14. Tài sản chung của vợ chồng nếu phải đăng kí quyền sở hữu thì phải đăng kí tên của hai vợ chồng, do đó tài sản nào đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản riêng của người đó.
SAI: Tài sản đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng nhưng không có chứng cứ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của bên đó thì tài sản đó vẫn là tài sản chung.
15. Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ kí của cả vợ và chồng.
SAI: Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì đơn xin ly hôn chỉ cần có chữ ký của một bên.
16. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được đặt ra khi vợ chồng không thoả thuận được việc dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của một bên vợ hoặc chồng.
SAI: Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân còn được đặt ra trong trường hợp vợ chồng có nhu cầu đầu tư kinh doanh riêng.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 32293 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Luật Hôn nhân & gia đình dạng trắc nghiệm đúng sai (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà, đó là tài sản chung của vợ chồng? 2) Con dâu được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng? 3) Trong mọi trường hợp nếu hôn nhân không còn cần thiết, người đàn ông có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn? 4) Con cái là khách thể trong quan hệ HNGĐ của cha mẹ? 5) Quan hệ nhân thân giữ vai trò quyết định trong quan hệ HNGĐ? 6) Năng lực pháp luật không là năng lực khách quan và có được từ khi cá nhân sinh ra. 7) Trong luật HNGĐ không có năng lực hành vi chưa đủ. 8 ) Nam nữ khi kết hôn có nghĩa vụ chứng minh đủ tuổi. 9) Kết hôn vi phạm đăng ký kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn là trái pháp luật 10) Nếu việc kết hôn giả tạo và sau đó các bên yêu cầu tòa án cho ly hôn thì tòa án cho ly hôn. 11) Nhà nước hiện nay vẫn thừa nhận chế độ đa thê. 12) Chỉ những hôn nhân kết hôn theo luật định mới được nhà nước công nhận là hôn nhân hợp pháp
1.Nam tròn 20 tuổi, nữ tròn 18 tuổi trở lên mới được dăng kí kết hôn. 2. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng ko được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. 3. Những giao dịch lien quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng do 1 bên vợ hoặc chồng thực hiện luôn bị coi là vô hiệu. 4.Khi vợ hoặc chồng thực hiện những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện giao dịch đó phải thanh toán bằng tài sản riêng của mình. 5.Quan hệ nuôi con nuôi chỉ chấm dứt khi có sự thoả thuận của cha mẹ nuôi và con nuôi. 6. Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng là kết hôn trái pháp luật. 7. Người đang có vợ có chồng mà chung sống như cợ chồng với người khác là kết hôn trái pháp luật. 8. Sau khi bị huỷ kết hôn trái pháp luật thì nhứng chủ thể đó không được quyền kết hôn lại. 9. Cha mẹ nuôi có thể thay đổi họ tên, dân tộc của con nuôi theo họ tên,dân tộc của mình. 10. Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vọ chồng. 11. Việc chia tài sản chung của vợe chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được coi là có hiệu lực pháp lý khi được tào án công nhận. 12. Con riêng và bố dượng, mẹ kế không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nào hết. 13. Con riêng và bố dượng mẹ kế có tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi cùng chung sống với nhau. 14. Tài sản chung của vợ chồng nếu phải đăng kí quyền sở hữu thì phải đăng kí tên của hai vợ chồng, do đó tài sản nào đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản riêng của người đó. 15. Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ kí của cả vợ và chồng. 16. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được đặt ra khi vợ chồng không thoả thuận được việc dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của một bên vợ hoặc chồng. 17. Khi vợ hoặc chồng bị toà án tuyên bố mất tích bằng 1 quyết định co hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt. 18. Sự thoả thuận giữa con nuôi từ 9 tuổi trở lên với cha mẹ nuôi là một trong những căn cứ để quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. 19. Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn là UBND nơi thường trú của một trong hai bên nam nữ. 20. Con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau. 21. Hoà giải cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi vợ chồng yêu cầu ly hôn tại toà án. 22. Tài sản riêng của vợ, chồng chỉ là những tài sản vợ hoặc chồng có trước thời kì hôn nhân. 23. Sau khi chấm dứt hôn nhân, người vọ sinh con thì việc xác định cha cho con luôn được toà án xác định. 24. Tài sản chung của vợ chồng mà phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu bắt buộc phải ghi tên của cả hai vợ chồng. 25. Những người đã từng có mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi vấn được kết hôn với nhau. 26. Khi đi làm con nôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ. 27. Thuận tình ly hôn ko cần phải thông qua thủ tục hoà giải. 28. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản có trong thời kì hôn nhân.
.Nam tròn 20 tuổi, nữ tròn 18 tuổi trở lên mới được dăng kí kết hôn. SAI: Chỉ cần Nam đang ở tuổi hai mươi (19 tuổi + 1 ngày), nữ đang ở tuổi mười tám(17 tuổi + 1 ngày) là đã đủ điều kiện về tuổi kết hôn. 2. Mọi trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì ko được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. SAI: Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 nếu chưa đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng và chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc đăng ký kết hôn. 3. Những giao dịch lien quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng do 1 bên vợ hoặc chồng thực hiện luôn bị coi là vô hiệu. SAI: Giao dịch đối với tài sản chung nhưng đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo qui định tại khỏan 1 Điều 29 vẫn có thể do 1 bên xác lập thực hiện. 4.Khi vợ hoặc chồng thực hiện những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện giao dịch đó phải thanh toán bằng tài sản riêng của mình. SAI: Đối với những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình do 1 bên thực hiện mà không có sự đồng ý của bên kia thì TS chung của vợ chồng sẽ được chi dùng để thanh tóan. 5.Quan hệ nuôi con nuôi chỉ chấm dứt khi có sự thoả thuận của cha mẹ nuôi và con nuôi. SAI: Quan hệ nuôi con nuôi còn được TA ra quyết định chấm dứt khi con nuôi bị kết án theo qui định tại khỏan 2 Điều 76 hoặc trong trường hợp cha mẹ nuôi đã có các hành vi qui định tại khỏan 3 Điều 67 hoặc khỏan 5 Điều 69. 6. Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng là kết hôn trái pháp luật. SAI: Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do PL qui định. 7. Người đang có vợ có chồng mà chung sống như cợ chồng với người khác là kết hôn trái pháp luật. SAI: Người đang có vợ (có chồng) mà chung sống như vợ chồng với người khác là người có hành vi vi phạm PL hình sự về chế độ một vợ, một chồng. 8. Sau khi bị huỷ kết hôn trái pháp luật thì nhứng chủ thể đó không được quyền kết hôn lại. SAI: Sau khi bị huỷ kết hôn trái pháp luật thì nhứng chủ thể đó vẫn có quyền kết hôn lại nếu không thuộc các trường hợp cấm kết hôn qui định tại Điều 10. 9. Cha mẹ nuôi có thể thay đổi họ tên, dân tộc của con nuôi theo họ tên,dân tộc của mình. SAI: Theo qui định tại Điều 28 BLDS thì cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. PL không có qui định nào cho phép thay đổi hay xác định lại dân tộc đối với con nuôi. 10. Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vọ chồng. ĐÚNG : Theo qui định tại khoản 1 Điều 27. Trừ trường hợp được thừa kế , tặng cho riêng.11. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được coi là có hiệu lực pháp lý khi được toà án công nhận. SAI: Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ DS riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì chỉ cần vợ chồng có thỏa thuận phân chia TS chung bằng văn bản mà không cần thông qua tòa án. 12. Con riêng và bố dượng, mẹ kế không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nào hết. SAI: Theo điều 38. 13. Con riêng và bố dượng mẹ kế có tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi cùng chung sống với nhau. ĐÚNG: Theo qui định tại các điều từ 34 đến 38. 14. Tài sản chung của vợ chồng nếu phải đăng kí quyền sở hữu thì phải đăng kí tên của hai vợ chồng, do đó tài sản nào đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản riêng của người đó. SAI: Tài sản đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng nhưng không có chứng cứ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của bên đó thì tài sản đó vẫn là tài sản chung. 15. Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ kí của cả vợ và chồng. SAI: Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì đơn xin ly hôn chỉ cần có chữ ký của một bên. 16. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân chỉ được đặt ra khi vợ chồng không thoả thuận được việc dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của một bên vợ hoặc chồng. SAI: Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân còn được đặt ra trong trường hợp vợ chồng có nhu cầu đầu tư kinh doanh riêng. 17. Khi vợ hoặc chồng bị toà án tuyên bố mất tích bằng 1 quyết định co hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt. SAI: Quan hệ hôn nhân trong trường hợp này chỉ thực sự chấm dứt khi yêu cầu xin ly hôn của người có vợ hoặc chồng đã bị tòa án tuyên bố mất tích trước đó được tòa án công nhận bằng một quyết định độc lập. 18. Sự thoả thuận giữa con nuôi từ 9 tuổi trở lên với cha mẹ nuôi là một trong những căn cứ để quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. SAI: Chỉ có thỏa thuận giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên mới là một trong các căn cứ để yêu cầu TA chấm dứt việc nuôi con nuôi. 19. Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn là UBND nơi thường trú của một trong hai bên nam nữ. SAI: Trong trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân VN với nhau nhưng ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự VN ở nước ngoài sẽ là nơi các bên đến đăng ký. 20. Con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau. SAI: Vì không thuộc các trường hợp cấm kết hôn được qui định tại Điều 10 Luật HNGĐ. 21. Hoà giải cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi vợ chồng yêu cầu ly hôn tại toà án. SAI: Luật HNGĐ chỉ khuyến khích hòa giải cơ cở chứ không bắt buộc 22. Tài sản riêng của vợ, chồng chỉ là những tài sản vợ hoặc chồng có trước thời kì hôn nhân. SAI: Còn là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. 23. Sau khi chấm dứt hôn nhân, người vọ sinh con thì việc xác định cha cho con luôn được toà án xác định. SAI: Nếu đứa con được sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi vợ chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân thì đứa con đó vẫn hiển nhiên là con chung. 24. Tài sản chung của vợ chồng mà phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu bắt buộc phải ghi tên của cả hai vợ chồng. ĐÚNG: Theo qui định tại Điều 27. 25. Những người đã từng có mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi vấn được kết hôn với nhau. SAI: Pháp luật nghiêm cấm những người đã từng là cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi. 26. Khi đi làm con nuôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ. SAI: Khi được cho đi làm con nuôi người khác thì nguời con đó vẫn được PL đảm bảo quyền thừa kế đối với cha mẹ đẻ. 27. Thuận tình ly hôn ko cần phải thông qua thủ tục hoà giải. SAI: Hòa giải tại tòa án là thủ tục bắt buộc trong trường hợp có tranh chấp TS chung hoặc con chung. 28. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản có trong thời kì hôn nhân. SAI: Còn có thể là các tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân nhưng được nhập vào khối tài sản chung.
A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để tránh rủi ro cho gia đình. Hai bên vẫn hạnh phúc và sống chung, mỗi người được 250 triệu đồng. Sau khi chia tài sản thì A nói với B là lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích luỹ cho gia đình. Sau 3 năm A kinh doanh thu được khoản lợi tức là 200 triệu đồng, hàng tháng B được hưởng lương là 5 triệu đồng và chi tiêu dùng hết cho đời sống gia đình. Sau đó A đã có hành vi ngoại tình và dùng số tiền lợi tức đó cho người tình của mình.B yêu cầu ly hôn và yêu cầu đòi lại số tài sản đó có được không? Trả lời: Theo qui định tại Điều 29 Luật HNGĐ về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ DS riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung”. Như vậy, sau khi 2 vợ chồng thỏa thuận chia đôi tài sản chung để kinh doanh riêng thì tài sản riêng của mỗi người là 250 triệu. Điều 30 Luật HNGĐ cũng qui định : “phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Do đó lương của B không nằm trong thỏa thuận phân chia tài sản chung vì tại thời điểm phân chia nó chưa hề tồn tại. Về nguyên tắc (nếu không có thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ HN) thì “thu nhập do lao động, họat động SXKD” của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1 Điều 27) là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, theo qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 về hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Thu nhập do lao động, họat động SXKD và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Theo luật định thì “thỏa thuận khác” ở đây phải là “thỏa thuận bằng văn bản”. Dẫn chứng: khoản 1 Điều 4 NĐ70/2001 qui định: “… sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực)”. Ở đây đề bài chỉ nói là “A nói với B” nên coi như thỏa thuận với nội dung “lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích lũy cho gia đình” không được xem là “thỏa thuận của vợ chồng”. Như vậy, đối chiếu với qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 thì số lương 5 triệu/tháng của B vẫn là tài sản riêng của B. Cũng thế, theo khoản 1 Điều 8 NĐ70/2001 thì: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác bằng văn bản”. Do vậy, số tiền thu được từ việc A kinh doanh từ tài sản riêng của mình (sau 3 năm là 200 triệu) vẫn là tài sản riêng của A bởi lẽ hai người không có thỏa thuận nào khác bằng văn bản. Số tiền này nếu A không đồng ý nhập vào khối tài sản chung của 2 người thì mặc nhiên nó vẫn là tài sản riêng của A và A có toàn quyền định đoạt, muốn làm gì thì làm, muốn cho ai thì cho (không vi phạm khoản 5 Điều 33 do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình do đó A có quyền định đọat mà không cần hỏi ý kiến B). Việc B phát hiện mối quan hệ bất chính của A và yêu cầu tòa cho ly hôn là có cơ sở và phù hợp các qui định của PL. Tuy nhiên việc B yêu cầu “đòi lại số tài sản đã có” là không có cơ sở. Ở đây B không thể “đòi lại số tài sản đã có” mà B chỉ có thể đòi lại những tài sản nào là “tài sản riêng” của mình đồng thời yêu cầu tòa phân định “phần tài sản mà mình được chia trong khối tài sản chung của vợ chồng” mà thôi. Theo Điều 95 về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thì khi phân xử, tòa án phải bảo đảm 2 nguyên tắc : (1) “Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó” (khoản 1 Điều 95); (2) Tài sản chung được giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì trên nguyên tắc sẽ chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, công sức đóng góp của mỗi bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên (khoản 2 Điều 95). Như vậy, khi phân xử, tòa sẽ áp dụng nguyên tắc (1) để công nhận những tài sản nào là tài sản riêng của B và chúng phải thuộc về B. Dĩ nhiên là B có quyền yêu cầu tòa công nhận số lương 5 triệu/tháng (có được sau thời điểm phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ HN) là tài sản riêng của B (áp dụng khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001) như đã phân tích ở trên. Đối với khối tài sản chung của cả 2 vợ chồng thì sẽ phải áp dụng nguyên tắc (2) để phân xử. Tuy nhiên do các bên đã thỏa thuận phân chia toàn bộ tài sản chung (có tổng gía trị là 500 triệu) đang có tại thời điểm thỏa thuận phân chia nên coi như những tài sản chung nào có được từ thời điểm thỏa thuận phân chia trở về trước bây giờ đã không còn. Nếu các bên có thể chứng minh được là mình còn có những tài sản chung khác từ sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung (ví dụ: “tài sản do vợ chồng cùng tạo ra” hoặc “những thu nhập hợp pháp khác” sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung) thì họ vẫn có quyền yêu cầu tòa phân xử để chia theo nguyên tắc thứ (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu hỏi ôn tập Luật Hôn nhân & gia đình dạng trắc nghiệm đúng sai (có đáp án).doc