Lợi thế của Steve Jobs là năng khiếu kỹ thuật thiên tài đi
cùng với kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tính
cách luôn kiên định với những lý tưởng và sản phẩm của
mình khiến Steve Jobs không ít lần xung đột với đồng
nghiệp và dư luận. Từ đó, ông càng nổi tiếng là một nhà
quản lý “khó chơi” và có phần dữ dội.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu CEO trứ danh Steve Jobs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CEO trứ danh Steve Jobs
Steve Jobs có một câu nói ưa thích trích từ cầu thủ khúc
côn cầu nổi tiếng: "Tôi luôn lao đến những nơi quả bóng
sắp sửa đến, không phải nơi nó vừa ở đó".
1. Thiên tài máy tính
Steve Jobs được ca ngợi đã giúp toàn thế giới thay đổi định
nghĩa về phương pháp tiếp cận, cách nhìn và cảm xúc đối
với máy tính cá nhân. Ông cũng là một trong những người
đi tiên phong phát hiện ra tiềm năng thương mại to lớn của
giao diện đồ họa, ứng dụng hệ thống điều khiển chuột và
click, vốn trở nên phổ biến và xuất hiện trong hầu hết máy
tính để bàn ngày nay. Bốn thập kỷ lao động và cống hiến
của Steve Jobs đã đem lại cho người dùng toàn cầu những
sản phẩm công nghệ mang tính đột phá, giúp định hình lại
ngành công nghiệp công nghệ cao.
2. Người bạn đồng hành đầu tiên
Người đồng hành đầu tiên của Steve Jobs là Steve
Wozniak, ông gặp khi đang đi làm thêm tại công ty
Hewlett-Packard (HP) thời trung học. Kết thúc trung học,
Jobs đăng ký vào trường Reed College nhưng nhanh chóng
bỏ ngang chỉ sau có một học kỳ. Đam mê với máy tính vẫn
cháy bỏng trong ông, đưa Steve Jobs đến với thung lũng
công nghệ Silicon Valley vào 1974. Tại đây, Steve Jobs vui
mừng gặp lại người bạn Wozniak khi cả hai cùng tham gia
một câu lạc bộ máy tính. Đến 1976, họ chung tay lập ra quả
táo Apple, đặt nền móng đầu tiên cho người khổng lồ trong
ngành công nghệ thế giới sau này.
3. Cuộc cách mạng trong một chiếc hộp
Đây là thế hệ máy tính Apple đầu tiên, chiếc Apple 1 được
bán với giá 666,66 USD trong quầy máy tính của trung tâm
thương mại Bay Area. Chiếc máy tính này chỉ bao gồm một
bộ điều khiển và quyển sách hướng dẫn dài 16 trang. Để có
thể sử dụng được, người dùng cần có nguồn điện, bàn phím
và tất nhiên phải mua thêm cả màn hình.
4. Chân dung một nhà doanh nhân trẻ
Lợi thế của Steve Jobs là năng khiếu kỹ thuật thiên tài đi
cùng với kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tính
cách luôn kiên định với những lý tưởng và sản phẩm của
mình khiến Steve Jobs không ít lần xung đột với đồng
nghiệp và dư luận. Từ đó, ông càng nổi tiếng là một nhà
quản lý “khó chơi” và có phần dữ dội.
5. Thử thách
Đến năm1983, Jobs mạnh tay chi tiền để lôi kéo Chủ tịch
của hãng đồ uống Pepsi (ở giữa) để về tham gia xây dựng
đế chế Apple cùng với ông và Wozniak. Tuy nhiên, mối
quan hệ đồng nghiệp thân tình giữa ba bên nhanh chóng
xấu đi. Không may, đó cũng là thời kỳ ngành công nghệ
gặp khủng hoảng về doanh số khiến các công ty phải cân
nhắc bài toán sa thải nhân công. Tại Apple, người bị sa thải
lại chính là Steve Jobs, 9 năm sau ngày ông góp phần đặt
viên gạch đầu tiên xây dựng hãng.
6. NeXT
Với Steve Jobs, việc rời khỏi Apple chỉ càng làm bùng
thêm khao khát làm cuộc cách mạng ngành máy tính cá
nhân thế giới. Ông vạch ra ngay dự án công ty NeXT
Computer. Ngay cái tên cũng thể hiện rõ tham vọng của
Steve Jobs về một thế hệ máy tính mới với những ý tưởng
đột phá. Máy tính của ông được trang bị những công nghệ
tiên tiến nhất thời đó như giao diện đồ họa mới nhất, cổng
Ethernet được tích hợp bên trong và nhiều sản phẩm công
nghệ cao khác. Máy tính của Jobs được đánh giá là quá đắt
đỏ để có thể trở nên phổ biến trên thị trường. Mặc dù vậy,
sản phẩm của Steve Jobs đã tạo ra những ảnh hưởng to lớn
đối với các thế hệ máy tính tiếp theo
7. Trở lại Apple
Sau khi mất Jobs, Apple mới thấm thía tầm quan trọng của
ông khi công việc kinh doanh liên tục đi xuống. Thậm chí
hồi giữa những năm 1990, Apple lâm vào thảm cảnh ngấp
nghé vực phá sản. Apple biết rằng chỉ có thể đưa Steve
Jobs quay trở lại mới có cơ may phục hồi. Để hợp thức hóa
việc này, năm 1996, Apple tuyên bố họ mua NeXT
Computer với giá 429 triệu USD. Đến năm 1998, hội đồng
quản trị của Apple không cần đợi được đề nghị đến lần thứ
2, đã nhất trí đưa Steve Jobs lên làm CEO.
8. Công việc của Jobs
Có được Jobs, Apple cũng có thêm những công nghệ hiện
đại của sản phẩm máy tính NeXT, vốn tạo tiền đề cho
những thế hệ sản phẩm sau này. Những năm tiếp theo kể từ
khi được nhìn nhận, Steve Jobs đã khôi phục được danh
tiếng cho Apple bằn những sản phẩm lừng danh như máy
tính iMac. Ngoài ra, năng khiếu kinh doanh thiên bẩm của
Steve Jobs đã đưa cái tên Apple trở nên quen thuộc với mọi
tín đồ công nghệ. Nhờ Jobs, Apple có được được hệ thống
nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và hệ thống bán lẻ
chỉ bán duy nhất sản phẩm của Apple.
9. Hoạt hình
Trong những năm rời xa Apple, Steve Jobs cũng đã kịp
mua lại và phát triển một xương chế tạo phim hoạt hình
mang tên Pixar. Dưới bàn tay của Steve Jobs, Pixar nhanh
chóng trở nên nổi tiếng ngay từ bộ phim đầu tiên của ông,
Câu chuyện Đồ chơi (Toy Story), ra mắt năm 1995. Bộ
phim này mang về 360 triệu USD và lập tức đưa Pixar lên
hạng sao trong số những nhà làm phim của Hollywood. Kể
từ đó, Pixar được đà tiến lên với những bộ phim thành công
nối tiếp nhau ra đời như Đi tìm Nemo (Finding Nemo),
Vương quốc Xe hơi (Cars), Wall-E, và gần đây nhất là Vút
bay (Up). Năm 2006, hãng Disney nhận thấy không thể
ngồi yên trước sức cạnh tranh của Pixar, quyết định mua lại
hãng hoạt hình. Vụ mua bán không những đem lại cho
Steve Jobs 7,4 tỷ USD, mà còn đưa ông vào hội đồng quản
trị Disney và sở hữu hơn một nửa cổ phiếu của Pixar.
10. Rock and Roll
Năm 2001, Jobs giới thiệu ra công chúng chiếc máy nghe
nhạc iPod. Cho dù sản phẩm này không sử dụng những
công nghệ quá tiên tiến so với các hãng khác, iPod vẫn
ngay lập tức gây được tiếng vang lớn. Người hâm mộ iPod
yêu chiếc máy nghe nhạc ở thiết kế đột phá và tính thân
thiện, dễ sử dụng. Không những thế, iPod còn được thiết kế
để kết nối với iTunes, kho âm nhạc trực tuyến khổng lồ của
Apple. Cách làm này của Apple đã gây ảnh hưởng và thay
đổi bộ mặt của ngành âm nhạc toàn cầu. Sản phẩm này
thành công đến nỗi năm 2007, khảo sát của Bloomberg cho
thấy iPod chiếm tới 72,7% thị phần sản phẩm nghe nhạc tại
Mỹ. Tính đến tháng 9/2009, đã có tổng cộng 220 triệu
chiếc iPod được bán ra trên toàn cầu.
11. iPhone
Đến năm 2007, sau khi thống lĩnh và thay đổi cục diện của
thị trường máy tính xách tay, ngành công nghiệp âm nhạc
toàn cầu, Apple chính thức lấn sân sang ngành truyền thông
đa phương tiện. Đây là năm ông công bố chiếc iPhone, sau
khi cố tình để rò rỉ thông tin một thời gian dài trước đó.
Vào tháng 6/2007, iPhone ra đời và lập tức gây sốt khi 6
triệu chiếc được mua hết veo chỉ sau một thời gian ngắn.
Sức nóng dành cho sản phẩm này vẫn không hề giảm trong
nhiều năm tiếp theo.
12. Sản phẩm mới nhất
Tháng 1/2010, Jobs chính thức tuyên bố Apple sắp sửa cho
ra mắt dòng máy tính bảng mới. Với chức năng và giao
diện gần giống chiếc iPhone, sản phẩm iPad có màn hình
rộng hơn và người dùng có thể dùng nó như một quyển
sách điện tử, máy chơi games và màn hình xem phim tiện
dụng. Hôm nay sẽ là ngày iPad chính thức ra mắt người
dùng tại Mỹ nhưng sức nóng của sản phẩm đã tăng lên từng
ngày ngày kể từ khi được công bố. Nhiều khách hàng xếp
hàng chầu chực sẵn tại các điểm bán từ vài ngày trước để ít
tiếng đồng hồ nữa, sẽ trở thành một trong những người đầu
tiên sở hữu sản phẩm mới nhất của Apple.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8_3647.pdf