Câu 25: Thói quen đạo đức có thể hiểu là:
a. Hành vi sẵn sàng thực hiện chuẩn mực đạo đức.
b. Hành vi đạo đức ổn định đã trở thành nhu cầu của con người.
c. Hành động tự động hoá.
d. Cả a, b, c.
Câu 26: Trong việc giáo dục trẻ em, phong cách giáo dục tốt nhất là:
a. Phong cách dân chủ.
b. Phong cách độc đoán, gia trưởng.
c. Phong cách tự do.
d. Cả a,b,c.
Câu 27: Phương pháp giáo dục tốt nhất là:
a. áp đặt, cưỡng bức thực hiện theo mệnh lệnh.
b. Giảng giải, thuyết phục, động viên , giám sát.
c. Hoàn toàn để trẻ tự do làm theo ý mình.
d. Cả a,b,c.
211 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm lứa tuổi và sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất thiết mọi hành vi đạo đức đều cần có sự tham gia của nghị lực.
Đúng------- Sai-------
Câu 16: Công tác giáo dục của nhà trường là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển đạo đức của học sinh.
Đúng------- Sai-------
Câu 17: Không khí trong tập thể là môi trường phát sinh, điều kiện tồn tại và củng cố hành vi đạo đức.
Đúng------- Sai-------
Câu 18: Các tri thức đạo đức không nhất thiết phải gắn với xúc cảm, những trải nghiệm của cá nhân mới có thể biến thành niềm tin đạo đức.
Đúng------- Sai-------
Câu 19: Nếu nắm vững tri thức về các chuẩn mực đạo đức thì cá nhân sẽ có hành vi đạo đức.
Đúng------- Sai-------
Câu 20: Động cơ của hành vi đạo đức luôn thống nhất với mục tiêu trực tiếp của hành vi.
Đúng------- Sai-------
Câu 21: Có những tình cảm đạo đức tích cực và tình cảm đạo đức tiêu cực.
Đúng------- Sai-------
Câu 22: Nghị lực và thiện chí là hai mặt biểu hiện của ý chí (giá trị và cường độ của ý chí).
Đúng------- Sai-------
Câu 23: Thói quen đạo đức là một phẩm chất đạo đức của cá nhân, vì có sự thống nhất giữa ý thức và hành vi đạo đức.
Đúng------- Sai-------
Câu 24: Cứ hình thành được thiện chí đạo đức cho cá nhân là cá nhân đó sẽ có hành vi đạo đức đúng đắn.
Đúng------- Sai-------
Câu 25: Trong giáo dục đạo đức, cha mẹ cần ngăn cấm con cái tiếp xúc với những ảnh hưởng xấu bên ngoài.
Đúng------- Sai-------
Câu 26: Phương pháp giáo dục đạo đức quan trọng nhất trong gia đình là sự gương mẫu và sự nghiêm khắc với bản thân của bố mẹ trong sinh hoạt gia đình.
Đúng------- Sai-------
Câu 27: ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái chỉ diễn ra khi có mặt bố mẹ trước con cái.
Đúng------- Sai-------
Câu 28: Tình cảm và thiện chí đạo đức là những yếu tố tạo nên động cơ đạo đức, còn tri thức đạo đức soi sáng cho hành vi đạo đức. Vì vậy, để có hành vi đạo đức cần có cả tình cảm, thiện chí và tri thức đạo đức.
Đúng------- Sai-------
Câu 29: Điều kiện để tồn tại và củng cố hành vi đạo đức của học sinh là xây dựng bầu không khí đạo đức tập thể của các em.
Đúng------- Sai-------
Câu 30: Trong giáo dục đạo đức cho trẻ em, người lớn có thể sử dụng phong cách độc đoán, phong cách tự do và phong cách dân chủ. Nhưng phong cách dân chủ đem lại hiệu quả nhất.
Đúng------- Sai-------
Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 1: Trong tâm lí học mác xít, đạo đức được hiểu là:
a. Hệ thống những yêu cầu con người đặt ra trong các mối quan hệ xã hội.
b. Một trong những hình thái của ý thức xã hội.
c. Hệ thống những chuẩn mực được con người tự đặt ra và tự giác tuân theo trong quá trình quan hệ xã hội.
d. Cả a, b, c.
Câu 2: Hành vi đạo đức là:
a. Hành vi được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức do cá nhân tự giác làm.
b. Một hành vi có ích cho xã hội và cho cá nhân, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức.
c. Một hành vi do cá nhân tự nguyện thực hiện.
d. Cả a, b, c.
Câu 3: Tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi đạo đức là:
a. Tính tự giác.
b. Tính có ích.
c. Tính không vụ lợi cá nhân.
d. Cả a, b, c.
Câu 4: Hành vi nào được xem là hành vi đạo đức trong các hành vi sau?
a. Hôm nay, Hải làm được một việc tốt và được nhà trường tuyên dương: em đã giúp được một cụ già bị ngất vào trạm xá gần trường. Em rất vui khi nghĩ đến phần thưởng của bố vì bố đã hứa: "Nếu con làm được một việc tốt thì bố sẽ có phần thưởng".
b. Hương rất chăm chỉ học hành, nhưng do chưa có phương pháp tốt nên kết quả học tập của em năm nào cũng thấp.
c. Nhìn thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập, Hồng vội vàng chạy tới nói: “Ông ơi, ông để cháu dắt ông qua đường".
d. Cả a, b, c.
Câu 5: Thiện chí được hiểu là:
a. Việc làm hữu ích.
b. ý chí hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức.
c. Khả năng bắt con người phải thực hiện các giá trị đạo đức.
d. Cả a, b, c.
Câu 6: Yếu tố xoá đi khoảng cách giữa ý thức đạo đức với hành vi đạo đức, làm ý thức đạo đức thống nhất với hành vi đạo đức là:
a. Niềm tin đạo đức.
b. Tình cảm đạo đức.
c. Thói quen đạo đức.
d. Thiện chí.
Câu 7: Yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh là:
a. Sự tự tu dưỡng của học sinh.
b. Việc tổ chức giáo dục của nhà trường.
c. Không khí rèn luyện đạo đức của tập thể học sinh.
d. Nền nếp sinh hoạt và tổ chức giáo dục của gia đình.
Câu 8: Tính tự giác của hành vi đạo đức được thể hiện ở:
a. Tính tích cực của chủ thể hành động.
b. ý thức được kết quả hành động và tự nguyện thực hiện.
c. Tính tự nguyện của chủ thể hành động.
d. ý thức được mục đích và ý nghĩa hành động.
Câu 9: Cách hiểu nào không đúng về động cơ đạo đức trong các động cơ sau?
a. Động cơ đạo đức thể hiện giá trị của hành vi đạo đức.
b. Động cơ đạo đức là động cơ có ý nghĩa về đạo đức.
c. Động cơ có thể mâu thuẫn với mục đích trực tiếp của hành động cụ thể.
d. Động cơ thể hiện sức mạnh của hành vi đạo đức.
Câu 10: Yếu tố nào thể hiện sức mạnh ý chí trong thực hiện hành vi đạo đức trong các yếu tố sau?
a. Thiện chí.
b. Nghị lực.
c. Thói quen.
d. Cả a, b, c.
Câu 11: Trong tình huống phải đấu tranh giữa cái “tôi cần” và “tôi muốn” thì việc thực hiện hành vi đạo đức là kết quả của những yếu tố nào trong các yếu tố sau?
a. Thiện chí và tri thức đạo đức.
b. Nghị lực và niềm tin đạo đức.
c. Thói quen đạo đức.
d. Thiện chí, nghị lực và tri thức đạo đức.
Câu 12: Giáo dục đạo đức thực chất là:
a. Hình thành ý thức đạo đức.
b. Hình thành hành vi đúng với chuẩn mực đạo đức.
c. Hình thành phẩm chất đạo đức.
d. Cả a, b, c.
Câu 13: Yếu tố nào trong các yếu tố sau tác động vào niềm tin đạo đức?
a. Học môn đạo đức được nghe giáo viên giảng về những tri thức đạo đức khái quát và hệ thống.
b. Tác động của các môn văn hoá khác (đặc biệt các môn khoa học xã hội).
c. Tiếp xúc với người thực, việc thực.
d. Các hình tượng nghệ thuật trong hoạt động ngoại khoá.
Câu 14: Không khí đạo đức của tập thể là:
a. Tâm trạng chung bao trùm lên các hoạt động của tập thể.
b. Dư luận của tập thể về hành vi đạo đức của mỗi thành viên.
c. Nội quy của tập thể.
d. Cả a, b, c.
Câu 15: Để có được dư luận tập thể tốt, người thầy giáo cần có khả năng nào trong các khả năng sau?
a. Khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt.
b. Khả năng làm cho dư luận của tập thể khác nhau, có sự thống nhất về cùng một vấn đề.
c. Biết hướng dư luận tập thể theo một hướng có chủ định và dẹp đi những dư luận không có lợi cho giáo dục đạo đức.
d. Cả a, b, c.
Câu 16: Để gia đình có ảnh hưởng giáo dục đạo đức tốt cho con em mình, gia đình không nên làm điều nào dưới đây?
a. Ngăn cấm con em tiếp xúc với ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.
b. Xác định rõ mục đích giáo dục cho con cái.
c. Giáo dục con ngay cả khi có mặt hay vắng mặt bố mẹ.
d. Vừa khuyên răn con em vừa nêu tấm gương tốt của bố mẹ.
Câu 17: Uy quyền của cha mẹ có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức cho con cái là uy quyền được xây dựng trên cơ sở:
a. Tình yêu thương mãnh liệt.
b. Thái độ, hành vi mẫu mực của cha mẹ trong cuộc sống.
c. Thoả mãn mọi nhu cầu của con.
d. Những lời khuyên răn về đạo đức, những câu chuyện kể về người tốt, việc tốt (giáo dục đạo đức).
Câu 18: Cách hiểu nào không đúng về sự tự tu dưỡng?
a. Là nhu cầu tự nhiên của con người. Trẻ thơ hay người lớn đều có sự tự tu dưỡng.
b. Hệ thống hành động tự giác nhằm hoàn thiện bản thân.
c. Là con đường giáo dục đạo đức quan trọng của cá nhân.
d. Là khả năng chỉ có ở con người.
Câu 19: Nguồn gốc của sự tự tu dưỡng ở cá nhân là do yếu tố nào trong các yếu tố sau?
a. Hoàn cảnh bên ngoài.
b. Giáo dục.
c. Kinh nghiệm sống.
d. Cả a, b, c.
Câu 20: Để có sự tu dưỡng tốt cần những điều kiện nào trong các điều kiện sau?
a. Được giáo dục để tạo cơ sở về nhận thức, tình cảm, ý chí cần thiết.
b. Được giáo viên và tập thể giúp đỡ.
c. Có động cơ trong sáng.
d. Cả a, b, c.
Câu 21: Điều nào không phải là công việc của giáo viên khi giúp đỡ cho học sinh tự tu dưỡng?
a. Lập kế hoạch tự tu dưỡng cho học sinh, trong đó nêu rõ nét đạo đức cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục.
b. Làm cho học sinh hiểu rằng phải tự tu dưỡng trong hoạt động thực tiễn mới đạt kết quả.
c. Làm cho học sinh hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá thường xuyên là việc làm không thể thiếu của sự tự tu dưỡng.
d. Cần nắm mục đích, phương pháp, tổ chức tu dưỡng của học sinh để giúp các em định hướng đúng.
Câu 22: Trong tự tu dưỡng của cá nhân thì:
a. Phải tự cá nhân lên kế hoạch và thực hiện, không cần sự tác động của bên ngoài.
b. ý chí là quan trọng hơn mục đích.
c. Không phụ thuộc sự phát triển của cá nhân mà phụ thuộc ý chí của cá nhân đó.
d. Cá nhân lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện với sự hỗ trợ của bên ngoài.
Câu 23: Cách hiểu nào là đúng về mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi đạo đức trong các cách hiểu sau?
a. Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức.
b. Nhu cầu đạo đức chỉ được thể hiện qua hành vi đạo đức.
c. Hành vi đạo đức có thể làm biến đổi nhu cầu đạo đức.
d. Cả a, b, c.
Câu 24: Hiểu như thế nào là đúng về mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức?
a. Tri thức đạo đức soi sáng con đường tới mục đích của hành vi. Nó là cơ sở của niềm tin, tình cảm và động cơ, thiện chí, thói quen đạo đức.
b. Nghị lực phải do tri thức, thiện chí và tình cảm đạo đức tạo ra mới giúp con người biến ý thức thành hành vi đạo đức.
c. Thói quen làm cho ý thức và hành vi đạo đức được thực hiện thống nhất mà không đòi hỏi nỗ lực ý chí.
d. Cả a, b, c.
Câu 25: Thói quen đạo đức có thể hiểu là:
a. Hành vi sẵn sàng thực hiện chuẩn mực đạo đức.
b. Hành vi đạo đức ổn định đã trở thành nhu cầu của con người.
c. Hành động tự động hoá.
d. Cả a, b, c.
Câu 26: Trong việc giáo dục trẻ em, phong cách giáo dục tốt nhất là:
a. Phong cách dân chủ.
b. Phong cách độc đoán, gia trưởng.
c. Phong cách tự do.
d. Cả a,b,c.
Câu 27: Phương pháp giáo dục tốt nhất là:
a. áp đặt, cưỡng bức thực hiện theo mệnh lệnh.
b. Giảng giải, thuyết phục, động viên , giám sát.
c. Hoàn toàn để trẻ tự do làm theo ý mình.
d. Cả a,b,c.
Câu 28: Để nhân cách học sinh trở thành chủ thể đạo đức cần hình thành ở các em phẩm chất tâm lí nào?
a. Tính sẵn sàng hành động có đạo đức.
b. Nhu cầu tự đánh giá, tự khẳng định.
c. Lương tâm.
d. Cả a, b, c.
Câu hỏi ghép đôi
Câu 1: Hãy ghép các con đường hình thành đạo đức cho học sinh (cột I) với các vai trò của nó (cột II):
Cột I
1. Học môn đạo đức ở nhà trường.
2. Không khí đạo đức của tập thể.
3. Giáo dục gia đình.
4. Tự tu dưỡng.
Cột II
a. Quyết định trực tiếp trình độ đạo đức mỗi người
b. Hình thành hệ thống tri thức đạo đức khái quát và có hệ thống.
c. Điều kiện phát sinh, tồn tại và củng cố hành vi đạo đức.
d. Tập thể có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến đạo đức của học sinh.
e. Tạo nền tảng nhân cách cho trẻ sớm nhất.
Câu 2: Hãy ghép các yếu tố tâm lí của hành vi đạo đức (cột I) với các đặc điểm của nó (cột II):
Cột I
1. Nghị lực.
2. Thiện chí.
3. Thói quen đạo đức.
4. Tri thức đạo đức
Cột II
a. ý chí của con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức.
b. Năng lực biến ý thức thành hành vi đạo đức.
c. Hành vi đạo đức ổn định trở thành nhu cầu của con người.
d. Tri thức đạo đức được kết tinh vững bền, nó trở thành chân lí hướng dẫn con người hành động.
e. Hiểu biết của con người về các chuẩn mực đạo đức.
Câu 3: Hãy ghép các yếu tố tâm lí của hành vi đạo đức (cột I) với các tình huống mà nó xuất hiện (cột II):
Cột I
1. Nghị lực.
2. Thiện chí.
3. Thói quen.
4. Tri thức đạo đức.
Cột II
a. Anh ấy luôn có ý định tốt, nhưng không đủ ý chí để biến nó thành sự thật.
b. Biết rằng làm như vậy là sai, nhưng anh ấy vẫn cứ làm.
c. Hành vi lễ phép chào hỏi người lớn tuổi đã ăn sâu vào ý thức và trở thành bản tính của Nam.
d. Minh rất áy náy vì sai hẹn với Lan. Từ trước tới nay, chưa bao giờ anh sai hẹn với ai cả.
e. Bài kiểm tra hôm nay khó quá, Minh ngồi cắn bút mãi, thấy Nga ngồi bên cạnh giở tài liệu ra chép, nhưng Minh không làm như vậy, em cho rằng như thế là xấu, thà bị điểm kém còn hơn.
Câu 4: Hãy ghép các tiêu chuẩn của hành vi đạo đức (cột I) với các biểu hiện của nó (cột II):
Cột I
1. Tính tự giác
2. Tính có ích
3. Tính không vụ lợi
Cột II
a. Mặc dù đã rất mệt và rét, nhưng nghe thấy tiếng kêu của em bé còn kẹt trong ngôi nhà đang bị ngập, Mạnh lại vội vàng bơi tới, cố đưa em bé lên chỗ cao. Đây là em bé thứ sáu được Mạnh cứu thoát trong cơn lũ này.
b. Hôm nay Hải rất vui vì thấy mình vừa làm được việc có ích: em đã giúp đưa một cụ già bị ngất vào trạm xá gần trường.
c. Nhìn thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập, Hồng vội vàng chạy tới nói: "Ông ơi, ông để cháu dắt ông qua đường".
d. Nhà Lan rất nghèo, hôm nay, Lan lại nghỉ học vì mẹ ốm. Cả lớp không ai bảo ai, đều nghĩ mình phải làm gì để giúp Lan. Nên khi lớp trưởng đề xuất, mọi người đều hăng hái tình nguyện nhận lời
Câu 5: Hãy ghép các phong cách giáo dục (cột I) với các biểu hiện của nó (cột II):
Cột I
1. Độc đoán.
2. Tự do.
3. Dân chủ.
Cột II
a. Hồng luôn cảm thấy bố, mẹ như những người bạn lớn. Khi cần phải quyết định hoặc làm việc gì quan trọng, Hồng đều hỏi bố, mẹ và đều nhận được những lời khuyên quý báu.
b. ở nhà, Lan gần như được tự do quyết định công việc của mình. Rất ít khi bố, mẹ can thiệp vào công việc của con cái.
c. Trong gia đình Nam, bố Nam là người có quyền nhất, Khi bố ra mệnh lệnh nào đó thì mọi người đều phải nghe theo, kể cả mẹ.
d. Hôm nay gia đình Hằng lại mở "Hội nghị Diên Hồng". Chủ đề là Hằng sẽ thi vào trường đại học nào? Những "hội nghị" như vậy là truyền thống của gia đình Hằng.
Câu hỏi Điền khuyết
Câu 1:
Giá trị đạo đức của một hành vi đạo đức được xét theo các tiêu chuẩn là tính (1)...., tính (2)... và tính (3)......
a. Giá trị
b. Tự giác
c. Tri thức
d. Có ích
e. Thiện chí
f. Tích cực.
g. Không vụ lợi
h. Chủ thể
Câu 2:
Hành vi đạo đức là hành vi được thúc đẩy bởi (1).…. về mặt đạo đức. Giá trị đạo đức của hành vi thể hiện ở tính (2)…., tính có ích và tính không vụ lợi. Khi hành vi đạo đức ổn định, trở thành nhu cầu thì được gọi là (3).….
a. Giá trị.
b. Động cơ có ý nghĩa.
c. Tri thức.
d. Thiện chí.
e. Thói quen đạo đức.
f. Tích cực.
g. Tự giác.
h. Hành động.
đạo đức.
Câu 3:
Trong giáo dục đạo đức, cha mẹ (1)….. con cái tiếp xúc với những ảnh hưởng xấu bên ngoài. Phương pháp giáo dục quan trọng nhất trong gia đình là (2)…. trong sinh hoạt gia đình của bố mẹ. ảnh hưởng của cha mẹ với con cái diễn ra khi bố mẹ (3)…. trước con cái.
a. Cần ngăn cấm.
b. Có mặt.
c. Không nên ngăn cấm.
d. Hạn chế.
e. Sự dễ dãi.
f. Sự nghiêm khắc.
g. Sự gương mẫu.
h. Có mặt hoặc không có mặt.
Câu 4:
Một hành vi đạo đức cần có tri thức đạo đức, tức là hiểu biết về(1)…., phải được thúc đẩy bởi (2)…. đạo đức và phải được thực hiện bởi (3)….. đạo đức.
a. Giá trị.
b. Chuẩn mực đạo đức.
c. Động cơ.
d. Các quy ước đạo đức.
e. Thiện chí.
f. Thói quen.
g. Tính tích cực.
h. Hành động.
Câu 5:
ý chí của cá nhân hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức được gọi là (1)…. đạo đức. Còn sức mạnh để thực hiện thiện chí đó được gọi là (2)…. đạo đức. Ngoài ra, để hành vi đạo đức không tốn nhiều năng lượng, cần phải có (3)….. đạo đức.
a. Động cơ.
b. Nghị lực.
c. Xu hướng.
d. Thiện chí.
e. Tự giác.
f. Thói quen.
g. Tích cực.
h. Hành động.
Câu 6:
Tri thức đạo đức (1)….. đến hành vi đạo đức. Còn thiện chí đạo đức là (2)….. để con người có hành vi đạo đức. Có tri thức đạo đức, tình cảm và thiện chí đạo đức sẽ tạo thành ý thức đạo đức. Từ chỗ có ý thức đạo đức đến chỗ có hành vi đạo đức còn phải có (3)….. đạo đức.
a. Phát động.
b. Soi đường.
c. Điều kiện.
d. Niềm tin.
e. Tự giác.
f. Nghị lực.
g. Thói quen.
h. Hành động.
Câu 7
Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, nhà trường cung cấp (1).…. cho các em; tổ chức các (2) .…. và tạo ra bầu không khí đạo đức trong lành của tập thể. Còn gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nếp sống, tác phong đạo đức lành mạnh, Tuy nhiên, yếu tố quyết định thuộc về (3)….. của chính các em.
a. Giá trị.
b. Động cơ.
c. Tri thức.
d. Quyết định trực tiếp.
e. Hoạt động cá nhân.
f. Hoạt động tập thể.
g. Quan trọng.
h. Quyết định.
Câu 8:
Để có thể tự tu dưỡng, học sinh cần phải có (1)….. về bản thân; biết đánh giá đúng về mình. Đồng thời phải có (2)….. của cuộc đời, động cơ tu dưỡng có ý nghĩa xã hội và phải có (3)…... Cuối cùng, tự tu dưỡng của học sinh phải có sự hướng dẫn của người lớn.
a. Thái độ.
b. Hiểu biết.
c. Tình cảm.
d. Lí tưởng.
e. Thiện chí.
f. Tính tự giác.
g. Thói quen đạo đức.
h. Nghị lực đạo đức.
Câu 9:
Đạo đức là hệ thống (1)….. biểu hiện (2)….. đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội. Đồng thời nó quy định (3)…. ứng xử của cá nhân
a. Giá trị.
b. Chuẩn mực.
c.Động cơ.
d. Thái độ.
e. Tri thức.
f. ý thức.
g. Thói quen.
h. Hành vi.
Chương sáu
Tâm lí học nhân cách người thầy giáo
Câu hỏi đúng - sai
Câu 1: Đối tượng của nghề dạy học là con người đang phát triển.
Đúng------- Sai-------
Câu 2: Công cụ lao động của người công nhân là máy móc còn công cụ lao động của nghề dạy học là nhân cách của chính người thầy giáo.
Đúng------- Sai-------
Câu 3: Các nghề khác tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội còn nghề dạy học đào tạo ra chính con người.
Đúng------- Sai-------
Câu 4: Như các nghề khác trong xã hội, nghề dạy học cũng được phép tạo ra thứ phẩm.
Đúng------- Sai-------
Câu 5: Để có hiệu quả trong hoạt động sư phạm, người thầy giáo phải có ở mức cao hệ thống những phẩm chất và năng lực sư phạm.
Đúng------- Sai-------
Câu 6: Các phẩm chất trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo là thế giới quan, lí tưởng nghề, lòng yêu trẻ, yêu nghề dạy học v.v..
Đúng------- Sai-------
Câu 7: Người giáo viên phải có tinh thần lạc quan sư phạm.
Đúng------- Sai-------
Câu 8: yếu tố quyết định hiệu quả dạy học và giáo dục của ngưòi thầy giáo là trình độ chuyên môn, còn thế giới quan và lí tưởng nghề nghiệp là yếu tố phụ, không quan trọng.
Đúng------- Sai-------
Câu 9: Niềm say mê nghề dạy học, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề và sự tận tuỵ hi sinh với công việc dạy dỗ trẻ em đó chính là lí tưởng nghề dạy học.
Đúng------- Sai-------
Câu 10: Đối với nhà giáo dục, điều chủ yếu là tình người, đó là nhu cầu sâu sắc trong con người thầy giáo, là mầm mống tạo lên hứng thú và say mê sư phạm của người thầy giáo
Đúng------- Sai-------
Câu 11: Có lòng yêu trẻ tất yếu có lòng yêu nghề dạy học.
Đúng------- Sai-------
Câu 12: Người giáo viên không cần phải biết kiềm chế cảm xúc.
Đúng------- Sai-------
Câu 13: Người giáo viên không bao giờ được thể hiện cảm xúc của mình.
Đúng------- Sai-------
Câu 14: Người giáo viên không bao giờ được xúc phạm học sinh.
Đúng------- Sai-------
Câu 15: Người giáo viên tốt phải là người không bao giờ có khuyết điểm.
Đúng------- Sai-------
Câu16: Những người giáo viên giỏi hiểu rằng tài liệu nào cũng là đơn giản, dễ hiểu đối với học sinh.
Đúng------- Sai-------
Câu 17: Người giáo viên phải luôn tôn trọng, học sinh không bao giờ được trách phạt học sinh.
Đúng------- Sai-------
Câu 18: Người giáo viên không bao giờ được buồn phiền ngay cả khi thất bại.
Đúng------- Sai-------
Câu 19: Người giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Đúng------- Sai-------
Câu 20: Người giáo viên không cần có phẩm chất ý chí đặc biệt.
Đúng------- Sai-------
Câu 21: Để hiểu học sinh trong giờ dạy, thầy giáo phải xác định được kiến thức đã có ở học sinh, mức độ và phạm vi lĩnh hội của các em; mức độ và tính chất kiến thức cần truyền đạt cho các em, dự kiến được những khó khăn tâm lí các em gặp phải khi tiếp thu kiến thức.
Đúng------- Sai-------
Câu 22: Giáo viên chỉ cần đến tính tự chủ khi muốn kìm nén sự bực tức.
Đúng------- Sai-------
Câu 23: Những nhà giáo dục nổi tiếng là những người rất uyên bác và ngược lại.
Đúng------- Sai-------
Câu 24: Nếu không nắm vững tri thức thì thầy giáo không thể khéo léo ứng xử sư phạm được.
Đúng------- Sai-------
Câu 25: Người thầy giáo nắm vững và hiểu biết sâu sắc môn mình phụ trách là người thầy giáo có tri thức và tầm hiểu biết rộng.
Đúng------- Sai-------
Câu 26: Nắm vững và hiểu biết sâu, rộng môn mình dạy; hiểu biết sâu rộng các kiến thức văn hoá khác; thường xuyên theo dõi sự phát triển khoa học; có năng lực tự bồi dưỡng, là những biểu hiện của năng lực hiểu biết sâu rộng của người thầy giáo.
Đúng------- Sai-------
Câu 27: Trong bản thiết kế tài liệu dạy học của giáo viên, yếu tố quyết định là đảm bảo lôgíc sư phạm.
Đúng------- Sai-------
Câu 28: Trong bản thiết kế bài dạy của giáo viên phải đảm bảo hai yếu tố: lôgíc khoa học bộ môn (lôgíc tri thức khoa học) và lôgíc sư phạm.
Đúng------- Sai-------
Câu 29: Năng lực ngôn ngữ của người thầy giáo phải được thể hiện trong cả nội dung và hình thức của nó. Do đó ngôn ngữ của người thầy giáo phải sâu sắc về nội dung và giản dị về hình thức.
Đúng------- Sai------
Câu 30: Ngoài thời gian trên lớp, tác phong sinh hoạt của các thầy cô giáo cũng phải được "tự do thoải mái" như mọi người khác.
Đúng------- Sai-------
Câu 31: Năng lực ngôn ngữ là năng lực kìm chế cảm xúc bản thân và kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp.
Đúng------- Sai-------
Câu 32: Khéo léo đối xử sư phạm là kĩ năng tìm ra được những biện pháp tác động sư phạm đúng đắn nhất trong mọi hoàn cảnh.
Đúng------- Sai-------
Câu 33: Người thầy giáo có năng lực tổ chức hoạt động sư phạm là người biết tổ chức hoạt động và đoàn kết học sinh, biết vận động nhân dân và cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội tham gia công tác giáo dục học sinh.
Đúng------- Sai-------
Câu 34: Uy tín của ngưòi thầy giáo được hình thành từ uy quyền của người thầy đối với học sinh.
Đúng------- Sai-------
Câu 35: Uy tín của người thầy giáo được toát lên từ toàn bộ cuộc sống của người thầy giáo; là kết quả của sự hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả lao động kiên trì và sáng tạo của người thầy dựa trên quan hệ thầy - trò tốt đẹp.
Đúng------- Sai-------
Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 1: Điểm nào dưới đây không phù hợp với nghề dạy học?
a. Nghề có đối tượng là con người đang phát triển.
b. Nghề có công cụ lao động là nhân cách của chính người thầy.
c. Nghề được phép tạo ra thứ phẩm.
d. Nghề sáng tạo sư phạm cao.
Câu 2: Điểm nào dưới đây không phù hợp với nghề dạy học?
a. Nghề tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội.
b. Nghề tạo ra nhân cách con người.
c. Nghề tái sản xuất sức lao động cho xã hội.
d. Nghề làm cầu nối giữa quá khứ và tương lai.
Câu 3: Lòng yêu trẻ của người thầy giáo được thể hiện qua:
a. Thái độ hài lòng, sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ em.
b. Sự quan tâm đầy thiện chí đối với trẻ em.
c. Sẵn sàng giúp đỡ trẻ em trong mọi điều kiện.
d. Cả a, b, c
Câu 4: Phẩm chất nào không phù hợp với tình cảm nghề dạy học?
a. Thế giới quan Mác - Lênin, lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ.
b. Lòng yêu người, yêu nghề.
c. Sự uỷ mị, yếu mềm đối với trẻ.
d. Các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Câu 5: Năng lực sư phạm của người thầy giáo bao gồm:
a. Các năng lực dạy học.
b. Các năng lực tổ chức.
c. Các năng lực giáo dục.
d. Cả a, b, c
Câu 6: Người thầy giáo có năng lực chế biến tài liệu là người:
a. Biết xác định đúng đắn và chính xác tài liệu cần truyền đạt cho học sinh.
b. Biết chế biến tài liệu theo lôgíc khoa học và lôgíc sư phạm.
c. Dự kiến các hành động học tập của học sinh và những tình huống sư phạm sẽ xảy ra khi học sinh tiếp nhận tài liệu học tập.
d. Cả a, b, c.
Câu 7: Yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin chính trị, quyết định hành vi và ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ là:
a. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ.
b. Thế giới quan khoa học.
c. Phẩm chất đạo đức.
d. Lòng yêu trẻ.
Câu 8: Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học trên lớp là:
a. Dự đoán được mức độ căng thẳng của học sinh khi tiếp thu bài mới.
b. Xây dựng biểu tượng chính xác về mức độ lĩnh hội bài của học sinh.
c. Xác định mức độ hiểu bài của học sinh qua nét mặt.
d. Cả a, b và c.
Câu 9: Cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học của người thầy giáo là:
a. Có tình cảm nghề nghiệp.
b. Có tư tưởng đúng.
c. Có hiểu biết sâu rộng.
d. Thực tiễn cuộc sống.
Câu 10: Khả năng đánh giá đúng đắn tài liệu học tập là thành phần của năng lực:
a. Tri thức và tầm hiểu biết rộng.
b. Hiểu học sinh trong dạy học và giáo dục.
c. Chế biến tài liệu.
d. Nắm vững kĩ thuật dạy học.
Câu 11: Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo là:
a. Nắm vững và hiểu biết sâu rộng môn mình phụ trách.
b. Có vốn hiểu biết các khoa học khác và kiến thức văn hoá chung.
c. Khả năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
d. Cả a, b, c
Câu 12: Những phẩm chất nhân cách cần có ở người thầy giáo là:
a. Thế giới quan khoa học
b. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ. Yêu người, yêu nghề.
c. Các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
d. Cả a, b, c.
Câu 13: Muốn trở thành người đánh thức được những sức mạnh tiềm ẩn bên trong đứa trẻ, người thầy giáo cần phải có:
a. Năng lực hiểu học sinh.
b. Lòng yêu nghề, yêu trẻ.
c. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ.
d. Tri thức và tầm hiểu biết rộng.
Câu 14: Việc nhận thức sâu sắc về tính có ích của nghề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu hỏi trắc nghiệm lứa tuổi và sư phạm.Doc