ở loại đất phù sa cổ của vùng đồng bằng sông Hồng đã xác định được 12 loài ve giáp: 1. Epilohmannia cylindrica, 2. Gymnodamaeus adpressus, 3. Karenella acuta, 4. Insculptoppia insculpta, 5. Perxylobates brevisetus, 6. Xylobates monodactylus, 7. Rostrozetes punctulifer, 8. Rostrozetes trimorphus, 9. Scheloribates laevigatus, 10. Scheloribates pallidulus, 11. Scheloribates praeincisus, và 12. Lamellobates palustris.
ở đất đỏ nâu trên đá nền vôi, mật độ nhóm Oribatida đạt 8.267 cá thể/m2; Acari khác là 5.333 cá thể/m2; Microarthropoda khác là 3.733 cá thể/m2, và Collembola là 3.200 cá thể/m2. Như vậy Oribatida cũng chiếm ưu thế trong cấu trúc mật độ của nhóm Microarthropoda, chiếm 40,26% tổng số lượng. Tiếp theo là Acari khác, Microarthropoda khác và Collembola; tương ứng chiếm 25,98%, 18,18% và 15,58% tổng số lượng.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc Quần xã chân khớp bé (microarthropoda: Oribatida, Collembola) liên quan đến loại đất ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu trúc Quần xã chân khớp bé (microarthropoda: Oribatida, Collembola) liên quan đến loại đất ở vùng
đồng bằng sông Hồng, Việt Nam
Soil microarthropod community structures
(Microarthropoda: Oribatida, Collembola) in relation to soil
type in the Red river plain, Vietnam
Vũ Quang Mạ(1), Lưu Thanh Ngọc(2),
Nguyễn Hải Tiến(3), Trương Xuân Cảnh(4)
Abstract
The microarthropod community structures (Microarthropoda: Oribatida, other Acari, Collembola, and other microarthropods) are closely related to the soil type, so that they can be used as a bioindicator of the changes of the soil environment. We have been studied in the region of the Red river plain, from 11 places of 5 provinces and cities, namely Ha Tay, Hanoi, Thai Binh, Ninh Binh and Nam Dinh; in the period of 2006-2007. The obtained results are followings:
The biggest microarthropod (Oribatida, other Acari, Collembola, other Microarthropods) community density was recorded in the aluvial soil of the Thai Binh river system, with 35,467 ex./m2; then it decreased from the aluvial soil of the Red river, the ancient aluvial soil, and got lowest in the brownish red soil derived from limestone, respectivelly with 32,912, and 22,311, and 20,533 ex./m2. It is found that Oribatida is the dominant microarthropod group in 3/4 studied soil types, namely the ancient aluvial soil, the aluvial soil of the Red river, and the brownish red soil derived from limestone, respectivelly ocuppying 49.60%, 45.24% and 40.26% of the total community density. Collembola is the dominant one in the only aluvial soil of the Thai Binh river system, with 43.36%.
The biggest oribatid species diversity was recorded in the aluvial soil of the Red river; then it decreased in the ancient aluvial soil, in the brownish red soil derived from limestone, and got lowest in the aluvial soil of the Thai Binh river system. Recorded were 4 oribatid species new for the Vietnamese fauna: 1. Gymnodamaeus adpressus Aoki et Fujikawa, 1971; 2. Oripoda pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; 3. Oxyoppia clavata Aoki, 1983 và 4. Ischeloribates lanceolatus Aoki, 1984.
Key Words: Microarthropod community structures, Oribatida, soil type, bioindicator.
1. Đặt vấn đề
1. Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Đại học Hoa Lư Ninh Bình
3. Đại học Quảng Bình
4. Trung tâm Công nghệ giáo dục Hà Nội
Trong quần xã động vật đất, nhóm chân khớp bé (Microarthropoda: Acari, Collembola, Protura, Diplura, Thysanura, Symphyla), với kích thước cơ thể từ 0,1-0,2 đến 2,0-3,0 mm, thường là nhóm ưu thế. Microarthropoda, mà đáng kể là ve giáp (Acari : Oribatida), tham gia tích cực vào các quá trình tạo đất, quyết định nhiều hoạt tính sinh học quan trọng của môi trường và góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất. Chúng là thành phần quan trọng tạo nên tính` đa dạng sinh học của giới động vật, đồng thời mang truyền nhiều mầm bệnh và ký sinh trùng qua môi trường đất. Cấu trúc quần xã Microrthroopoda ở đất, bao gồm đa dạng thành phần loài và dạng sống, mật độ quần xã, đặc điểm phân bố thẳng đứng và bề mặt..., có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu và môi trường, với loại đất, kiểu thảm phủ thực vật và cây trồng, hay chế độ canh tác đất và phân bón. Vì vậy cấu trúc này được nghiên cứu nhiều như một chỉ sinh học (Bioindicator), chỉ thị các biến đổi tự nhiên và nhân tác của môi trường đất [2, 3, 7, 9, 13].
Chưa có nhiều nghiên cứu về biến đổi cấu trúc quần xã Microarthropoda, liên quan đến điều kiện tự nhiên và nhân tác ở hệ sinh thái đất Việt Nam [6, 10, 11, 12]. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhóm Oribatida trong cấu trúc quần xã Microarthropoda, liên quan đến sự thay đổi của loại đất, ở vùng đồng bằng sông Hồng, của Vệt Nam.
2. vật liệu
và Phương pháp nghiên cứu
Động vật đất Microarthropoda được thu từ 11 điểm, thuộc 5 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, là Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình và Nam Định; trong các năm 2006-2007.
Theo phân loại loại đất của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Việt Nam (2002), các hệ sinh thái nghiên cứu phân bố trên 4 loại đất, là đất phù sa hệ thống sông Hồng, với 18 mẫu nghiên cứu; đất phù sa hệ thống sông Thái Bình, 9 mẫu; đất nâu vàng trên phù sa cổ, 9 mẫu; và đất đỏ nâu trên nền đá vôi, 3 mẫu. Mẫu đất (5 x 5 x 10)cm3 thu từ lớp mặt 0-10cm, bằng hộp cắt kim loại, được lặp lại 3 lần tại mỗi điểm nghiên cứu. Mật độ quần xã Microarthropoda được tính trên 1 m2 bề mặt đất [1, 3, 5, 8].
Tách Microarthropoda và Oribatida bằng phương pháp phễu lọc Berlese-Tullgren. Phân tích và định loại Oribatida theo hệ thống của Balogh và Balogh (1992), Ghilarov và Krivolutsky (1975), Vũ Quang Mạnh (2007) và các tài liệu liên quan [1, 3, 4, 5, 10].
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Cấu trúc quần xã Microarthropoda ở 4 loại đất nghiên cứu
Kết quả phân tích về cấu trúc mật độ giữa các nhóm Microarthropoda ở đất phù sa sông Hồng cho thấy, nhóm Oribatida có mật độ lớn nhất, gấp khoảng 2 lần so với các nhóm ve bét khác (Acari), bọ nhảy (Insecta: Collembola) và Microarthropoda khác. Mật độ quần xã Oribatida trung bình đạt 14.889 cá thể/m2 mặt đất; trong khi Acari khác là 6.689 cá thể/m2, và Collembola với 7.178 cá thể/m2. Các nhóm Microarthropoda khác có mật độ thấp nhất, với 4.156 cá thể/m2. So sánh tỷ lệ số lượng giữa các nhóm Microarthropoda cho thấy, Oribatida là nhóm ưu thế, chiếm gần một nửa tổng số lượng, với 45,24%. Tiếp đến là nhóm Collembola, Acari khác và Microarthropoda khác; tương ứng đạt 21,81%, 20,32% và 12,63% tổng số lượng.
Quần xã Oribatida ở đất phù sa sông Thái Bình có mật độ giảm khoảng một nửa, so với ở đất phù sa sông Hồng, chỉ đạt 6.311 cá thể/m2, và chúng không phải là nhóm có mật độ lớn nhất. Lớn nhất là mật độ là nhóm Collembola, với 15.387 cá thể/m2; sau đó là Acari khác, với 9.778 cá thể/m2; và nhỏ nhất là Microarthropoda, với 4.000 cá thể/m2. Như vậy nhóm Collembola có mật độ quần thể lớn nhất, chiếm 43,36% tổng số lượng nhóm Microarthropoda; rồi đến Acari khác, với 27,57%. Oribatida chiếm tỷ lệ 17,79% tổng số lượng cá thể, chỉ hơn Microarthropoda khác, với 11,28%.
Trong 32 loài ve giáp (Acari: Oribatida) xác định được ở vùng đồng bằng sông Hồng, có 22 loài phân bố ở đất phù sa sông Hồng, bao gồm: 1. Javacarus kuehnelti; 2. Lohmannia javana; 3. Epilohmannia cylindrica; 4. Berlesezetes auxiliaris; 5. Aokiella florens; 6. Tectocepheus cuspidentatus; 7. Oppiela nova; 8. Oxyoppia clavata; 9. Arcoppia arcualis; 10. Multioppia tamdao; 11. Perxylobates brevisetus; 12. Perxylobates vermiseta; 13. Xylobates capucinus; 14. Rostrozetes foveolatus; 15. Ischeloribates lanceolatus; 16. Scheloribates fimbriatus; 17. Scheloribates laevigatus; 18. Scheloribates pallidulus; 19. Scheloribates praeincisus; 20. Lamellobates ocularis; 21. Lamellobates palustris; 22. Galumna flabellifera orientalis.
Phân tích định loại quần xã Oribatida ở đất phù sa sông Thái Bình chỉ phát hiện được 3 loài, là 1. Epilohmannia cylindrica, 2. Scheloribates laevigatus và 3. Lamellobates palustris. Số lượng loài tìm thấy này là rất ít, so với 22 loài đã phát hiện được ở đất phù sa sông Hồng. Có thể một trong những lý do là ở loại đất này, số lượng mẫu phân tích là 9, chỉ bằng một nửa số mẫu nghiên cứu ở đất phù sa sông Hồng.
Bảng 1. Cấu trúc quần xã Microarthropoda ở các loại đất nghiên cứu
của vùng đồng bằng sông Hồng (cá thể/ 1m2)
Nhóm Chân khớp bé
nghiên cứu
Loại đất nghiên cứu
Microarthropoda
Oribati-da
Acari khác
Collem-bola
Microarthopoda khác
Tổng
1. Đất phù sa hệ thống sông Hồng
Số lượng cá thể
670
301
323
187
1.481
Tỉ lệ %
45,24
20,32
21,81
12,63
100
Mật độ
(cá thể/m2)
14.889
6.689
7.178
4.156
32.912
2. Đất phù sa hệ thống sông Th.Bình
Số lượng cá thể
142
220
346
90
798
Tỉ lệ %
17,79
27,57
43,36
11,28
100
Mật độ
(cá thể/m2)
6.311
9.778
15.378
4.000
35.467
3. Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Số lượng cá thể
249
75
119
59
502
Tỉ lệ %
49,60
14,94
23,71
11,75
100
Mật độ
(cá thể/m2)
11.067
3.333
5.289
2.622
22.311
4. Đất đỏ nâu trên đá vôi
Số lượng cá thể
62
40
24
28
154
Tỉ lệ %
40,26
25,98
15,58
18,18
100
Mật độ
(cá thể/m2)
8.267
5.333
3.200
3.733
20.533
Mật độ Oribatida ở đất phù sa cổ lớn hơn gấp 2 lần so với nhóm Collembola, gấp hơn 3 lần so với nhóm Acari khác, và gấp khoảng 4 lần so với nhóm Microarthropoda khác. Mật độ của nhóm Oribatida là 11.067 cá thể/m2, chiếm 49,60% tổng số lượng. Sau đó là nhóm Collembola, với 5.289 cá thể/m2, chiếm 23,71%; Acari khác là 3.333 cá thể/m2, chiếm 14,94%; và thấp nhất là nhóm Microarthropoda khác, với 2.622 cá thể/m2, đạt 11,75%.
ở loại đất phù sa cổ của vùng đồng bằng sông Hồng đã xác định được 12 loài ve giáp: 1. Epilohmannia cylindrica, 2. Gymnodamaeus adpressus, 3. Karenella acuta, 4. Insculptoppia insculpta, 5. Perxylobates brevisetus, 6. Xylobates monodactylus, 7. Rostrozetes punctulifer, 8. Rostrozetes trimorphus, 9. Scheloribates laevigatus, 10. Scheloribates pallidulus, 11. Scheloribates praeincisus, và 12. Lamellobates palustris.
ở đất đỏ nâu trên đá nền vôi, mật độ nhóm Oribatida đạt 8.267 cá thể/m2; Acari khác là 5.333 cá thể/m2; Microarthropoda khác là 3.733 cá thể/m2, và Collembola là 3.200 cá thể/m2. Như vậy Oribatida cũng chiếm ưu thế trong cấu trúc mật độ của nhóm Microarthropoda, chiếm 40,26% tổng số lượng. Tiếp theo là Acari khác, Microarthropoda khác và Collembola; tương ứng chiếm 25,98%, 18,18% và 15,58% tổng số lượng.
Với loại đất đỏ nâu trên nền đá vôi đã phát hiện được 8 loài ve giáp: 1. Rhysotritia ardua; 2. Epilohmannia cylindrica; 3. Eremobelba capitata; 4. Tectocepheus cuspidentatus; 5. Oripoda pinicola; 6. Perxylobates brevisetus; 7. Scheloribates fimbriatus; 8. Pergalumna sp..
3.2. Sự thay đổi của cấu trúc quần xã Microarthropoda liên quan đến loại đất (Bảng 1)
Phân tích sự thay đổi của cấu trúc mật độ của quần xã Microarthropoda, liên quan đến loại đất ở vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy, tổng mật độ quần xã Microarthropoda đạt cao nhất ở đất phù sa sông Thái Bình, với 35.467 cá thể/m2. Sau đó mật độ này giảm dần từ đất phù sa sông Hồng, đến đất phù sa cổ và thấp nhất ở đất đỏ nâu trên nền đá vôi; tương ứng xác định được có 32.912, 22.311 và 20.533 cá thể/m2.
Nhóm Oribatida chiếm ưu thế trong cấu trúc số lượng của quần xã Microarthropoda ở 3 trong 4 loại đất nghiên cứu, là đất phù sa cổ, đất phù sa sông Hồng, và đất đỏ nâu trên nền đá vôi; tương ứng chiếm 49,60%, 45,24% và 40,26% tổng số lượng. Chỉ riêng đất phù sa sông Thái Bình, nhóm Oribatida chiếm tỷ lệ không cao, 17,79% tổng số lượng của nhóm Microarthropoda. Mật độ quần xã nhóm Oribatida xác định được ở đất phù sa sông Hồng đạt cao nhất, với 14.489 cá thể/m2. Mật độ này giảm dần từ đất phù sa cổ, với 11.067 cá thể; đến đất đỏ nâu trên nền đá vôi, với 8.267 cá thể; và thấp nhất ở đất phù sa sông Thái Bình, với 6.311 cá thể tính trến 1m2 bề mặt đất. Đa dạng thành phần loài của quần xã Oribatida đạt cao nhất ở đất phù sa sông Hồng, xác định được 22 loài. Sau đó số lượng loài giảm dần từ đất phù sa cổ, với 12 loài, đến đất đỏ nâu trên nền đá vôi, có 8 loài, và ít nhất là ở đất phù sa sông Thái Bình, chỉ có 3 loài.
Nhóm Collembola chỉ chiếm tỷ lệ số lượng cao nhất ở 1 trong 4 loại đất nghiên cứu, là đất phù sa sông Thái Bình, chiếm 43,36% tổng số lượng, số lượng này giảm dần từ đất phù sa cổ, đến đất phù sa sông Hồng, và thấp nhất là ở đất đỏ nâu trên nền đá vôi, đạt 15,58%. Mật độ quần xã nhóm Collembola cũng đạt cao ở đất phù sa sông Thái Bình, với 15.378 cá thể/m2, mật độ này giảm dần từ đất phù sa sông Hồng, đến đất phù sa cổ, và thấp nhất là ở đất đỏ nâu trên nền đá vôi; tương ứng là 7.178, 5.289 và 3.200 cá thể/m2.
Các nhóm chân khớp bé khác là Acari khác, có mật độ cao nhất ở đất phù sa sông Thái Bình, với 9.778 cá thể/m2. Mật độ này giảm dần theo thứ tự, từ đất phù sa sông Hồng, đến đất đỏ nâu trên nền đá vôi, và thấp nhất ở đất phù sa cổ; tương ứng là 6.689, 5.333 và 3.333 cá thể/m2. Mật độ quần xã nhóm Microarthropoda khác đạt cao nhất là 4.156 cá thể/m2, ở đất phù sa sông Hồng. Mật độ này giảm dần từ đất phù sa sông Thái Bình, đến đất đỏ nâu trên nền đá vôi, và thấp nhất ở đất phù sa cổ; tương ứng xác định được là 4.000, 3.733, và 2.622 cá thể/m2. Trong cấu trúc số lượng của nhóm Microarthropoda, Acari khác đạt tỷ lệ cao nhất ở đất phù sa sông Thái Bình, chiếm 27,57%. Rồi nó giảm dần từ đỏ nâu trên nền đá vôi, đến đất phù sa sông Hồng và thấp nhất ở đất phù sa cổ, chiếm 14,94%.
3.3. Sự thay đổi cấu trúc thành phần loài Oribatida theo các loại đất nghiên cứu
Kết quả phân tích đã xác định được 32 loài ve giáp, trong đó có 1 loài chưa định được tên (sp.), chúng thuộc 24 giống, nằm trong 15 họ. Các loài Oribatida phát hiện được bao gồm: 1. Rhysotritia ardua C. L. Koch, 1841; 2. Javacarus kuehnelti Balogh, 1961; 3. Lohmannia javana Balogh, 1961; 4. Epilohmannia cylindrica Berlese, 1904; 5. Gymnodamaeus adpressus Aoki et Fujikawa, 1971; 6. Berlesezetes auxiliaris Grandjean, 1936; 7. Eremobelba capitata Berlese, 1912; 8. Aokiella florens Balogh et Mahunka, 1967; 9. Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954; 10. Oripoda pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; 11. Oppiela nova Oudemans, 1902; 12. Oxyoppia clavata Aoki, 1983; 13. Karenella acuta Csiszar, 1961; 14. Arcoppia arcualis Berlese, 1913; 15. Insculptoppia insculpta Paoli, 1908; 16. Multioppia tamdao Mahunka, 1988; 17. Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988; 18. Perxylobates vermiseta Balogh et Mahunka, 1968; 19. Xylobates capucinus Berlese, 1908; 20. Xylobates monodactylus Haller, 1884 ; 21. Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925; 22. Rostrozetes punctulifer Balogh et Mahunka, 1979; 23. Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979; 24. Ischeloribates lanceolatus Aoki, 1984; 25. Scheloribates fimbriatus Thor, 1930; 26. Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836); 27. Scheloribates pallidulus C. L. Koch, 1840; 28. Scheloribates praeincisus Berlese, 1916; 29. Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987; 30. Lamellobates palustris Hammer, 1958; 31. Galumna flabellifera orientalis Aoki, 1965; 32. Pergalumna sp.
Hầu hết các loài ve giáp phát hiện được qua nghiên cứu đều có vùng phân bố mới, theo loại đất của đồng bằng sông Hồng. Trong số đó có 24 loài, được phát hiện ở các loại đất mới, mà các nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh và các cộng tác viên chưa đề cập tới [4, 5, 10, 14]. Đó là các loài 1. Rhysotritia ardua; 2. Gymnodamaeus adpressus; 3. Berlesezetes auxiliaris; 4. Eremobelba capitata; 5. Aokiella florens; 6. Oripoda pinicola; 7. Oppiela nova; 8. Oxyoppia clavata; 9. Karenella acuta; 10. Insculptoppia insculpta; 11. Multioppia tamdao; 12. Perxylobates brevisetus; 13. Perxylobates vermiseta; 14. Xylobates capucinus; 15. Xylobates monodactylus; 16. Rostrozetes foveolatus; 17. Rostrozetes trimorphus; 18. Ischeloribates lanceolatus; 19. Scheloribates fimbriatus; 20. Scheloribates laevigatus; 21. Scheloribates pallidulus; 22. Scheloribates praeincisus; 23. Lamellobates palustris; 24. Galumna flabellifera orientalis.
Trong số các loài xác định được, có 8 loài là mới cho khu hệ động vật của vùng đồng bằng sông Hồng: 1. Gymnodamaeus adpressus; 2. Tectocepheus cuspidentatus; 3. Oripoda pinicola; 4. Oxyoppia clavata; 5. Insculptoppia insculpta; 6. Rostrozetes foveolatus; 7. Rostrozetes trimorphus; 8. Ischeloribates lanceolatus. Đáng chú ý là, lần đầu tiên đã phát hiện được 4 loài ve giáp mới, mà trong các nghiên cứu trước chưa hề biết ở khu hệ động vật Việt Nam [12] gồm: 1. Gymnodamaeus adpressus Aoki et Fujikawa, 1971; 2. Oripoda pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; 3. Oxyoppia clavata Aoki, 1983 và 4. Ischeloribates lanceolatus Aoki, 1984.
4. Kết luận
1. Mật độ quần xã Microarthropoda đạt cao nhất ở đất phù sa sông Thái Bình, có 35.467 cá thể/m2; giảm dần từ đất phù sa sông Hồng, phù sa cổ và thấp nhất ở đất trên nền đá vôi, tương ứng có 32.912, 22.311 và 20.533 cá thể/m2. Oribatida là nhóm Microarthropoda ưu thế ở 3 trong 4 loại đất nghiên cứu, là phù sa cổ, phù sa sông Hồng và đỏ nâu trên nền đá vôi; với 49,60%, 45,24% và 40,26% tổng số lượng. Collembola chỉ chiếm ưu thế duy nhất ở đất phù sa sông Thái Bình, với 43,36%.
2. Đa dạng thành phần loài Oribatida xác định được cao nhất ở đất phù sa sông Hồng, giảm ở phù sa cổ, đất đỏ nâu trên đá vôi và ít nhất là ở đất phù sa sông Thái Bình; với 22, 12, 8 và 3 loài. Phát hiện được 4 loài Oribatida mới cho khu hệ động vật Việt Nam: 1. Gymnodamaeus adpressus Aoki et Fujikawa, 1971; 2. Oripoda pinicola Aoki et Ohkubo, 1974; 3. Oxyoppia clavata Aoki, 1983 và 4. Ischeloribates lanceolatus Aoki, 1984.
3. Cấu trúc quần xã Microarthropoda có liên quan tới loại đất, nên nó có thể được khảo sát như một chỉ tiêu số sinh học (bioindicator), liên quan đến sự thay đổi của môi trường tự nhiên này.
Tài liệu tham khảo
Balogh. J, P. Balogh, 1992: The Oribatid Genera of the World, HNHM Press, Budapest, 1, 2, 1-263, 1-375
Franklin E. et al., 2005: Relative effects of biotic factors on the compositions of soil invertebrates communities in Amazonian savanna.- Applied Soil Ecology, 29(3): 259-273
Ghilarov M., D. Krivolutsky, 1975: Identification of Soil Mites Sarcoptiformes, Nauka, Moscow, 3-491 (in Russ.)
Jeleva M., Vu Quang Manh, 1987: New Oribatids (Oribatida, Acari) from the Northern part of Vietnam.- Act. Zool. Bulgarica., 33: 10-18
Krivolutsky D., Vu Quang Manh, Phan The Viet, 1997: The Oribatid Mites (Acari: Oribatida) of Vietnam.- Tropical Ecology and Medicine, I, Russian-Vietnamese Centre, Nauka Press, Moscow, 152-167 (in Russ.)
Nguyen Viet Tung, Vu Quang Manh, 2005: Impact of organic material input to structure of soil organism community. Seminar at Tokyo University of Agriculture, on Biology and Agriculture Education
Noti M. et al., 2003: Diversity of soil oribatid mites (Acari, Oribatei) from High Katanga (Congo).- Biological Conservation, 12: 767-785
Schinner F. et al. (Ed.) , 1995: Methods in Soil Biology, Springer, Berlin, 311-382
Sjursea et al., 2005: Effects of long-term soil warming and fertilization on microarthropod abundances in three sub-arctic ecosystems.- Applied Soil ecology, 30(3): 148-161
Tsonev I., Vu Quang Manh, 1987: Influence of some main natural and human factors on the formation of the Oribatid communities in the northern part of Vietnam.- Recent Achievements of the Bulgarian Zoology. BAS press. Sofia, 192-196
Vu Quang Manh, 2004: Biodiversity of Soil Animal Community - A bioindicator of the Forest Successions in Vietnam. The 20th Annual International Conference on Soil, Sediments and Water, Oct. 18-21, 2004, University of Massachusetts Amherst, USA
Vu Quang Manh, Jeleva M., Tsonev I., 1987: Oribatid Mites (Oribatida, Acari) of the plain of the Red river in Vietnam.- in Soil Fauna and Soil Fertility, B. R. Striganova (Ed.), Moscow, Nauka, 601-604 (in Russ.)
Vu Quang Manh, Nguyen Van Suc, Vu Van Hien, 2004: Soil animals contributinmg to soil formation and improvement in Vietnam.- Proceedings of the 2003 China 7th Interl. Training course on Biofertilizre Technology, Heibei Institute of Microbiology, CAS, Sept. 1 - Oct. 15, China
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cấu trúc Quần xã chân khớp bé.doc