Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân

Mục Lục

Lời giới thiệu 4

Chương 1: Kiến thức chung về Internet và Mạng (Network) 5

1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 5

1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 6

1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 6

1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 7

1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 7

Chương 2: Kiến thức chung về Thương mại điện tử (TMĐT) 10

2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT 10

2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 11

2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT 13

2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 14

2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 15

2.6. So sánh e-Business và TMĐT 16

2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới 18

2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 20

2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010 23

2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 24

Chương 3: Website và các vấn đề liên quan 28

3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website? 28

3.2. Các mô hình website TMĐT 29

3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website 30

3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website 32

3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website 33

3.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng 36

3.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau 37

3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website 39

Chương 4: Marketing qua mạng Internet (e-Marketing) 42

4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 42

4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản 43

4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả 44

4.4. Cách thức thu hút người xem cho website 45

4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 47Thc sĩ D

ng T

 Dung – Công ty Th

ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 3

4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ 47

4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm

của Google.com 48

Chương 5: Thanh toán qua mạng, An toàn mạng, Luật TMĐT 50

5.1. Cơ chế thanh toán qua mạng 50

5.2. Thanh toán qua mạng dành cho người bán ở Việt Nam 53

5.3. Thanh toán qua mạng dành cho người mua ở Việt Nam 54

5.4. Các rủi ro trong an toàn mạng 56

5.5. An toàn mạng dành cho doanh nghiệp VN tham gia TMĐT 58

5.6. An toàn mạng dành cho cá nhân tự bảo vệ mình 59

5.7. Tình hình luật TMĐT trên thế giới 60

5.8. Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam 61

Chương 6: Ứng dụng TMĐT cho từng ngành kinh doanh 65

6.1. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 65

6.2. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực 66

6.3. Ứng dụng TMĐT trong bán sỉ và lẻ qua mạng 67

6.4. Ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ 67

6.5. Ứng dụng TMĐT cho các ngành kinh doanh khác 68

Chương 7: Giới thiệu một số website TMĐT 70

7.1. Sàn giao dịch B2B www.Alibaba.com 70

7.2. Cổng thông tin www.Yahoo.com 71

7.3. Bộ tìm kiếm www.Google.com 72

7.4. Website thông tin du lịch quốc tế 74

7.5. Website thông tin kiến thức TMĐT 75

7.6. Website bán lẻ nổi tiếng 75

Kết luận 78

Giới thiệu về tác giả 79

Phụ lục: Một số thuật ngữ trong TMĐT 80

Tài liệu tham khảo 84

pdf84 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h siêu thị điện tử, website gồm các phần chính sau: - Thông tin hàng hóa: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm sản phẩm, sản phẩm mới, sản phẩm đang khuyến mãi v.v... Thông tin về từng sản phẩm gồm: hình, giá, giới thiệu ngắn, mô tả thông số, loại sản phẩm... - Thông tin giới thiệu, hướng dẫn: gồm những thông tin như: giới thiệu chủ sở hữu website, chính sách mua bán, giao hàng, trả lại hàng, hướng dẫn cách tìm kiếm hàng hóa v.v... - Công cụ mua hàng, thanh toán: nhất thiết phải có công cụ giỏ mua hàng (shopping cart), chức năng thanh toán (qua mạng, qua bưu điện, chuyển tiền, qua ATM, thanh toán khi giao hàng...). Nên có thông tin hướng dẫn các cách thức thanh toán khác nhau để người mua hiểu rõ và chọn lựa. - Chức năng thành viên dành cho người đã mua hàng để tiết kiệm thời gian nhập thông tin khi họ mua hàng những lần sau và để cung cấp thông tin lịch sử mua hàng, giới thiệu hàng hóa mới, hàng hóa khách hàng quan tâm... cho khách hàng. - Một số chức năng tự chọn khác như chức năng tìm kiếm sản phẩm trong siêu thị, chức năng nhận bản tin định kỳ... Cách thức triển khai thanh toán qua mạng cho siêu thị điện tử phục vụ thị trường trong nước, quốc tế sẽ được đề cập trong chương 5. Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 39 b. Đấu giá trực tuyến: Với mô hình đấu giá trực tuyến, website gồm các phần chính sau: - Thông tin hàng hóa: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm sản phẩm. Thông tin về từng sản phẩm gồm: hình, giá, giới thiệu ngắn, nhóm sản phẩm, giá sàn, thời gian kết thúc đấu giá, giá hiện tại, điều khoản khác liên quan đến việc bán món hàng... - Thông tin giới thiệu, hướng dẫn: gồm những thông tin như: giới thiệu chủ sở hữu website, chính sách mua-bán, quy định tham gia đấu giá, quy định giao hàng, trả lại hàng, hướng dẫn cách tìm kiếm hàng hóa v.v... - Công cụ rao bán, công cụ chọn mua, công cụ hỗ trợ thanh toán, công cụ tìm kiếm hàng hóa... - Thành viên: để lưu thông tin thành viên tham gia mua, bán, đấu giá, phục vụ các mục tiêu: Xác nhận tư cách tham gia, Lưu thông tin lịch sử tham gia mua, bán, đấu giá, Phục vụ việc quản lý mối quan hệ khách hàng giữa thành viên và website... Minh họa website đấu giá trực tuyến nổi tiếng www.ebay.com c. Sàn giao dịch B2B: Với mô hình sàn giao dịch B2B, website gồm các phần chính sau: - Thông tin hàng hóa: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm sản phẩm. Thông tin về từng sản phẩm gồm: hình, giá, giới thiệu ngắn, nhóm sản phẩm, nhà sản xuất... - Danh mục thông tin về doanh nghiệp: phân loại theo ngành nghề, theo quốc gia, địa phương, theo nhu cầu mua – bán – tìm đối tác... - Thông tin chào hàng (chào mua, chào bán): như rao vặt, phục vụ nhu cầu tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp. - Thông tin giới thiệu, hướng dẫn: gồm những thông tin như: giới thiệu chủ sở hữu website, chính sách mua-bán, quy định tham gia giới thiệu trên website, hướng dẫn cách sử dụng website v.v... - Những công cụ hỗ trợ như: đăng tải thông tin, tìm kiếm thông tin, hỏi thông tin, nhận bản tin định kỳ... - Thành viên: lưu thông tin thành viên tham gia phục vụ các mục tiêu: xác nhận tư cách tham gia; lưu thông tin lịch sử tham gia tạo sự tiện lợi cho thành viên Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 40 khi cần truy xuất lịch sử tham gia; và phục vụ việc quản lý mối quan hệ khách hàng giữa thành viên và website. Minh họa sàn giao dịch B2B của Việt Nam www.vnemart.com.vn d. Cổng thông tin (Portal): Với mô hình cổng thông tin, website gồm các phần chính sau: - Phân loại thông tin: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm thông tin. Thông tin về từng “thông tin” gồm: địa chỉ website, giới thiệu ngắn về website, tựa đề dành cho website. - Chức năng tìm kiếm thông tin. - Chức năng gửi email cho bạn bè để giới thiệu trang web đang xem. - Chức năng đề nghị một website mới tạo điều kiện cho người xem đóng góp nguồn website mới, góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu website hiện có. Cổng thông tin điển hình là Yahoo! tại địa chỉ www.dir.yahoo.com e. Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: Với website thông tin, phần chính là cơ sở dữ liệu các thông tin, được phân chia theo từng thể loại. Phần phụ là những thông tin quảng cáo (banner - cột dọc bên phải trang web) và thông tin liên hệ với chủ sở hữu website khi có nhu cầu quảng cáo. Điển hình là www.vnexpress.net So với các website thông tin dạng này thì www.vnexpress.net còn thiếu một chức năng cho phép mọi người tham gia gửi bài viết. Bài viết đạt chất lượng sẽ được VNExpress.Net đăng tải, có thể có hoặc không có nhuận bút, phục vụ hai điều: có thêm nhiều bài viết phong phú, khách quan; và tạo điều kiện cho người viết chuyên nghiệp hoặc không chuyên tham gia đăng bài. Đây là mô hình các website tương tự trên thế giới đang thực hiện. f. Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp: Website giới thiệu thông tin doanh nghiệp có các phần chính như: trang chủ, giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, trang liên hệ. Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 41 3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website Muốn xây dựng website cho mình, doanh nghiệp phải tìm nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web và lưu trữ web (hosting). Doanh nghiệp phải chọn một nhà cung cấp dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Làm thế nào để chọn mà không “hối tiếc”? Các lưu ý sau sẽ giúp doanh nghiệp chọn được nhà cung cấp dịch vụ tốt: • Tránh chọn dịch vụ lưu trữ miễn phí: hosting miễn phí không cho doanh nghiệp chức năng host với tên miền (domain) riêng, do đó, website của doanh nghiệp có tên là www.tenbanchon.xyz.com (xyz là tên nhà cung cấp free hosting chọn), do đó, nhìn vào địa chỉ website là người xem biết ngay website của doanh nghiệp đặt trên host miễn phí, dẫn đến việc làm giảm ấn tượng chuyên nghiệp của website. • Tránh chọn Hosting không có khả năng mở rộng: khi xây dựng website, doanh nghiệp phải nghĩ đến khả năng website của mình được mở rộng theo thời gian, có nghĩa là dung lượng chứa sẽ tăng, lượng thông tin upload/download sẽ tăng do số lượng người xem tăng, số email cần thiết sẽ tăng v.v... Do vậy, doanh nghiệp nên lưu ý khía cạnh này khi mua host, dĩ nhiên là mở rộng host thì doanh nghiệp phải trả thêm tiền, nhưng như thế tiện lợi hơn nhiều so với việc doanh nghiệp phải đi tìm host khác nếu host cũ không có chức năng cho phép “nâng cấp” để đáp ứng nhu cầu mở rộng host của doanh nghiệp. • Tránh chọn host quá rẻ: “tiền nào của nấy”, host quá rẻ (vài dollar Mỹ/tháng) thì chất lượng host thấp (dịch vụ hỗ trợ, chức năng, bảo mật v.v...) Doanh nghiệp nên chấp nhận chi nhiều hơn một ít cho host để đổi lấy sự yên tâm trong bảo mật, dịch vụ hỗ trợ, và quan trọng là website “chạy” ổn định v.v... • Nên tách riêng việc mua tên miền và việc host: vì có nhiều trường hợp nhà cung cấp dịch vụ không chịu giao quyền quản lý tên miền cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không hài lòng với dịch vụ duy trì website và muốn chuyển sang host nơi khác. • Khi mua host từ nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần hỏi rõ: Dung lượng host bao nhiêu MB, cho phép maximum bao nhiêu MB dung lượng upload/download (transfer) mỗi tháng, có khả năng mở rộng không? Trong trường hợp website bị hacker “đánh sập” thì khả năng cứu vãn và phục hồi website như thế nào? Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 42 Tóm tắt chương: - Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ, hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần) - Website là một tập hợp một hay nhiều trang web. - Những nội dung thiết yếu của một website: Trang chủ, Trang liên hệ, Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ, Trang hướng dẫn hoặc chính sách. - Một số mô hình website gồm: Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử, Đấu giá trực tuyến, Sàn giao dịch B2B, Cổng thông tin, Mô hình giá động, Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo, Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp. - Sau khi website được xây dựng xong và đưa vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải marketing, cập nhật thông tin, thêm thông tin, thay đổi nhỏ... để tránh nhàm chán và thu hút người xem. - Tên miền (domain): là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng www.abc.com hay www.abc.net hay www.abc.com.vn... - Lưu trữ web (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập thì chúng phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet. - Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB). - Hacker: là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật. - Để website mang lại hiệu quả thực sự, có 03 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem. - Khi mua host từ nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần hỏi rõ: Dung lượng host bao nhiêu MB, cho phép maximum bao nhiêu MB dung lượng upload/download (transfer) mỗi tháng, có khả năng mở rộng không? Và trong trường hợp website bị hacker “đánh sập” thì khả năng cứu vãn và phục hồi website như thế nào? Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 43 CHƯƠNG 4 MARKETING QUA MẠNG INTERNET (E-MARKETING) Trong chương này độc giả sẽ nắm bắt được các cách thức marketing qua mạng Internet từ cơ bản đến nâng cao, và từ đó áp dụng những cách thức phù hợp với mô hình website TMĐT của mình. Nội dung của chương: 4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản 4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả 4.4. Cách thức thu hút người xem cho website 4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ 4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm của Google.com 4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? Marketing qua mạng (hay còn được gọi là e-marketing, Internet marketing) là việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến với nhóm đối tượng quảng bá dựa trên các công cụ email, Internet, WWW. Thông qua email, doanh nghiệp có thể gửi thông điệp quảng bá đến các nhóm đối tượng quảng bá. Để làm việc này, doanh nghiệp phải có danh sách email để gửi. Thông qua WWW, doanh nghiệp có thể xây dựng website để trưng bày đầy đủ thông tin rồi sau đó tập trung quảng bá địa chỉ website này cho thật nhiều người biết đến (quan trọng là thật nhiều người trong nhóm đối tượng mà doanh nghiệp muốn chuyển tải thông điệp quảng bá đến họ) để vào xem những nội dung trưng bày trên website của doanh nghiệp. Hoặc thông qua website của các đơn vị khác, doanh nghiệp cũng có thể đăng tải những mẩu rao vặt, cần mua - cần bán... nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm. Cũng thông qua WWW, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về các đối tác tiềm năng để chủ động liên hệ chào hàng. Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 44 Doanh nghiệp nào cũng cần phải chú trọng marketing. Trong TMĐT cũng thế. Hiện (giữa năm 2005) trên mạng Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu một người mỗi ngày tìm ra và xem 10 website mới thì phải mất 4 triệu ngày (12.000 năm) mới đọc qua hết số website có trên thế giới, đó là chưa kể ước tính mỗi tháng có khoảng một triệu website mới ra đời, và dĩ nhiên, số website “chết” trong tháng vẫn không ít. 4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản Để marketing cho website, doanh nghiệp cần áp dụng cả 2 hình thức: marketing truyền thống (như in địa chỉ trên các tài liệu sales) và marketing qua mạng. Để e-marketing cho website, doanh nghiệp phải làm các việc sau: - Đăng ký địa chỉ website, từ khóa, lĩnh vực của website với một vài bộ tìm kiếm chính như www.yahoo.com, www.google.com (tại www.google.com/addurl.html), Lưu ý, nhiều dịch vụ thực hiện đăng ký địa chỉ website với hàng nghìn, chục nghìn bộ tìm kiếm, song thực chất điều này không cần thiết, vì người xem chỉ tập trung tìm kiếm website bằng một vài bộ tìm kiếm nổi tiếng nhất mà thôi. - Đăng ký địa chỉ website với các danh bạ website như www.dmoz.org, www.google.com, www.vietnamwebsite.net, www.vietnamb2bdirectory.com vì số người tìm kiếm website thông qua các danh bạ này cũng nhiều. Đây có thể là cách tìm kiếm website thông dụng thứ hai, đứng sau cách dùng bộ tìm kiếm. (Có thể tìm kiếm các danh bạ website bằng cách vào www.google.com và gõ “danh bạ website” hoặc “web directory”.) - Trao đổi link (liên kết) với các website khác, càng nhiều càng tốt. Lưu ý: nên chọn lọc những website có cùng nhóm đối tượng khách hàng, và cũng có mức độ phổ biến ngang tầm với website của doanh nghiệp để đề nghị trao đổi link. - Doanh nghiệp có thể đặt banner quảng bá website trên các website khác nổi tiếng hơn, nơi có đông đối tượng doanh nghiệp muốn giới thiệu website của mình. Khi đặt banner quảng cáo, cần lưu ý thiết kế banner sao cho thật ấn tượng và gợi sự tò mò của người xem. - Đăng rao vặt giới thiệu website của doanh nghiệp trên các website rao vặt khác, hoặc giới thiệu website của doanh nghiệp trong các diễn đàn nơi tập trung nhiều đối tượng doanh nghiệp tìm kiếm. - Email marketing: gửi email đến các đối tượng khách hàng, tuy nhiên, nên tránh làm phiền người nhận bằng cách gửi liên tục và không cho họ chức năng từ chối nhận (spam). Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 45 - Tối ưu hóa website để được liệt kê trên Top 10, Top 20, Top 30 của các kết quả tìm kiếm của bộ tìm kiếm (www.google.com, www.yahoo.com) với một số từ khóa (keyword) đã chọn. - Cung cấp những thông tin, chức năng bổ ích để thu hút người đọc và giữ họ quay lại đọc thường xuyên Khi thực hiện e-marketing, doanh nghiệp cần nhớ một số nguyên tắc sau: - Nội dung thông điệp: nội dung thông điệp phải được trau chuốt về câu chữ, hình ảnh sao cho thu hút người đọc, gợi tính tò mò của người đọc, và cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn để người đọc biết mình phải làm gì sau đó. - Tính chuyên nghiệp: tính chuyên nghiệp được thể hiện qua nhiều cách, ví dụ: doanh nghiệp gửi email marketing thì nhất thiết phải có chức năng từ chối nhận tiếp dành cho người không quan tâm; nếu có người quan tâm email hỏi thông tin thì doanh nghiệp phải trả lời nhanh nhất có thể, cung cấp câu trả lời trọn vẹn, rõ ràng nhất - Tần suất: tần suất marketing qua mạng tùy thuộc vào từng hành động cụ thể, nói tóm tắt, nếu gửi email marketing thì không nên gửi “dầy” quá (thời gian giữa 2 lần gửi ngắn quá, chỉ 1-2 ngày), còn việc đăng rao vặt, tìm kiếm đối tác, đăng ký liệt kê trên danh bạ website, trao đổi link thì phải thực hiện thường xuyên mỗi tuần 2 - 3 lần. - Chi phí: có những cách e-marketing tốn rất nhiều tiền như đặt banner (song, hiệu quả chưa chắc là tốt trong trường hợp số người vào xem website đó không bận tâm đến banner của bạn), song cũng có những cách e-marketing đòi hỏi sự kiên trì, công sức, kỹ thuật và thời gian là chủ yếu. Cho nên không phải chi nhiều tiền là marketing hiệu quả. - Hiệu quả: khi doanh nghiệp có chiến dịch e-marketing bằng một hình thức nào, doanh nghiệp nên theo dõi kết quả. Marketing qua mạng rất dễ cho thấy kết quả ngay sau đó. Doanh nghiệp phải theo dõi nghiên cứu ghi nhận kết quả của từng hành động marketing để có chiến lược marketing sâu sát hơn, hiệu quả hơn. 4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả Phần này giới thiệu một số cách marketing qua mạng được xem là hay, hiệu quả: - Chiến lược marketing lan truyền (virus marketing): tức tận dụng người xem để marketing cho những người khác. Ví dụ Yahoo!, Hotmail cho mọi người dùng email miễn phí, nhưng trong thông điệp email, họ tự động kèm theo một câu quảng cáo ở cuối email. Nếu một người dùng Yahoo! và gửi email cho người khác chưa dùng email, họ sẽ tự nhiên biết đến Yahoo!. Hình thức gửi e-card cũng thuộc loại này. Khi Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 46 một người gửi một e-card từ www.123greetings.com đến người khác, người này cũng nhờ đó mà biết được website www.123greetings.com này. Những “vật phẩm” miễn phí cho download qua mạng trên website như ảnh đẹp, nhạc mp3, sách điện tử (e- book) cũng phục vụ mục tiêu marketing lan truyền này. - Cho những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của website mới dùng được với nhau: ví dụ Yahoo! Instant Messenger (Yahoo! Chat) chỉ cho phép những người có đăng ký ID với Yahoo! mới có thể chat với nhau, từ đó, những ai muốn sử dụng tiện ích YIM đều phải đăng ký tài khoản với Yahoo!. - Quyền lợi cho người giới thiệu: một số website trả tiền cho những ai giới thiệu người mới vào website của mình, hoặc sẽ cho quyền lợi theo dạng marketing đa cấp (multi- level marketing) tức người giới thiệu sẽ hưởng quyền lợi theo % những gì mà người được giới thiệu kiếm được. Hình thức giống như “bán hàng đa cấp” mà dư luận đang quan tâm ở Việt Nam. Thực chất hình thức marketing đa cấp không xấu, nhưng những kẻ xấu, làm ăn gian dối đã biến tướng mô hình này. - Trả tiền cho click: một số website có chính sách hoa hồng cho người giới thiệu, tức là các website khác có thể liệt kê link đến website đồng ý trả tiền này để nhận được tiền mỗi khi giới thiệu được người click sang. Ví dụ: website A có chính sách trả tiền cho click đến, website B đăng link đến A trên website của mình, khi người xem đang ở website B và click lên link này để đi đến website A thì A sẽ trả cho B một khoản tiền nhỏ. Đây cũng là cách để các website B đăng link của A trên website của mình. Có nhiều dạng trả tiền:  Pay-per-click: tiền được trả tính trên mỗi click, tức trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A.  Pay-per-lead: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có tham gia một hành động nào (được quy định trước trong thỏa thuận hợp đồng hợp tác giữa A và B) như đăng ký nhận bản tin, trả lời câu hỏi...  Pay-per-sale: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có mua sản phẩm hay dịch vụ từ A. Trường hợp này số tiền hoa hồng thường tính theo % trị giá giao dịch của người đó. Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 47 4.4. Cách thức thu hút người xem cho website Việc có một website trên Internet là điều dễ dàng, cái khó là làm sao cho đối tượng khách hàng của doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới biết đến website của doanh nghiệp, cái khó hơn nữa là làm sao cho đối tượng khách hàng của doanh nghiệp còn quay trở lại website của doanh nghiệp lần hai, lần ba và nhiều lần nữa? Bên dưới là một số “bí quyết” để thu hút và giữ chân người xem website. Thật ra, bí quyết này chỉ gói gọn trong ba yếu tố: xây dựng cộng đồng, nội dung, và phần thưởng. - Xây dựng cộng đồng: doanh nghiệp nên dành chỗ trên website của mình để làm “sân chơi” cho những người cùng yêu thích một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: website của doanh nghiệp về du lịch Việt Nam, thì doanh nghiệp nên làm một diễn đàn (forum) trên website của mình để mọi người có thể đăng ý kiến, bài viết, hình ảnh về các chuyến du lịch Việt Nam của họ v.v... Diễn đàn này rất có tác dụng trong việc giữ chân người xem và thu hút người mới. Những thành viên trong cộng đồng đã góp phần rất lớn vào việc quảng cáo cho website của doanh nghiệp. - Nội dung: nội dung của các trang trên website của doanh nghiệp có giá trị quyết định trong việc thu hút và giữ chân người xem. Hãy đặt mình vào vị trí đối tượng khách hàng của doanh nghiệp để quyết định đăng tải những thông tin gì, hãy đặt câu hỏi “Họ muốn biết những gì?”, “Những gì là bổ ích cho họ?” v.v Nên chú ý tạo sự tiện lợi cho người xem khi xem các trang web của doanh nghiệp. Sự tiện lợi quan trọng nhất là: làm sao trong thời gian ngắn nhất, người xem tìm được cái họ muốn xem. Đăng tải nhiều thông tin quá cũng không tốt, người xem sẽ có cảm giác bị rối tung trong một mớ hỗn độn thông tin và sẽ nhanh chóng chán và rời khỏi website của doanh nghiệp, mang theo ấn tượng không tốt về mức độ chuyên nghiệp của website của doanh nghiệp. Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, là việc cập nhật thông tin thường xuyên. - Phần thưởng: hiện vì có quá nhiều website cung cấp thông tin nên người xem có quyền chọn lựa rất lớn. Vì thế, doanh nghiệp phải có những “chiêu thức” khiến người xem cảm thấy thích và có ích lợi khi đọc các trang web của doanh nghiệp. Hiện trên thế giới rất nhiều website trả tiền cho người đọc, ví dụ, một người vào xem trang web của họ, người đó sẽ được cộng điểm hoặc trả tiền (chỉ vài xu đô-la Mỹ), khi điểm của họ nhiều, họ có thể đổi điểm lấy hàng hóa hay dịch vụ hay được giảm giá khi mua hàng v.v Ta có thể không làm như thế, nhưng phần thưởng ở đây có nghĩa là những lợi ích dành cho người đọc web như quyền download miễn phí, những dịch vụ ưu tiên hay quà khuyến mãi v.v Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 48 Tóm lại, để thu hút và giữ chân người xem web, doanh nghiệp phải mang lại cho họ lợi ích thật sự, những lợi ích đó có thể là tiền bạc, dịch vụ hay sản phẩm miễn phí, giá trị tinh thần, thông tin hữu ích v.v 4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Để quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa cần làm các việc sau: - Có một nơi để trưng bày sản phẩm trên mạng Internet: có thể là website, nhưng nếu chỉ là website, doanh nghiệp phải mất nhiều công sức để quảng bá website trên thị trường quốc tế - việc này rất khó và đòi hỏi nhiều công sức, chi phí Một cách khác là doanh nghiệp có thể xây dựng e-catalogue trên các sàn giao dịch quốc tế, như thế doanh nghiệp đã tận dụng được lượng khách vào xem của các sàn giao dịch này. Một số sàn giao dịch cho phép doanh nghiệp tự tạo e-catalogue miễn phí (hoặc phải trả tiền nếu doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ nâng cao với một số chức năng tiện ích khác). Tham khảo www.alibaba.com, www.ec21.com, - Doanh nghiệp phải đăng tải thông tin giới thiệu mình, hàng hóa của mình trên các sàn giao dịch quốc tế như www.alibaba.com, www.ec21.com, www.indiamart.com Và cũng trên các sàn giao dịch này, doanh nghiệp nên đọc phần Trade Leads (Tìm mua – Tìm bán) để xem có ai muốn mua mặt hàng mình đang sản xuất không? Thông tin đăng tải nên đầy đủ nhất có thể để tránh người quan tâm phải hỏi han nhiều chi tiết hoặc không đủ sức thu hút sự quan tâm của những người tìm mua. - Doanh nghiệp có website và phải đầu tư marketing website của mình theo những chỉ dẫn marketing qua mạng ở phần trên. - Doanh nghiệp tự giới thiệu mình với các nhà nhập khẩu quốc tế thông qua việc mua danh sách địa chỉ liên hệ của các nhà nhập khẩu trên thế giới về ngành hàng của mình để email/fax cho họ những thông điệp tự giới thiệu về mình, về hàng hóa của mình để thu hút sự chú ý của họ. Những danh sách này thường được rao bán trên mạng. 4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ Để e-marketing sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau: - Đăng rao vặt trên các website rao vặt như: www.webraovat.com, www.toitim.com, www.azraovat.com, www.webmuaban.com... (Vào www.google.com gõ “Rao vặt” sẽ tìm ra rất nhiều website cho phép đăng tải rao vặt miễn phí). Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 49 - Có ít nhất một trang web trên mạng để giới thiệu về hình ảnh, thông tin sản phẩm, dịch vụ muốn giới thiệu. Nếu không cần xây dựng website, doanh nghiệp có thể tạo một trang web giới thiệu về mình và “gửi” nó trên các website khác có liên quan. Ví dụ quán cafe ABC có thể không cần xây dựng website riêng mà chỉ cần “gửi” một vài trang web lên www.saigontre.com với tên miền (ví dụ) www.saigontre.com/cafeABC/. Như vậy doanh nghiệp không tốn kém nhiều cho website và không phải quan tâm đến việc marketing website của mình, vì đã có sẵn số lượng người xem đông đúc của website www.saigontre.com. - Các biện pháp e-marketing website khác đề cập trong phần 4.2., 4.3.. 4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm của Google.com Ở Việt Nam, gần 100% người d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcam_nang_thuong_mai_dien_tu_cho_doanh_nhan.pdf
Tài liệu liên quan