Cấu tạo của PLC Easy

 Easy có thểhoạt động được khi:

• Có chương trình lưu giữtrong Easy.

• Có chương trình trong thẻnhớvà được gắn vào Easy.

 Các trạng thái hoạt động của Easy:

1) EASY ởtrạng thái “STOP” khi trên màn hình hiển thịtrạng thái có

thông báo “STOP” hoặc đang ởchế độlập trình. Khi EASY đang ởtrạng thái “STOP”:

• Tất cảcác ngõ vào không được đọc.

• Chương trình không được thực hiện.

• Tất cảcác ngõ ra luôn OFF.

2) EASY ởtrạng thái “RUN” khi trên màn hình hiển thịtrạng thái có

thông báo “RUN” (sau khi chọn “RUN” trong Menu chính) hay khi chọn chế độ

điều chỉnh thông số(sau khi chọn “RUN” và chọn “PARAMETER” trong Menu

chính); hoặc đèn báo trạng thái nhấp nháy (đối với dạng dài). Khi EASY đang ở

trạng thái “RUN” thì:

• EASY đọc trạng thái tất cảcác ngõ vào.

• Tính toán các trạng thái ngõ ra theo chương trình.

• Các ngõ vào ra có trạng thái ONsẽ được tô đen trên màn hình hiển

thịtrạng thái (đối với dạng chuẩn) hoặc hiện vịtrí ngõ vào (đối với dạng dài).

• EASY chuyển trạng thái các ngõ ra ONhoặc OFFtheo kết quảtính

toán được của chương trình.

pdf13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3616 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo của PLC Easy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 1 § CẤU TẠO CỦA PLC EASY MỤC ĐÍCH: • Xác định các thông số đặc trưng của module CPU dựa vào số model. • Xác định ngõ vào ra, chân cấp nguồn, vị trí cắm cáp và thẻ nhớ. • Trình bày được cách đấu dây: nối nguồn, ngõ vào ra cho EASY. • Trình bày được cách sử dụng cac phím bấm để thực hiện một vài thao tác thường gặp trong lập trình EASY. • Xác định được chế độ hoạt động của EASY dựa vào màn hình chính và Menu chính. YÊU CẦU: • Xác định các thông số đặc trưng của vài model CPU. • Cho biết : vị trí và ký hiệu của các ngõ vào/ra, vị trí chân cấp nguồn của module CPU. • Vẽ sơ đồ đấu dây đơn giản nhất của EASY. • Xác định được chế độ hoạt động của EASY dựa vào màn hình trạng thái và Menu chính. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 2 Ngõ vào cấp nguồn Ngõ vào tín hiệu Loại tín hiệu vào Các phím bấm Ngõ ra Loại và giá trị nguồn cung cấp Màn hình LCD Model của CPU Loại ngõ ra Tên công việc: CẤU TẠO CỦA PLC EASY A. KIẾN THỨC CẦN THIẾT: I. GIỚI THIỆU. 1. Cấu trúc bên ngoài của EASY: a) Loại module CPU chuẩn và có màn hình LCD: Ghi chú: • Đối với loại module dùng nguồn cung cấp là 115VAC/240VAC thì L tương ứng với dây pha, N tương ứng với dây trung tính. • Đối vối loại module dùng nguồn cung cấp là DC12V hoặc DC24V thì cực tính của dây nối được ghi cụ thể như sau: +12V/+24V;0V. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 3 Vị trí cắm thẻ nhớ hoặc cáp Ngõ vào cấp nguồn Ngõ vào cấp nguồn Ngõ vào tín hiệu Loại tín hiệu vào Các phím bấm Ngõ ra Đèn báo Loại và giá trị nguồn cung cấp Màn hình LCD Model của CPU Loại ngõ ra b) Loại module CPU dạng dài và có màn hình LCD: Ghi chú: • Đối với loại module dùng nguồn cung cấp là 115VAC/240VAC thì L tương ứng với dây pha, N tương ứng với dây trung tính. • Đối với loại module dùng nguồn cung cấp là DC12V hoặc DC24V thì cực tính của dây nối được ghi cụ thể như sau: +12V/+24V; 0V. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 4 2. Giới thiệu các Model CPU: Model của một module được in trên bề mặt với ký tự bắt đầu là “easy” và theo sau là các ký tự thể hiện đặc tính của module có các ý nghĩa như sau: EASY – X XX – XX- X X X Màn hình LCD:X=không có Công tắc thời gian:C= có Loại ngõ ra: • R = Relay (tối đa 8A) • T – Transistor (tối đa 0,5 A) Điện áp cung cấp cho biết thiết bị và ngõ vào: • AC = 100,120,230,240 V AC • AB = 24 VAC • DC = 24 VDC • DA = 12 VDC Số lượng ngõ vào và ra: • 12 = 8I/4O • 18 = 12I/6O • 19 = 12I/6O có mở rộng • 20 = 12I/8O • 21 = 12I/8O có mở rộng Kích thước: • 4 = 71.5 x 90 x 58 mm • 5 = 71.5 x 90 x 58 mm • 6 = 107.5 x 90 x 58 mm • 7 = 107.5 x 90 x 58 mm • 8 = 107.5 x 90 x 72 mm “easy” 2.1. Easy 412-AC-R: a) Nguồn cung cấp 115/230V AC. b) Có 8 ngõ vào số (115/230v AC) không cách ly, 4 ngõ ra Relay (8A-230V AC) có cách ly. c) Không có chức năng điều khiển theo thời gian thực, 2.2. Easy 412-DC-RC: a) Nguồn cung cấp 24V SC b) Có 6 ngõ vào số (24DC) và 2 ngõ vào analog, 4 ngõ ra Relay (tối đa 8A) có cách ly. c) Có chức năng điều khiển theo thời gian thực. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 5 2.3. Easy 618-AC-RC: a) Nguồn cung cấp 115/230v AC. b) Có 12 ngõ vào số (115/230V AC) không cách ly, 6 ngõ ra Relay (8A-230VAC) có cách ly. c) Có chức năng điều khiển theo thời gian thực. 2.4. Easy 620-DC-TC: a) Nguồn cung cấp 24V DC b) Có 12 ngõ vào số (24V DC) trong đó có 2 ngõ vào analog, 8 ngõ ra Transistor (0,5A-24VDC). c) Có chức năng điều khiển theo thời gian thực. 3. Đặc tính kỹ thuật chung: 3.1. Nguồn cung cấp: 3.2. Công suất tiêu thụ: a) Loại dùng nguồn AC: • 115V AC: 5VA (dạng chuẩn); 10VA (dạng dài). • 230V AC: 5VA (dạng chuẩn) ; 10VA (dạng dài). b) Loại dùng nguồn DC: 2W, 3.5W 3.3. Nhiệt độ môi trường cho phép: 00c đến 550c 3.4. Độ ẩm môi trường cho phép: 5% đến 95% II.CÁCH DẤU DÂY: NỐI NGUỒN, NGÕ VÀO/RA CHO EASY. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 6 III. ĐIỀU KIỆN TRẠNG THÁI HOẠT ĐỘNG CỦA EASY:  Easy có thể hoạt động được khi: • Có chương trình lưu giữ trong Easy. • Có chương trình trong thẻ nhớ và được gắn vào Easy.  Các trạng thái hoạt động của Easy: 1) EASY ở trạng thái “STOP” khi trên màn hình hiển thị trạng thái có thông báo “STOP” hoặc đang ở chế độ lập trình. Khi EASY đang ở trạng thái “STOP”: • Tất cả các ngõ vào không được đọc. • Chương trình không được thực hiện. • Tất cả các ngõ ra luôn OFF. 2) EASY ở trạng thái “RUN” khi trên màn hình hiển thị trạng thái có thông báo “RUN” (sau khi chọn “RUN” trong Menu chính) hay khi chọn chế độ điều chỉnh thông số (sau khi chọn “RUN” và chọn “PARAMETER” trong Menu chính); hoặc đèn báo trạng thái nhấp nháy (đối với dạng dài). Khi EASY đang ở trạng thái “RUN” thì: • EASY đọc trạng thái tất cả các ngõ vào. • Tính toán các trạng thái ngõ ra theo chương trình. • Các ngõ vào ra có trạng thái ON sẽ được tô đen trên màn hình hiển thị trạng thái (đối với dạng chuẩn) hoặc hiện vị trí ngõ vào (đối với dạng dài). • EASY chuyển trạng thái các ngõ ra ON hoặc OFF theo kết quả tính toán được của chương trình. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 7 IV. CÁC PHÍM BẤM TRÊN EASY VÀ CÁC MENU THÔNG DỤNG. 1. Các phím bấm trên EASY: • Phím OK: dùng để vào cấp Menu kế tiếp hoặc chấp nhận sự lựa chọn; còn dùng để chuyển sang chế độ nhập khi soạn thảo chương trình khi đó ta có thể nhập hay thay đổi một giá trị tại vị trí hiện hành của con trỏ. • Phím ESC: dùng để thoát (quay trở lại một bước) hoặc bỏ qua sự lựa chọn. • Phím DEL: dùng xóa một đối tượng tại vị trí của con trỏ trong sơ đồ mạch (như tiếp điểm, cuộn dây Relay, đường nối mạch). • Phím ALT: dùng chuyển đổi tiếp điểm thường đóng ↔ thường hở (NC ↔ NO) hoặc chuyển đổi giữa chế độ vẽ đường nối và chế độ di chuyển, chèn dòng; ngoài ra còn kết hợp với phím DEL, để vào Menu hệ thống. • Các phím mũi tên: lên , xuống để di chuyển con trỏ lên và xuống, thay đổi mục chọn trong Menu, thay đổi giá trị. • Các phím bấm mũi tên: phải , trái  để di chuyển con trỏ sang phải, sang trái. 2. Các màn hình hiển thị và Menu thông dụng: 2.1. Menu thông dụng Sau khi nối dây cấp nguồn, nối các ngõ vào, ngõ ra cho Easy xong, bật công tắc cấp nguồn cho Easy. Ấn OK màn hình sẽ hiện ra Menu chính : Menu chính Menu lập trình Progarm OK Program Run Stop Delete Prog OK Delete? Parameter Card Set Clock OK OK Menu chỉnh thông số Cài đặt giờ C (Counter) Set Clock T (Time) Summer Time (hay Winer Time) (Real Time Clock) Menu chính có 4 mục • Program để vào Menu lập trình • Run hay Stop để chọn chế độ hoạt động cho Easy • Parameter để vào menu chỉnh thông số • Set Clock để vào chức năng cài đặt lại giờ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 8 Menu lập trình có 3 mục • Program để viết chương trình • Delete Program để xóa chương trình • Card để vào menu sao chép với Card Menu chỉnh thông số có 3 mục • Chỉnh lại số cài đặt của các bộ đếm C • Chỉnh lại thời gian trễ của các rơ-le thời gian T • Chỉnh lại giờ, ngày điều khiển tiếp điểm thời gian của đồng hồ thời gian thực  CÀI ĐẶT GIỜ (Set Clock) Ấn OK ở mục Set Clock sẽ hiện ra màn hình cài đặt giờ. WINTER TIME DAY: SU – MO –TU –WE – TH – FR –SA TIME: 00 : 00 Để chọn ngày giờ, dùng các phím bấm mũi tên phải / trái, lên / cxuông. Xong ấn OK rồi ESC để thoát ra menu chính. XÓA CHƯƠNG TRÌNH (Delete Program) Ấn OK để vào menu chính, chọn Program rồi chọn Delete Program xong ấn OK. Màn hình sẽ hiện câu hỏi: Delete? Nếu ấn OK thì máy sẻ xóa hết chương trình đang có trong Easy, nếu không muốn xóa thì ấn ESC để thoát ra menu chính. CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ (Parameter) Ấn OK để vàomenu chính, chọn mục Parameter rồi ấn OK. Màn hình sẽ hiện thị như sau: Chế độ Parameter cho phép xem và cài đặt lại các thông số như số đếm của các bộ đếm C (Counter), thời gian trễ của các rơ-le thời gian T (Timer) hay giờ đóng – ngắt tiếp điểm điều khiển bằng đồng hồ thời gian thực . VIẾT CHƯƠNG TRÌNH MỚI (Program) Ấn OK để vào menu chính, chọn mục Program rồi ấn OK để vào menu phụ. Chọn tiếp mục Program rồi ấn OK để vào chế độ viết chương trình. Màn hình sẽ mất các menu và có con trỏ chờ viết chương trình. CHO CHẠY CHƯƠNG TRÌNH (Run) Ấn OK để vào menu chính, chọn mục Run rồi ấn OK. Mục Run sẽ được thay thế bằng mục Stop. Ấn ESC để thoát ra màn hình hiển thị trạng thái để chạy. Lúc đó, Easy sẽ đọc trạng thái ngõ vào I1 đến I8 để điều khiển đổi trạng thái ngõ ra cửa Q1 đến Q4. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 9 Trong chế độ Run, không thể viết hay sửa chữa chương trình. Để thoát khỏi chế độ Run, trở lại menu chính, chọn mục Stop rồi ấn OK. Mục Stop sẽ thay thế bằng mục Run. 2.2. Các màn hình: a) Các màn hình trong trạng thái RUN:  Chế độ RUN:  Chế độ giám sát mạch:  Chế độ chỉnh thông số: Trong chế độ giám sát mạch nếu ta đặt con trỏ tại vị trí các tiếp điểm của các chức năng đặc biệt (như: Relay thời gian, bộ đếm,…) và bấm OK thì màn hình chỉnh thông số sẽ xuất hiện cho phép ta cài đặt lại thông dố. Ví dụ xét bộ đếm C1 và Relay thời gian T1: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 10 b) Các màn hình trong trạng thái STOP: Ghi chú:  sử dụng các phím bấm , để di chuyển trạng thái nhấp nháy đến mục cần chọn, sau đó dùng phím OK để chấp nhận. c) Cài đặt thời gian cho đồng hồ trong EASY: d) Các Menu khác:  PASSWORD…: chọn mật hiệu để bảo vệ chương trình.  SYSTEM: Menu hệ thống cho phép thiết lập các cài đặt cho EASY như chống nhiễu ngõ vào, cho phép nhớ khi mất điện, …  GB D F E I: Menu chọn ngôn ngữ hiển thị, gồm 5 ngôn ngữ chính: Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 11 V. CÁC THAO TÁC THƯỜNG DÙNG TRONG LẬP TRÌNH EASY: 1. Chuyển EASY sang chế độ lập trình: • Bấm OK để vàoMenu chính  sau đó dung các phím , để di chuyển đến mục “PROGRAM…”  bấm OK để vào Menu lập trình (Nếu EASY đang ở trạng thái RUN thì phải chuyển EASY về trạng thái STOP trước khi chọn mục “PROGRAM…”)  di chuyển con trỏ đến mục “PROGRAM”  bấm OK để bắt đầu soạn thảo chương trình (Ghi chú: EASY hiển thị chương trình bắt đầu từ ngõ vào cho đến ngõ ra; mỗi lần chỉ hiển thị 04 dòng). • Sau khi nhập xong chương trình  bấm ESC để trở về Menu lập trình. • Khi trở về Menu lập trình, EASY sẽ tự động lưu chương trình vào bộ nhớ của mình (Ghi chú: nên thường xuyên trở về Menu lập trình để EASY lưu lại các thay đổi). 2. Chuyển EASY sang chế độ RUN: Sau khi soạn thảo xong chương trình (EASY đang ở Menu lập trình)  bấm ESC để trở về Menu chính  dùng các phím , để di chuyển dòng nhấp nháy đến mục “RUN”  bấm OK  EASY sẽ thực hiện chương trình và chuyển sang màn hình hiển thị trạng thái. 3. Chuyển EASY saang chế độ điều chỉnh thông số: Khi EASY đang ở trạn g thái RUN để hiển chỉnh các thông số trong chương trình  bấm OK để vào Menu chính  chọn mục “PROGRAM…”  bấm OK để vào chế độ giám sát mạch  dung các phím ,,, để di chuyển con trỏ đến tiếp điểm có thông cần điều chỉnh  bấm OK  xuất hiện màn hình điều chỉnh thông số tương ứng. 4. Chuyển EASY sang trạng thái STOP: Khi EASY đang ở trạng thái RUN để chuyển sang trạng thái STOP cần chuyển EASY về Menu chính (Nếu EASY đang ở màn hình hiển thị trạng thái  bấm OK để vào Menu chính); khi EASY đang ở Menu chính  chọn mục “Stop” và bấm OK  EASY sẽ ngừng việc thực hiện chương trình. 5. Xóa chương trình trong LOGO: Để xóa một chương trình trong EASY  chuyển EASY sang trạng thái STOP  vào Menu lập trình  chọn mục “DELETE PROG”  bấm OK  xuất hiện thông báo “DELETE?”  bấm OK để chấp nhận việc xóa chương trình (nếu muốn bỏ qua thì bấm ESC). (Ghi chú: dung các phím , để di chuyển vị trí thư mục chọn) VI. KIỂM TRA THIẾT BỊ, KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHO CHẠY CHƯƠNG TRÌNH. 1. Kiểm tra thiết bị: • Bật nguồn sang ON để cung cấp LOGO. • Viết một chương trình nhỏ như sau: • Lập trình cho EASY, sau đó chuyển sang trạng thái RUN. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 12 • Lần lượt bật các ngõ vào lên ON, kiểm tra xem màn hình ứng với vị trí các ngõ vào và ngõ ra có được ON tương ứng hay khng bà ngược lại khi chuyển sang OFF có trở lại trạng thái cũ hay không, kiểm tra chế độ giám sát mạch đúng không; đồng thời kiểm tra các tiếp đuểm Relay ngõ ra có tiếp xúc tốt không. • Nếu các bước kiểm tra trên là tốt => CPU của EASY đạt yêu cầu. • Đây cũng là kiểm tra duy nhất cho lần đầu sử dụng. 2. Kiểm tra chương trình và chạy chương trình: 2.1. Kiểm tra chương trình: • Sau khi xác nhận thiết bị đạt yêu cầu, ta tiến hành lập trình cho EASY sau đó đấu các ngõ vào (chú ý không đấu ngõ ra) • Chuyển EASY sang trạng thái RUN để theo dõi các ngõ ra có được đáp ứng đúng với yêu cầu điều khiển không 2.2. Chạy chương trình: • Trước khi chạy chương trình chuyển LOGO về trạng thái STOP, tắt nguồn, đấu dây cho ngõ ra, sau đó bật nguồn trở lại và chuyển EASY sang trạng thái RUN. CÂU HỎI: I. Hãy cho biết đặc tính kỹ thuật của các loại model CPU sau: 1. EASY 412-AC-R. 2. EASY 618-DA-TC 3. EASY 620-AC-RC 4. EASY 620-DC-RC 5. EASY 819-AC-RC 6. EASY 819-AC-RCX 7. EASY 819-DC-RC 8. EASY 819-DC-RCX 9. EASY 820-DC-RC 10. EASY 820-DC-RCX 11. EASY 821-DC-TC 12. EASY 821-DC-TCX 13. EASY 822-DC-TC 14. EASY 822-DC-TCX 15. EASY 719-AB-RC 16. EASY 719-AB-RCX 17. EASY 719-AC-RC 18. EASY 719-AC-RCX 19. EASY 719-DA-RC 20. EASY 719-DA-RCX 21. EASY 719-DC-RC 22. EASY 719-DC-RCX 23. EASY 721-DC-TC 24. EASY 721-DC-TCX 25. EASY 512-AB-RC 26. EASY 512-AB-RX 27. EASY 512-AC-RC 28. EASY 512-AC-RCX 29. EASY 512-DA-RC 30. EASY 512-DA-RCX 31. EASY 512-AC-R 32. EASY 512-DC-R 33. EASY 512-DC-RC 34. EASY 512-DC-RCX 35. EASY 512-DC-TC 36. EASY 512-DC-TCX TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI PLC TRANG 13 II. Màn hình chính của chế độ chạy chương trình cho biết thông tin gì? Hãy vẽ màn hình này. III. Hãy nêu các bước để chuyển EASY vào màn hình soạn thảo chương trình. IV. EASY đang ở trạng thái RUN, để chuyển EASY về trạng thái STOP ta thực hiện: a) Bấm đồng thời 3 phím,và OK b) Bấm đồng thời 2 phím ESC và OK. c) Bấm đồng thời 3 phím ,  và OK. d) Cả 3 câu trên đều sai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_02_2175.pdf
Tài liệu liên quan