1. Người chăn cừu nhận ra đàn cừu không thể làm bất cứ
điều gì anh ta muốn
Anh ta hiểu rằng đàn cừu không phải một công cụ, một phương
tiện để anh ta tự ý xử lý mà là nguồn trách nhiệm mà anh ta cần
quan tâm, chăm sóc. Anh ta được trao quyền, được tin tưởng bởi
một người khác, và rõ ràng phải trả lời trước một người có thẩm
quyền lớn hơn.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu chuyện người chăn cừu và bài học về lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu chuyện người chăn
cừu và bài học về lãnh đạo
Những nhân tố lãnh đạo tuyệt
vời dường như bất biến về mặt
thời gian và không ngừng được
mở rộng về mặt không gian. Từ
thời thượng cổ, cả thế giới luôn khát khao tìm kiếm những nhà
lãnh đạo lớn. Trong quãng thời gian chiến tranh và hỗn loạn, các
nhà lãnh đạo lớn thường xuất hiện để vạch ra con đường dẫn
đến hoà bình. Trong quãng thời gian của sự hoà bình và thịnh
vượng, các nhà lãnh đạo lớn vẫn cần để duy trì hệ thống trật tự
hay tìm ra các hướng đi phát triển mới.
Các nhà lãnh đạo lớn luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi
người. Nhưng làm thế nào chúng ta phân biệt được những nhà
lãnh đạo thực thụ từ vô khối những con người khác nhau?
Nguyên lý bắt nguồn từ thời cổ xưa và vẫn đứng vững qua những
trải nghiệm thời gian. Các nhà lãnh đạo lớn luôn tiến thẳng về
phía trước, xây dựng các hướng đi, đảm bảo trật tự và chỉnh sửa
các khiếm khuyết hay quy định khi cần thiết. Không dừng lại ở đó,
họ là những người giàu tình cảm với các nhân viên. Các nhà lãnh
đạo lớn khao khát sống cuộc sống của họ để phục vụ những nhu
cầu của mọi người.
Điểm đáng thú vị là khi quan tâm tới những nhà lãnh đạo đáng
kính trên thế giới và trong lịch sử loài người, chúng ta có thể dễ
dàng nhìn thấy một hình ảnh tương đồng giữa những người chăn
cừu và nhà lãnh đạo tài ba.
Không quá khó khăn để miêu tả các tính cảnh của một nhà lãnh
đạo theo hình ảnh người chăn cừu. Có rất nhiều điều chúng ta có
thể học hỏi được từ sự so sánh này.
Bằng việc khảo sát những tính cách, đặc điểm và tầm nhìn theo
phương thức người chăn cừu, chúng ta có thể chuyển tiếp tới
một cấp độ năng lực lãnh đạo mới:
1. Người chăn cừu nhận ra đàn cừu không thể làm bất cứ
điều gì anh ta muốn
Anh ta hiểu rằng đàn cừu không phải một công cụ, một phương
tiện để anh ta tự ý xử lý mà là nguồn trách nhiệm mà anh ta cần
quan tâm, chăm sóc. Anh ta được trao quyền, được tin tưởng bởi
một người khác, và rõ ràng phải trả lời trước một người có thẩm
quyền lớn hơn.
Là một nhà lãnh đạo hiệu quả, anh ta hiểu rõ không chỉ những gì
cấu thành nên một nhà lãnh đạo mà cả những gì phải phục tùng
và quan tâm tới nữa. Việc hiểu và chấp nhận chu trình này sẽ
trau dồi và củng cố các tính cách của một nhà lãnh đạo tài năng.
2. Đàn cừu nghe thấy, nhận ra và đi theo giọng nói của
người chăn cừu
Hết sức tự nhiên, mọi người có xu hướng đi theo những gì quen
thuộc. Lòng tin sẽ phát triển mạnh theo những kinh nghiệm có
được từ các mối quan hệ tốt đẹp. Chúng ta thường nghe thấy
rằng sự thân mật rất dễ dẫn tới sự bất tuân lệnh, nhưng nó cũng
dẫn tới lòng tin tưởng và với thời gian cùng sự kiên trì, nó sẽ đem
đến các mong đợi.
3. Người chăn cừu biết rất rõ đàn cừu và anh ta có thể nhớ
tên từng con cừu một
Người chăn cừu sử dụng một hệ thống âm thanh, gõ lách cách
và huýt gió để gọi đàn cừu. Những âm thanh này là khác biệt cho
từng con cừu trong đàn và mỗi con cừu nhận ra và phản hồi theo
từng âm thanh riêng biệt với nó.
Trong lãnh đạo, những sự quan tâm chân thành và gần gũi luôn
được mọi người nhận rõ. Đương nhiên nhà lãnh đạo sẽ đạt được
các kết quả tuyệt vời. Mối quan hệ với các nhân viên chính là
chìa khoá – không một người chăn cừu nào có thể làm việc tốt
mà không ở bên cạnh những con cừu.
4. Người chăn cừu luôn dẫn dắt đàn cừu tới những nơi an
toàn nhất và có nhiều lợi ích nhất, đồng thời tránh xa mọi
nguy hiểm
Về chiến lược, người chăn cừu ra ngoài chuồng trước đàn cừu
nhằm xác định và tránh xa các tai hoạ và rồi đưa đàn cừu tới chỗ
an toàn. Trong bất cứ trường hợp nào, anh ta cũng giữ vai trò
dẫn dắt. Anh ta không bao giờ mong đợi đàn cừu sẽ gặp phải
những hoàn cảnh mà anh ta không sẵn sàng đương đầu.
Người lãnh đạo kinh doanh cũng vậy. Anh ta luôn dẫn dắt nhân
viên tới những nơi an toàn và nhiều ích lợi nhất. Nhà lãnh đạo
phải có khả năng nhận diện các rủi ro và biết cách phòng tránh
chúng.
5. Người chăn cừu luôn sẵn lòng đặt những nhu cầu cấp
bách và sức khoẻ của đàn cừu lên trước nhu cầu của bản
thân mình
Sức khoẻ tốt của đàn cừu là vô cùng quan trọng với người chăn
cừu. Mục đích khác thường này đã khích lệ các quyết định của
anh ta luôn hướng tới lợi ích của đàn cừu trước tiên. Cả về nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng, người chăn cừu luôn được chuẩn bị để “hy
sinh tính mạng bản thân” cho đàn cừu.
6. Có sự khác biệt giữa những đôi tay làm thuê và người
chăn cừu
Những đôi tay làm thuê được khích lệ bởi các đồng tiền công.
Còn người chăn cừu có mối quan tâm sâu xa và chân thành tới
đàn cừu của anh ta. Anh ta là người chịu trách nhiệm cho những
gì không phải của anh ta – theo đúng sự lựa chọn của anh ta. Và
mối quan hệ của anh được đặc trưng vởi sự hiện diện lâu bền và
xuyên suốt cho dù có hay không có tiền công.
Vào mọi thời điểm, người chăn cừu luôn sẵn lòng hy sinh cuộc
sống của anh ta cho đàn cừu. Anh ta là một nhà lãnh đạo thực
thụ đối với những người tưởng ở anh ta.
Người chăn cừu thực thụ hiểu rõ sự khác biệt quan trọng giữa
sức mạnh (yếu tố đè nặng lên vai nhà lãnh đạo) với thẩm quyền
(yếu tố thể hiện trách nhiệm và năng lực giải trình với cấp có
quyền lực cao hơn).
Chắc chắn rằng, bức tranh người chăn cừu và hình ảnh nhà lãnh
đạo tuy rất đơn giản, nhưng nó để lại nhiều bài học sâu sắc cho
nghệ thuật quản lý ngày nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_chuyen_nguoi_chan_cuu_va_bai_hoc_ve_lanh_dao_7733.pdf