Câu hỏi ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ học

3. Ngôn ngữ có tính giai cấp không? Tại sao?

Trả lời 1:

Trước hết ngôn ngữ thuộc về tất cả các thành viên trong xã hội, nếu ngôn ngữ chỉ thuộc một giai cấp nào đó thì giữa các giai cấp trong xã hội làm sao có thể giai tiếp được với nhau. Truyền thống ngôn ngữ học phủ nhận tính giai cấp của ngôn ngữ đồng thời cũng phủ nhận sự phân hóa giai cấp dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Giai cấp thuộc phạm trù chính trị học còn ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ học, hai vấn đề thuộc hai phạm trù khoa học khác nhau. Với tư cách là công cụ giao tiếp của toàn xã hội, ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì thế sự phân hóa giai cấp không dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Ngay cả khi có sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội thì giao tiếp chung giữa các giai cấp trong xã hội vẫn bình thường. Mọi sự phân chia tiến trình biến đổi của ngôn ngữ theo sự biến đổi của hình thái kinh tế xã hội là bất hợp lí.

 

docx9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 50311 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP Môn: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC Phần chung Phân tích bản chất và chức năng của ngôn ngữ. Trả lời: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt Ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và không thuộc kiến trúc thượng tầng. Ngôn ngữ không có tính giai cấp, không phân biệt tầng lớp xã hội. Ngôn ngữ không phải công cụ để sản xuất. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp Ngoài ngôn ngữ con người có thể dùng các phương tiện khác để giao tiếp, nhưng tất cả đều không đáp ứng được mục đích giao tiếp tốt như ngôn ngữ. + Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh họat và lao động, có thể truyền tải trí tuệ, tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất dù nó không sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó giúp con người lĩnh hội những kiến thức mới, hợp tác cùng phát triển + Ngôn ngữ là công cụ để đấu tranh giai cấp. (dùng ngôn ngữ để tuyên truyền các đường lối, tư tưởng…) Ngôn ngữ là công cụ của tư duy Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ hay câu nào mà không biểu hiện một khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại cũng không có khái niệm hay tư tưởng nào mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi khái niệm, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Các đơn vị của ngôn ngữ và tư duy Trả lời: Ngôn ngữ có 5 đơn vị ngôn ngữ chủ yếu là: âm vị, hình vị, từ và ngữ, câu, văn bản Ngôn ngữ có tính giai cấp không? Tại sao? Trả lời 1: Trước hết ngôn ngữ thuộc về tất cả các thành viên trong xã hội, nếu ngôn ngữ chỉ thuộc một giai cấp nào đó thì giữa các giai cấp trong xã hội làm sao có thể giai tiếp được với nhau. Truyền thống ngôn ngữ học phủ nhận tính giai cấp của ngôn ngữ đồng thời cũng phủ nhận sự phân hóa giai cấp dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Giai cấp thuộc phạm trù chính trị học còn ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ học, hai vấn đề thuộc hai phạm trù khoa học khác nhau. Với tư cách là công cụ giao tiếp của toàn xã hội, ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì thế sự phân hóa giai cấp không dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Ngay cả khi có sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội thì giao tiếp chung giữa các giai cấp trong xã hội vẫn bình thường. Mọi sự phân chia tiến trình biến đổi của ngôn ngữ theo sự biến đổi của hình thái kinh tế xã hội là bất hợp lí. Tuy nhiên, không thể phủ nhận giai cấp có ảnh hưởng tới ngôn ngữ và sự phân hóa giai cấp có tác động đến một bộ phận nào đó của cấu trúc ngôn ngữ cũng như việc sử dụng ngôn ngữ. Cho nên « trong một chừng mực nào đó ngôn ngữ là thước đo của ứng xử giai cấp» Trả lời 2: Ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là sản phẩm của toàn xã hội và phục vụ toàn xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp và tư duy.giai cấp thống trị và giai cấp bị trị vẫn phải liên hệ với nhau về kinh tế, về tổ chức xã hội. Do đó, giữa họ cần thiết phải có một phương tiện giao tiếp chung. Ngôn ngữ có thể được các giai cấp sử dụng như một phương tiện đấu tranh giai cấp, nhưng bản thân nó không mang tính giai cấp, nó là phương tiện giao tiếp của toàn dân.  Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Trả lời: Con người khác với các động vật khác là ở chỗ con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một loại phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Nó không phải là một hiện tượng của tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật. Nó cũng không phải là một hiện tượng có tính cá nhân, tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con người, nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người. Nó là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì là sản phẩm của tập thể nên sự tồn tại và phát triển của nó có phụ thuộc vào sự tồn tại và phát tiển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy. Mặt khác, nói nó là một hiện tượng xã hội vì ngôn ngữ tồn tại trong xã hội loài người với tư cách là một công cụ mà con người dùng để giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Trong cuốn Hệ tư tưởng Ðức, Mác và Ăn-ghen cho rằng: Ngông ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác. Khi đề cập tới một hiện tượng xã hội, người ta thường xem xét chúng trên cơ sở của hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Dĩ nhiên, không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng, bởi tự nó không là công cụ sản xuất mà cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Cũng không thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế thuộc thượng tầng kiến trúc vì mọi thiết chế của thượng tầng kiến trúc như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn giáo... đều dựa trên cơ sở của hạ tầng. Cơ sở hạng tầng còn thì kiến trúc thượng tầng còn, cơ sở hạng tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Trong khi, với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai cấp như hệ thống triết học, luật pháp, chính trị... mang tính giai cấp, vì tư tưởng của mọi thời đại là tư tưởng thống trị. Nói khác đi, ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là tài sản của toàn xã hội. Vì lẽ đó, các nhà ngôn ngữ đều nhìn nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Các đặc điểm của kí hiệu ngôn ngữ? Cho thí dụ Trả lời: Tính khu biệt: Tính khu biệt của kí hiệu ngôn ngữ là giá trị khu biệt. Mỗi kí hiệu ngôn ngữ thể hiện ở khả năng phân biệt của nó. Ví dụ: [gà] à /g/ [ ka] à /k/ Sự khác biệt giữa /g/ và /k/ là ở đặc trung hữu thanh và vô thanh. Hữu thanh và vô thanh là giá trị khu biệt của /g/ và /k/ để phân biệt hai âm tiết [gà] và [ka]. Tính võ đoán: là giữa hình thức ngữ âm của 1 từ và khái niệm nội dung của từ ấy, không có 1 tương quan nào. Ví dụ: Ta không thể giải thích lí do về tên gọi của 1 sự vật: bàn, nhà, ghế,…. Tính hai mặt: Tín hiệu ngôn ngữ thống nhất giữa hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện Cái biểu hiện (hình thức của tín hiệu) Là những dạng âm thanh khác nhau mà trong quá trình nói năng con người đã thiết lập lên mã cụ thể cho mình, đó chính là đặc trưng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ. Cái được biểu hiện (nội dung của tín hiệu) Là những thông tin, những thông điệp về những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại Ví dụ: Tín hiệu “cây” trong tiêng việt là sự kết hợp giữa lược đồ sau: Âm thanh: Cây (cái biểu hiện) Ý nghĩa: loài thực vật có lá (cái được biểu hiện Cái biểu hiện và cái được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời Tính hình tuyến: Các kí hiệu ngôn ngữ xuất hiện theo trật tự trước sau, trật tự này được gọi là trật tự tuyến tính và tính chất của nó được gọi là tính hình tuyến Ví dụ: Phân tích tính tôn ti của kí hiệu ngôn ngữ? cho thí dụ? Trả lời: a. Âm vị: Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói: Âm vị là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng 1 loại âm tố. Âm vị có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ, phân biệt nghĩa của từ và nhận cảm. Ví dụ: Màn có âm thanh khác với bàn nhờ có sự đối lập giữa âm vị /b/ và âm vị /m/, do vậy chúng khu biệt nghĩa của hai từ này b. Hình vị: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (mang nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp), là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ. Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa : Quốc: nước, kỳ: cờ. Trong tiếng Anh, từ Unkind có 2 hình vị, từ boxes có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị ngữ pháp. c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố (hình vị). Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. Từ có chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,… d. Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp nhất định để thông báo. Câu ít nhất phải có một từ, từ ít nhất phải có 1 hình vị, 1 hình vị ít nhất phải có 1 âm vị. Phần ngữ âm – âm vị học Phân biệt ngữ âm học và âm vị học. Trả lời: Thế nào là hình vị? phân loại hình vị (tiếng việt và tiếng anh)? Cho thí dụ. Trả lời: Hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất trong ngữ pháp của một ngôn ngữ xác định. Ví dụ: (cụm) từ không thể tin được có 4 hình vị: không, thể, tin, được. Trong tiếng Anh, hình vị gồm 2 loại chính: hình vị độc lập và hình vị không độc lập. Hình vị độc lập là những từ đơn âm tiết. Những từ này đương nhiên có khả năng kết hợp với các hình vị khác để tạo thành từ ghép. Ví dụ: do, make, think ... Hình vị không độc lập thì luôn luôn đi kèm với những hình vị khác để tạo thành từ vị. Ví dụ: un trong unthinkable. Cách chia này cũng đúng với tiếng Việt. Hình vị độc lập như ăn, uống, làm ... hình vị không độc lập như lẽo trong lạnh lẽo, sành sanh trong sạch sành sanh. Ngoài 2 loại đó ra còn có hình vị biến tố không tồn tại trong tiếng Việt, mà chỉ tồn tại trong các ngôn ngữ biến hình. Ngôn ngữ biến hình, như tiếng Anh, Pháp, Đức, Latinh, Tây Ban Nha ...(đa số là ngôn ngữ Âu Tây) là những ngôn ngữ trong đó từ có thể có các hình thái khác nhau. Loại hình vị này dùng để chỉ ra số nhiều (-s), số ít, giống cái, giống đực, thì quá khứ (-ed) ..vv Cũng có thể phân loại hình vị như sau: Hình vị có ý nghĩa thực như trời, biển, trăng, mây, gió .. Loại này chiếm tỉ lệ rất lớn trong tiếng Việt. - Hình vị có ý nghĩa ngữ pháp như đã, sẽ, rồi, không .. cũng như những hình vị chỉ dùng để cấu tạo từ: đẽ trong đẹp đẽ, nề trong nặng nề. Tuy nhiên loại sau này còn được gọi là hình vị hư. Loại này có khoảng sáu, bảy chục đơn vị. - Hình vị có giá trị biểu cảm: à, á, ôi, chao, hừ, nhỉ ... Loại này có khoảng vài chục đơn vị. Hình vị hư đã đề cập trên bao gồm (a) Hình vị trong từ ghép tự do: mà, cả trong mà cả, bù, nhìn trong bù nhìn; (b) Hình vị trong từ ghép chính phụ: au trong đỏ au, áng trong đồng áng, búa trong chợ búa và (c) Các yếu tố Hán-Việt cũng như vay mượn từ các ngôn ngữ Âu Tây. Thế nào là nguyên âm? Các cơ sở (tiêu chí) để phân tích nguyên âm. Cho thí dụ. Trả lời Nguyên âm là những âm mà khi ta phát âm luồn hơi từ phổi đi ra không có 1 sư cản trở nào. Ví dụ: a,e,u,ê, i,o Khi phân tích các nguyên âm, chúng ta dựa vào các tiêu chí sau: + Độ mở cửa miệng: hẹp, trung bình, rộng. VD: độ mở hẹp: i, u; độ mở TB: e, o ; độ mở rộng: a. + Độ nâng của lưỡi: cao, trung bình, thấp. VD: cao: i, u ; tb: e, o ; thấp: a. + Hình dáng của môi: Tròn mối và không tròn môi. VD: tròn môi: I ; không tròn môi: o, u, e. Thế nào là phụ âm? Các cơ sở để phân loại phụ âm? Cho thí dụ. Trả lời Phụ âm là những âm mà khi luồn hơi từ phổi đi ra bị cản trở tại 1 điểm nào đó tại bộ máy phát âm bị cản trở tại 1 điểm nào đó tại bộ máy phát âm. Thí dụ: p,m Phân loại phụ âm: Để miêu t, phan loại phụ âm ta được vào 2 tiêu chí là phương thức cấu âm và vị trí cấu âm. + Phương thức cấu âm: Dựa vào phương thức cấu âm, ta có phụ âm nổ, mũi, rung, sát, sát bên. Vd: - Phụ âm nổ: p, b, t, d, … Phụ âm mũi: m, n, ng, … ______rung: ______ sát: _______ sát bên: + Vị trí cấu âm: phụ âm môi – môi, môi – răng, đầu lưỡi răng, phụ âm ngạc, phụ âm ngạc lưỡi, phụ âm mặt lưỡi, phụ âm lưỡi con, phụ âm thanh họng, …. Ví dụ: Ứng dụng: phân tích các nguyên âm tiếng việt. Trả lời Phần từ vựng – Ngữ nghĩa học. Phân tích các yếu tố trong tam giác ngữ nghĩa. Cho thí dụ. Trả lời: Thế nào là phương thức ấn dụ? cho thí dụ. Trả lời Thế nào là phương thức hoán dụ? cho thí dụ. Trả lời Các đặc điểm của thuật ngữ khoa học. cho thí dụ. Trả lời. Thế nào là từ đồng nghĩa, đồng âm, từ trái nghĩa. Cho thí dụ. Trả lời. Phần ngữ pháp học. Liệt kê các phương thức ngữ pháp. Trả lời. Phân tích phương thức phụ tố. Cho thí dụ. Trả lời. Thế nào là các phạm trù ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ. Kể ra các phạm trù ngữ pháp. Trả lời. Thế nào là quan hệ ngữ pháp. Phân tích các kiểu quan hệ ngữ pháp. Cho thí dụ bằng tiếng việt. Trả lời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxokPhonological Contrastive_Eng vs VN.pdf