Câu 4. Các đặc điểm cơ bản của khuyến ngư VN ?
Khuyến ngư VN trải qua các thời kì phát triển khác nhau theo sự phát triển của xã hội nước ta, đó là time quản lí tập trung, thời kì chuyển tiếp cơ chế và thời kì KN trong cơ chế mới.
Thời kì quản lí tập trung: KN là chuyển giao kĩ thuật, mang thông tin đến đối tượng tiếp nhận là hợp tác xã.
Đặc điểm: Thực hiện theo đòi hỏi của phong trào, chưa cân nhắc tới nhu cầu.
Hình thức chuyển giao: giới thiệu thực địa cho đội sx.
Người tham gia: Cán bộ HTX, đội kĩ thuật.
Từ đầu thập kỉ 60 đến cuối thập kỉ 80 hệ thống khuyến nông, KN hoạt động mạnh ở các HTX.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4145 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Khuyến ngư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế nào là KNgư? Các nguyên tắc của khuyến ngư ? Mục tiêu của khuyến ngư?
Khuyến ngư là:
Một quy trình đào tạo chính quy, giúp người dân tiếp cận KHKT mới và các chính sách pháp luật của nhà nước.
Ngyên tắc của khuyến ngư:
Phải xuất phát từ nhu cầu của người sx và yêu cầu phát triển thủy sản.
Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lí, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với người sx và giữa người sx với nhau.
Xã hội hóa họat động khuyến ngư.
Dân chủ, công khai và có sự tham gia tự nguyện của người sx.
Các hoạt động KN phải phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển nông thôn, ưu tiên vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sx hàng hóa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Mục tiêu của KN:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức cho ngư dân về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lí và kinh doanh cho ngư dân.
Mục tiêu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Mục tiêu 3: Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào KN.
Phân tích vai trò, chức năng của khuyến ngư ?
Vai trò của KN:
Là cầu nối trực tiếp giữa các tầng lớp nhân dân với các cơ quan hành chính, cơ quan quản lí, cơ quan khoa học, các tổ chức xã hội gíp họ nâng cao nhận thức về vai trò ngành TS, về kĩ thuật, về môi trường trong lĩnh vực TS. Khuyến ngư mang tính hiệu quả ngay cho sự phát triển.
Giúp đỡ, khuyên giải ngư dân trong quá trình sx.
Cung cấp, trợ giúp kĩ thuật trực tiếp cho ngư dân.
Cung cấp các tài liệu khoa học kĩ thuật cho ngư dân.
Tập huấn, huấn luyện và chuyển giao tiến bộ KHKT và các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
Hỗ trợ ngư dân hoạt động hội nhóm.
Tham mưu cho chính quyền đề ra những chính sách, kế hoạch phát triển ngành TS .
Chức năng của khuyến ngư:
Chức năng giáo dục: thể hiện thông qua các hoạt động của KN như mở lớp đào tạo, hội thảo, tham quan học tập, thông tin đại chúng, KN viên có cơ hội tiếp xúc với ngư dân, bồi dưỡng cho họ kỹ năng và kiến thức, giúp họ nâng cao nhận thức pháp lụật, KHKT,...
Cung cấp, dịch vụ phục vụ sản xuất: Giúp người dân phát triển sx cá giống, chuẩn đoán phòng trừ bệnh, bvệ môi trường và nguồn lợi thủy sản...góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Là cầu nối giữa KHKT, hoạch định chính sách với sx: KN viên vừa chuyển giao kĩ thuật, công nghệ, thông tin mới từ các cơ quan nghiên cứu tới người sx, vừa giúp các nhà quản lí, nhà khoa học nắm được nhu cầu, vướng mắc của người dân để nghiên cứu giải quyết.
Nhiệm vụ của khuyến ngư ?
Thông tin, tuyên truyền:
Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, tiến bộ khoa học, quản lí...
Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sx bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo:
Bồi dưỡng, tập huấn và tuyên truyền nghề cho người sx để nâng cao kiến thức, kỹ năng sx, quản lí trong lĩnh vực nông nghiệp, tsản.
Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, KN.
Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ.
Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ KHCN phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sx.
Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.
Chuyển giao kết quả, khoa học công nghệ từ các mô hình trrình diễn ra diện rộng.
Tư vấn và dịch vụ:
Tư vần, hỗ trợ chính sách, pháp luật về đất đai, thủy sản, ,,,
Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng, công nghệ sau th hoạch, chế biến nông lâm, thủy sản.
Hỗ trợ quản lí, sd nước sạch nông thôn và vs môi trường nông thôn.
Hợp tác quốc tế về khuyến nông, KN:
Tham gía các hoạt động khuyến nông, KN trrong các chương trrình hợp tác quốc tế.
Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, KN với các tổ chức, cá nhân và tổ chức quốc tế.
Thu hút và tổ chức lực lượng XH tham gia công tác KN.
Xây dựng và giám sát thực hiện kế hoạch KN.
Tham gia đánh giá kết quả của các hoạt động KN:
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thường kì mỗi khi kết thúc một chương trình hay hạng mục công tác.
Bộ và UBNN các địa phương tổ chức đánh giá kết quả công tác theo các chỉ tiêu đã vạch ra.
Tham gia xây dựng chính sách:
Căn cứ kinh nghiệm thực tiễn của mình, cán bộ KN cùng các cơ quan hữu quan cung cấp cho các chính quyền trong qá trình xdựng chính sách, kế hoạch sx, phát triển nghề cá.
Các đặc điểm cơ bản của khuyến ngư VN ?
Khuyến ngư VN trải qua các thời kì phát triển khác nhau theo sự phát triển của xã hội nước ta, đó là time quản lí tập trung, thời kì chuyển tiếp cơ chế và thời kì KN trong cơ chế mới.
Thời kì quản lí tập trung: KN là chuyển giao kĩ thuật, mang thông tin đến đối tượng tiếp nhận là hợp tác xã.
Đặc điểm: Thực hiện theo đòi hỏi của phong trào, chưa cân nhắc tới nhu cầu.
Hình thức chuyển giao: giới thiệu thực địa cho đội sx.
Người tham gia: Cán bộ HTX, đội kĩ thuật.
Từ đầu thập kỉ 60 đến cuối thập kỉ 80 hệ thống khuyến nông, KN hoạt động mạnh ở các HTX.
Thời kì chuyển tiếp cơ chế: Phòng TS cấp huyện hoặc cán bộ KN cấp huyện xuống các xã để hướng dẫn kĩ thuật trực tiếp cho nông dân.
Khuyến ngư trong cơ chế mới: KN trong thời kì này là quá trình hoạt động 2 chiều nhằm hình thành, xử lí, truyền tải và sd các thông tin khoa học phhát triển nuôi trồng và đánh bắt TS.
Thời kì 1961- 1972, ngay từ đầu được thành lập, Tổng cục TS đã tổ chức truyền bà kiến thức cho ngư dân qua các hội nghị đánh cá giỏi, thao diễn kĩ thuật các nghề khai thác.
Thời kì 1972 – 1992 công tác KN tiếp tục truyền bá trong cả nước. Tổng kết tập huấn lưới rê 3 lớp, kéo đôi sd máy dò cá FURUNO, lắp ráp máy khai thác....
Thời kì 1993 – 2000: Bộ TS đề ra kế hoạch phát triển cụ thể, phối hợp với các bộ, ngành ở TW, các vơ quan n/c đào tạo có liên quan, các địa phương thực hiện chủ trương chính sách phát triển Ktế TSản, phát triển ktế TS có hiệu quả để ngư dân học tập và làm theo
Thời kì từ 2003 đến nay: Với mục tiêu kiện toàn bộ máy KN, đáp ứng tình hình thực tế của XH. Trung tâm KN trung ương đã dược nâng cấp thành trung tâm KN quốc gia theo NĐ43/2003/NĐ-CP ngày 2-5-2003 của thủ tướng chính phủ.
Hệ thống KNVN không ngừng lớn mạnh và phát triển qua các thời kì góp phần thúc đẩy sx nghề cá, nuôi trồng TS, tăng hiệu quả sx phục vụn nhu cầu sd trong nước và xkhẩu, tạo việc làm, hỗ trợ tích cực xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân.
Phản ứng của ngư dân với 1 kĩ thuật mới ?
Quá trình tiếp thu của người dân không giống nhau về kĩ thuật mà kinh nghiệm đem lại cho họ.
Nhóm người đổi mới: Thường chiếm 2,5%, đây là những người kinh tế khá, làm ăn giỏi, có đầu óc kinh doanh...họ là những người đi tiên phong trong áp dụng kỹ thuật mới
Nhóm người tiếp thu sớm: Thường chiếm 13,5%: Đây là những người ktế khá, làm ăn giỏi, có kĩ năng sx nhưng ít nghe theo ngay từ KN viên song lại rất tin cậy vào những lời khuyên và làm theo việc làm của người đổi mới.
Nhóm người tiếp thu muộn hơn, chiếm 34%: Đây là những người theo dõi công việc của 2 nhóm trên, khi thấy họ thu được kết quả mới làm theo.
Nhóm người tiếp thu muộn, chiếm 34%: Đây là nhưng người thấy mọi người làm được mới làm theo, nên họ thường bị thiệt vì sp của họ làm ra đã cũ trong khi người khác đã chuyển sang kĩ thuật mới.
Nhóm người lạc hậu, chiếm 16%: Đât là nhóm người bảo thủ, sức ì lớn, không nghe và áp dụng kĩ thuật mới.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kĩ thuật mới của ngư dân ?
Sự tíếp thu kĩ thuật mới của ngư dân phụ thuộc nhiều yếu tố như đặc tính cá nhân của từng người, trình độ nhận thức, điều kiện ktế-xhội, đkiện hoạt động giao tiếp của người dân trong xã hội, vai trò của cán bộ KN, tính thời sự và tính mới của tiến bộ khoa học kĩ thuật...
Yếu tố cá nhân: Là yếu tố quyết định và thường trực trong tất cả các phương án chuyển giao, do trình độ nhận thức không bao hàm được trình độ văn hóa, vị trí xã hội của họ.
Yếu tố kinh tế: Kỹ thuật mới tiếp thu được hay không còn phụ thuộc vào quy mô sx, nguồn nhân lực, khả năng giao tiếp với các viện, trường, trung tâm KN...KN cần cần tìm được những kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Trình độ kinh tế phát triển tác động đến nhận thức cái mới và đkiện để có được cái mới. Nếu đkiện kinh tế lạc hậu thì nhận thức về xã hội về cái mới, cái tích cực bị giảm đi.
Yếu tố giao tiếp xã hội: Đkiện tiếp cận với KN viên, với thông tin đại chúng, với hàng xóm...của cộng đồng là yếu tố rất quan trọng. Do đó cần tổ chức nhiều mô hình trình diễn kết quả do chính ngư dân làm ra có sự hướng dẫn của cán bộ KN.
Việc tiếp thu kĩ thuật tùy thuộc bản chất của đề tài khoa học, kỹ thuật mới.
Vai trò của cán bộ KN: việc tiếp thu kỹ thuật mới của ngư dân phụ thuộc trình độ và kĩ năng truyền đạt của KN viên, kĩ năng chắt lọc thông tin. Điều kiện năng lực để trình bày cho dân 1 cách có hiệu quả.
Phân tích hình thức tiếp cận mô hình chuyển giao trong KN ?
Đây là cách tiếp cận trong KN mang nhiều yếu tố một chiều.
Các nhà quản lí, nghiên cứu, nhà hoạch định xây dựng các ý tưởng, các chính sách, và các kỹ thuật công nghệ mới => Chuyển giao bước 1 tới cán bộ KN, họ sẽ tiếp nhận, tiếp thu và trình diễn lại cho ngư dân những nghiên cứu, kết quả, đánh giá mô hình và xây dựng quy trình giảng dạy cho ngư dân => Chuyển giao bước 2 tới ngư dân bằng cách lên lóp, hội thảo, thảo luận giúp ngư dân tiếp cận và nắm bắt được kỹ thuật mới và thực hiện có kết quả cả về thực tế và lý thuyết.
Ưu điểm:
Cách truyền tải nhanh từ nhất từ kết quả tiến bộ khoa học công nghệ và triển khai đến tận tay người dân.
Đơn giản nhất vì đã có quy trình và có kquả n/c, người dân biết được những khó khăn thuận lợi của mô hình.
Có kết quả chắc chắn, quy trình đã giám định, có đội ngũ các nhà n/c và các chuyển giao chuyên ngành hậu thuẫn.
Nhược điểm:
Mang hình thức áp đặt vì chuyển giao đề tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cán bộ KN không nắm bắt được khúc mắc, tâm tư nguyện vọng của ngư dân, không có những điều chỉnh phù hợp sẽ gây khó khăn cho quá trình chuyển giao.
Không dựa vào nhu cầu của người dân.
Cán bộ KN coi trọng việc giảng dạy và chuyển giao bằng tài liệu tập huấn trên lớp hơn quá trình chuyển giao.
Phân tích hình thức tiếp cận mô hình trình diễn trong KN ?
Đây là cách tiếp cận theo hướng lấy ngư dan làm trọng tâm, là mô hình KN dựa vào dân.
Quy trình tiếp cận theo mô hình: Ngiên cứu trong trại thử ngiệm, vùng đánh bắt => Quy trình kết quả cán bộ KN nghiên cúu ao đầm, vùng đánh bắt cùng với người dân => Qua trình diễn người dân sẽ nắm bắt đựơc phương thức và kĩ thuật của phương pháp và tự áp dụng vào sx cho mình.
Ưu điểm:
Vai trò của người dân được trú trọng từ việc xác định nhu cầu, tổ chức thực hiện và sự chấp nhận của người dân và khả năng phổ cập cao.
Vị trí của người dân được nâng cao trong quá trình KN.
Nhược:
Thời gian thực hiện lâu, vì sự tự nguyện của người dân trong vấn đề đổi mới kỹ thuật phụ thuộc nhiều yếu tố, các yếu tố đó không giống nhau theo địa phương và theo cá nhân.
Trrình độ người dân phải đồng đều mới đạt kết quả tốt.
Phân tích hình thức tiếp cận mô hình khuyến ngư lan rộng ?
Tiếp cận theo mô hình khuyến ngư lan rộng là cách tiếp cận dựa vào việc huy động ngư dân và các đối tượng tổ chức đoàn thể, địa phương tham gia vào việc mở rộng công tác KN, thông qua mạng lưới hoạt động KN ở địa phương.
Ưu điểm:
Cộng đồng người dân giữ vai trò trọng tâm trong các hoạt động phong trào và các hoạt động kĩ thuật khác.
Nhiệm vụ của cán bộ KN trong mô hình KN lan rộng: Phải tuyên truyền, phổ biến, tổ chức ngư dân và giúp đỡ họ tiến hành các mô hình mới, theo mẫu đã được tổng kết chuyển giao.
Khái niệm về giao tiếp trong KN ?Vai trò của giao tiếp trong KN ?
Khái niệm về giao tiếp trong KN: Là quá trình tiếp xúc theo các hình thức khác nhau. Qua đó đối tác cùng trao đổi và chia sẻ thông tin và những hiểu biết, ý thức, tình cảm nói chung. Giao tiếp là phương tiện trao đổi thông tin hay là hoạt động phát triển nhận thức .
Vai trò của giao tiếp trong KN:
Không có giao tiếp thì không thể hoàn thành công tác KN, không có giao tiếp thì không có kỹ thuật mới, công nghệ mới cũng không đến được với người dân. Ngược lại không có sự phản đối của người dân, thì nhà hoạch định chính sách sẽ đối mặt với khó khăn. Không có giao tiếp thì không thể giúp người dân giải quyết khó khăn kịp thời. Không có giao tiếp không thể truyền đạt được thông tin chuyển giao.
Giao tiếp là cầu nối khoảng trống giữa các ý tưởng của cán bộ KN với dân.
Phân tích các nguyên tắc giao tiếp trong KN ?
Nguyên tắc về mặt nhận thức:
Người dân vẫn được cung cấp kiến thức và kĩ năng, kĩ thuật mới và họ cũng cần được chia sẻ kinh nghiệm bản thân của họ cho người khác, cho cộng đồng, cán bộ KN và các nhà n/c.
Giao tiếp được bắt đầu trong cộng đồng người dân từ những nhu cầu và mong muốn của họ. KN bắt đầu từ cái dân muốn.
Thông tin gia tiếp phải phù hợp với người dân địa phương.
Cần sd nhiều phương pháp giao tiếp khác nhau để chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm.
Đòi hỏi người xử lí thông tin và truyền đạt thông tin có kĩ năng truyền đạt càng cao càng tốt.
Vai trò của cán bộ KN trong giao tiếp và giúp đỡ người dân trong giao tiếp có ý nghĩa cơ bản để thực hiện tốt nhiệm vụ KN.
Nguyên tắc làm việc trong giao tíếp KN:
Xác định rõ mục tiêu của mình và người dân trong trong công tác KN ở từng địa phương cụ thể.
Phát hiện rõ tâm trạng của người dân, sự hiểu biết, quyết tâm và tương lai của vấn đề KN.
Xác định rõ quan điểm của mình và nhận định quan điểm của người dân.
Nhận định đựơc mong muốn cơ bản của người dân.
Nhận định được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mục tiêu giao tiếp.
Xác định được đâu là nội dung cụ thể, trìu tượng trong trao đổi thông tin.
Phân tích các kĩ thuật của giai đoạn trình bày trong KN ?
Giai đoạn chuẩn bị:
Cảm xúc lo ngại, bồi hồi là lẽ tự nhiên nên cán bộ KN phải biết và lường trước các công việc.
Cần xác định vai trò bản thân và nhiệm vụ của mình trước khi trình bày các vấn đề kĩ thuật cho dân hiểu.
Trước buổi trình bày nên dành 1 ít time thư giãn.
Nên đến địa điểm trình báy sớm để làm quen với môi trường và những học viên đến sớm
Trấn tĩnh và quyết tâm khi bắt đầu – Thở sâu vài hơi để giảm căng thẳng.
Giai đoạn bắt đầu trình bày:
Quan sát xung quanh lớp học và và đối tượng trình bày.
Giữ nhị thở bình thường để không mất bình tĩnh.
Nhìn một vài người để tạo sự gần gũi và tạo thế chủ động, giữ phong thái thoải mái cởi mở.
Tránh mang nhiều tài liệu vào lớp học, khi vào lớp hỏi một vài câu tổng quan xã giao làm quen, giữ tâm lí bình thản, vui vẻ, có thể nói chuyện vui để tạo sự chú ý cho người nghe.
Giai đoạn trình bày:
Trong quá trình trình bày nói phải vừa phải, nhanh, chậm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nói phải rõ ràng, động tác không vội vàng, lúng túng.
Nếu cảm thấy hồi hộp hít thở sâu để chấn tĩnh lại.
Tỏ thái độ nhiệt tình khi trình bày, chú ý quan sát người nghe để điều chỉnh nội dung truyền đạt gíup người nghe nắm bắt được nội dung cần truyền đạt.
Nội dung của phương pháp giảng dạy KN cho ngư dân ?
Phương pháp tạo ra kiến thức:
Phương pháp nhằm tạo ra kiến thức là thảo luận nhóm, là tổ chức hội nghị, hội thảo, chiếu phim, triển lãm, các băng video.
Phương pháp đào tạo huấn luyện kĩ năng:
Huấn luyện tập huấn: Người dạy làm mẫu, người học thực hành ngay trên thiết bị, hiện trường.
Thực hành trên mô hình sx.
Tổ chức thi tay nghề nhằm tạo ra những cá nhân co kĩ năng và tay nghề tốt.
Phương pháp làm thay đổi tập quán: - Tham quan thực tế - Hội thảo đầu bờ.
Phân tích phương pháp KN theo mục tiêu ?
Đây là một nguyên tắc làm việc tập thể có hiệu quả, cần phải tập trung vào mục tiêu KN là chìa khóa mở ra thành công.
Luôn ý thức về khả năng bản thân, trong hoạt động KN về vấn đề này cán bộ KN cần chú ý một số điều sau:
Không có khả năng nào bẩm sinh mà phải qua rèn luyện mới có.
Không được để cái xấu xâm nhập, nó sẽ gặm nhấm những suy nghĩ tích cực, suy nghĩ tốt đẹp, trong KN phải biết phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm.
Học cách lắng nghe, trau dồi kiến thức và truyền đạt cho mọi người.
Học bất cứ ai, học ở mọi lúc, mọi nơi, mỗi người vừa là học trò vừa là thầy giáo.
Phân tích tiếp xúc cá nhân trong KN ?
Là phương pháp thực hiện KN thông qua tiếp xúc cá nhân giữa cán bộ KN và dân. Các cuộc tiếp xúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tại các địa điểm khác nhau và có định hướng cá nhân hoặc ngẫu nhiên. Phương pháp này có thể thực hiên tại gia đình ngư dân qua thư, điện thọai hoặc người dân đến thăm cơ quan KN.
Ưu điểm:
KN viên sẽ nhận được những thông tin mới nhất về các ĐK thuận lợi, khó khăn, đưa ra các giải pháp phù hợp, khả năng txúc sẽ cao do được truyền đạt trực tiếp, nhờ thế tạo được mqh khăng khít và lòng tin giữa KN viên với dân.
Ngư dân sẽ tranh thủ cơ hội gặp được KN viên để hỏi về những vấn đề chưa rõ, để đạt được ý kiến nguyện vọng cá nhân.
Hạn chế:
KN viên không có đkiện đến từng nhà – Không có đkiện thảo luận về những ý kiến khác nhau của các gia đình.
Tốn nhiều time và dễ tạo tâm lí không khách quan tập trung vào các gia đình tiên tiến hoặc các gia đình KN viên ưu thích mà bỏ qua những gia đình khó khăn.
Phân tích phương pháp tập huấn trong KN ?
Phân tích phương pháp trình diễn kết quả trong KN ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_duc_khuyen_ngu_8933.doc