1. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy lần lượt cho đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng m gam, bình (2) thu được 100 gam kết tủa.Vậy m có giá trị là (chương 2/bài 13/ riêng chuẩn/ mức 2)
A. 9 gam
B. 18 gam
C. 36 gam
D. 54 gam
Đáp án: B
2. Trong các kim loại Cu, Fe, Pb, Al, kim loại thường được dùng để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt (chương 5/bài 17/riêng chuẩn/mức 2)
A. Fe, Pb
B. Cu, Fe
C. Cu, Al
D. Pb, Al
Đáp án: C
3. Ngâm một vật bằng sắt có khối lượng 12 gam trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, sấy khô, đem cân thấy vật nặng 12,4 gam. Lượng Cu bám trên vật là (chương 5/bài 18/ riêng/mức 2)
A. 1,6 gam
B. 6,4 gam
C. 3,2 gam
D. 0,4 gam
Đáp án: C
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học lớp 12 THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC LỚP 12
PHÂN HÓA CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
(Áp dụng từ năm học 2008-2009)
Chọn phát biểu đúng (chương 1/bài 3/riêng/mức 2)
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
Xà phòng thường dùng là muối natri của axit béo.
Xà phòng thường dùng là muối kali của axit cacboxylic, có thêm một số chất phụ gia.
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc canxi của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
Đáp án: A
Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là (chương 1/bài 3/riêng/mức 2)
các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hóa chất béo.
sản phẩm của công nghệ hóa dầu.
có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.
có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
Đáp án: C
Trong thành phần của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp thường có một số este. Vai trò của các este này là (chương 1/bài 3/riêng/mức 1)
tạo hương thơm, dễ chịu.
làm tăng khả năng giặt rửa.
tạo màu sắc hấp dẫn.
làm giảm giá thành.
Đáp án: A
Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Những hiện tượng nào quan sát được sau đây là đúng? (chương 1/bài 4/riêng/mức 1).
Miếng mỡ nổi, không thay đổi gì trong quá trình đun nóng và khuấy.
Miếng mỡ chìm xuống, sau đó tan dần.
Miếng mỡ nổi, sau đó tan dần.
Miếng mỡ chìm xuống, không tan.
Đáp án: C
Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây? (chương 1/bài 2/riêng/mức 1)
Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Là chất lỏng, không tan trong nước.
Là chất rắn, dễ tan trong nước.
Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.
Đáp án: D
Chất nào sau đây có thể tạo este bằng phản ứng trực tiếp với CH3COOH (chương 1/bài 4/ riêng/mức 1)
C2H2.
CH3Cl.
C6H5OH.
C6H5OCH3.
Đáp án: A
Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ, andehit axetic ta có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ? (chương 2 /bài 6/riêng/mức 2)
HNO3 và AgNO3/NH3
Cu(OH)2/OH–
Br2 và HNO3
AgNO3 / NH3
Đáp án: B
Nhận xét nào sau đây luôn đúng (chương 2/bài 7/riêng/mức 2)
Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
Cacbohidrat là những hợp chất khi bị thủy phân đều cho sản phẩm là monosaccarit.
Fructozơ có phản ứng tráng bạc chứng tỏ trong cấu tạo của fructozơ có chứa nhóm CHO.
Tinh bột và saccarozơ khi bị thủy phân hoàn toàn cho một loại monosaccarit.
Đáp án: A
Phát biểu nào sau đây không đúng (chương 2/bài 7/riêng/mức 2)
Dung dịch AgNO3 / NH3 oxi hóa glucozơ thành amoni gluconat và bạc kim loại.
Khi đun nóng glucozơ với Cu(OH)2/OH– tạo ra dung dịch có màu xanh lam.
Dẫn khí H2 qua glucozơ đun nóng có Ni làm xúc tác thu được sobitol.
dung dịch fructozơ không làm mất màu nước brom
Đáp án: B
Đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam bạc kim loại. Lượng glucozơ tối thiểu cần dùng là (chương 2/bài 5/riêng/mức 3)
9 gam
18 gam
36 gam
27 gam
Đáp án: B
Lên men x gam glucozơ với hiệu suất 75% toàn bộ khí sinh ra dẫn qua dung dịch nước vôi trong thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của x là (chương 1/bài 5/riêng/mức3)
119
50,526
90
101,25
Đáp án: C
Hợp chất X là chất rắn kết tinh có vị ngọt, tan nhiều trong nước, khi bị thủy phân tạo ra 2 chất là đồng phân của nhau. Vậy X là (chương 2/bài 6/riêng/mức 2)
tinh bột
saccarozơ
mantozơ
xenlulozơ
Đáp án: B
Chất X: C6H14O6 được điều chế từ glucozơ. X vừa tác dụng với Na vừa tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2. Vậy X là (chương 2/bài 6/riêng/mức 3)
axit gluconic
fructozơ
axit glutamic
sobitol
Đáp án: D
Thủy phân benzyl axetat, ancol thu được là (chương 1/bài 4/riêng/mức 1).
C6H5-OH.
CH3-OH.
C6H5-CH2OH.
CH3CH2-OH.
Đáp án: C
Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính (chương 3/ bài 10/ riêng/mức 1)
NH4NO3.
H2N-CH2-COOH.
CH3COONH4.
NaHCO3.
Đáp án: A
A là hợp chất có công thức phân tử C5H11O2N. Đun A với dung dịch NaOH thu được một hợp chất có công thức phân tử C2H4NO2Na và chất hữu cơ B, cho hơi B qua CuO nung nóng thu được chất hữu cơ D có khả năng cho phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của A là (chương 3/bài 10/riêng/mức 2)
CH3(CH2)4NO2.
NH2CH2COOCH2-CH2-CH3.
NH2CH2-COO-CH(CH3)2.
NH2-CH2-COOC2H5.
Đáp án: B
X là một a-amino axit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 0,89 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra 1,255 gam muối. Vậy công thức cấu tạo của X có thể là (chương 3/bài 10/riêng/mức 3)
NH2-CH2-COOH.
CH3-CH(NH2)-COOH.
CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.
C3H7-CH(NH2)-COOH.
Đáp án: B
X là a-amino axit, dung dịch X gần như trung tính. X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,2 M cho ra muối có khối lượng 2,22 gam. Công thức cấu tạo của X là (chương 3/bài 10/riêng/mức 3)
CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
CH3-CH(NH2)-COOH.
HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
NH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
Đáp án:B
Cho phản ứng: X + Y C6H5NH3Cl. X, Y có thể là (chương 3/bài 9/riêng/mức 1)
C6H5NH2, HCl.
C6H5NH2, Cl2.
(C6H5)2NH, HCl.
(C6H5)3N, HCl.
Đáp án: A
Glyxin có thể tác dụng tất cả các chất của nhóm nào sau đây? (điều kiện cần thiết có đủ) (chương 3/bài 10/riêng/mức 2)
C6H5OH, HCl, KOH.
H-CHO, H2SO4, KOH, Na2CO3.
C2H5OH, HCl, NaOH, Ca(OH)2.
C6H5OH, HCl, K, Cu(OH)2.
Đáp án: C
Polime có cấu tạo mạng không gian là (chương 4/bài 13/riêng/mức 1)
Poliisopren, poli(vinyl clorua)
cao su buna-S, cao su buna-N
nhựa novolac, nhựa rezol
nhựa bakelit, cao su lưu hóa
Đáp án: D
Cho biến hóa sau: xenlulozơ → A → B → C → cao su buna. A, B, C lần lượt là (chương 4/ bài 13/riêng/mức 3)
C6H12O6(glucozơ), C2H5OH, CH2=CH−CH=CH2
C6H12O6(glucozơ), CH3COOH, HCOOH
CH3COOH,C2H5OH, CH3CHO
CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
Đáp án: A
Cho chuyển hóa sau: CO2 ® A® B® C2H5OH. A và B là (chương 4/ bài 13/riêng/mức 2)
glucozơ và saccarozơ
tinh bột và xenlulozơ
tinh bột và glucozơ
glucozơ và xenlulozơ
Đáp án: C
Nhóm các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là (chương 4/ bài 13/ riêng/ mức 1)
tơ tằm, vải sợi, len
tơ xenlulozơ axetat, tơ visco.
len, tơ nilon-6, tơ xenlulozơ axetat
tơ tằm, vải sợi
Đáp án: B
Nhận xét nào sau đây đúng? (chương 4/bài 13/riêng/mức 2)
Các loại sợi vải, sợi len đều là tơ thiên nhiên
Tơ nilon-6 là tơ nhân tạo
Tơ xenlulozơ axetat là tơ hóa học
Tơ visco là tơ tổng hợp
Đáp án: C
Polietilen được trùng hợp từ etilen. Hỏi 280 gam polietilen đã được trùng hợp từ bao nhiêu phân tử etilen? (chương 4/bài 13/riêng/mức 2)
10. 6,02.1023
5.6,02.1023
15. 6,02.1023
Không xác định được
Đáp án: A
Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy lần lượt cho đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng m gam, bình (2) thu được 100 gam kết tủa.Vậy m có giá trị là (chương 2/bài 13/ riêng chuẩn/ mức 2)
9 gam
18 gam
36 gam
54 gam
Đáp án: B
Trong các kim loại Cu, Fe, Pb, Al, kim loại thường được dùng để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt (chương 5/bài 17/riêng chuẩn/mức 2)
Fe, Pb
Cu, Fe
Cu, Al
Pb, Al
Đáp án: C
Ngâm một vật bằng sắt có khối lượng 12 gam trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, sấy khô, đem cân thấy vật nặng 12,4 gam. Lượng Cu bám trên vật là (chương 5/bài 18/ riêng/mức 2)
1,6 gam
6,4 gam
3,2 gam
0,4 gam
Đáp án: C
Cho 2,72 gam hỗn hợp hai kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,896 lít H2(đkc). Khối lượng muối thu được là (chương 5/bài 18/riêng/mức 2)
6,18 gam
5,62 gam
5,46 gam
6,56 gam
Đáp án: D
Khử hoàn toàn một sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong thu được 0,56 gam Fe và 336 ml CO2 (đkc). Công thức phân tử của sắt oxit là (chương 5/bài 18/riêng/mức 2)
Fe2O3
FeO
Fe3O4
Không xác định được
Đáp án: A
Trong các kim loại K, Na, Zn , Al, Mg. Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là (chương 5/bài 18/riêng/mức 2)
chỉ có Al, Zn.
K, Zn, Al, Mg.
Al, Na, Zn, Mg.
K, Na, Zn, Al.
Đáp án: D
Trong các kim loại Cu, Ag, Zn, Sn; để bảo vệ tàu đi biển nên dùng kim loại (chương 5/bài 20/riêng/mức 2)
Ag
Sn
Cu
Zn
Đáp án: D
Chất có thể oxi hóa được ion Fe2+ thành ion Fe3+ là (chương 5/bài 20/ riêng/mức 2)
Cu2+
Pb2+
Ag+
Au
Đáp án: C
Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng, một thời gian thu được 13,92 gam chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO và Fe2O3. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 5,824 lít NO2 (đkc). Thể tích khí CO và giá trị m lần lượt là (chương 5/bài 24/riêng/mức 3)
3,2 lít; 18,08 gam
2,912 lít; 16 gam
5,824 lít; 16 gam
6,4 lít; 18,08 gam
Đáp án:B
Khử hoàn toàn 3,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 với cacbon trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng khi phản ứng xảy ra xong thu được 0,672 lít (đkc) hỗn hợp gồm CO và CO2 có tỉ khối so với H2 là 19,33. Thành phần % theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp đầu là (chương 5/bài 24/riêng/mức 3)
40% và 60%
65% và 35%
50% và 50%
66,66% và 33,34%
Đáp án: C
Để làm sạch Ag có lẫn Al, Fe người ta dùng dung dịch (chương 5/bài 21/riêng/mức 2)
AgNO3 dư
Zn(NO3)2 dư
FeSO4 dư
Al2(SO4)3 dư
Đáp án: A
Một tấm kim loại bằng Au bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Để rửa lớp Fe trên bề mặt ta có thể dùng dung dịch (chương 5/bài 21/riêng/mức 2)
CuSO4 dư
FeCl3 dư
FeSO4 dư
ZnSO4 dư
Đáp án: B
Dung dịch X gồm 0,2 mol NaCl và 0,15 mol CuSO4. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Nhỏ ít quì tím vào dung dịch sau điện phân thì thấy dung dịch (chương 5/bài 21/riêng/mức 3)
có màu xanh
có màu tím
có màu đỏ
không đổi màu
Đáp án: C
Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan. Chất tan đó là (chương 5/bài 18/riêng/mức 2)
Fe(NO3)3
Fe(NO3)2
Cu(NO3)2
HNO3
Đáp án:B
Cho các chất: Fe, Al, Cu, Mg, Ni, Zn, Ba. Chất tác dụng với dung dịch NaOH tạo khí H2 là (chương 5/bài 18/riêng/mức 2)
Al, Zn, Mg
Fe, Zn, Cu.
Al, Zn, Ba.
Fe, Mg, Zn.
Đáp án: C
Cho một thanh Cu tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl sẽ quan sát được hiện tượng: (chương 5/bài 19/riêng/mức 2)
thanh Zn tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Cu
thanh Cu tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Zn
thanh Zn tan, bọt khí thoát ra từ thanh Zn
cả 2 thanh tan, bọt khí thoát ra từ cả 2 thanh
Đáp án: A
Điện phân 200 ml dung dịch NaCl 2M (d=1,1g/ml) với điện cực trơ có màng ngăn. Khi catot thoát ra 2,24 lít khí (đkc) thì ngừng điện phân. Nồng độ phần trăm dung dịch NaOH sau điện phân là (giả sử khối lượng dung dịch thay đổi không đáng kể). (chương 5/bài 21/ riêng/mức 3)
3,76%
4,84%
7,60%
8,00%
Đáp án: A
Một loại vàng tây là hợp kim của Cu, Ag, Au. Cho 6,05 gam hợp kim này tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư được 1,792lít khí (đkc) và còn lại 1,97 gam một chất rắn B. Thành phần % theo khối lượng của Au, Cu, Ag lần lượt là (chương 5/bài 19/riêng/mức 3)
32,56%, 31,74%, 35,70%
31,74%, 32,56%, 35,70%
31,74%, 35,70%, 32,56%
32,56%, 35,70%, 31,74%
Đáp án: A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học lớp 12.doc