Câu hỏi môn Nhận định tội phạm học (Có đáp án)

5. Tội phạm rõ là tội phạm đã được tòa án xét xử

Nhận định sai

Theo tinh thần của thông tư liên tịch số 01/2005 việc thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội dựa trên dấu hiệu của hành vi phạm tội chứ không chỉ căn cứ vào bản án có hiệu lực của tòa án nên khái niệm tội phạm rõ được hiểu là số tội phạm, số người phạm tội tồn tại cả trong giai đoạn khởi tố hoặc trong giai đoạn truy tố hoặc trong giai đoạn xét xử.

6. Tội phạm rõ là tội phạm đã được thống kê.

 Nhận định đúng.

Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Trên thực tế, số tội phạm rõ này được xác định qua thống kê của cơ quan chức năng.

7. Tội phạm được thống kê là tội phạm rõ.

Nhận định đúng

Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự và được thể hiện trong thống kê tội phạm.

Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm

 

doc20 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi môn Nhận định tội phạm học (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tội là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cần được nhận thức trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau Nhận định đúng Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cần được nhận thức trong mối quan hệ tương quan với nhau trong phạm trù chung – riêng. Trong đó NN, ĐK của THTP là cái chung, cái bao trùm và phổ biến, có mặt trong mọi lĩnh vực, đời sống, xh đồng thời tác động đến nhóm TP cụ thể. Tức là, NN, ĐK của THTP luôn có mặt trong từng nhóm NN, ĐK của mọi loại TP, làm phát sinh TP cụ thể Việc nghiên cứu, đánh giá tội phạm ẩn chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận. Nhận định sai Việc nghiên cứu, đánh giá tội phạm ẩn còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn thông qua các thông số như: tỷ lệ ẩn của tội phạm, độ ẩn của tội phạm và vùng ẩn của tội phạm. Nghiên cứu và xác định tình hình tội phạm ẩn đặc biệt là tên gọi của khái niệm tội phạm ẩn, định nghĩa của khái niệm, cách phân loại tội phạm ẩn, các thông số ẩn là đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn. Giúp chúng ta nhận thức đúng về mặt lí luận, đánh giá đúng thực chất tình hình tội phạm ẩn đã xảy ra, xác định nguyên nhân ẩn, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả. Có thể kết luận rằng hoạt động phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả khi thống kê số vụ tội phạm, số người tội phạm giảm. Nhận định sai Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm được xác định và so sánh dựa trên cơ sở các thông số của các khía cạnh lượng và chất của tình hình tội phạm, các tiêu chí như tỉ lệ tội phạm phổ biến, nghiêm trọng, thiệt hại. Các tiêu chí này có thể xem xét độc lập nhưng khi đánh giá cuối cùng về hiệu quả phòng ngùa tội phạm cần xem xét chúng trong mối liên hệ với nhau. Do đó nếu đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm chỉ căn cứ vào số vụ tội phạm, số người tội phạm giảm là chưa đầy đủ. Ví dụ: Nếu vụ TP giảm, nhưng tính chất nguy hiểm, thiệt hại tăng thì không thể khẳng định rằng phòng ngừa tội phạm có hiệu quả. Dự báo tội phạm bằng số liệu thống kê có thể được sử dụng trong mọi trường hợp cần dự báo. Nhận định sai Đối với những tội phạm có độ ẩn cao không sử dụng phương pháp thống kê, số liệu thống kê những tội phạm này có độ ẩn cao không phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình tội phạm. Vì thế chỉ dựa vào số thống kê để dự báo là thiếu chính xác. Số liệu thống kê tình hình tội phạm phản ánh đầy đủ tình hình tội phạm. Nhận định sai Tình hình tội phạm trên thực tế gồm hai phần: phần rõ của tình hình tội phạm và phần ẩn của tình hình tội phạm, trong đó phần rõ bao gồm tất cả các tội phạm rõ và phần ẩn bao gồm tất cả các tội phạm ẩn. Trên thực tế, chỉ có số tội phạm rõ mới được xác định qua thống kê. Chính vì vậy số liệu thống kê tình hình tội phạm không phản ánh đầy đủ tình hình tội phạm. Phương pháp luận có vai trò thu thập, phân tích, xử lý thông tin trong nghiên cứu Tội phạm học. Nhận định sai Phương pháp luận là lý luận về phương pháp. Một hệ thống lý luận với các khái niệm, nguyên tắc, phạm trù nhận thức có vai trò định hướng chủ thể nghiên cứu tiếp cận, lý giải, đánh giá về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam là hệ thống các cách thức, biện pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích và xủ lí thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu. Cơ cấu tình hình tội phạm thay đổi không làm thay đổi tính chất nghiêm trọng của tình hình tội phạm. Nhận định đúng Tính chất của tình hình tội phạm được thể hiện qua thuộc tính và đặc điểm của THTP, còn cơ cấu THTP nói riêng và thông số THTP nói chung là các thông tin số liệu, phản ánh mức độ tồn tại, và tính phổ biến của tình hình tội phạm trên thực tế. Khái niệm “nạn nhân của tội phạm” đồng nhất với khái niệm “khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội”. Nhận định sai “Nạn nhân của tội phạm” là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là những yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm, có vai trò trong tâm lí xã hội của hành vi phạm tội, góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể gây thiệt hạn cho chính nạn nhân. Vì vậy hai khái niệm này không đồng nhất. Đặc điểm giới tính của người phạm tội có vai trò quyết định đối với quá trình hình thành động cơ phạm tội. Nhận định sai Động cơ của tội phạm chỉ được hình thành khi có sự tương tác của các đặc điểm cá nhân thuộc về người phạm tội với những tình huống, hoàn cảnh thuận lợi đến từ môi trường khách quan bên ngoài. Động cơ được hình thành dựa trên nền tảng của hệ thống nhu cầu cá nhân, của tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân đã được hình thành trong suốt một quá trình lâu dài của sự phát triển nhân cách. Vì vậy nên nhận định sai Tội phạm học nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở phạm vi hẹp hơn so với các khoa học pháp lý khác. Phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học chỉ có Tội phạm học sử dụng. Nhận định sai Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê hình sự, phương pháp nghiên cứu chọn lọc và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đây đều là những phương pháp nghiên cứu thường được nhiều ngành khoa học sử dụng như xã hội học, kinh tế học Sự thay đổi cơ cấu tình hình tội phạm không làm thay đổi tính chất của tình hình tội phạm. Nhận định đúng. Tính chất của tình hình tội phạm được thể hiện qua thuộc tính và đặc điểm của THTP, còn cơ cấu THTP nói riêng và thông số THTP nói chung là các thông tin số liệu, phản ánh mức độ tồn tại, và tính phổ biến của tình hình tội phạm trên thực tế. Vì vậy, sự thay đổi cơ cấu tình hình tội phạm không làm thay đổi tính chất của tình hình tội phạm. Tình huống, hoàn cảnh phạm tội là nguyên nhân chủ quan của tội phạm cụ thể. Nhận định sai Các tình huống, hoàn cảnh phạm tội được hiểu là những yếu tố được xác định cụ thể về không gian, thời gian, tình huống có thể gắn liền với đặc điểm đối tượng của hành vi phạm tội và của nạn nhân. Tất cả những tình huống, hoàn cảnh này tham gia tác động trong cơ chế hành vi phạm tội góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể. Vì thế tình huống, hoàn cảnh phạm tội là nguyên nhân khách quan của tội phạm cụ thể. Không có sự khác biệt nào về sự hứng thú của người bình thường so với đặc điểm hứng thú của người phạm tội. Nhận định sai. Điểm khác trong hứng thú của người phạm tội là người phạm tội thường tồn tại những hứng thú thấp kém, thiên về khoái cảm vật chất, hưởng thụ, có sự lệch chuẩn nghiêm trọng trong những đam mê, hấp dẫn của bản thân, thường bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn đi ngược lại chuẩn mực đời sống. Chỉ số thiệt hại cho biết thông tin về tính chất của tình hình tội phạm Nhận định sai Tính chất của tình hình tội phạm được thể hiện qua thuộc tính và đặc điểm của THTP, còn cơ cấu THTP nói riêng và thông số THTP nói chung là các thông tin số liệu, phản ánh mức độ tồn tại, và tính phổ biến của tình hình tội phạm trên thực tế. Vì vậy, chỉ số thiệt hại không cho biết thông tin về tính chất của tình hình tội phạm. Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nhận định sai Các chủ thể có quyền bao gồm ĐCS VN, cơ quan công an, vks, TA, quốc hội và HĐND, các tổ chức và các cá nhân, công dân Những tội phạm khác nhau có độ ẩn như nhau Nhận định sai Có 4 cấp độ đánh giá, từ cấp 1 tới cấp 4. Cấp 1 là cấp độ thấp nhất, gồm những tội phạm khi xảy ra có khả năng bộ lộ, bị phát hiện nhiều nhất như các tội gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích. Cấp 4 là cấp độ cao nhất đặc trưng bởi các tội phạm bị che giấu nhiều nhất, khó phát hiện, xử lý, thống kê nhất như các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện Tỷ trọng loại tội phạm trong tổng số các loại tội phạm phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm Nhận định sai Cơ cấu của thtp là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể thtp. Vì vậy tỷ trọng loại tội phạm trong tổng số các loại tội phạm phản ánh cơ cấu của tình hình tội phạm. Bất kỳ tội phạm nào được thực hiện cũng có quá trình hình thành động cơ phạm tội. Nhận định sai Các tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý là loại tội phạm chỉ có khâu thực hiện được biểu hiện trong tế, không có khâu hình thành động cơ và kế hoạch hóa việc thực hiện tội phạm. Những tội phạm gây ra thiệt hại cho nạn nhân đều có vai trò của nạn nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi tội phạm Nhận định sai Không phải lúc nào khía cạnh nạn nhân cũng góp phần trong cơ chế tâm lý xã hội, chẳng hạn có những TP mà người thực hiện TP có động cơ quá lớn và người đó bỏ qua các đặc điểm liên quan đến nạn nhân ~> nạn nhân không có ý nghĩa VD như có những vụ dừng đèn đỏ nhưng vẫn bị tông chết Trong Tội phạm học, phương pháp thống kế chỉ được sử dụng để mô tả phần hiện rõ của tình hình tội phạm. Nhận định sai Trong Tội phạm học, phương pháp thống kê được sử dụng để mô tả đa số thông số của tình hình tội phạm. Ví dụ như cơ cấu, động thái, thiệt hại của tình hình tội phạm. Ý thức pháp luật của người phạm tội có vai trò quyết định đối với quá trình hình thành động cơ phạm tội. Nhận định đúng Động cơ phải thông qua sự kiểm soát của ý thức cá nhân trong đó có ý thức pháp luật ở những mức độ khác nhau. Chính sự tự đánh giá của cá nhân, sự cân nhắc và tính toán mang tính lí trí của cá nhân sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn xử sự của cá nhân trên thực tế. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học không có mối liên hệ với nhau. Nhận định sai “ Nếu như phương pháp nghiên cứu của tội phạm học là cách thức áp dụng biện pháp để tìm ra những thông số nhằm chứng minh cho một vấn đề, một luận điểm liên quan đến tội phạm, thì cơ sở nghiên cứu ( phương pháp luận) là chỗ dựa, là nền tảng cho việc áp dụng các phương pháp để tìm ra các thông số đó.” 47. Tội phạm ẩn là tội phạm chưa bị người nào phát hiện Nhận định sai Tội phạm ẩn nhân tạo: tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan chức năng phát hiện nhưng không bị xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn tự nhiên khác (ẩn chủ quan). Tội phạm ẩn thống kê: tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nhưng không đưa vào thống kê hình sự. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thay đổi chậm hơn nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. Nhận định đúng Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là toàn bộ các hiện tượng và quá trình xã hội trong sự tương tác lẫn nhau làm chúng nảy sinh, tồn tại các tội phạm trong xã hội. Các hiện tượng xã hội này là phổ biến và được lặp đi lặp nhiều lần, có khả năng tồn tại lâu dài, trong các quan hệ xã hội luôn thay đổi. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể có phạm vi hẹp hơn, thể hiện ở chỗ chỉ nguyên nhân và kết quả xét theo hành vi phạm tội của những con người cụ thể. Vì do cá nhân nên sự thay đổi sẽ nhanh hơn xã hội của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong tội phạm học chỉ là một phần của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự. Nhận định đúng Tội phạm học không nghiên cứu mọi đặc điểm nhân thân vốn có của người phạm tội mà chỉ đi vào tìm hiểu những đặc điểm nổi bật, rõ ràng phạm tội có vai trò trong cơ chế hành vi phạm tội Nhân thân của người phạm tội trong khoa hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Vì vậy nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong tội phạm học chỉ là một phần của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự. Nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm, các chủ thể có thể sử dụng tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa hoặc kịp thời phát hiện, xử lý sau khi tội phạm xảy ra Nhận định sai Không phải trường hợp nào cũng được sử dụng tất cả các biện pháp, mỗi trường hợp thì có những biện pháp cụ thể. Đồng thời, từng chủ thể có quyền hạn sử dụng các biện pháp khác nhau. Vì vậy nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm, các chủ thể có thể sử dụng tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa hoặc kịp thời phát hiện, xử lý sau khi tội phạm xảy ra. Trong tội phạm học, phương pháp thống kê chỉ được sử dụng để dự báo sự thay đổi trong nhân thân người phạm tội. Nhận định sai Phương pháp thống kê được sử dụng trong đa số các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học, như tình hình tội phạm, dự báo tình hình tội phạm. Tất cả các tội phạm rõ đều được thống kê. Nhận định đúng Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Trên thực tế, số tội phạm rõ này được xác định qua thống kê của cơ quan chức năng. Hệ số tình hình tội phạm thuộc thông số động thái của tình hình tội phạm. Nhận định sai Trong các phương pháp xác định thực trạng của tình hình tội phạm có phương pháp hệ số. Vì vậy hệ số tình hình tội phạm thuộc thông số thực trạng của tình hình tội phạm. Đặc điểm sinh học của người phạm tội có vai trò quyết định việc hình thành động cơ phạm tội. Nhận định sai Động cơ của tội phạm chỉ được hình thành khi có sự tương tác của các đặc điểm cá nhân thuộc về người phạm tội với những tình huống, hoàn cảnh thuận lợi đến từ môi trường khách quan bên ngoài. Động cơ được hình thành dựa trên nền tảng của hệ thống nhu cầu cá nhân, của tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân đã được hình thành trong suốt một quá trình lâu dài của sự phát triển nhân cách. Hiệu quả phòng ngừa không đạt được khi số lượng tội phạm giảm nhưng thiệt hại gia tăng. Nhận định sai Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm được xác định và so sánh dựa trên cơ sở các thông số của các khía cạnh lượng và chất của tình hình tội phạm. Các tiêu chí này có thể xem xét độc lập nhưng khi đánh giá cuối cùng về hiệu quả phòng ngùa tội phạm cần xem xét chúng trong mối liên hệ với nhau. Do đó nếu đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm chỉ căn cứ vào giảm số tội phạm và thiệt hại gia tăng là chưa đầy đủ. Biện pháp kinh tế chỉ có tác dụng phòng ngừa những tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Nhận định sai Biện pháp kinh tế là biện pháp có tính chất kinh tế, tác động chủ yếu đến lĩnh vực kinh tế, làm hạn chế khả năng phát sinh tội phạm, đặc biệt là các tội phạm xâm phạm sở hữu, các tội phạm kinh tế, tham nhũng Vì vậy biện pháp kinh tế không chỉ có tác dụng phòng ngừa những tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Nhiệm vụ của Tội phạm học tại một quốc gia là không thể thay đổi. Nhận định sai Nhiệm vụ của tội phạm nói chung được xây dựng xuất phát từ nhiệm vụ, yêu cầu của công tác đấu tranh với tội phạm được đặt ra trong từng giai đoạn của từng quốc gia cũng như của từng khu vực nhất định. Vậy tùy thuộc vào mỗi giai đoạn ứng với từng nhiệm vụ, yêu cầu của công tác đấu tranh với tội phạm khác nhau thì nhiệm vụ của TPH sẽ thay đổi. Tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm có thể được nhận thức thông qua sự tăng, giảm của số vụ tội phạm Thực trạng tình hình tội phạm là thông số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccau_hoi_mon_nhan_dinh_toi_pham_hoc_co_dap_an.doc