chiêu thức này với các chiêu thức
loại hai, thì sự khác biệt là ở các điển bị tấn
công. Tuy nhiên các chiêu thức loại này khó
hiểu và thủ đắc hơn. Thế nhưng một khi đã
quán triệt được chúng hơn hẳn các loại khác
về mặt lợi hại.
Như chúng tôi đã giải thích đối với
loại hai, hình dạng các xương sườn tạo thành
một cái lồng bảo vệ các tạng phủ vùng ngực
chống lại những tấn công từ bên ngoài. Mỗi
xương sườn không được làm bằng một đốt
xương chạy quanh vùng ngực mà không đốt
nối kết với nhau bằng sụn và gân.
(Hình 1-12).
Khi có vật từ bên ngoài chạm vào
ngực, các xương sườn phản ứng như một lò
xo, một trái bóng bằng cao su làm giảm sốc.
Lực tấn công sẽ được đẩy lùi theo phép đàn
hồi hoặc chính cơ thể bị xô đẩy ra phía sau
(hoặc phía trước), nhưng các nội tạng quan yếu và mảnh mai như tim và phổi được bảo vệ.
Do vậy để tạo ra được một lực ép trên hai lá phổi khiến gây ngạt thở người ta phải điểm vào
Hình 1-12
một số các huyệt đặc biệt thuộc châm cứu hoặc một vài điểm giao thoa của hệ thống thần kinh
không được lồng ngực bảo vệ (Hình 1-13).
Hình 1-13
Điểm vào các huyệt một cách chính xác với một lực thẩm thấu cần thiết sẽ tác động lên
khí của các cơ bao quanh phổi (và tạo ra động tác hô hấp) khiến chúng co bóp. Điểm các đầu
dây thần kinh sẽ tạo ra một cơn đau chạy xuyên qua lồng ngực và kích động phản xạ cũng của
các cơ trên. Trong cả hai trường hợp phản xạ của cơ cũng đủ sức triệt khả năng hô hấp của nạn
nhân.
4. ĐIỂM MẠCH HAY ĐOẠN MẠCH (bí ẩn khí công 4000 năm Trung quốc)
Trong tiếng Hoa điểm có nghĩa là chỉ hoặc ấn bằng ngón tay. Mạch bao gồm kinh mạch
của khí hay mạch máu (huyết mạch). Như vậy điểm mạch có nghĩa đánh hoặc ấn vào tĩnh,
động mạch hay vào các đường kinh của khí. Trong trường hợp làm tổn thương động, tĩnh mạch
người ta còn dùng từ ngữ đoạn mạch (làm ngưng trệ lưu thông của động mạch). Vì chữ đoạn
có nghĩa là làm vỡ, ngăn chặn, che khuất. Người ta còn dùng thuật ngữ điểm huyệt, đây là
trường hợp tấn công vào thái dương: một quả thôi sơn khiến động mạch bị vỡ. Các chiêu cầm
nã ấn hoặc đả trên các huyệt nằm trên kinh mạch của khí được gọi là điểm huyệt
Trên nguyên tắc kỹ thuật đoạn mạch được thực hiện hoặc bằng ấn hoặc bằng đả. Nếu đả
huyệt đòn cầm nã có thể làm đứt mạch máu và làm ngưng trệ lưu thông bình thường của máu.
Điều này có thể đem đến tử vong.
Hình 1-14
Chẳng hạn nếu ta đánh vào thái dương ta có thể tạo ra sự co bóp của cơ đủ để khiến động mạch
bị vỡ (hình 1-14 và 1-15A). Được thi triển theo
dạng ấn, kỹ thuật này cũng có thể làm ngưng tuần
hoàn máu.
Chẳng hạn ấn vào động mạch cổ làm ngưng
dòng chảy của máu về não và như vậy có nghĩa
ngưng việc cung cấp oxy cho não, có hai động
mạch chủ ở hai bên cổ mà chức năng chính là nuôi
dưỡng não bộ (hình 1-15B và 1-16). Sự thiếu hụt
này kéo theo một cách rất nhanh chóng tình trạng
kích ngất rồi tử vong. Việc ngạt thở xảy ra rất
nhanh. Đôi khi các cơ phụ hai bên bị tê liệt và gây
trở ngại cho việc can thiệp để phục hoạt nạn nhân.
Hình 1-15
Hình 1-16
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và nắm chắc khả năng phục hồi làm lai tỉnh đối tượng thì
tốt hơn đừng sử dụng loại kỹ thuật này.
5. ĐIỂM HUYỆT
Như đã nói ở trên, các kỹ thuật điểm huyệt gõ hoặc ấn vào các huyệt thuộc hệ kinh
mạch, cơ thể người ta có trên 800 khí huyệt nằm trên 8 mạch và 12 kinh. Hai trong số các
mạch này là Đốc mạch và Nhâm mạch. Khí lưu thông trong hai mạch Nhâm Đốc theo một chu
kỳ 24 tiếng đồng hồ. Về phần 12 kinh, chúng có liên hệ với các cơ quan nội tạng. Nhịp tăng
giảm của khí trong 12 kinh được trực tiếp gắn liền với các giờ trong ngày, chuyển từ kinh này
qua kinh khác mỗi 2 giờ. Mặt khác toàn bộ chuyển động bên trong của khí trong mạng lưới này
được điều tiết theo chu kỳ mùa và năm. Khi việc lưu hành của khí bị trì trệ hoặc ngừng hẳn là
lúc bệnh tật hoặc cái chết xảy ra. Châm cứu là một phương cách chữa trị bằng việc điều hòa
lưu thông khí.
Ấn vào huyệt là một cách thức để tác động lên sự lưu thông này. Trong bộ cầm nã có
108 huyệt có thể bị vỗ hoặc ấn. 72 trong số đó có thể gây tê liệt hay bất tỉnh, 36 huyệt còn lại
được coi là tử huyệt. Để xuất chiêu hữu hiệu ta cần phải biết thời điểm khí cường trong đường
kinh liên hệ, kỹ thuật gõ thích hợp tương ứng với chiều sâu của huyệt.
Chúng ta sẽ không đào sâu khía cạnh này trong - tập sách này - không chỉ vì tính cách vô
cùng phức tạp của nó mà còn vì nguy hiểm tiềm tàng của nó khi nghiên cứu mà không được
một võ sư lưu tâm theo dõi.
Trong giới người Hoa cổ truyền, vị chân sư sẽ không truyền lại cho bất cứ bí kíp nào
cho đệ tử mà ông không hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên một số chiêu thức này có thể được dạy
lại mà không gây nguy hiểm. Đó là một phần các huyệt không gây tử vong mà phần lớn trong
số đó thuộc vào nhóm “chảo huyệt”
PHẦN KẾT
Để kết luận tương nên nhắc nhở tại đây một điểm tiên quyết trong việc nghiên cứu cầm
nã. Nhất thiết bạn phải biết cách sử dụng “kình” thì các chiêu thức mới hữu hiệu được. Kình là
một cách thể hiện của nội lực khiến cho lực phát ra mạnh hơn và có sức thẩm thấu hơn. Khi nó
được sử dụng thì cơ gân được tăng cường bởi khí và điều này cho phép chúng đạt được những
thành tích siêu việt.
Kình được vận dụng theo nhiều cách khác nhau: Cương; Nhu và Cương – Nhu (chúng
ta cũng biết các loại kình khác được gọi theo cách thể hiện hoặc mục đích phát kình: chuyết
kình, âm kình, niêm kình, ).
Khi sử dụng cầm nã dù đó là chiêu thức nào, nếu bạn không biết cách vận dụng kình
(thích hợp) thì ngón cầm nã sẽ không phát huy được công lực thực sự. Chẳng hạn khi bạn
không dùng kình trong các đòn “phân cân” đối phương có thể đương cự lực cơ bắp của bạn
bằng chính sức mạnh cơ bắp của anh ta. Khi thi triển “thác cốt” bạn sẽ không thể làm sái hay
gãy khớp của y nếu bạn không sử dụng kình dưới dạng phát lực đặc biệt, khiến cho kỹ thuật
đạt được hiệu quả tối đa. Cũng vậy, trong kỹ thuật siết hoặc ấn huyệt nếu kình không được sử
dụng đúng cách, lực phát ra sẽ không đủ hoặc không tới được chiều sâu cần thiết
CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CÔNG ĐỂ THI TRIỂN CẦM NÃ.
Dẫn nhập:
Cũng như trong tất cả mọi lãnh vực khác, việc luyện tập căn bản phải là nền tảng của
mọi kỹ thuật cầm nã. Không chuyên tâm công phu, các động tác sẽ không được thuần thục,
dũng mãnh, hữu hiệu. Dù các bài tập luyện công cơ bản có khác nhau từ trường phái này đến
trường phái khác, thì lý thuyết và các nguyên lý vẫn là một
1. Luyện đóng mở bàn tay:
Động tác này rất đơn giản và có thể tập bất cứ ở đâu. Tay thẳng đằng trước, các ngón
hướng lên trời bạn nắm bàn tay lại cho đến khi các ngón tay chạm vào lòng bàn tay rồi đột ngột
bung tay ra Cố gắng đóng mở nhanh hơn một cách từ từ Kỷ lục là 300 lần trong vòng 30
giây, 10 lần 1 giây. Các kỹ thuật cầm nã thường được xếp vào ba loại: tiểu khuyên, trung
khuyên và đại khuyên. Chẳng hạn các thế áp dụng vào các ngón tay và cổ tay thuộc về tiểu
khuyên, các thế nhằm vào khủyu tay được xem như là trung khuyên. Khi kỹ thuật nhằm vào
khuỷu tay và vai có kèm theo di chuyển thì được gọi là đại khuyên
Trong một buổi tập sau khi
đã hòan tất các bài luyện công bạn
hãy chuyển sang luyện tập kỹ
thuật. Vào giai đoạn chót bạn hãy
trở lại với các bài tập cơ bản với
việc quán tưởng là ta đang đứng
trước một đối thủ. Việc tập trung
mới này sẽ giúp bạn nắm bắt được
ý nghĩa đích thực của từng động
tác. Việc luyện công cơ bản này
nhằm tăng cường các khả năng
chiến đấu cũng như phòng vệ bằng
cầm nã của bạn. Quả vậy bạn phải
nắm được và kiểm sóat đối phương cũng như phải tự giải thóat khỏi đòn nắm của y và khi cần
thiết phản đòn. Để đạt hai mục tiêu đó bạn phải luyện tập cách đặc biệt năm yếu tố thiết yếu
trên bình diện hữu hiệu.
2. Chuyển động các ngón như cánh chim hay như sóng biển.
Bài tập này nhằm luyện gốc của các ngón tay, nghĩa là lòng bàn tay. Có 2 bài tập của
bạch hạc: một gọi là “Phi Xĩ” luyện các quan tiết ở gốc các ngón tay, và bài kia là “Chỉ Ba” tạo
hình sóng gợn.
Yếu tố thứ nhất là “Lực”, ý nói lực cơ bắp. Cần có sức mạnh thể lực để khởi phát đòn
và duy trì kiểm sóat.
Yếu tố thứ hai là “Kình”. Mạn kình là một sự hòa hợp giữa lực và khí, trong đó lực
đóng vai trò chủ chốt. Trong trường hợp khóai kình, cơ bắp ít hữu hiệu hơn khí. Lúc đó phải
tạo ra một lực bật lớn, bùng nổ nảo đảm cho động tác đủ năng lượng thẩm thấu để tới được một
huyệt nằm mở trong sâu để làm trật một quan tiết hay làm gãy một đốt xương.
Yếu tố thứ ba là “Tốc độ”. Không có tốc độ bạn không thể sử dụng các kỹ thuật cầm nã
vì đối phương có thể đóan được và tránh né dễ dàng.
Yếu tố cuối cùng lẽ tất nhiên là chiêu thức phải vi diệu.
Khỏi cần phải nói chúng ta cũng hiểu là ngay khi đã đạt được các yếu tố đó mà không
có sự võ luyện (văn ôn võ luyện) là điều duy nhất có thể bảo đảm tính vi diệu trong đòn thế thì
cũng khó có thể kiểm sóat được bất cứ đối phương nào.
Từ những nhận định trên ta có thể đưa ra kết luận là việc luyện tập cơ bản bao gồm hai
khía cạnh chính: luyện tập thể xác và luyện tập tinh thần Luyện tập tinh thần là nhằm vào
“Khí” (nội lực), vào“Ý” (tập trung, ý chí, chủ đích), vào “Thần” (tinh thần, phần tâm linh của
con người), vào sự cảm nhận và khả năng phản ứng
Điều cuối cùng cần phải nhớ là để đạt hữu hiệu tối đa mỗi kỹ thuật phải vận dụng tổng
lực của cơ thể và tinh thần.
3. Lượm bạc cắc:
Tốc độ các ngón tay không đủ, người ta còn cần
phải phối hợp giữa chuyển động của cánh tay và động tác
nắm chộp. Bài tập lý tưởng để phát triển khả năng này khó
hơn người ta tưởng. Các đồng tiền được trải trên bàn một
cách lộn xộn, bạn dùng một tay lượm một đồng và bỏ vào
tay bên kia. Bạn tiếp tục đến khi hết 50 đồng tiền. Tuy có
vẻ đơn giản, nhưng đây là một bài tập phối hợp rất quan
trọng: tốc độ, tiềm lực, phối hợp cánh tay và ngón tay, sự
chính xác của cử động, sự tập trung và quyết đóan.
4. Ngắt lá
Đây là một bài tập tương tự như bài trước nhưng
đòi hỏi chính xác và tế nhị hơn trong các động tác. Trong vòng 30 giây bạn ngắt lá càng nhanh
càng tốt và tránh để cho lá bị hư hại. Rồi bạn đặt lá vào tay kia. Sau 30 giây bạn hãy đếm xem
mình đã hái được bao nhiêu lá. Sau một thời gian luyện tập số lá hái được sẽ nhiều hơn, chứng
tỏ bạn có tiến bộ. Loại bài tập này khó hơn bài Lượm bạc cắc vì lá mọc theo nhiều góc độ khác
nhau.
B. LUYỆN KÌNH LỰC
Nếu các kỹ thuật tiểu cầm nã (nhằm vào các ngón tay, ngón chân) không đòi hỏi nhiều
khí lực để thực hiện, thì ngược lại, khi cần phải khóa cổ tay, cánh tay, vai, không thể không
dùng đến khí lực. Sau đây là một số bài luyện khí lực cho hai tay:
1.Bắt không
Trong nhiều môn phái có bài tập loại này. Mục đích của nó là phát triển Ý của hành giả
vì Ý nghĩa là sự tập trung cao độ dẫn khí đến cơ bắp. Loại công phu này cũng tương tự như
Dịch Cân Kinh của Tổ sư Đạt Ma.
Cách tập: Bàn tay mở ra, bạn tập trung ý vào các ngón rồi co từng ngón tay một cho
đến khi tay bạn trở thành quyền (Hình 2-11).
Hình 2-11
Bạn lại mở tay ra và lập lại (Hình 2-12). Để thực hiện bài tập bạn vào thế tấn mã bộ, tấn pháp
vững vàng, thần khí an nhiên, hơi thở điều hòa (Hình 2-13, 2-14, 2-15). Hai tay chéo vào nhau
trước ngực, xoay lòng bàn tay về phía trước. Khi thực hiện động tác Bắt không (Hình 2-14, 2-
15) số lần tùy theo thể trạng. Khi phóng tay chộp bạn thở ra và hít vào khi đưa tay về lại
trước ngực để tiếp tục.
Hình 2-12
Hình 2-13
Hình 2-14
Hình 2-15
Hình 2-17 đến 2-21 Trong các hình 2-17 đến 2-21, hành giả vào thế mã bộ nghiêng người và
xoay tay chộp theo kiểu Đại bàng trảo, bạn nhớ rút tay tròn về và xoay hông về phía trái trước
khi thi triển Đại bàng trảo bằng cả 5 ngón hoặc chỉ 3 ngón.
1.Nắn cành (hay bóp lò xo)
Trong nhiều môn phái người ta thường dành bài tập này để tăng cường khí lực của bàn tay.
Thông thường người ta dùng một nạng cây để luyện công. Thời nay các tiệm bán dụng cụ thể
thao có những dụng cụ thích hợp.
Dù sao bạn cũng nên lưu tâm tập chú vào các cơ để dẫn khí đến nơi cần thiết. (Hình 2-22)
Hình 2-22
[Với thời gian kình lực của cái bắt tay của bạn mạnh lên. Thế nhưng, vì quá tham lam tăng số
lần luyện tập, đã có người bị tê cứng các ngón tay do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc
acide lactique không được giải tỏa kịp thời].
2.Hít đất
Bài tập này nhằm hai mục đích khác nhau:
-luyện ngưu lực
-luyện sức bền
·Để bắt đầu tăng ngưu lực, bạn hít đất 20 lần và cứ thế tăng dần đến khoảng 50 lần. Sau đó bạn
hít đất với 4 ngón, rồi 3, rồi 2. Điểm tột cùng là 2 ngón cái và 20 lần đẩy.
Giai đoạn tiếp, là khi đang ở thế duỗi 2 cánh tay, bất chợt vỗ tay rồi lại vào tư thế như trước.
Khi bạn có thể dễ dàng vỗ tay một lần bạn tăng thêm 1 lần vỗ, rồi 1 lần nữa. Điều này không
những tăng cường gân, cơ bắp mà còn giúp luyện tốc độ và khả năng tập trung.
Hình 2-23
·Để luyện sức bền, bạn chỉ cần hạ người xuống thấp (Hình 2-23), thoạt tiên là 2 phút và cứ thế
tăng dần. Làm như vậy bạn sẽ tăng khả năng duy trì lực co của các cơ bắp, các dây chằng và
gân cốt.
Xoắn không, bẻ cành
Vào thời trước, cây cối là thứ mà các hành giả Trung Hoa có được một cách dễ dàng nhất để
làm dụng cụ luyện tập đó là lý do tại sao ngoài việc hái lá, bóp nạng, họ còn xoắn cành để
luyện các ngón tay, cổ tay và cánh tay.
Khi thực hiện bài tập này với các nhánh cây, bạn nên bắt đầu với những cành tương đối mảnh
và tăng dần kích thước tùy theo sự gia tăng khí lực của bạn. Trong các giai đoạn luyện tập nên
lưu ý đến các loại cây khác nhau: Cùng kích thước, sức chịu đựng của chúng rất khác nhau từ
loại này đến loại khác.
Các bạn hãy nhớ khi bắt đầu các bài tập này là phải rất cẩn thận và không bao giờ khiên cưỡng
trong việc phát triển khí lực và làm gia tăng sức chịu đựng của biểu bì.
Tăng tốc độ thực hiện một cách từ tốn và tránh mình bị tổn thương, điều nên làm là bắt đầu
loại công phu này bằng việc xoắn tay trong không khí và phối hợp ý với các cơ của ngón tay.
Chỉ khi nào đã luyện thành kỹ thuật xoắn tay không, ta mới bắt đầu dùng đến các nhánh cây.
Xoắn qua trái
Tại sao hai chân đứng song song ?
Khi bạn thực hiện các bài tập xoắn không, bạn vào thế với hai bàn chân đứng song song. Đây
là một tư thế thường thấy khi luyện võ. Có nhiều lý do để làm như vậy, trước tiên tư thế này ổn
định hơn thế đứng tự nhiên. Mặt khác, vị trí song song của hai bàn chân tạo ra một thế căng ở
hai mắt cá và điều này làm tăng việc luân chuyển của khí. Điều này giúp tăng cường khí trầm
Đan điền. Sau hết, với tư thế này, các huyện đạo nằm bên mặt trong của chân được bảo vệ tốt
hơn. Điều này là rất thiết yếu, vì tất cả các huyệt này dễ bị tổn thương hơn các huyệt nằm trên
mặt ngoài của chân.
Hình 2-24
Hình 2-25
Lúc công phu, bạn hãy nhìn vào một điểm xa phía trước. Điều này sẽ giúp bạn tập trung tốt
hơn và mở rộng tầm ý của bạn. Sau đó bạn tập trung vào các ngón tay, cổ tay, cánh tay, là
những thành phần chính yếu của động tác xoắn. Và cuối cùng bạn sẽ cảm nhận được là tất cả
toàn thân bạn tham gia vào động tác này (Hình 2-24, 2-25). Sau một thời gian công phu, bạn sẽ
cảm nhận được là các phần thân thể tham gia vận động nóng lên. Đó là dấu hiệu khí tăng lên và
bạn sẽ cảm thấy uy lực xoắn của mình gia tăng bội phần.
Hình 2-26
Chỉ sau khi luyện như vậy nhiều tháng, bạn mới có thể luyện tập với các nhánh cây (hình 2-
26). Một lần nữa, xin nhắc các bạn, đừng nóng vội. Lúc đầu hãy làm những động tác chậm và
nhanh dần một cách từ từ.
Xin hãy nhớ luyện công một cách khôn ngoan, hãy đề phòng tính kiêu căng hiếu thắng [Hãy
coi chừng tẩu hỏa nhập ma].
Xoắn qua phải
Hình 2-27
Hình 2-28
Bài tập này cũng giống như bài tập trước. Động tác xoắn và chi tiết của bàn tay đang hoạt động
được minh họa trong các hình 2-27, 2-28. Động tác xoắn trên một nhành cây được minh họa
trong hình 2-29.
Hình 2-29
Xoắn và đè
hình 2-30
Hình 2-31
Động tác đặc thù này được minh họa trong hình 2-30 với chi tiết của bàn tay đang hoạt động
(Hình 2-31). Thật khó có thể cảm nhận được một động tác kỹ thuật chỉ với hình ảnh, tuy nhiên
về khía cạnh này, tác dụng đạt được trên các nhánh cây (Hình 2-32) là khá rõ và cho phép hiểu
được mục đích của bài tập.
Hình 2-32
Xoắn và nâng
Hình 2-33
Hình 2-34
Bài tập này được tạo ra để tăng khả năng nắm giữ của ngón tay út và ngón trỏ. Động tác của
bài tập được minh họa trong hình 2-33, 2-34 và việc áp dụng trên nhánh cây trong hình 2-35,
2-36.
Hình 2-35
Hình 2-36
cách thả và bắt tạ để luyện tốc độ và phản xạ
Bắt đá
Thời xưa tại Trung Quốc, các hành giả luyện công với nhiều loại tạ khác nhau và cách luyện
này rất phổ biến, nhất là trong các võ phái miền Nam, chuyên về sử dụng đòn tay.
Thường người ta dùng loại tạ nặng từ 15-30 kg có hình dáng một ổ khóa (loại khóa Trung Hoa)
nhằm luyện tốc độ, cường lực và sự phối hợp giữa các ngón tay, cổ tay và cánh tay. Chỉ cần đu
đưa quả tạ bằng đá ném lên rồi chụp lại đúng vào chỗ tay cầm của nó. Còn nhiều cách tập
luyện khác với loại tạ đó nhưng vì tại phương Tây không tìm đâu ra loại tạ này cho nên chúng
ta sẽ không mất thời giờ nhiều với nó.
Trong thực tế, các bạn có thể luyện tốc độ, cường lực và sự phối hợp các động tác tay cũng như
với tia nhìn, với một dụng cụ đơn giản hơn nhiều: một cục “táp lô” thường dùng trong xây
dựng. Bạn hãy kiếm một phiến gạch xây dựng khoảng 10 kg với bề ngang có thể nắm được
bằng hai bàn tay và thực hiện các bài tập sau đây:
- Thả rớt: Đây là bài tập đơn giản nhất, bạn vào thế trung bình tấn và nắm viên “táp lô” trước
mặt. Bạn nhấc nó lên rồi thả rơi rồi chụp nó lại trước khi nó chạm đất. Khi đã quen với viên
“táp lô” sức nặng và tốc độ của nó, bạn hãy kiếm một viên lớn hơn và cứ như thế
- Thả rớt – vỗ tay: Bài tập này gồm bài tập trên. Chỉ khác là sau khi thả viên gạch, bạn vỗ tay
trước khi bắt lại nó. Sau đó, khi bài tập trở nên dễ thực hiện, bạn có thể tăng số vỗ tay hoặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cam_nang_thu_ki_thuat_va_cach_luyen.pdf