Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 1: Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
a. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định.
b. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội.
c. Tâm lí người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng.
d. Cả a, b, c.
Câu 2: Tâm lí người là :
a. do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.
b. do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.
c. sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng kính chủ quan.
d. Cả a, b, c.
Câu 3: Tâm lí người có nguồn gốc từ:
a. não người.
b. hoạt động của cá nhân.
c. thế giới khách quan.
d. giao tiếp của cá nhân.
Câu 4: Phản ánh tâm lí là:
a. sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
b. phản ánh tất yếu, hợp quy luật của con người trước những tác động, kích thích của thế giới khách quan.
c. quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan.
d. sự chuyển hoá trực tiếp thế giới khách quan vào đầu óc con người để tạo thành các hiện tượng tâm lí.
196 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương (Có hướng dẫn trả lời), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người phụ nữ tiêu biểu nhất cho những người phụ nữ nông dân nghèo dưới chế độ phong kiến thực dân.
d. Báo “Hoa học trò” có bức tranh biếm hoạ về cậu học trò đang trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ của cô giáo: Cậu có một chiếc tai bình thường hướng về phía cô và một chiếc tai to hướng về phía lớp để nghe các bạn nhắc bài.
e. Hình ảnh Phật Bà nghìn mắt nghìn tay.
f. Trong truyện phim "Tây du kí", Ngưu Ma Vương có cái đầu trâu trên thân hình người trông rất dữ tợn.
Câu 7: Hãy ghép các giai đoạn của hành động tư duy (cột I) với các biểu hiện tương ứng của nó (cột II).
Cột I
1. Xác định và biểu đạt vấn đề
2. Xuất hiện các liên tưởng
3. Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết
4. Kiểm tra giả thuyết
Cột II
a. Xem xét sự đúng đắn của các giả thuyết (tiến hành trong đầu hay trong thực tiễn) để khẳng định giả thuyết (hay phủ định giả thuyết).
b. Xác định được nhiệm vụ tư duy.
c. Huy động những tri thức kinh nghiệm liên quan đến nhiệm vụ tư duy.
d. Gạt bỏ những tri thức, liên tưởng không phù hợp với nhiệm vụ tư duy đã xác định.
e. Đưa ra phương án trả lời đúng.
Câu 8: Hãy ghép các hiện tượng tâm lí (cột I) với đối tượng phản ánh của nó (cột II).
Cột I
1. Nhận thức cảm tính
2. Nhận thức lí tính
3. Cảm xúc
4. Trí nhớ
Cột II
a. Kinh nghiệm của cá nhân.
b. Những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
c. Mục đích của hành động do điều kiện khách quan quy định.
d. ý nghĩa của sự vật, hiện tượng trong quan hệ với nhu cầu, động cơ của con người.
e. Những thuộc tính bản chất và những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng.
Câu 9: Hãy ghép các loại ghi nhớ (cột I) với các biểu hiện tương ứng của chúng (cột II).
Cột I
1. Ghi nhớ không chủ định
2. Ghi nhớ có chủ định
3. Ghi nhớ máy móc
4. Ghi nhớ ý nghĩa
Cột II
a. Nhớ dựa trên hình thức liên hệ bên ngoài mà không hiểu nội dung.
b. Ghi nhớ tự nhiên, không đặt ra mục đích ghi nhớ.
c. Ghi nhớ dựa trên hiểu nội dung và mối liên hệ lôgic giữa các phần của tài liệu.
d. Ghi nhớ theo mục đích đặt ra từ trước.
e. Ghi nhớ dựa trên cả mối liên hệ bên ngoài lẫn mối liên hệ lôgic bên trong tài liệu.
Câu 10: Hãy ghép các quá trình trí nhớ (cột I) với các biểu hiện của chúng (cột II).
Cột I
1. Nhận lại
2. Nhớ lại
3. Quên hoàn toàn
4. Quên cục bộ
Cột II
a. Không nhớ lại nhưng không nhận lại được.
b. Không nhớ lại lúc cần thiết nhưng một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại.
c. Tái hiện được tài liệu đã ghi nhớ trong điều kiện tri giác lại.
d. Không nhớ lại cũng không nhận lại được.
e. Tái hiện lại tài liệu ghi nhớ mà không cần tri giác lại tài liệu.
Câu 11: Hãy ghép các hiện tượng tâm lí (cột I) với các đặc điểm của chúng (cột II).
Cột I
1. Tri giác
2. Quan sát
3. Năng lực quan sát
Cột II
a. Là một quá trình nhận thức.
b. Là thuộc tính tâm lí.
c. Có ở cả người và động vật.
d. Chỉ có ở người.
e. Là hình thức tri giác cao nhất.
f. Là đặc điểm của nhân cách.
Câu 12: Hãy ghép các đặc điểm của tư duy (cột I) với các biểu hiện hoặc ứng dụng của chúng (cột II).
Cột I
1. Tính "có vấn đề"
2. Tính gián tiếp
3. Tính trừu tượng và khái quát
4. Quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Cột II
a. Phản ánh cái chung, không chỉ gắn với chỉ một sự vật cá lẻ.
b. Phải sử dụng công cụ, phương tiện để tư duy.
c. Làm cho tư duy con người khác xa về chất so với tư duy của động vật.
d. Quan hệ giữa tư duy với "nguyên vật liệu" để tiến hành tư duy.
e. Cơ sở tâm lí của "dạy học nêu vấn đề".
Câu 13: Hãy ghép các thao tác tư duy (cột I) với các biểu hiện cụ thể của nó (cột II).
Cột I
1. Phân tích
2. Tổng hợp
3. So sánh
4. Trừu tượng hoá
5. Khái quát hoá
Cột II
a. Giáo viên đưa một loạt mô hình cái bảng, tờ giấy, mặt bàn... (có hình chữ nhật), sau đó cùng học sinh chỉ ra đặc điểm về số cạnh, số góc và kích thước góc, độ dài từng cạnh.
b. Tìm ra những đặc điểm giống nhau giữa các hình đó (đó là số cạnh là 4 và có 4 góc vuông).
c. Gạt bỏ những đặc điểm về độ lớn của cạnh, của hình nguyên vật liệu... chỉ giữ lại đặc điểm về cạnh, góc để xem xét.
d. Trên cơ sở những đặc điểm chung (4 cạnh, 4 góc vuông) xếp các vật đó vào loại hình chữ nhật.
e. Tập hợp các đặc điểm của hình chữ nhật để học sinh có hiểu biết sâu sắc về "hình chữ nhật."
Câu 14: Hãy ghép các loại tư duy (cột I) với các biểu hiện cụ thể của nó (cột II).
Cột I
1. Tư duy trực quan hành động
2. Tư duy trực quan hình ảnh
3. Tư duy trừu tượng
Cột II
a. Để làm phép tính cộng, học sinh lớp một phải dùng các que tính và nhóm chúng lại với nhau (số lượng theo dữ kiện bài toán).
b. Trẻ chỉ cần quan sát bằng mắt các vật (thay thế các dữ kiện bài toán), các em cũng giải được bài toán.
c. Trẻ có thể tính nhẩm một phép tính trong đầu cũng ra được kết quả.
Câu 15: Hãy ghép các chức năng ngôn ngữ (cột I) với nội dung hoặc tên gọi khác của nó (cột II).
Cột I
1. Chức năng chỉ nghĩa
2. Chức năng thông báo
3. Chức năng khái quát hoá
Cột II
a. Chức năng giao tiếp.
b. Chức năng phương tiện tồn tại và truyền đạt kinh nghiệm xã hội.
c. Chức năng công cụ hoạt động trí tuệ.
d. Ngôn ngữ dùng để thay thế cho chính sự vật, hiện tượng.
e. Chức năng nhận thức.
Câu hỏi Điền khuyết
Câu 1:
Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Mức độ thấp của nhận thức là ..(1).., bao gồm....(2)..., trong đó con người phản ánh những thuộc tính ...(3)... của sự vật đang trực tiếp tác động vào giác quan.
a. Nhận thức sơ cấp
b. Nhận thức cảm tính
c. Nhận thức lí tính
d. Cảm giác và tri giác
e. Tư duy
f. Trí nhớ
g. Tri giác
h. Bên ngoài
Câu 2:
Tri giác và cảm giác đều là nhận thức cảm tính. Vì chúng đều phản ánh cái...(1).., nhưng tri giác là mức độ nhận thức (2)... cảm giác. Tri giác phản ánh ...(3)... các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan.
a. Bên ngoài
b. Cụ thể
c. Lí tính hơn
d. Cao hơn
e. Đúng hơn
f. Đầy đủ
g. Trọn vẹn
h. Chi tiết
Câu 3:
Cảm giác phản ánh các thuộc tính (1) của sự vật thông qua hoạt động của từng giác quan. Do vậy, cảm giác chưa phản ánh được ...(2)... sự vật. Cảm giác là mức độ định hướng (3)... trong nhận thức của con người.
a. Bên ngoài
b. Đầu tiên
c. Đúng đắn
d. Trọn vẹn
e. Cụ thể
f. Duy nhất
g. Rõ ràng
h. Chi tiết
Câu 4:
Cảm giác có ba ngưỡng: ngưỡng cảm giác trên, ngưỡng cảm giác dưới và ngưỡng sai biệt. Ngưỡng cảm giác trên là...(1) mà ở đó vẫn còn cảm giác, ngưỡng cảm giác dưới là ...(2) đủ để gây ra cảm giác. Ngưỡng sai biệt là...(3)... về cường độ và tính chất của hai kích thích gây cảm giác.
a. Cường độ và tính chất kích thích tối thiểu
b. Cường độ kích thích tối đa
c. Tính chất kích thích đặc trưng
d. Mức độ chênh lệch tối thiểu
e. Cường độ kích thích trung bình
f. Mức độ chệnh lệch tối đa
g. Cường độ và tính chất kích thích tối đa
h. Cường độ kích thích tối thiểu
Câu 5:
Tính đối tượng của tri giác thể hiện ở chỗ tri giác đem lại hình ảnh trọn vẹn về sự vật nhất định. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh ...(1) của đối tượng, mặt khác nó là (2)... về đối tượng. Vì vậy, khi tri giác một vật, cá nhân phải sử dụng (3)... các cơ quan phân tích và kinh nghiệm đã có về vật đang tri giác.
a. Bản chất
b. Hình ảnh cảm tính
c. Tính chủ quan
d. Đặc điểm bên ngoài
e. Hình ảnh chủ quan
f. Tổ hợp
g. Nhiều
h. Tổng số
Câu 6:
Tri giác của cá nhân không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật đang trực tiếp tác động, mà chỉ (1).. một số tác động trong đó để phản ánh. Đặc điểm này nói lên. (2)... của tri giác. Vì vậy, khi trình bày bảng, giáo viên cần tạo ra ...(3).... của các kiểu chữ.
a. Nhấn mạnh
b. Tách ra
c. Tính chủ quan
d. Tính lựa chọn
e. Tính ý nghĩa
g. Sự đồng nhất
h. Sự tương phản
Câu 7:
Khả năng phản ánh sự vật...(1)... khi điều kiện tri giác vật đó thay đổi. Khả năng này nói lên tính ....(2)... của tri giác. Có được khả năng này là do trong quá trình tri giác có sự tham gia của yếu tố ...(3) của cá nhân.
a. Thay đổi
b. Không thay đổi
c. Tính chủ quan
d. Tính ổn định
e. Tính trọn vẹn
f. Tư chất
g. Kinh nghiệm
h. Chú ý
Câu 8:
Cảm giác và tri giác có điểm giống nhau là đều phản ánh ...(1) sự vật và đều phản ánh (2)... của sự vật; phản ánh (3)... Những điểm giống nhau này là tính chất chung của nhận thức cảm tính, mà cảm giác và tri giác là hai mức độ khác nhau.
a. Gián tiếp
b. Trực tiếp
c. Bản chất
d. Các thuộc tính
e. Thuộc tính bên ngoài
f. Các sự vật
g. Từng sự vật cụ thể
h. Lớp các sự vật
Câu 9:
Tư duy là một ...(1) phản ánh những ...(2).., những mối liên hệ và quan hệ ...(3)... của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
a. Quá trình nhận thức
b. Quá trình tâm lí
c. Thuộc tính của sự vật
d. Hiện tượng tâm lí
e. Bên trong
f. Bên trong có tính quy luật
g. Thuộc tính bản chất
h. Có tính quy luật
Câu 10:
Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp tình huống "có vấn đề". Tức là tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa một bên là (1)... với một bên ...(2)... Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, con người phải tìm cách thức mới. Tức là con người phải tư duy. Tuy nhiên, để tình huống trở thành có vấn đề, con người phải ý thức được mâu thuẫn cần giải quyết và phải có ...(3)
a. Yêu cầu cần giải quyết
b. Nhu cầu giải quyết
c. Điều kiện và khả năng đã có.
d. Tri thức, phương pháp cũ
e. Khả năng giải quyết
f. Nhiệm vụ giải quyết
g. Điều kiện phù hợp
Câu 11:
ở mức nhận thức cảm tính, con người phản ánh ...(1)... sự vật. Đến tư duy, con người phản ánh (2) sự vật. Điều này được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ...(3)... để tư duy.
a. Cụ thể
b. Trọn vẹn
c. Gián tiếp
d. Trừu tượng
e. Kết quả nhận thức
f. Ngôn ngữ
g.Trực tiếp
h. Kinh nghiệm
Câu 12:
Quá trình tư duy được bắt đầu từ ...(1).., tiếp đến làm ...(2), sau đó sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết. Khâu tiếp theo là ...(3)... từ đây có ba khả năng: nếu giả thuyết đúng thì khẳng định và vấn đề đã được giải quyết; nếu giả thuyết sai thì phủ định từ đó tiến hành hành động tư duy mới, nếu giả thuyết chưa chính xác thì chính xác hoá lại.
a. Tình huống có vấn đề
b. Nhận thức vấn đề
c. Xuất hiện kiến thức
d. Xuất hiện các liên tưởng
e. Xuất hiện giả thuyết
f. Kiểm tra giả thuyết
g. Kiểm tra kết quả
h. Hình thành tri thức mới
Câu 13:
Quá trình nhận thức của con người có hai mức độ: mức độ thấp là ...(1). Mức độ cao là ...(2). Mức độ thấp bao gồm hai quá trình nhận thức là ...(3).
a. Nhận thức cảm tính
b. Nhận thức lí tính
c. Cảm giác và tri giác
d. Tưởng tượng và trí nhớ
e. ý thức
f. Hiện tượng tâm lí sơ cấp
g. Hiện tượng tâm lí đơn giản
h. Hiện tượng tâm lí phức tạp
Câu 14:
Cảm giác ở mỗi người là khác nhau, nhưng ở tất cả mọi người, cảm giác đều diễn ra theo ...(1) chung. Khi hai cảm giác cùng loại (nảy sinh ở cùng một cơ quan phân tích) nảy sinh đồng thời hay nối tiếp, tác động làm thay đổi độ nhạy cảm của nhau. Hiện tượng đó được gọi là ...(2). Khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích là quy luật ...(3) của cảm giác.
a. Sự phát triển
b. Quy luật
c. Sự tác động qua lại
d. Tương phản
e. Cảm ứng
f. Di chuyển
g. Thích ứng
h. Tương tác môi trường
Câu 15:
Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để ..(1) nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại các sự vật, theo những thuộc tính, những mối liên hệ (2)... Những thuộc tính này là những thuộc tính (3) của sự vật.
a. Gộp
b. Bao quát
c. Của các sự vật
d. Chung.
e. Riêng của sự vật
f. Chung của các sự vật
g. Bản chất
h. Chung, bản chất
Câu 16:
Khái niệm tư duy, tưởng tượng có thể thay thế bằng khái niệm có nội hàm rộng hơn là ...(1). Chúng đều phản ánh ...(2) sự vật, hiện tượng và đều đem lại ...(3) cho cá nhân.
a. Quá trình nhận thức
b. Hiện tượng tâm lí phức tạp
c. Hiệu quả cao
d. Tri thức mới
e. Trực tiếp
f. Khái quát, gián tiếp
g. Kinh nghiệm
h. Nhận thức lí tính
Câu 17:
Trí nhớ phản ánh ...(1)... của cá nhân. Trí nhớ rất quan trọng. Nếu không có trí nhớ, con người sẽ không có ...(2)... Khi con người phải cố gắng nỗ lực tái hiện các ấn tượng trải qua trước đây (mà không cần tái hiện theo trật tự, thời gian) là ...(3)...
a. Các hình ảnh đã có
b. Những kinh nghiệm
c. Tri thức
d. Nhân cách
e. Quá khứ
f. Hiện tại
g. Hồi ức
h. Hồi tưởng
Câu 18:
Ghi nhớ là quá trình trí nhớ đưa tài liệu vào ..(1)... và gắn tài liệu đó với kiến thức hiện có. Khi cần thiết, con người sẽ làm sống dậy những hình ảnh này, đó là (2)... Nhưng cũng có khi con người không tái hiện được nội dung đã nhớ vào lúc cần thiết. Đó là ...(3).
a. Sự ôn tập
b. Sự giữ gìn
c. ý thức
d. Sự quên
e. Sự tái hiện
f. Sự tái nhận
g. Trí nhớ
h. Hồi tưởng
Câu 19:
ở các cá nhân có sự khác nhau về (1). Nếu một cá nhân chỉ cần lặp lại ít lần đã ghi nhớ được thì họ có ...(2)... tốt hơn người khác. Nếu cá nhân chỉ ghi nhớ tài liệu thời gian ngắn hơn người khác thì sự khác biệt đó thuộc về ...(3)...
a. Trí nhớ
b. Ghi nhớ
c. Đặc điểm riêng
d. Độ bền vững của ghi nhớ
e. Khả năng
f. Tốc độ ghi nhớ
g. Độ chính xác
h. Sự nhanh chóng
Câu 20:
Hoạt động lời nói là phương tiện nhận thức, ...(1) của con người. Nó có thể được dùng làm vật thay thế cho chính bản thân sự vật, hiện tượng, đó là chức năng ...(2). Còn quá trình con người sử dụng nó làm phương tiện thực hiện một mục đích cụ thể thì được gọi là ...(3).
a. Phương tiện thông tin
b. Giao tiếp đặc biệt
c. Ngôn ngữ
d. Giao tiếp
e. Thông báo
f. Chỉ nghĩa
g. Mô hình
h. Vật chất hoá
Câu 21:
Lời nói bên ngoài tồn tại dưới dạng ...(1)... là âm thanh và tồn tại dưới dạng ...(2)... là chữ viết. Lời nói ...(3)... tồn tại dưới dạng cảm giác vận động.
a. Vật chất hoá
b. Vật chất
c. Kí hiệu
d. Kí tự
e. Thầm
f. Bên trong
g. Độc thoại
h. Lúc đầu
Câu 22:
Học không chủ định và học có chủ định là... (1)... của con người. Loại thứ nhất, sự học diễn ra trong ...(2)... Loại thứ hai, sự học diễn ra nhờ ...(3)...
a. Hoạt động học
b. Các loại học tập
c. Các mức độ học
d. Hoạt động đặc trưng
e. Hoạt động nhận thức
f. Hoạt động khác
g. Thực tiễn
h. Nhà trường
Câu 23:
Sự học diễn ra cả ở ...(1).., nhưng có sự khác biệt bởi cơ chế và nguyên tắc. ở người, nó diễn ra theo cơ chế chủ yếu là... (2)... và nguyên tắc đặc trưng là ...(3).
a. Hoạt động nhận thức
b. Luyện tập
c. Hoạt động học
d. Lĩnh hội
e. Hoạt động
f. Tập nhiễm
g. Bắt chước
h. Người và động vật
Câu 24:
Tư duy trực quan hành động là tư duy giải quyết nhiệm vụ nhờ sự cải tổ tình huống bằng các (1)... Còn tư duy trực quan - hình ảnh cải tổ tình huống bằng ...(2)... Tư duy trừu tượng cải tổ tình huống bằng ...(3)..
a. Khái niệm
b. Hình tượng
c. Kinh nghiệm đã có
d. Tri thức
e. Thao tác tay chân
f. Hình ảnh
g. Biểu tượng
h. Hành động thực tiễn
Câu 25:
Tưởng tượng là ...(1)... phản ánh ...(2)... trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những ...(3) trên cơ sở những biểu tượng đã có.
a. Quá trình tâm lí
b. Quá trình nhận thức
c. Những cái đã có
d. Những cái chưa có
e. Những tri thức
f. Những khái niệm
g. Những hình ảnh mới
h. Biểu tượng mới
Câu 26:
Tưởng tượng chỉ nảy sinh từ (1)... và nó nhận thức được thực hiện chủ yếu bằng ...(2) Biểu tượng của tưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_hoi_trac_nghiem_tam_ly_hoc_dai_cuong_co_huong_dan_tra_lo.docx