trong tiến trình hội nhập kinh tếtoàn cầu, ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia xem xét
việc tăng đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) và thành lập các chi nhánh mới ởnước ngoài. Sựmởrộng
này tất yếu dẫn đến những chuyển giao tài sản hữu hình và vô hình (kểcảdịch vụ) giữa công ty mẹvà
các chi nhánh của nó ởnước ngoài. Một vấn đềphát sinh trong điều kiện này đó là làm thếnào đểxác
định giá cảcho các giao dịch xuyên quốc gia. Cơchế định giá chuyển giao, vềnguyên tắc, vừa tạo ra
nguồn thu cho các quốc gia có liên quan và cùng lúc đó hợp lý hóa nghĩa vụthuếcho toàn công ty. Với những lý do này định giá chuyển giao ngày càng trởthành một vấn đềquan trọng và thường gây ra những bất đồng vềmặt chính sách giữa nước nhận đầu tưvới nước chủ đầu tưcũng nhưvới các công ty đa quốc gia, vì các phương pháp định giá chuyển giao tác động trực tiếp đến lợi nhuận mà công ty báo cáo tại nước chủ đầu tưvà tiếp đó ảnh hưởng đến nguồn thu thuếcủa cảhai nước chủnhà và chủ đầu tư.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao qua mô hình cân bằng Nash, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao
qua mô hình cân bằng Nash
PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH – TS. BÙI THỊ MAI HOÀI
1. Dẫn nhập
Chuyển giá đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế của các
công ty đa quốc gia và nhóm liên kết. Các công ty đa quốc quốc gia sử dụng thủ thuật chuyển giá để có
thể làm dịch chuyển lợi nhuận chịu thuế giữa các quốc gia, qua đó làm giảm tổng nghĩa vụ thuế và tối
đa hóa lợi nhuận của toàn công ty. Chống lại sự chuyển giá, các quốc gia đưa ra khuôn khổ áp đặt giới
hạn giá chuyển giao.
Tuy nhiên, nếu như mỗi quốc gia cứ nỗ lực gia tăng nguồn thu thuế từ các công ty đa quốc gia thì khả
năng đánh thuế trùng sẽ xảy ra. Hãy hình dung, trong khi một quốc gia xuất khẩu yêu cầu nâng giá cao
đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu, thì ngược lại quốc gia
nhập khẩu lại có động cơ thiết lập mức giá thấp đối với hàng nhập khẩu để gia tăng lợi nhuận và nguồn
thu thuế từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Điều này hàm ý, các chính phủ tập trung đánh thuế chuyển giá
vào công ty đa quốc gia, có thể dẫn đến một sự cân bằng thiếu hợp tác (non – cooperative equilibrium);
kết quả là kiềm chế mức độ thương mại quốc tế. Ngược lại, các chính phủ nếu tăng cường hợp lẫn nhau
thì cả hai có thể gia tăng nguồn thu và thương mại. Bài viết này hướng đến thiết lập mô hình cân bằng
Nash trong trường hợp có hợp tác và không có hợp tác, từ đó rút ra các lý thuyết về cạnh tranh thuế liên
quan đế giải quyết vấn đề chuyển giá.
2. Khung lý thuyết và thực tiễn
Công ty đa quốc gia với đặc điểm là tổ chức mạng lưới các chi nhánh (công ty con -subsidiary) hoạt
động rộng khắp toàn cầu. Chẳng hạn, các công ty con ở nước ngoài thuộc sở hữu công ty ở Mỹ nhưng
được liên kết với nước ngoài, và vì vậy được xem như là một doanh nghiệp biệt lập xét về mặt luật
pháp. Tùy theo các nước, hoặc dựa vào hiệp định đánh thuế trùng hai lần, việc đánh thuế thu nhập công
ty đối với các công ty con ở nước ngoài có thể được hoãn lại. Lợi nhuận do công ty con tạo ra ở nước
ngoài được tính vào vào lợi nhuận của công ty mẹ ở Mỹ chỉ khi lợi nhuận này được chuyển về cho
công ty mẹ dưới dạng cổ tức. Vì thế, chừng nào công ty con còn hoạt động và lợi nhuận được giữ lại ở
nước ngoài thì có thể tránh được sự kiểm soát của hệ thống thuế ở Mỹ. Rất khó để xác định số thu thuế
đã bị mất bao nhiêu do sự hoãn thuế như vậy. Số mất mát này phụ thuộc vào chính sách thuế suất ở
nước ngoài. Nếu tất cả các nước khác đều có thuế suất lớn hơn thuế suất của Mỹ thì không có số thu
thuế tăng thêm cho Mỹ. Tuy nhiên, nếu thuế thu nhập công ty của nước ngoài thấp hơn thuế của Mỹ thì
điều này trở nên hấp dẫn đối với các công ty Mỹ, bởi vì được xem như là một “thiên đường thuế”.
Thông thường rất khó có thể biết được tổng thu nhập của một công ty đa quốc gia được phân bổ cho
các hoạt động của nó ở một quốc gia cụ thể nào là bao nhiêu. Quy trình phổ biến nhất được sử dụng để
phân bổ thu nhập giữa các hoạt động trong nước và ở nước ngoài là hệ thống ngang bằng thị trường
(ALTP: Arm’s length transfer prices). Về bản chất, các hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài đều
được xem xét như những doanh nghiệp tách biệt kinh doanh (ở một chiều dài của cánh tay: “at arm
length”). Lợi tức chịu thuế của mỗi pháp nhân được tính toán bằng cách lấy doanh số bán hàng trừ đi
các chi phí của riêng chúng.
Vấn đề là không có sự rõ ràng làm thế nào để phân phối chi phí đối với những địa điểm khác nhau và
điều này dẫn đến cơ hội lớn cho việc tránh thuế. Tại sao như vậy? Hãy xem xét một công ty đa quốc
gia sở hữu bằng sáng chế về xử lý tách gene. Một trong số các công ty con sở hữu bằng sáng chế và các
công ty con còn lại trả tiền bản quyền. Công ty mẹ có động cơ phân định bằng sáng chế thuộc về một
trong công ty con ở quốc gia có thuế suất thấp với mục đích tiền bản quyền nhận được từ các công ty
2
con trong hệ thống sẽ bị đánh thuế ở mức thấp. Đồng thời, công ty mẹ cũng muốn tất cả các công ty
con sử dụng bằng sáng chế là ở trong các quốc gia có thuế suất cao, qua đó giá trị giảm trừ liên quan
đến tiền bản quyền là tối đa. Thật sự, bởi vì giao dịch này hoàn toàn là thuộc về bên trong công ty, cho
nên nó muốn thiết lập mức tiền thanh toán tiền bản quyền ở mức lớn có thể được để tối đa hóa lợi ích
từ sự sắp đặt này. Và nếu không có một thị trường tích cực để xác định giá trị bằng sáng chế bên ngoài
công ty, cơ quan thuế không có cơ sở để xác định liệu tiền thanh toán bản quyền có vượt quá mức hay
không.
Trong chuyển giá, tùy thuộc vào việc phân định chi phí của nhiều khoản mục đến các công ty con khác
nhau, nên công ty đa quốc gia và cơ quan thuế có khoảng cách nhất định trong việc xác định chuyển
giá. Điều này là một khía cạnh nhạy cảm của chính sách thuế. Các công ty đa quốc gia đưa ra nhiều
cách giải thích về chi tiêu và tính phức tạp của sự tuân thủ chi phí của họ. Hành vi chuyển giá giữa các
doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết sẽ nảy sinh cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp
khác và làm giảm nguồn thu thuế. Để chống lại sự chuyển giá, chính phủ các nước đưa ra nhiều quy
định rất nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và kê khai. Nhật Bản là quốc gia đi đầu
trong việc áp dụng quy định chống chuyển giá, từ năm 1986, với thời hạn hồi tố kéo dài 6 năm. Các
quy định này tập trung vào các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Các
doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định chống chuyển giá cả với hàng hoá hữu hình, mà cả dịch vụ
và hàng hoá vô hình,như nhãn hiệu các quy trình quản lý nhân sự…Ở Việt Nam, theo quy định hiện
hành, các quy định về kiểm tra truy thu thuế là 5 năm. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại và cơ quan
thuế có thể tiến hành điều tra, kiểm tra hoạt động của hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời
gian 5 năm trở về trước. Do vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng các tài liệu liên quan nhằm
đảm bảo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh. Thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đề
chuyển giá là: không có qui định về việc áp dụng thoả thuận xác định giá trước; cần tốn thêm chi phí,
thời gian, nhân lực… nhằm tuân thủ yêu cầu về việc chuẩn bị và cập nhật chứng từ, tài liệu liên quan
đến việc xác định giá chuyển giao.
Bài toán thực tiễn đặt ra ở đây, nếu như hai chính phủ cứ hành động riêng rẽ trong chính sách chống
chuyển giá thì đôi bên không có lợi mà ngược lại gây tổn thất quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt
trong bối cảnh toàn cầu. Thay vào đó, nếu các quốc gia hợp tác xây dựng được một quy định hợp lý về
chuyển giá, mà yếu tố hợp lý ở đây được hiểu là gần với giá của thị trường sẽ chống được hiện tượng
chuyển giá.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu
Trong mô hình nghiên cứu, giả định công ty Mỹ thiết lập chi nhánh tại Việt Nam. Đầu ra được tạo ra
trong một quốc gia (Mỹ) và được chuyển đến quốc gia khác (Việt Nam) để bán cho người tiêu dùng.
Trò chơi diễn ra theo chiến lược: công ty có hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia đánh thuế thấp (cao) đến
quốc gia có thuế cao (thấp), thích giá chuyển giao cao (thấp) có thể được với mục đích tối đa hóa lợi
nhuận của toàn công ty: chi nhánh bị đánh thuế cao có lợi nhuận thu được bằng zero và tập trung lợi
nhuận vào chi nhánh bị đánh thuế thấp. Trái lại, quốc gia nhập khẩu có khuynh hướng thích giá chuyển
giao thấp hơn với hàm ý gia tăng lợi nhuận và thu nhập thuế cao từ doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên,
thực tế cơ quan thuế của mỗi quốc gia thiết lập mức giá chuyển giao theo quy định và ràng buộc các
công ty dựa vào đó tính toán lợi nhuận, nộp thuế.
Như vậy, công ty đa quốc gia nhất định phải tuân thủ mức giá chuyển giao theo yêu cầu của hai chính
phủ. Theo đó, công ty tối đa hóa tổng lợi nhuận sau thuế từ hai chi nhánh của mình bằng việc chọn lựa
mức bán hàng cuối cùng bằng với mức thương mại trong nội bộ công ty, S. Tại chi nhánh Việt Nam, lợi
nhuận trước thuế được báo cáo cho cơ quan thuế Việt Nam được xác định: ( )vn R S SQ , trong đó
3
R(S) là thu nhập kiếm được bằng việc bán S đơn vị cho người tiêu dùng (với '' 0R 1) và Q là giá
chuyển giao được thiết lập bởi cơ quan thuế Việt Nam.
Tương tự, lợi nhuận trước thuế của công ty Mỹ báo cáo cho cơ quan thuế Mỹ là ( )us Sq C S , trong
đó, C(S) là chi phí sản xuất S đơn vị đầu ra và q là giá chuyển giao theo quy định của chính phủ Mỹ.
Công ty phải chi trả phần thuế (T) đối với lợi nhuận phát sinh tại Việt Nam cho chính phủ Việt Nam và
phần thuế (t) đối với lợi nhuận phát sinh tại Mỹ cho chính phủ Mỹ. Giả sử thuế suất biến đổi trong
phạm vi từ 0 – 1 ( , (0,1)t T ). Vấn đề đặt ra ở đây là công ty chọn S sao cho để tối đa hóa lợi nhuận
sau thuế ( ) của toàn công ty:
( ) ( ) ( ) ( )
(1 ) ( ) (1 ) ( ) ( ) ( )
R S R S SQ T Sq C S t C S
T R S t C S T SQ t Sq
Để cho là tối đa thì thu nhập biên bằng chi phí biên, và đạo hàm bậc nhất có dạng:
' '(1 ) (1 )T R t C tq TQ (1)
Phương trình (1) cho thấy giá trị của q càng cao dẫn đến thu nhập biên càng cao nhưng khối lượng
bán hàng càng thấp, trong khi giá trị của Q càng cao dẫn mức bán hàng càng cao2. Vấn đề trở nên dễ
xử lý hơn nến như giả sử chi phí biên không đổi và đường cầu tuyến tính, khi đó thu nhập biên R’ được
xác định: ' /R b S , trong đó 1/ là độ dốc thu nhập biên. Giả sử b>C’ với hàm ý mức bán hàng
dương và trong điều kiện không có đánh thuế, biến đổi phương trình (1) ta được:
'
' (1 )
(1 )
1' '
1 1
t C tq TQR
T
t tq TQR C
T T
Vì ' /R b S , phương trình trên có thể viết thành:
1/ '
1 1
1 '
1 (1 ) (1 )
t tq TQb S C
T T
t t TS b C q Q
T T T
(2)
3. Phản ứng của hai chính phủ
Xét mức thuế suất thuế công ty, chính phủ Việt Nam tối đa hóa nguồn thu thuế, [ ( ) ]vnTR T R S SQ ,
thông qua tối đa hóa giá chuyển giao theo quy định, Q, khối lượng bán hàng, S, và điều kiện giới hạn
0Q . Trong điều kiện T>0, lấy đạo hàm bậc nhất ta có: ( / )( / ) ( / )R S S Q S S Q Q ,
trong đó >0 nếu như giữ nguyên giới hạn 0Q và =0 trong trường hợp khác. Thay thế S như
được hàm ý ở phương trình 2; ( / )
(1 )
TS Q
T
và ( / )
SR S b , chúng ta có thể thấy chính phủ
Việt Nam lựa chọn Q sao cho đạt cực đại, nghĩa là ( / )( / ) ( / ) 0R S S Q S S Q Q 3.
1 Đạo hàm bậc 2 nhỏ hơn zero hàm ý thu nhập biên giảm dần.
2 Nếu như chính phủ Việt nam gia tăng thu nhập bằng việc ha thấp giá chuyển giao, Q, thì mức bán hàng giảm xuống; nếu
như gia tăng mức thuế suất T thì mức bán hàng cũng gia tăng.
3 Với Q là tham số, T>0; Rvn -> max; =>f =R(S) –SQ -> max; => f’(Q) =0
4
Đặt 1 '
1
tb C
T
, từ phương trình trên ta có:
( ) 0
1 1 1 1
2( )
1 1 1
( ) (1 ) 2
S T t T Tb q Q Q
T T T T
T t Tb S q Q
T T T
b S T T tq TQ
Vì : 1 '
1 1
t tq TQb S C
T T
, nên:
2 2
2 2
2 2
2
1 (1 ) (1 )' 2
1 1 1 (1 ) (1 )
1 (1 ) (1 )' 2
1 1 1 (1 ) (1 )
1 (1 )' (2 )
1 1 (1 ) 1
1 (1 )'
(2 ) 2 (2 )
t tqT T Q T tq TC T TQ
T T T T T
t tqT T Q T tq TC T TQ
T T T T T
t tq T TC T Q T
T T T T
qt t TQ C
T T T T T
21 (1 )max ' ;0
(2 ) 2 (2 )
qt t TQ C
T T T T T
(3)
Dựa vào kết quả phương trình (3), suy ra mênh đề: giá chuyển giao được yêu cầu bởi chính phủ Việt
Nam gia tăng khi giá chuyển giao được yêu cầu bởi chính phủ Mỹ gia tăng và cũng như chi phí biên
sản xuất gia tăng. Tương tự, chính phủ Mỹ tối đa hóa nguồn thu thuế, [ ( )]usTR t Sq C S , bằng việc
lựa chọn giá chuyển giao tối thiểu, q, phụ thuộc vào khối lượng bán hàng mà công ty lựa chọn và điều
kiện giới hạn 0q . Sử dụng phương trình (2), giá trị tương ứng ( / )S q , biến đổi ta được q là một
hàm số gia tăng của Q và C’:
1 (1 )max ' ;0
2 2 2
T Tq Q C
t t
(4)
Như vậy, giá chuyển giao được đưa ra bởi chính phủ Mỹ gia tăng khi giá chuyển giao được yêu cầu bởi
chính phủ Việt Nam gia tăng và cũng như chi phí biên sản xuất gia tăng.
3.1. Cân bằng trong điều kiện không có hợp tác giữa hai chính phủ (non - cooperative equilibrium)
Kết hợp hai phương trình phản ứng qua lại giữa hai chính phủ (3) và (4), ta xác định giá chuyển giao
theo mô hình cân bằng Nash trong cơ chế không hợp tác như sau:
^
max[ ' (1 )(1 2 )( ') /[(3 2 ) / ];0Q C T T b C T T (5)
^^
^
' (1 )( ') / 3 2 ; 0
1/ 2 ' (1 ) /(2 ); 0
C T b C T t Q
q
C T t Q
(6)
5
Nếu như giao dịch thương mại xảy ra giữa các công ty tách biệt hoàn toàn và trong điều kiện cạnh
tranh, về bản chất C’ sẽ phản ảnh giá trị của giá chuyển giao theo nguyên tắc ngang bằng thị trường.
Phương trình (6) cho thấy, chính phủ Mỹ sẽ luôn luôn thiết lập q ở mức trên ALTP. Ngược lại, chính
phủ Việt Nam yêu cầu mức giá thấp hơn C’ khi T0, cho nên một sự cân bằng không
hợp tác sẽ dẫn đến ^ ^q Q với bất kỳ (1 – T)/(3 – 2 T)t > – (1 – T)(1 – 2 T)/(3 – 2 T)T và t, T (0,1).
Xét điều kiện ^q >0, nếu như ^Q = 0, điều này chứng minh phần thứ nhất của giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Trong điều kiện cân bằng Nash không hợp tác, quốc gia xuất khẩu yêu cầu mức giá
chuyển giao cao hơn quốc giá nhập khẩu, dẫn đến đánh thuế trùng vào lợi nhuận của công ty, nghĩa là
^
q >
^
Q . Đến lượt, điều này dẫn đến mức bán hàng giảm xuống so với mức bán hàng không bị đánh thuế,
nghĩa là Snc<S0.
Để minh chứng phần thứ hai, thay thế phương trình (6) và (5) vào (2), mức bán hàng của công ty được
xác định như sau:
^
^
( ') /(3 2 ); 0
/ 2 '/[2(1 )]; 0
nc
b C T Q
S
b C T Q
(7)
Trong đó Snc phản ảnh mức bán hàng không hợp tác. Trong trường hợp không có đánh thuế, công ty
đơn giản cân bằng thu nhập biên và chi phí biên, hàm ý 0 ( ')S b C . Có thể thấy Snc luôn luôn nhỏ
hơn S0.
Như trên đã phân tích, hai chính phủ có thể thu được tổng nguồn thu thuế
( ) ( )T R S TSQ tSq t C S . Sử dụng giá trị trong điều kiện không hợp tác với q, Q và Snc, ta có:
2
2
4 3 ( ') ; 0
2(3 2 )
nc
vn us
TTR b C Q
T
(8)
Khi đó, tổng lợi nhuận sau thuế thuần của công ty bằng:
21 1( ') ; 0
3 2 2nc nc nc
T Tb C S S Q
T
(9)
3.2. Cân bằng trong điều kiện có hợp tác giữa hai chính phủ (cooperative equilibrium)
Hình vẽ cho thấy hàm phản ứng của chính phủ trong mô hình cân bằng Nash tại điểm giao nhau.
Đường cong đứt khúc phản ảnh mức thu thuế cố định đối với từng quốc gia. Rõ ràng, có khoảng trống
về hướng tây bắc của cân bằng, có thể mang lại nguồn thu thuế cao hơn cho hai chính phủ với điều kiện
phải có sự hợp tác giữa đôi bên. Để đi đến đạt được giải pháp hợp tác cụ thể, yêu cầu các chính phủ
phải chấp nhận giá chuyển giao q* = Q*. Đây là tiền đề cần thiết tạo ra cơ chế hợp tác giữa hai chính
phủ.
6
Q
q
Hình 1
Cân bằng không hợp tác và chỗ trống cho sự hợp
tác
Hàm phản ứng của Mỹ
Hàm phản ứng của VN
Thu thuế của
VN cao hơn
Thu thuế của
Mỹ cao hơn
Cân bằng không
hợp tác
Đường cong
thu nhập
Giả sử các quốc gia hợp tác đi đến thỏa thuận giá trị q* =Q* nhằm tối đa hóa tổng thu nhập thuế,
co
vn usTR , đi đôi với đó cần thiết lập cơ chế tái phân phối thông qua khoản thanh toán phụ (side
payments)4 với mục đích làm cho hai quốc gia trở nên tốt hơn.
Thật vậy, hãy xem xét vấn đề nảy sinh dưới đây:
* *
( ( ) *) ( * ( ))covn usQ qMaxTR T R S SQ t Sq C S (10)
Lấy đạo hàm bậc nhất phương trình trên và viết lại như sau:
2(1 )* * ' ( ');0
( )(2 )
Tq Q Max C b C
T t T
(11)
Từ phương trình (11) và b>C’ ta thấy giải pháp chung cho hai quốc gia trong khuôn khổ hợp tác là T
phải lớn hơn mức biên t hoặc tiệm cận t. Nhìn trực quan từ hình vẽ, các chính phủ có thể hợp tác sử
dụng giá trị Q* để chọn thuế suất thực tế được ưu thích bằng việc dịch chuyển tỷ phần hợp lý của lợi
nhuận chịu thuế của công ty đa quốc gia vào vùng có thuế suất cao hơn. Chênh lệch giữa T và t càng
thấp, thì những thay đổi được yêu cầu trong Q* để thay đổi thuế suất thực càng lớn. Thế nhưng, nếu
như T = t, thì giá trị Q* và q* lại không được xác định. Vì thế, giải pháp trong trường hợp có hợp tác
yêu cầu T t ; tình huống được ưa chuộng nhất là T<t. Khi đó, chính phủ Việt Nam trở nên bị thiệt, và
vì vậy, chính phủ Mỹ cần có khoản thanh toán phụ cho chính phủ Việt Nam để làm hài hòa lợi ích thu
nhập giữa hai quốc gia.
4 Thanh toán phụ (Side payments) là yếu tố thuộc về lựa chọn chiến lược của các đối tác cùng tham gia vào một “trò chơi”.
Một đối tác chấp nhận chi trả khoản thanh toán phụ để cuốn hút đối tác chiến lược của mình tham gia vào “trò chơi” mong
đợi
7
Thay thế Q* vào phương trình (2), ta có mức bán hàng hợp tác cho giải pháp như thế là:
( ') /(2 )coS b C T . Điều này hình thành giả thuyết như sau:
Giải thuyết 2: Nếu như sự hợp tác được thực hiện (gồm giá chuyển giao phổ biến với khả năng thanh
toán phụ) dẫn đến giao dịch thương mại nhiều hơn, nguồn thu thuế nhiều hơn, lợi nhuận thuần sau
thuế nhiều hơn so với trường hợp không hợp tác; nghĩa là Sco > Snc, ,co ncvn us vn us co ncTR TR .
Vế thứ nhất của giả thuyết được thiết lập bằng việc so sánh Sco với Snc như trong phương trình (7). Vế
thứ hai có thể được chứng minh thông qua việc đi tìm tổng mức thu thuế trong điều kiện hợp tác. Bằng
việc thay thế giải pháp hợp tác Q* và kết quả Sco vào phương trình (10), chúng ta thấy
2
2
2 ( ')
2(2 )
co
vn us
TTR b C
T
. So sánh với phương trình (8), ta thấy không có gì ngạc nhiên, thu nhập
thuế cao hơn với sự hợp tác giữa hai quốc gia. Lợi nhuận thuần sau thuế trong điều kiện hợp tác được
tính: 21 1( ')
2 2co co co
T Tb C S S
T
. Sử dụng giá trị tương ứng Sco và Snc, so sánh với phương trình
(9) ta có co nc .
Kết quả phân tích trên có thể rút ra hàm ý cân bằng không hợp tác nằm sai vị trí của đường cong Laffer.
Để loại trừ đánh thuế trùng, quốc gia hợp tác có thể gia tăng thu nhập thuế trong khi cho phép công ty
gia tăng doanh thu và lợi nhuận thuần.
Điều đáng chú ý vế thứ nhất của giả thuyết (nghĩa là Sco > Snc) có tính khái quát hơn nhiều so với các
vấn đề được trình bày. Mức bán hàng gia tăng trong điều kiện hợp tác cho dù buộc chặt giới hạn 0Q .
Tổng nguồn thu thuế gia tăng trong điều kiện hợp tác (giả thuyết 2), nhưng nếu như thanh toán phụ bị
loại bỏ, có thể làm cho một quốc gia nhận thu nhập thuế thấp hơn so với trong điều kiện cân bằng
không hợp tác. Vì thế, cân bằng hợp tác có thể không ổn định nếu như không có thanh toán phụ. Nói
khác đi, trong hình vẽ trên, vùng Q = q có lẽ không có cắt khu vực có hình dạng thấu kính, được hình
thành bởi đường cong lợi nhuận thông qua cân bằng Nash.
Giải thuyết 3: Nếu như thanh toán phụ giữa hai quốc gia không thực hiện và thuế suất của quốc gia
xuất khẩu là không quá cao thì một sự chuyển từ giải pháp Nash không có hợp tác (0 <Q < q) sang
hợp tác ngầm với Q = q luôn luôn làm cho một quốc gia bị thiệt đi.
Ý tưởng cơ bản của giải thuyết này là để gia tăng tổng thu nhập thuế, hai quốc gia sẽ phải chọn một
quốc gia (quốc gia có thuế suất cao) để gia tăng nguồn thu thuế, quốc gia còn lại phải gánh chịu chi phí.
Giả thuyết này cho thấy nếu như thanh toán phụ bị loài trừ, thì quốc gia bị thiệt sẽ từ chối chuyển từ
đánh thuế trùng trong điều kiện không hợp tác sang cơ chế hài hòa giá chuyển giao. Điều này giải thích
tại sao sự ràng buộc các thỏa thuận quốc tế cho đến nay vẫn bị hạn chế trong Liên Hiệp Châu âu; ở đó
thanh toán phụ lại được thực hiện theo các hình thức lợi ích khác lồng ghép vào một số chính sách. Có
lẽ, lý do nằm ở chỗ rất khó khăn để xác định mức thanh toán phụ bởi vì liên quan các bất đồng về luật
pháp và chính trị của mỗi quốc gia.
Kết luận, trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia xem xét
việc tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thành lập các chi nhánh mới ở nước ngoài. Sự mở rộng
này tất yếu dẫn đến những chuyển giao tài sản hữu hình và vô hình (kể cả dịch vụ) giữa công ty mẹ và
các chi nhánh của nó ở nước ngoài. Một vấn đề phát sinh trong điều kiện này đó là làm thế nào để xác
định giá cả cho các giao dịch xuyên quốc gia. Cơ chế định giá chuyển giao, về nguyên tắc, vừa tạo ra
nguồn thu cho các quốc gia có liên quan và cùng lúc đó hợp lý hóa nghĩa vụ thuế cho toàn công ty. Với
những lý do này định giá chuyển giao ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng và thường gây ra
những bất đồng về mặt chính sách giữa nước nhận đầu tư với nước chủ đầu tư cũng như với các công
8
ty đa quốc gia, vì các phương pháp định giá chuyển giao tác động trực tiếp đến lợi nhuận mà công ty
báo cáo tại nước chủ đầu tư và tiếp đó ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của cả hai nước chủ nhà và chủ
đầu tư.
Các hiệp định về thuế quốc tế và các hiệp định quốc tế khác có thể chú tâm vào vấn đề định giá chuyển
giao, bao gồm cả việc thừa nhận chung các biện pháp định giá chuyển giao đa phương, những điều
chỉnh mang tính bù đắp để tránh đánh thuế trùng, các vấn đề thuộc về thẩm quyền quản lý và những
điều khoản nhằm đưa ra giới hạn về lợi ích và sự trao đổi thông tin. Những hiệp định như vậy nhằm tạo
cho các công ty sự đảm bảo trong việc giải quyết tranh chấp và tránh được việc bị đánh thuế trùng
trong khi đó vẫn bảo vệ nguồn thu thuế cũng như khối lượng vốn ở mỗi quốc gia. Cũng vậy, sự công
khai về tài chính, kế toán và thuế của doanh nghiệp ngày càng tăng sẽ song hành với việc thực thi
những khuôn khổ về định giá chuyển giao để đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch và để ngăn
cản việc dịch chuyển thu nhập nhằm lẩn tránh nghĩa vụ thuế.
Vì hoạt động quốc tế của các công ty đa quốc gia ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, nên vấn
đề được nhấn mạnh là làm sao để có luật về định giá chuyển giao hiệu quả. Mặc dù trong lĩnh vực này,
kỹ năng và nguồn lực ở các nước đang phát triển còn hạn chế, nhưng việc xem xét phạm vi của các
hiệp định đầu tư quốc tế sẽ ngày càng quan trọng, chúng dẫn đến các suy nghĩ về sự minh bạch, chia sẻ
thông tin, sự hợp tác và các điều khoản trợ giúp kỹ thuật nhằm đảm bảo rằng các nước đang phát triển
sẽ nhận được đầy đủ các lợi ích từ FDI mà không phải đối mặt với sự mối đe dọa thất thu ngân sách từ
hoạt động định giá chuyển giao.
Thông qua mô hình cân bằng Nash, công trình cho thấy khi hai chính phủ tối đa hóa nguồn thu bằng
việc cạnh tranh cơ sở thuế của công ty đa quốc gia, thì cân bằng không hợp tác sẽ được đặt trưng bằng
giá chuyển giao yêu cầu khác nhau cho cùng công ty trong mỗi quốc gia, dẫn đến đánh thuế trùng vào
lợi nhuận của công ty và làm giảm mức thương mại trong nội bộ công ty. Hợp tác là tiềm năng để gia
tăng khối lượng thương mại và lợi nhuận cũng như tổng thu nhập thuế.
Tài liệu tham khảo:
1. Kashif S. Mansori and Alfons J. Weichenrieder (1999), Tax competition and transfer pricing
dispute.
2. Harvey S.Rosen(2005), Public finance, Sixth Edition, Princeton University, International
Edition.
3. Jonathan Gruber (2005), Public finance, Second Edition, Massachusett Institute of Technology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cạnh tranh thuế và vấn đề chuyển giá-Nash.pdf