CFO đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Hiện nay, đa phần các CFO đều kiêm nhiệm chức danh Kế toán
trưởng (KTT). Tuy nhiên, những đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng
của CFO rất khác với Kế toán trưởng, chính điều lầm tưởng này
đã khiến cho các CFO ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các
CFO ở các doanh nghiệp còn kiêm nhiệm bị kiềm chân trong việc
hoạch định tài chính.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu CFO và những kỹ năng cần thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CFO và những kỹ năng cần thiết
Nước ta là nước đang phát triển nên rất cần có được nguồn nhân
lực dồi dào, có đủ trình độ, kiến thức... để xây dựng đất nước.
Nguồn nhân lực ở nước ta hiện tại có tăng nhưng cũng không đáp
ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty. Số lượng tuy có
tăng nhưng rất chậm và không đủ trình độ như yêu cầu tuyển
dụng của họ.
Đa số các chức danh cao cấp như giám đốc tài chính, giám đốc
điều hành... trong các công ty lớn hiện nay chủ yếu là ngưới
nước ngoài đảm nhận. Họ là những người đại diện cho thành
phần nhân lực cao cấp ở nước ta. Hàng năm cả nước ta số
lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng đa số đều không đáp
ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty lớn. Một trong
những nhược điểm lớn là do sinh viên hiện nay thiếu khả năng tư
duy, sáng tạo và tính tự chủ trong công việc. Kiến thức thực tế
của các sinh viên mới ra trường quá ít, không thể hiện được tính
sáng tạo và đổi mới.
CFO đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Hiện nay, đa phần các CFO đều kiêm nhiệm chức danh Kế toán
trưởng (KTT). Tuy nhiên, những đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng
của CFO rất khác với Kế toán trưởng, chính điều lầm tưởng này
đã khiến cho các CFO ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các
CFO ở các doanh nghiệp còn kiêm nhiệm bị kiềm chân trong việc
hoạch định tài chính.
CFO và kiến thức căn bản về tài chính, đó là các kỹ năng về đọc,
hiểu và phân tích báo cáo tài chính. Điều này thì đa phần các
KTT tại công ty đều có thể làm được. Ngoài ra các CFO cần phải
có kỹ năng quản lý tài chính một cách có hiệu quả. Việc quản lý
tài chính ở các công ty giao cho CFO chủ yếu là chủ động trong
việc hoạch định đầu tư, quản lý đầu tư và điều chỉnh luồng tiền.
Các CFO khi quản lý tài chính của công ty phải tiến hành phân
tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty
trong từng thời kỳ. Quản lý tài chính cần phải thiết lập một chính
sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty và các
cổ đông vừa đảm bảo đựơc lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác
định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan
trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư
vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện
cho công ty có mức độ tăng trưởnng cao và bền vững. Và chính
điều này đang bị lãng quên và mờ nhạt trong vai trò của CFO,
đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thì yêu cầu này càng
nhạt đi.
Các giám đốc tài chính khi quản lý tài chính trong công ty còn có
nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty,
tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Các giám đốc tài chính của công ty cần chủ động tiếp cận và tìm
kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và
phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và
sản xuất kinh doanh, cần mở rộng quan hệ với các công ty khác
để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của mình
CFO và những kỹ năng cần thiết
Kỹ năng giải quyết vấn đề: hầu hết các công việc trong lĩnh vực
quản lý tài chính doanh nghiệp đều liên quan đến giải quyết vấn
đề, sử dụng mối liên hệ giữa trực giác và khả năng phân tích.
Các giám đốc tài chính cần có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì
mới đem lại kết quả tốt và đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Kỹ năng giải quyết công việc : Các giám đốc tài chính phải biết
đọc các bảng tính, biết sử dụng máy đánh chữ thành thạo, kỹ
năng thuyết trình và thuyết phục là những yêu cầu tối cần thiết.
Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn muốn thăng tiến, ở những vị
trí cao hơn bạn tư duy với các con số vì bạn dồn hết tâm trí vào
chi tiết của kế hoạch tài chính. Bạn phải có khả năng hoạch định
các chiến lựơc, đánh giá hiệu quả và chất lượng cuả công việc và
có một tầm nhìn bao quát.
Kỹ năng nhẫn nại : Giám đốc tài chính cần phải có suy nghĩ và
hành động vượt mọi người, đồng thời quên mình vì tương lai của
sự nghiệp. Chỉ có tin tưởng mãnh liệt vào mục tiêu lâu dài và cố
gắng trường kì một cách kiên nhẫn mới có thể thực hiện được
mục tiêu. Hãy nhẫn nại, học hỏi từ các chuyên gia giàu kinh
nghiệm và lao động một cách nghiêm túc. Hãy hoàn thành thật tốt
các công việc dù là những công việc nhỏ nhặt nhất.
Kỹ năng quan sát có tính sáng tạo và khả năng nhạy cảm :
Đây là hai kỹ năng tạo cơ sở vững chắc cho công việc quản lý
xuất sắc. Kỹ năng quan sát là kỹ năng nắm bắt trọng tâm từ quan
sát sự việc trên nhiều phương tiện và nhiều vấn đề, nó thúc đẩy
bạn nắm bắt thực chất vấn đề chứ không phải chỉ là hiện tượng
bên ngoài. Kỹ năng quan sát có lợi cho việc ra quyết sách thành
công. Những người có kỹ năng quan sát sáng tạo thường thành
công trên thương trường.
Kỹ năng xây dựng tương lai : Các giám đốc tài chính có khả
năng nhìn xa có thể suy đoán những điều chưa biết, vận dụng
tổng hợp các nhân tố thực, con số, cơ hội, thậm chí cả rủi ro... để
xây dựng sự nghiệp. Họ sẽ không bị cám dỗ bởi những lợi ích
nhỏ trứơc mắt, không sợ hãi với những khó khăn tạm thời mà
trong lòng luôn duy trì một mục tiêu dài hạn.
Vào thập niên cuối của thế kỉ này, các chiến lược quản lý rủi ro
kinh doanh đã phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng phức tạp
hơn. Cách nào để chúng ta phòng hộ trứơc những dao động bất
thừơng của chi phí đầu vào? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ sự
biến động của tỷ giá? Đó là những vấn đề mà các nhà quản trị tài
chính của các tập đoàn đa quốc gia phải giải quyết. Nếu các giám
đốc tài chính thông thạo các mô hình, kỹ thuật và am hiểu về các
chứng khoán phái sinh để quản lý rủi ro thì sẽ giải quyết được
những khó khăn đó, đem lại kết quả cao.
Kỹ năng ứng biến : Kỹ năng ứng biến là biết ứng phó với những
thay đổi. Đây là một kỹ năng rất khó, nó giúp bạn dự đoán mục
tiêu cần chú ý chứ không phải các vấn đề doanh nghiệp đang đối
mặt. Chính nó sẽ giúp các giám đốc tài chính bình tĩnh đối mặt
với các tình huống chưa hề dự liệu hay chưa được nghĩ tới có
thể nảy sinh trong quá trình lập nghiệp, thích ứng ngay được với
các thay đổi.
Kỹ năng tập trung : Kỹ năng này sẽ giúp bạn thi hành các kế
hoạch có hiệu quả. Mọi sự việc hay tình huống phát sinh đều hỗ
trợ hoặc ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Chính vì vậy kỹ
năng này sẽ giúp các giám đốc tài chính tập trung vào phần có
hiệu quả nhất, tránh việc đánh đồng mù quáng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cfo_va_nhu_ng_ky_nang_ca_n_thie_t_9306.pdf