Ích lợi của việc khởi sự kinh doanh một mình bao gồm việc
không phải chia sẻ các phần thưởng của công ty, không có nhiều
rủi ro vướng phải những vấn đề về cộng tác và không phải chia
sẻ quyền kiểm soát cũng như sự công nhận với bất cứ người nào
khác", Phil Holland, chủ tịch kiêm sáng lập viên
MyOwnBusiness.org, một chương trình đào tạo kinh doanh trực
tuyến phi lợi nhuận, cho biết.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chắp cánh mối quan hệ đối tác kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chắp cánh mối quan hệ đối tác kinh doanh
Không có phương cách nào đảm bảo viên mãn cho một mối
quan hệ đối tác kinh doanh tiềm năng. Song sẽ có một vài
điều bạn nên thực hiện nhằm chắp cánh cho một mối quan
hệ đối tác thành công nhất và tránh xa những sai lầm
thường gặp.
Karl Selmon là một doanh nhân "chân ướt chân ráo" bước vào thị
trường. Bà đã trải qua quãng thời gian khởi sự kinh doanh và đi
được hơn một nửa đường tới đích cho đến khi một đối tác kinh
doanh của bà không giữ đúng cam kết với bà.
Những gì Karl băn khoăn lúc này là nên tự mình mở công ty hay
có cách nào để tránh xa một sai lầm tương tự khi tìm kiếm một
đối tác kinh doanh mới.
Liên quan tới vấn đề băn khoăn đầu tiên của Karl: sau khi chịu
đựng những trải nghiệm tệ hại với một đối tác kinh doanh nào đó,
hoàn toàn có thể hiểu được mong muốn đi một mình trên con
đường kinh doanh của bà.
Mọi việc chắc chắn còn đơn giản hơn. Trên cương vị người chủ
duy nhất của công ty, bạn có quyền hạn hoàn toàn để đưa ra các
quyết định quan trọng và định hình tương lai cho công ty mà
không cần thoả thuận với một cá nhân hay một nhóm người
khác.
Đương nhiên, điều này có thể tốt hay xấu, tuỳ thuộc vào việc bạn
sẽ làm việc tốt hơn khi ở trong một tập thể hay chỉ riêng bản thân
bạn thôi. Nếu là chủ sở hữu duy nhất của công ty, bạn có thể
tham khảo ý kiến của các nhân viên hay các nhà tư vấn, nhưng
các quyết định cuối cùng của công ty và trách nhiệm sẽ đặt hết
lên đôi vai bạn.
"Ích lợi của việc khởi sự kinh doanh một mình bao gồm việc
không phải chia sẻ các phần thưởng của công ty, không có nhiều
rủi ro vướng phải những vấn đề về cộng tác và không phải chia
sẻ quyền kiểm soát cũng như sự công nhận với bất cứ người nào
khác", Phil Holland, chủ tịch kiêm sáng lập viên
MyOwnBusiness.org, một chương trình đào tạo kinh doanh trực
tuyến phi lợi nhuận, cho biết.
Song dù gì chăng nữa, bạn hãy đánh giá một cách thực tế để
xem mình có đủ các nguồn lực tài chính và những điều kiện khác
cho công việc này. Và nếu có được, tại sao bạn không thử?
"Nếu bạn quyết định đi một mình, một lời khuyên hữu hiệu luôn là
hãy xây dựng một tập thể các nhà tư vấn không chính thức với
các kinh nghiệm khác nhau", Steve Nielsen, chủ tịch và CEO của
trang web PartnerUp.com, nhận định. Nhiệm vụ này có thể được
thực hiện qua nhiều phương cách khác nhau như hỏi bạn bè và
đồng nghiệp, hay thông qua Phòng thương mại hoặc các hiệp hội
ngành nghề.
Còn nếu bạn tạo cơ hội thứ hai cho một mối quan hệ đối tác kinh
doanh, bạn sẽ có thể chia sẻ trách nhiệm và sự gắn kết với đối
tác, cũng như chia sẻ lợi ích từ những nỗ lực của đối tác, từ sự
góp vốn chung cùng những kỹ năng và điểm mạnh của đối tác
mà bạn không có được.
Lúc này, những đánh giá cần được dựa trên các kỹ năng và tính
cách cá nhân, chứ không phải dựa trên các ràng buộc cảm xúc.
Sau đó, bạn sẽ xác định các vai trò và chính thức hoá mối quan
hệ hợp tác với sự giúp đỡ của một luật sư.
Dưới đây là một vài lời khuyên từ các chuyên gia khi lựa chọn
một đối tác kinh doanh:
*) Thực sự khách quan
"Hãy nỗ lực đánh giá các đối tác tiềm năng của bạn mà không
quan tâm tới sự ràng buộc tình cảm hay bạn bè. Bạn nên vạch ra
một bộ các tiêu chuẩn bạn sẽ tìm kiếm và phán quyết thẳng
thừng một đối tác nào đó thoả mãn các tiêu chuẩn này như thế
nào", Holland khuyên.
Hãy suy nghĩ về những kỹ năng bạn cần ở một đối tác và các tính
cách cá nhân bạn có thể hay không thể làm việc cùng để trên cơ
sở đó đào sâu cho các câu trả lời cho những câu hỏi của bạn
trước khi chính thức hoá mối quan hệ này.
Nielsen cho biết: "Quan trọng hơn cả, bạn cần có được một ai đó
không kém phần nhiệt tình và có định hướng rõ ràng như bạn để
đưa ý tưởng kinh doanh chung đến thành công" .
*) Đừng tạo ra một bản sao của bạn
Nếu bạn là một người có những ý tưởng lớn nhưng không có cái
đầu cho những con số, hãy liên kết cùng với một bậc thầy tài
chính hơn là một chuyên gia sáng tạo khác.
"Bạn nên chia sẻ những điểm chung về tầm nhìn và giá trị nhưng
không phải là những kỹ năng chồng chéo nhau", Jonathan
Goldhill, CEO của hãng tư vấn kinh doanh Goldhill Group, cho
biết, "Vấn đề lớn nhất tôi từng thấy đó là hai con người rất giống
nhau cùng cộng tác kinh doanh. Họ có thể rất giỏi về chuyên môn
nhưng khi cộng tác sẽ không thể thành công".
*) Sử dụng thời gian của bạn
"Bạn không thể biết rõ về một ai đó qua một cuộc hội thoại, hay
thậm chí một vài cuộc trò chuyện qua ba đến sáu tuần. Có thể
phải mất hàng tháng để hiểu thấu và nắm rõ chuyên môn của một
cá nhân nhất định. Song càng trò chuyện nhiều bao nhiêu, mọi
việc sẽ càng tốt bấy nhiêu" - Goldhill cho biết.
Việc khởi sự công ty của bạn chậm hơn một vài tháng so với kế
hoạch sẽ không tệ chút nào nếu bạn có thể có được lựa chọn đối
tác kinh doanh thích hợp nhất.
*) Chia sẻ những gắn kết tài chính
"Đừng thiết lập mối quan hệ đối tác kinh doanh với một ai đó
không đặt tiền bạc hay những giá trị tài chính tương đương vào
kế hoạch kinh doanh của bạn" Jay Myers, sáng lập viên kiêm
CEO của hãng Interactive Solutions, cho biết.
Theo Jay Myers, một sự gắn kết tài chính ngang bằng sẽ giảm
thiểu nguy cơ đối tác kinh doanh đột ngột quay lưng với bạn, để
lại cho bạn tất cả các trách nhiệm.
*) Tạo dựng những hàng rào bảo vệ pháp lý
"Cho dù mối quan hệ đối tác có thế nào, hãy đưa nào vào một
văn bản thoả thuận hợp tác chính thức", Myers cho biết.
Một luật sư có thể giúp bạn xây dựng những thông tin quan trọng
của bản hợp đồng này, chẳng hạn như trách nhiệm ràng buộc ra
sao, phương thức hợp tác như thế nào, cần làm những gì khi kế
hoạch kinh doanh cần thêm tiền và các quyết định được đưa ra
như thế nào,...
*) Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin cá nhân
Tất cả các đối tác kinh doanh tiềm năng nên cung cấp cho bạn
một bản trả lời cho các thăm dò nghề nghiệp chuyên môn mà sẽ
giúp làm rõ bất kỳ sự thiếu trung thực trong quá khứ, các hành vi
lạm dụng và những việc làm phi pháp trước khi họ cùng kết giao
với bạn.
Mỗi người cũng nên cung cấp một danh sách các nguồn tham
khảo cá nhân và chuyên môn mà bạn có thể hỏi các vấn đề về họ
trước khi đặt bút ký bản hợp đồng kinh doanh. Các đối tác nên
sẵn sàng và rõ ràng về các tình hình tài chính, sự tín nhiệm, tài
sản và nợ nần.
*) Phân định các vai trò, nhiệm vụ và gắn kết với chúng
Khi bạn phải lựa chọn một đối tác kinh doanh, hãy xác định rõ
ràng mỗi chức năng mà từng người sẽ phải hoàn thành trong
công ty.
Theo Nielsen, với cách thức này, bạn sẽ có những phân định rõ
ràng về vai trò và nhiệm vụ của mỗi người trong kế hoạch cộng
tác kinh doanh. Hãy gắn kết với những gì bạn biết, và để các đối
tác kinh doanh của bạn chịu trách nhiệm cho những gì họ biết và
có khả năng hoàn thành tốt nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100831_chap_canh_moi_quan_he_doi_tac_kinh_doanh_0742.pdf