Nguyên liệu dùng trong sản xuất là các đọt chè tươi hái từ
nhiều giống khác nhau. Cùng một loại chè tươi nhưng có thểchế
biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Đối với chè xanh, nguyên liệu chè được thu hái lúc đọt chè
đang ởgiai đoạn phát triển. Có một tôm hai, ba lá hoặc một tôm
bốn, năm lá nhưng lá cuối cùng sờkhông ráp tay, hái vào lúc này
nguyên liệu cho chất lượng cao.
Nguyên liệu đưa vào sản xuất không được dập nát, không
được hưvàng ôi thối, không có mùi lạ.
202 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 18666 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cây chè và kỹ thuật chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưới tác dụng của
enzym để sản phẩm chè xanh có màu nước xanh tươi và có
hương thơm tự nhiên.
Sử dụng nhiệt độ cao để diệt men ngay từ đầu.
Yêu cầu của công đoạn diệt men :
Dịêt men là công đoạn quan trọng vì vậy ta phải tiến hành
càng nhanh càng tốt, phải chú ý đến độ ẩm của lá chè. Muốn diệt
men triệt để phải tạo ra chất mang nhiệt độ cao bao gồm cả trong
và ngòai khối chè.
Các phương pháp tiến hành :
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dịêt men khác nhau thường
thấy có ba phương pháp sau :
a. Phương pháp hấp
Phương pháp : Dùng hơi nước nóng quá nhiệt có
áp suất thường hoặc áp suất cao để diệt men.
Yêu cầu công nghệ :
Độ dày lớp chè trên băng tải buồng hấp <25cm
Nhiệt độ hơi nước : 1050 C ÷ 1150 C ứng với áp suất hơi từ 5
÷ 6 atm.
Thời gian hấp là hai phút và làm nguội nhanh bằng không
khí mát trong hai phút.
Ưu nhược điểm của phương pháp
81
Ưu điểm
Diệt men được triệt để
Thời gian ngắn
Nhược điểm
Không làm sạch được bụi bẩn trong lá chè
Lượng nước đọng t rên bề mặt lá tăng lên
Phương pháp này ít được sử dụng
b. Phương pháp sao hoặc xào :
Phương pháp : Dùng thiết bị bức xạ nhiệt vào
khối chè làm nước trong lá chè bốc hơi tạo bầu hơi
nóng ẩm để diệt men.
Yêu cầu công nghệ : Sao chảo, sao thùng quay
hay máy xào hình ống đều thực hiện theo chế độ
công nghệ sau :
- Nhiệt độ thành máy > 2000C
- Nhiệt độ hơi nóng trong máy > 1500C
- Đối với thùng sao thủ công quay tốc độ 40 vòng / phút ở quy
mô hệ gia đình và nhiệt độ hơi nóng trong thùng sao : 1300C
÷ 1500C.
- Thời gian sao chè diệt men chỉ cần : 2 ÷ 3 phút nhưng để kết
hợp làm giảm lượng nước trong lá chè nen kéo dài thêm 2 ÷
82
3 phút nữa, đôi khi thêm 5 ÷ 6 phút nếu là chảo dao diệt
men.
- Lượng chè đưa vào dịêt men tùy năng suất và chế độ làm
việc của thiết bị. Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau :
lượng chè tươi đủ để thoát ẩm, để làm chín đồng đều.
Ưu nhược điểm của phương pháp :
Ưu điểm :
Diệt men được triệt để tạo ra hương thơm.
Giảm được độ ẩm trong lá chè.
Nhược điểm :
Nếu không khống chế được nhiệt độ và thời gian đúng mức
thì dễ bị cháy lá chè.
Chưa làm sạch được lá chè.
Dễ bị đóng cặn trong thiết bị.
c.Phương pháp chần chè trong nước sôi
Phương pháp : Dùng nước sôi để diệt men và làm
sạch lá chè, nhúng chè tươi vào nước sôi rồi vớt ra
rải cho mỏng để nguội.
Yêu cầu
Nước sôi trong nồi phải sôi ở nhiệt độ 900 C – 1000 C
Thời gian nhúng mỗi mẻ là từ 3 – 5 phút.
83
Lượng chè mỗi mẻ : tùy thuộc vào kích thước năng suất làm
việc của từng loại thiết bị, phương pháp này áp dụng khá
phổ biến ở thời kỳ cổ đại. Hiện nay ít dùng, ở Nhật Bản
dùng phương pháp này để xử lý những búp chè non mập.
Ưu nhược điểm của phương pháp :
Ưu điểm :
Dễ làm
Làm sạch được khối chè
Tốn ít năng lượng
Nhược điểm :
Không thoát được ẩm trong lá chè
Làm hao hụt lượng chất hòa tan trong nước của chè (Vitamin
C …)
Nếu không khống chế được thời gian thì chè dễ bị nát, nhừ.
Tóm lại :
Cả ba phương pháp trên đều sử dụng nhiệt độ cao để diệt
men, chúng ta biết rằng nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến vận tốc phản ứng của men xúc tác. Nhưng khác với
chất xúc tác thông thường, men (Enzym) là một protein do vậy
men chỉ hoạt động trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Khoảng
nhiệt độ (500C -600C) không làm protein enzym biến mất hoạt
tính sinh học. Enzym bắt đầu bị biến tính mạnh mẽ bởi nhiệt, họat
tính xúc tác sẽ giảm nhanh khi nhiệt độ đạt 800C ÷ 1000C. Đa số
84
enzym bị mất hoạt tính xúc tác. Để đạt được mục đích diệt men
nhưng lại mất đi một phần dinh dưỡng khác có trong chè như
Vitamin C, chất thơm.
Các phản ứng xảy ra trong quá trình diệt men
Trong đó :
PN : là Protein tự nhiên ban đầu
PD : là Protein bị biến
Clorophy : có 2 dạng C55H72N4Mg và C55H70N4Mg
Dưới tác dụng của nhiệt độ trong môi trường axit của dịch bào
màu xanh bị nhạt đi thành màu xanh đặc trưng cho chè theo phản
ứng sau :
3.2.2. Làm khô
Khi chần chè trong nước sôi có một lượng nước bám vào bề
mặt của lá chè và lượng nước có trong lá chè thoát ra ngòai bề
mặt. Chính vì vậy mà hàm lượng ẩm trong lá chè không được
P(N)n
t0c
nPN
t0c
NPD
Mg R
COOCH3
COOCH3
+ 2HX R
COOCH3
COOCH3
+ MgX2
85
giảm đi do đó cần tiến hành làm khô lá chè để thuận lợi cho quá
trình tạo hình dáng trong chế biến được dễ dàng.
Mục đích :
Tách chất lỏng đã được giải phóng khỏi tế bào còn nằm
trong vật liệu. Có rất nhiều cách làm khô khác nhau nhưng sau
khi chần chè người ta thường sử dụng ép để làm khô :
Ép : Là quá trình dùng tác động cơ học vào vật liệu làm cho vật
liệu biến dạng trên vật cản nhằm phân chia pha lỏng rắn trong vật
liệu.
Chè sau khi chần lấy ra làm nguội và đưa vào cối ép ở đây :
khối lượng chè đưa vào cối ép tùy thuộc vào từng loại thiết bị
nhưng phải đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật là phải ép được nước ra
khỏi lá chè, không làm nát lá chè quá 0.45%.
Khối chè đưa vào cối ép thị được vật nặng ở trên ép xuống
½ chiều cao so với khối chè đưa vào ép. Thời gin ép là 1 ÷ 2 phút.
Tác dụng của việc ép lá chè là làm khô lá chè để thuận tiện
cho quá trình vò chè.
3.2.3. Vò chè
Mục đích :
Làm cho búp chè và lá chè xoăn lại
Trong quá trình vò chè, một số tế bào bị vỡ dẫn đến dễ vỡ
dẫn đến bị oxy hóa do đó làm giảm chất chát.
Yêu cầu sau khi vò :
86
- Cánh chè xanh phải xoăn chắc, ít gãy và không bị vón cục,
tỷ lệ độ dập tế bào 45÷ 55%.
- Nhiệt độ sử dụng trong giai đoạn vò chè là : 20 – 240C, độ
ẩm không khí là : 90%.
- Vò chè 2 lần : 30 – 45 phút/lần
- Sau mỗi lần vò cần sàng hoặc đánh tơi chè tránh cho chè bị
vón cục.
- Khi vò chè 1 số tế bào bị vỡ dẫn đến sẽ bị oxy hóa làm
giảm chất vị chát, vị đặc trưng của chè xanh, do đó cần chú trọng
ở khâu này.
Công nghệ
- Vò chè xanh được tiến hành trong nhiều loại thiết bị khác
nhau như :
Máy vò tác dụng đơn : Bàn (mâm) vò đứng yên, thùng
vò quay.
Máy vò tác dụng kép : bàn, thùng vò đều quay ngược
chiều nhau.
Máy vò mở không có nắp ép nâng lên hạ xuống bằng tay
hoặc tự động.
- Mỗi một kiểu máy có sự khác nhau về kích thước chỉ tiêu
kỹ thuật nên năng suất khác nhau.
a. Máy vò tác dụng đơn :
87
Số vòng quay 75 vòng/ phút, lượng trà mỗi mẻ vò là 7kg ÷
8kg, ứng với thời gian 12 ÷ 15 phút/ lần vò.
b. Máy vò nhỏ :
Cho quy mô gia đình số vòng quay 80 vòng/ phút, kích
thước thùng vò 300mm, cao 400mm, lượng trà vò 6kg/ mẻ, với
thời gian 12÷15 phút.
c. Máy vò năng suất trung bình :
Vò 2 lần mỗi lần 30 ÷ 35 phút, giữa và sau mỗi lần vò có
tiến hành sàng tới để tránh trà vón cục. Tuy nhiên đối với nguyên
liệu tương đối già, có thể chỉ vò 1 lần trong 40 ÷ 45 phút.
d. Máy vò năng suất cao (năng suất ≥ 200kg trà tươi /1 cối
vò)
Vò 2 lần, mỗi lần 30 ÷ 35 phút, sau mỗi lần vò có tiến hành
sàng tơi.
Trên là 1 số thiết bị sử dụng trong giai đoạn vò trà tươi. Tuy
nhiên sử dụng thiết bị nào thì phải chú ý đến mục đích chính :
làm cho búp, lá trà xoắn lại, độ giập của tế bào 40 ÷ 50%. Nhưng
sự cố mà trong vò trà không thể tránh khỏi là khi vò trà một số tế
bào bị vỡ dẫn đến sẽ bị oxy hóa làm giảm chất vị chát vị đặc
trưng của trà xanh.
Sàng tơi:
88
Mục đích : Giúp chè tơi ra do bị vón cục trong giai đoạn vò,
nguyên liệu sau khi vò có màu xanh tươi để giữ nguyên màu sắc
ta phải trải qua giai đoạn làm tơi.
Phương pháp :
Đưa nguyên liệu lên mặt sàng với khối lượng một lần sàng
tương ứng với khối lượng của một mẻ vò. Khi đổ chè lên mặt
sàng chú ý đến bề dày của lớp nguyên liệu, mỗi lớp nguyên liệu
dày 5 – 7cm, trải đều trên mặt sàng. Vận hành cho máy chuyển
động và từ từ cho máy tơi ra, khi chè được tơi ra ta hứng nguyên
liệu ngay dưới cửa mặt sàng.
Yêu cầu :
- Phải tiến hành sàng tơi ngay sau khi vò để chè tơi ra khoảng
65%.
- Đảm bảo các lá chè không bị dập nát quá 65%
- Vận tốc sàng không quá nhanh, lượng chè đổ xuống sàng
không quá dầy.
3.2.4. Sấy chè tươi.
Mục đích
- Sấy nhằm tách bớt lượng nước còn lại trong chè làm khô
chè, tiêu diệt chất độc vi sinh vật nhờ nhiệt độ cao.
- Sấy làm tăng hàm lượng chất khô, giảm lượng ẩm có trong
chè.
89
- Sấy để tăng độ giòn, dẻo, giữ được tính đặc trưng của sản
phẩm.
- Sấy nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cố định màu, mùi,
vị …
Phương pháp tiến hành :
Chè sau khi vò và sàng tơi cần đem sấy ngay, nếu để lâu chè
sẽ bị oxy hóa ảnh hưởng đến chất lượng của chè. Sấy chè là giai
đoạn làm khô chè bằng nhiệt. Tuy nhiên, không được lấy mục
đích làm khô là chính mà chúng ta còn phải chú ý đến màu nước
và mùi vị đặc trưng của chè xanh.
Sấy cũng là giai đoạn xảy ra sự biến đổi về mặt hóa học :
thay đổi thành phần hóa học của lá chè.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Năng suất cao
Chè sau khi làm khô ít bị vụn nát
Nhược điểm :
Chè có hương thơm kém
Hình dáng không đẹp do cánh to ít xoắn
Chỉ tiêu kỹ thụât của phương pháp :
Sấy lần 1 :
Nhiệt độ sấy : 1000C – 1200C.
90
Thời gian sấy : 10 ÷ 15 phút
Hàm lượng nước còn lại trong lá chè là : 30 ÷ 35%
Sấy lần 2 :
Nhiệt độ sấy : 800C – 900C.
Thời gian sấy : 30 ÷ 45 phút
Hàm lượng nước còn lại trong lá chè là : < 5%. Ngoài
phương pháp sấy còn có các phương pháp làm khô khác như sau :
a. Sao khô
Sao khô chè được thực hiện bằng máy sao hoặc chảo sao
kiểu thùng quay (máy sao lăn). Sao khô có tác dụng làm cho chè
xoăn chặt và bóng chè khô có màu tro hoặc bạc hương của chè
được tăng cường vị chè đậm.
Nhược điểm : Năng suất thấp, chè vụn nhiều và có màu
nước chè không được xanh tươi.
b. Sấy sao kết hợp :
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp sấy – sao,
người ta áp dụng phương pháp sấy sao kết hợp.
- Phương pháp này thực hiện sấy trước sao sau :
Giai đoạn sấy : Làm mất đi một lượng nước đáng kể trong chè.
Để đảm bảo màu sắc của nước chè nên sấy ở nhiệt độ cao
nhưng không làm cháy chè và giảm độ ẩm của chè đến một
giới hạn ổn định với chỉ tiêu kỹ thuật như sau :
91
Nhiệt độ sấy : 900C ÷ 950C.
Thời gian sấy : 15 phút
Độ ẩm của chè : 18 ÷ 20%
Giai đoạn sao : Kéo dài thời gian chế biến nhiệt kết hợp với
làm khô chè, chuyển hóa vị chè và tạo hương thơm đặc trưng
cho chè xanh và phải đảm bảo thông số kỹ thuật sau :
Nhiệt độ sao : 600C ÷ 700C.
Thời gian sao : ≥ 60 phút (Có thể kéo dài 2-3 giờ ở
nhiệt độ
500C ÷ 600C).
Độ ẩm của chè : 4% ÷ 5%
Vậy sấy là giai đoạn chế biến nhiệt. Trong giai đoạn này khối
lượng của chè giảm và xảy ra sự chuyển biến các thành phần hóa
học có trong lá chè. Sự chuyển biến hóa học chủ yếu là tạo hương
thơm và vị cho chè. Khi sấy bởi nhiệt độ cao nên hương có sẵn
trong chè mất đi khoảng 60%, lượng andehyt bay hơi giảm mạnh,
lượng Vitamin C và tanin giảm nhanh. Tuy nhiên hương thơm
của chè lại được tăng thêm bởi sự chuyển hóa phần lượng glucose
và saccharose bị ramamen hóa tạo mùi vị đặc trưng cho chè.
Phản ứng tạo mùi đặc trưng cho chè:
Hexora+Pentora + axitamin → furfurol + oxy metyfufurol +
andehyt + reductont.
92
Bản thân các furfurol và oxy metyfufurol là những ahdehyt
vòng có mùi thơm đặc trưng.
Tóm lại : Sau giai đoạn sấy ta thu được chè xanh bán thành
phẩm có đầy đủ mùi vị đặc trưng và có độ ẩm đạt chỉ tiêu : 5%
4.3.2 Chè đen.
Quá trình chế biến chè đên gồm có các giai đoạn:
Chè tươi → Làm héo →Vò chè →Lên men →Sấy khô →Phân loại
→Đóng gói→Sản phẩm.
93
Ngoài phương pháp trên, chè đen còn được sản xuất theo sơ
đồ:
Chè tươi →Làm héo →Vò chè→Sấy khô→Nhiệt luyện bán
thành phẩm
Chè đen sản xuất theo phương pháp mới tuy không có giai đoạn
lên men trong dây chuyền sản xuất nhưng vẫn có quá trình lên
men và quá trình này được thực hiện trong giai đoạn vò, sau khi
sấy khô có thêm giai đoạn nhiệt luyện để tanin và sản phẩm oxy
hoá của chúng tiếp tục xaỷ ra những chuyển hoá trong nội bộ và
khắc phục một số thiếu sót do bỏ qua giai đoạn lên men tạo ra.
Hàm lượng tanin trong loại chè đen này cao hơn so với chè đen
sản xuất bằng phương pháp cũ, nhưng vẫn có những đặc tính
chung của chè đen như đã nói ở trên.
Trà đen có đặc trưng nổi bật là các tính chất cảm quan. Hiện
nay có một số quy trình công nghệ chế biến chè đen như: chế biến
chè đen truyền thống cánh nhỏ; nhiệt luyện và phương pháp CTC
* Làm héo:
Mục đích của giai đoạn làm héo là chuẩn bị các điều kiện
hóa học và lý học cho các quá trình lên men tiếp theo. Hai điều
kiện này liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
94
Nhưng phải lấy mục tiêu về thành phần hóa học của sản phẩm
chè là trước nhất để có chế độ công nghệ hợp lý.
-Các biện pháp làm héo gồm:
+Làm héo chè bằng phương pháp tự nhiên:
Làm héo trong nhà hoặc dưới bóng râm, độ dày của lớp chè
là 2 – 2.5kg chè tươi trên 1m2, nhiệt độ là 25 – 350C, độ ẩm tương
đối của không khí là 60 – 70 %.
+ Làm héo nhân tạo:
Hộc héo hoặc máng héo, độ dày lớp chè 20 – 25 cm, nhiệt
độ 38 – 400C. Độ ẩm tương đối của không khí 30-40%.
Máy héo chuyên dùng ở tốc độ máy chậm nhất, độ dày của
lớp chè 25cm, nhiệt độ không khí 46 – 480C, độ ẩm tương đối của
không khí 20 – 30 %.
Có thể kết hợp làm héo tự nhiên và nhân tạo, có nhiều hình
thức khác nhau:
Định kỳ thổi không khí nóng hoặc mát bằng quạt gió.
Thường xuyên thổi không khí mát bằng quạt gió, nhưng
không xử lý trước các thông số của không khí, cần phải chú ý:
Không thổi không khí ẩm vào lớp chè, nhiệt độ không khí nhở
hơn 380C.
95
* Vò và lên men chè:
Khi tế bào bị vò giập, lập tức xảy ra quá trình oxy hóa các
chất trong thành phần tổ hợp của tanin chè và cũng là lúc bắt đầu
lên men. Do nhiệt độ trong khối chè vò và lên men tăng không
ngừng cho nên phải tiến hành thông gió để giảm nhiệt độ xuống,
tránh cho khối chè bị hâm nóng gây ra hiện tượng lên men quá
mức , làm giảm nhanh các chất hòa tan trong chè. Như vậy nếu
không thông gió tốt, kết quả là chè vò và chè lên men chóng bị ôi
thiu.
Điều kiện khí hậu cho phòng vò và lên men.
Nhiệt độ không khí tối ưu 20-220C và không vượt quá 300C vào
mùa hè.
Độ ẩm tương đối của không khí là 95% cần có phun ẩm bổ xung
Tốc độ không khí lưu thông trong phòng <=2m/s.
Thời gian lên men kể từ lúc bắt đầu vò chè 4-5 giờ và tính cho
giai đoạn lên men độc lập 1 – 1,5h.
* Làm khô chè đen (sấy )
Dùng phương pháp sấy khô hoặc sao khô, nhưng tốt nhất là
sấy khô để tránh bạc màu cánh chè
96
Mục đích chính là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ quá trình
lên men, đồng thời kết hợp làm khô chè đến độ ẩm 3-5%.
Chế độ sấy chè đen truyền thống trên máy sấy băng tải:
Sấy 1 lần: nhiệt độ = 95 -1000C, thời gian = 23 – 25 phút.
Sấy 2 lần : lần 1: nhiệt độ = 90 -95 0C, thời gian = 15 phút
lần 2: nhiệt độ= 80 -900C, thời gian = 15 phút
độ ẩm của chè cuối cùng sau khi sấy là 3 – 5 %.
Bảng 7: Phân loại chè đen Sản xuất bằng Phương pháp
CTC theo tiêu chuẩn Việt nam 1457-83
Tên chỉ
tiêu
Loại chè
Ngoại hình Màu nước Mùi vị
OP Xoăn
tương đối
đều , đen
tự nhiên
thoáng
Đỏ nâu
sáng, rõ
viền vàng
Thơm
đượm
đậmh dịu
97
tuyết
FBOP Nhỏ, mảnh
gẫy của
OP và P
tương đối
đều
Đỏ nâu
đậm, có
viền vàng
Thơm
đượm
Đậm có
hậu
P Tương đối
xoăn,
tương đối
đều đen,
ngắn hơn
OP
Đỏ nâu
sáng , rõ
viền vàng
Thơm dịu Đậm dịu
PS Tương đối
đều,đen
hơi nâu,
hơi khô,
thoáng
cọng nâu
Đỏ nâu Thơm vừa Đậm vừa
BPS Tương đối
đều , mảnh
Đỏ nâu hơi
nhạt
Thơm nhẹ Ít đậm
98
gẫy của
PS, đen
hơi nâu
F Nhỏ đèu ,
đen hơi
nâu
Đỏ nâu
đậm
Thơm nhẹ Đậm hơi
nhạt
D Nhỏ mịn ,
sạch
Đỏ nâu ,
hơi tối
Thơm nhẹ Chát hơi
gắt
Ghi chú : Chè cánh gồm : OP- P – PS
Chè mảnh gồm: BOP- BO- BPS
Chè vụn : F - D
Bảng 8 : Đặc điểm chung của chè đen :
Ngoại hình Xoăn chặt, màu
nâu đen
Màu nước
pha
Nâu đỏ, có viềng
vàng
Hương Hương thơm đặc
99
trưng
Vị Chát dịu, có hậu
4.3.3 Chè đỏ
Chè đỏ hay gọi là chè o-long là một loại chè được sản xuất
nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung quốc (chủ yếu là ở tỉnh Phúc
kiên). Chè được chế biến qua các giai đoạn sau
Chè tươi→Làm khô nước bề mặt→Hong phơi dưới
nắng→Héo nhẹ và lên men→Diệt men→Vò nóng→Rũ tơi→Sấy
sơ bộ→Hồi ẩm→(Gia nhiệt→Cuốn ép→Vò cả quả→Rũ tơi)3-
4lần→(Gia nhiệt→Cuốn ép→Rũ tơi)8lần→Sấy khô→Phân
loại→Sản phẩm.
Gần đây, các nhà khoa học của Liên xô dựa trên kinh
nghiệm sản xuất chè O-long của Trung quốc đã nghiên cứu và
đưa ra qui trình sản xuất chè đỏ gồm các công đoạn sau đây:
Chè tươi→Làm héo→Vò(lần thứ nhất) →Lên men(rút ngắn thời
gian) →Sao chè →Vò(Lần thứ hai) →Sấy khô →Bán thành phẩm
Tuy nhiên màu sắc, hương vị của chè đỏ sản xuất theo qui
trình sản xuất đó không hoàn toàn giống loại chè O-long của
Trung quốc. Xét về mặt sinh hoá thì chè đỏ hay chè O-long là loại
chè trung gian giữa chè xanh và chè đen, nó có đặc tính giống chè
đen hơn.
100
Với việc đầu tư rất cao về công nghệ chế biến cũng như xem
trọng đến chất lượng, chè O-long đang là loại chè được ưa
chuộng nhất hiện nay.
Các quá trình làm héo – lên men kết hợp và quá trình chế
biến nhiệt, là những quá trình quyết định tạo nên các tính chất đặc
trưng của chè đỏ.
* Nguyên liệu:
Nguyên liệu cũng như nguyên liệu chế biến chè vàng, nhưng
có đặc tính rõ rệt của giống chè và thu hái các đọt chè tươi vào
thời kỳ có độ trưởng thành cao, để tạo các đặc trưng về cảm quan
và không bị ôi ngốt trong quá trình làm héo và lên men. Nguyên
liệu cũng xử lý trước khi đưa vào làm héo, làm khô sương và
nước mưa dính vào mặt lá.
* Quá trình làm héo và lên men kết hợp.
Mục đích là tăng cường hoạt tính của bột men hòa tan có sẵn
trong dịch bào và còn sử dụng một phần bộ phận men không hòa
tan ở trạng thái hấp phụ (liên kết) nằm ngoài tế bào, cũng được
tiếp xúc với đối chất tham gia vào phản ứng oxi – hóa khử tạo ra
sự chuyển hóa các chất trong lá chè bị làm dập cục bộ. Làm héo
101
trà vàng, nhưng thêm vào đó là định kỳ làm giập tế bào của lá
chè, phối hợp làm héo và lên men kết hợp.
Cụ thể như sau:Lá chè làm héo được 2-3 giờ, thì đưa chè đi
lắc bằng thủ công (xoay sang cho chè dập một phần), rồi đảo trộn
rải đều lại hoặc cho chè héo sang ở thùng quay kiểm lưới. Sau đó,
trả lại sang héo, tiếp tục làm héo. Thời gian lắc hoặc quay che từ
15 – 20 phút. Trong thời gian tiếp tục làm héo sẽ xảy ra sự lên
men ở những phần bị giập của lá chè, làm héo thêm 2-3 giờ nữa
lại đưa chè đi lắc hoặc quay chè. Cứ làm đi, làm lại thao tác này
cho đến khi độ giập tế bào của lá chè đạt khoảng 30 – 35%, thì
làm héo thêm 2-3 giờ nữa sẽ kết thúc quá trình lên men kết hợp
và làm héo, tổng thời gian của quá trình này không ít hơn 12 giờ.
Sau đó đưa chè đi diệt men.
* Diệt men giống như trong sản xuất chè vàng
* Vò chè: mục đích và yêu cầu giống như trong sản xuất chè
vàng, nhưng khô và nóng đối với tất cả các loại chè nguyên liệu
A, B,C, D.
* Từ sấy sơ đến kết thúc giai đoạn ủ nóng cuối cùng.
Thực chất là quá trình chế biến nhiệt phối hợp với giai đoạn
làm khô chè từng đợt. Nhờ có quá trình này mà tăng màu nước
102
của chè đỏ, chuyển hóa vị chè và nhất là làm tăng hương thơm
đặc trưng của chè đỏ.
Nguyên tắc tiến hành các biện pháp công nghệ và chế biến
công nghệ của quá trình trong sản xuất chè đỏ, cũng giống như
quá trình chế biến nhiệt trong quá trình sản xuất chè vàng.
Bảng 9 : Đặc điểm của chè O-long
Ngoại hình Xoăn chặt (tròn), màu
xanh đen
Màu nước
pha
Vàng, trong sáng
Hương Hương thơm đặc trưng
rất mạnh mùi hoa quả của
chè ôlong
Vị Vị dịu, có hậu
4.3.4 Chè vàng và chè trắng
Theo qui trình sản xuất chè vàng của Trung quốc thì gồm có
các giai đoạn sau đây:
Chè tươi→Diệt men →Vò hoặc không vò →ủ sao hoặc sấy
khô ở nhiệt độ thấp→Phân loại→Sản phẩm
103
Đặc điểm của loại chè này là màu nước vàng ánh, hương thơm
mạnh, vị chát dịu.
Các nhà khoa học Liên xô đã hợp lý hoá quá trình chế biến chè
vàng và đưa nó vào sản xuất theo dây chuyền, bao gồm các bước
sau đây:
Chè tươi →Làm héo →Sao→Vò→Sấy khô →Bán thành phẩm
Bên cạnh loại chè vàng ở Trung quốc còn có qui trình sản xuất
chè trắng như sau:
Chè tươi→làm héo→hanh khô trong bóng cây →Phơi khô
hoặc sấy khô→phân loại→Sản phẩm.
Nếu dựa vào các quá trình sinh hoá xảy ra trong khi chế biến
chè trắng của Trung quốc và chè vàng của Liên xô thì chè trắng
và chè vàng cũng là một loại chè trung gian giữa chè xanh và chè
đen, nhưng có đặc tính gần với chè xanh hơn.
Hai giai đoạn quyết định các đặc trưng của chè vàng là làm héo
(lên men) và chế biến nhiệt (ủ chè). Tiêu chuẩn là đọt chè 1 tôm
+ 2-3 lá, lớn hơn so với đọt chè để sản xuất chè xanh hay chè đen.
* Làm héo:
104
Làm héo chủ yếu bằng phương pháp tự nhiên, dưới bóng
râm ngoài trời, không để ánh nắng trực tiếp vào chè.
Các chỉ tiêu của chè héo cần đạt được:
Có mùi thơm dễ chịu giảm hăng xanh
Màu là chè chuyển sang xanh xám bóng
Nắm chè ráp tay và rời ra từ từ
Độ ẩm của chè 62 – 63 %.
* Diệt men
Diệt men chủ yếu dùng sao hoặc xào, giống như diệt men
chè xanh thời gian không quá 5-6phút.
* Vò chè vàng
Tiến hành như vò chè xanh chủ yếu nhằm tạo hình cho cả
đọt chè, sản phẩm càng nguyên vẹn đọt chè càng tốt.
* Sấy khô chè vàng
Bước 1: sấy sơ bộ làm giảm độ ẩm của chè xuống 18 – 20 %,
nhiệt độ 90-950C, thời gian sấy là 15 phút.
Bước 2: sấy khô lợi dụng chè còn ở trạng thái nóng >= 650C,
và có độ ẩm 7-8%, đưa đi ủ nóng để tạo hương đặc trưng giảm
mùi hăng nhiệt độ 80-850C, thời gian sấy 15 phút.
105
* Quá trình chế biến nhiệt (ủ chè)
Biện pháp công nghệ cho các đợt ủ như sau:
Sau khi vò: độ ẩm 60-61%, nhiệt độ của khối chè là 45 –
500C, thời gian ủ là 2-3h.
Sau khi sấy sơ bộ: độ ẩm của chè là: 18-200C, nhiệt độ của
khối chè >= 650C, thời gian ủ 5-6h.
Sau khi sấy khô độ ẩm của chè là 7-8%, nhiệt độ khối chè >
650C, thời gian ủ 8-12h.
4.3.5. Kỹ thuật chế biến chè hương và chè hoa tươi
Chè hương hoặc chè hoa tươi đều là những loại chè lợi dụng
cách ướp hương để chè hấp thụ lấy hương thơm của hương liệu
hoặc hoa tươi.Nhưng khi ướp chè hương thì dùng các loại hương
liệu khô đã tán nhỏ để ướp, còn chè hoa thì ngược lại, dùng các
loại hoa tươi để ướp. Giữa chè hương và chè hoa cũng còn có chỗ
khác nhau về tính chất của loại chè đem ướp hương. Ví dụ, chè
hương chỉ dùng chè xanh để ướp, nhưng chè hoa lài có thể dùng
cả chè xanh, chè đen, chè đỏ để ướp.
Để đi sâu vào nghiên cứu và thảo luận phương pháp chế biến
các loại chè hương và chè hoa tươi, phần này sẽ lần lượt giới
thiệu kinh nghiệm sản xuất ở nước ta và một số nước khác.
106
4.3.5.1. Chè hương
Chè hương là một loại chè đặc sản của nuớc ta, được nhân
dân ta rất ưa thích. Sau khi ướp không những hương thơm của
chè được tăng lên mà còn do những chất thơm của nó có tác dụng
kích thích tinh thần, bổ trợ cho tiêu hoá cho nên chè hương là một
loại sản phẩm có tính dinh dưỡng cao.
* Hương liệu
Hương liệu để ướp chè hương gồm có: ngâu, cúc, hạt hồi,
tiểu hồi, đại hồi, quế, phả cố chì, cam thảo...Những loại hương
liệu này không đơn độc ướp riêng thành từng loại chè mà chỉ đem
ướp sau khi đã nghiền nhỏ pha trộn lẫn với nhau theo những tỷ lệ
thích hợp để tạo hương liệu tổng hợp. Trước khi pha trộn tuỳ theo
tính chất của từng loại hương liệu mà xử lý khác nhau.
- Sơ chế hương liệu:
+ Hoa ngâu khô có hương thơm mát dịu, trước khi tán nhỏ
thường được phợi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp (60-70OC) để
tránh tổn thất về dầu thơm. Sau khi tán nhỏ được rây qua rây có
φ =0.06mm.
+ Hoa cúc có mùi thơm mạnh hơn hoa ngâu, trước khi tán nhỏ
cũng phơi khô và nếu không đủ nắng có thể sấy ở nhiệt độ thấp.
107
+ Hạt mùi có hương thơm nồng gắt, thành phần chủ yếu của dầu
mùi là linalool (C10H18OC) chiếm tới 60-70% tổng lượng dầu
thơm của hạt mùi. Trước khi tán nhỏ nên sấy ở nhiệt độ thấp, nếu
sấy ở nhiệt độ cao dễ làm cho dầu mùi biến chất và có mùi khó
chiụ.
+ Tiểu hồi cũng có mùi nồng gắt, thành phần chủ yếu của dầu
tiểu hồi là anetol. Trước khi tán nhỏ không sấy mà phải sao khô
vì tiểu hồi có một lớp vỏ cũng chứa dầu thơm. Khi sao tiểu hồi
chú ý tăng nhiệt độ lên dần dần, nhiệt độ sao không nên vượt quá
100OC, đồng thời trong khi sao phải đảo trộn thật đều để lớp vỏ
ngoài được sao đếm chín vàng. Nếu sao ở nhiệt độ quá cao thì
dầu trong hạt thấm ra ngoài vỏ và khi tán sẽ khó nhỏ và biến mùi.
+ Đại hồi cũng dùng phương pháp sao để sao khô, khi tán nhỏ
chú ý lựa hạt riêng để tán nhỏ, nếu lẫn hạt làm cho hương vị bị
kém đi.
+ Cam thảo có hương vị thơm ngọt, có tác dụng giải nhiệt. Cam
thảo là loại dây lõi vàng , trước khi tán nhỏ thường được thái
thành từng lát mỏng và sấy ở nhiệt độ thấp cho tới khi khô ròn.
108
+ Quế có hương vị cay ngọt, có tác dụng giải độc và kích thích hệ
thần kinh. Thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu quy trình trồng, thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quản một số loại chè (trà) quý.pdf