- Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hơn bao giờ hết mọi doanh nghiệp , cơ sở sản xuất kinh doanh khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu cần coi đây là khâu quan trọng nhất, vì có ký kết hợp đồng chặt chẽ thì mới có cơ sở để thực hiện tốt hợp đồng. Tránh tình trạng ký bừa, ký ẩu, vi phạm hợp đồng dẫn đến vừa phải chịu hậu quả pháp lý, vừa mất lòng tin với khách hàng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cần phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc thực hiện đúng theo hợp đồng, vì nó không chỉ là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên mà còn quan hệ tới uy tín đối ngoại của quốc gia.
- Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu về mặt khách quan nhà nước cần ban hành kịp thời các văn bản pháp quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó cần nghiên cứu và sớm tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực ngoại thương, để có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới phù hợp với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước.
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày ở công ty cao su Hà Nội (Harco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực tiếp: là cách ký đơn giản, hợp đồng được hình thành một cách nhanh chóng, khi ký kết bằng cách này, đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thoả thuận thống nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và cũng ký vào một văn bản. Hợp đồng được coi là hình thức và có giá trị pháp lý từ thời điểm hai bên ký vào văn bản.
- Ký kết hợp đồng gián tiếp: là phương thức ký kết mà trong đó các bên tiến hành gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng nội dung của công việc giao dịch . Việc ký kết hợp đồng theo nguyên tắc này. đòi hỏi phải tuân theo trình tự nhất định, thông thường gồm 2 bước. Bước một, một bên lập đề nghị hợp đồng, trong đó đưa ra những bước yêu cầu về nội dung giao dịch: Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời điểm giao nhận hàng, phương thức thanh toán... và gửi cho bên kia. Bước hai, bên nhận được đề nghị hợp đồng có nghĩa vụ phải trả lời bằng văn bản và gửi cho bên đề nghị hợp đồng, trong đó ghi rõ nội dung chấp nhận, nội dung không chấp nhận và những đề nghị bổ sung. Bên kia cũng phải trả lời là có đồng ý phần bổ sung hay không. Tất cả quá trình này dẫn ra đều phải bằng văn bản. Hợp đồng ký kết theo phương pháp này được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ký kết đó. (căn cứ để xác nhận là con dấu của bên được, ngày ký sổ, hoặc ngày nhận công văn trực tiếp của bên kia)
1.3. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu:
Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quyền chủ động và chịu trách nhiệm chính trong việc giao dịch ký kết và thực hiện hợp đồng nhưng Bộ thương mại vẫn có quyền kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm hướng dẫn việc giao dịch ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
Theo điều 9 - quy định 299/TM- DL của Bộ Thương mại có quy định rằng: chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán ngoại thương các doanh nghiệp hải gửi một bản chính (nếu bản sao phải có công chứng) về Bộ thương mại. Sau 7 ngày kể từ ngày nhận hợp đồng, nếu phòng cấp giấy phép của Bộ Thươngmại không có ý kiến gì khác thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu được nhận giấy phép xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên hiện nay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường khuyến khích xuất khẩu, chính phủ ban hành nghị định 89/CP ngày 15-12-1995 quy định về việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá từng chuyến. Đối với những loại hàng quy định tại điều 2 nghị định 89/CP thì sau khi có văn bản cho phép của Bộ thương mại, doanh nghiệp đổi cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan để xin xuất hoặc nhập khẩu mà không cần giấy phép chuyển.
2. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
2.1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng:
- Sau khi hợp đồng được hình thành và có giá trị pháp lý, các bên có trách nhiệm chấp hành các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Khi chấp hành các nghĩa vụ đó, phải tuân theo các nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc chấp hành hợp đồng là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc các bên phải tuân theo trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Trong chấp hành hợp đồng, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chấp hành hiện thực: đó là thực hiện đúng đối tượng hợp đồng, không được tự ý thay đổi, đối tượng này bằng đối tượng khác hoặc không thực hiện nó.
- Nguyên tắc chấp hành đúng: phải thực hiện hợp đồng một cách hiện thực, và đầy đủ chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu trách nhiệm vật chất cho hành vi đó.
- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác cùng có lợi:
Nguyên tắc đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục các khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi có tranh chấp xẩy ra, các bên cũng phải tuân thủ nguyên tắc này để cùng nhau thương lưọng, giải quyết hậu quả vi phạm hợp đồng.
2.2. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Xin giấy phép xuất khẩu:
Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý bằng hạn ngạch, xuất khẩu có điều kiện hoặc bằng gia công thì phải xin giấy phép xuất khẩu. Với những hàng hoá thông thường thì không phải tiến hành bước này. Việc xin giấy phép phải lập tờ khai theo mẫu do Bộ thương mại phát hành.
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Bên xuất khẩu phải tổ chức sản xuất hay thu gom hàng theo đúng quy cách, chất lượng và số lượng được quy định trong hợp đồng để chuẩn bị xuất khẩu.
- Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu:
Việc kiểm định có thể do khách hàng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tổ chức quốc tế vào đó thực hiện nhằm bảo đảm uy tín và quyền lợi cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Đối với những mặt hàng bắt buộc phải hiểu định theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành kiểm định và có xác nhận của cơ quan kiểm định (ở Việt Nam hiện nay thường là VINACOTROL)
- Thuê tàu và mua bảo hiểm:
Tuỳ theo điều kiện giao hàng cơ sở hay quy định trong hợp đồng mà trách nhiệm thuê tầu và mua bảo hiểm thuộc về bên bán hoặc bên mua.
- Làm thủ tục hải quan:
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với bất ký hàng hoá xuất khẩu nào. Trình tự làm thủ tục hải quan được quy định tại quyết định của tổng cục trưởng tổng cục Hải quan ngày 10-3-1998 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu về việc .
- Giao hàng.
Đây là một nghĩa vụ cơ bản của bên bán đối với bên mua giữa bên xuất khẩu với bên nhập khẩu. Tuỳ theo điều kiện giao hàng mà bên xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho người mua hay giao cho người vận tải. Nếu hàng được vận chuyển bằng đường biển thì khi giao hàng, bên bán sẽ được người vận tải cấp bộ vận đơn đưòng biển. Đây là một trong những chứng từ để người bán trình cho ngân hàng để nhận thanh toán.
- Làm thủ tục thanh toán:
Lựa chọn phương thức thanh toán là khâu quan trọng trong buôn bán ngoại thương. Trên thực tế có rất nhiều phương thức thanh toán nhưng chủ yếu hiện nay người ta thường sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có xác nhận không đúng ngay sử dụng L/C) việc thanh toán bằng L/C được thực hiện áp dụng UCP 500: người xuất khẩu phải đôn đốc người nhập khẩu mở L/C đúng hạn và phù hợp với nội dung như quy định trong hợp đồng. Sau khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá, người xuất khẩu trình bộ chứng từ về giao hàng tới ngân hàng để được nhận thanh toán.
3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xuất khẩu:
3.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 230 luật thương mại Việt Nam có quy định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ các yếu tố sau:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi này có thể là việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên bên bị vi phạm phải chứng minh được điều này.
- Bên vi phạm hợp đồng phải có lỗi (lỗi suy đoán)
- Bên bị vi phạm có thiệt hại về tài sản (thiệt hại vật chất) thiệt hại để phải được tính toán cụ thể. Muốn được bồi thường thì bên bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại thực tế đã xẩy ra.
- Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra tức là hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thiệt hại.
3.2. Căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Điều 77 luật thương mại có quy định các trường hợp miễn trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Trong hợp đồng có thoả thuận và các trường hợp miễn trách đó.
- Trong trường hợp bất khả kháng: là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được.
- Tuy nhiên bên không thực hiện, hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, có trách nhiệm chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
3.3. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
Nếu vi phạm hợp đồng , ngoài các trường hợp được miễn trách nhiệm bên vi phạm phải chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm .Trách nhiệm này được thể hiện qua 4 hình thức sau:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc đúng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
Trong trường hợp, người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu người mua có quyền mua hàng của người khác và bắt buộc bên bán phải bù khoản chênh lệch nếu có.
Nếu hàng được giao kém phẩm chất thì người mua có quyền yêu cầu người bán sửa chữa khuyết tật hoặc giao hàng thay thế theo dúng yêu cầu trong hợp đồng. Nếu bên mua tự sửa chữa khuyết tật đó thì người bán phải chịu các chi phí thực tế hợp lý (điều 223 luật thương mại Việt Nam).
- Phạt vi phạm hợp đồng.
Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bán vi phạm trả một khoản tiền phát nhất định do vi phạm hợp đồng. Nếu trong hợp đồng có thảo thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, khi nhận thấy bên kia không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì ta có quyền đòi tiền phạt. Tuy nhiên, các bên phải thoả thuận dự kiến trước mức phạt trong hợp đồng. Theo điều 228 luật thương mại quy định mức phạt vi phạm do các bên tự thoả thuận nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm của hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại
Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.
Số tiền bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế trực tiếp vẫn khoản lợi đáng lẽ được hưỏng bị bỏ lỗ mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra. Để áp dụng hình thức này, bên bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên điều 229 luật thương mại còn có quy định. Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.
- Huỷ hợp đồng:
Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận. Bên có quyền lợi bị vi phạm khi huỷ hợp đồng phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ hợp đồng. Việc huỷ hợp đồng sẽ đem lại những hậu quả pháp lý nhất định. Khi đó các bên được giải phóng khỏi nghĩa vụ hợp đồng. nếu các bên đã thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng thì họ có quyền đòi lại lợi ích cho việc đã thực hiện đó mọi chi phí phát sinh về việc huỷ hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu.
4. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xuất khẩu:
Tranh chấp trong thương mại quốc tế là các tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Các hình thức cơ bản để giải quyết các tranh chấp phát sịnh trong hợp đồng xuất khẩu:
- Thương lượng trực tiếp giữa các bên:
Trong phần lớn các trường hợp, khi bắt đầu nảy sinh tranh chấp các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ gặp gỡ nhau để thương lượng , tìm cách tháo gỡ những bất động,cố gắng giữ gìn mối quan hệ kinh doanh lâu dài từ trước đến nay. Pháp luật các nước và Việt Nam đều quy định thương lượng là một bước bắt buộc khi giải quyết tranh chấp thưong mại.khoản 1 điều 239 luật thương mại quy định tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng. Khi thương lượng trực tiếp không thành thì các bên mới có thể tiến hành các bước và hình thức khác để giải quyết tranh chấp.
- Hoà giải:
Việc hoà giải phải được dựa trên sự tự nguyện của tất cả các bên, hoà giải đòi hỏi phải bảo toàn bí mật, những tài liệu chúng cứ, cũng như ý kiến của các bên và hoà giải viên trong giải quyết tranh chấp. Do tính chất tự nguyện của hoà giải nên khi một bên đơn phương chấm dứt hoà giải thì quá trình hoà giải sẽ đưong nhiên chấm dứt và sẽ được chuyển sang giải quyết bằng phương pháp khác. Thoả thuận hoà giải không có tính chất bắt buộc thi hành như phán quyết trọng tài hay toà án.
- Thủ tục trọng tài, thủ tục toà án:
Đây là phương thức do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó quyết định cuối cùng của trọng tài viên hay toà án có tính bắt buộc đối với các bên trong giải quyết tranh chấp. Để giải quyết theo thủ tục trọng tài trong thủ tục toà án. Các bên phải thoả thuận khi tranh chấp xảy ra thì đưa vụ tranh chấp ra trung tâm trọng tài nào toà án nào và quy định thủ tục tố tụng kia nó. Thoả thuận này có thể được lập ra ngay trong hợp đồng và cả khi hợp đồng đã ký kết xong. Phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp được cưỡng chế thi hành theo thủ tục trình bộ tư pháp ở cả trong và ngoài nước.
Chương II
Thực tiễn chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày ở công ty cao su Hà nội
I. Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh tại công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cao su Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp Hà nội được thành lập theo quyết định số 1318- QĐ/UB ngày 30.3.1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội và nghị định 388-HĐBT ngày 2.11.1991 về việc thành lập và giải thể DNNN. Hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Tiền thân của công ty cao su Hà nội là xí nghiệp cao su Thống nhất. Xí nghiệp này là một xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Sở Công nghiệp Hà nội được thành lập theo quyết định số 1909/QĐ-TC ngày 17.6.85 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội trên cơ sở hợp nhất 2 xí nghiệp cao su Hà nội và cao sư Thống nhất (cũ) mà tiền thân của 2 xí nghiệp cơ sở này là xưởng quốc doanh cao su tái sinh (thành lạap tháng 6 năm 1959) và xí nghiệp công tư hợp doanh thống nhất (thành lập 11/1959.) trụ sở làm việc chính của xí nghiệp Cao su thống nhất được đặt tại 20 phố Cát linh - Quận Đống đa - Hà Nội.
Khi đó, sản phẩm truyền thống của xí nghiệp là các mặt hàng dép xốp đi biển, ủng bảo hộ lao động, dây cua roa cùng các sản phẩm cao su công nghiệp khác.
Ngay từ những năm đầu được thành lập (1960) thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, xí nghiệp đã sản xuất 159.800 đôi dép kiểu Thái lan, 59.500 ủng các loại, đạt giá trị tổng sản lượng 1.356.559đ. Đến năm 1990, xí nghiệp đã phấn đấu cao, khắc phục mọi khó khăn, phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xí nghiệp đạt giá trị tổng sản lượng là 3.780.983đ với doanh thu 4.209.387.000đ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, sản phẩm ủng và dép xốp của xí nghiệp luôn giữ vững đựoc uy tín đối với khách hàng, trong nhiều năm đã được xuất khẩu sang các nước Liên Xô, Đức, Tiệp khắc, Ba lan, Cu ba... đã được thưởng huy chương vàng tại các hội nghị trong và ngoài nước. Riêng loại ủng chịu xăng dầu đã được công nhận đề tài cấp nhà nước năm 1986. Năm 1982 là năm cũng đạt sản lượng cao nhất với 350.000 đôi.
Đến năm 1990, xí nghiệp đã phấn đấu cao,khắc phục mọi khó khăn phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đạt giá trị tổng sản lượng là 3.780.983.000đ với doanh thu 4.209.387.000đ, tổng trích nộp ngân sách là 107.200.000đ với sản lượng 83.791 đôi ủng và 1.062.650 đôi dép các loại. Với tổng giá trị TSCĐ là 4.075.430.000đ, diện tích sản xuất là 10.600 m2 trên 15.200m2 mặt bằng do xí nghiệp quản lý. Năm 1992, xí nghiệp đã chủ động chuyển hướng sản xuất và ngành nghề cho phù hợp với cơ chế thị trường, một mặt giữ vững sản phẩm truyền thống mặt khác đa dạng hoá sản phẩm. Tuy nhiên, do hoàn cảnh không thuận lợi, xí nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn, nhất là về sản xuất nhu cầu thị trường về sản phẩm tiêu dùng trong nước giảm xuống, hợp đồng bán hàng nhỏ, thời gian ngắn làm cho sản xuất của xí nghiệp không ổn định. Đối với sản phẩm xuất khẩu, cũng do tình hình Đông âu biến động, dẫn đến những hợp đồng sản xuất xuất khẩu bị phá vỡ. Xí nghiệp đã mất đi thị trường xuất khẩu chủ yếu của mình, một số mặt bằng phải tạm ngừng sản xuất. Xí nghiệp chuyển hướng sang liên kết xuất khẩu từng loại mặt hàng, từng lô sản phẩm với một số đơn vị bạn. Trước tình hình đó, xí nghiệp đã được thành lập lại và đổi tên thành công ty cao su Hà nội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty.
Nhiệm vụ:
Điều 5, trong bản điều lệ về tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty có quy định rõ công ty có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, các chương trình công tác, ngắn hạn và dài hạn. Không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh, tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn, làm tròn nghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước, với thành phố trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Tổ chức chăm lo nâng cao đời sống và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xã hội trong xí nghiệp. Thực hiện phân phối theo lao động xã hội và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên.
- Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, tăng cường mối quan hệ và hợp tác kinh tế với nước ngoài đẻ phát triển sản xuất kinh doanh góp phần tích cực vào nền sản xuất chung của xã hội, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách kinh tế xã hội Đảng và nhà nước đối với quản lý công ty, quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý người lao động tuân thủ pháp luật và thực hiện báo cáo trung thực theo chế độ nhà nước quy định.
- Bảo vệ công ty, bảo vệ bí mật của nhà nước, bảo vệ môi trường , giữ gìn an ninh trật tự xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Quyền hạn:
Điều 6 trong bản điều lệ của công ty quy định những quyền hạn cơ bản của công ty:
- Quyền chủ động xác định phương án sản xuất sản phẩm, lựa chọn thiết bị, công nghệ trên cơ sở năng lực thực tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh của nhà nước .
- Quyền sử dụng và thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển nguồn vốn, chủ động tạo và không ngừng tăng vốn tự có.
- Mở rộng mọi hình thức liên kết kinh doanh với các cá nhân và tập thể của mọi thành phần kinh tế và với nước ngoài, để thực hiện các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, chế thử, hợp tác sản xuất kinh doanh. Ký kết các hợp đồng mua bán vật tư, nguyên liệu sản phẩm. Mở các gian hàng giới thiệu sản phẩm làm dịch vụ, đại lý, bán lẻ sản phẩm.
- Quyền huy động vay vốn, ngoại tệ tại các ngân hàng ngoại thương, vay vốn nước ngoài, để thực hiện sản xuất và xuất khẩu, trên nguyên tắc, tự chịu trách nhiệm , tự trang trải và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách.
- Quyền tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, bố trí và sử dụng lao động lựa chọn các hình thức trả thù lao động, thực hiện phân phối theo lao động.
- Quyền khen thưởng các đơn vị, cá nhân trong công ty có thành tích trong lao động sản xuất, công tác. Có quyền thi hành kỷ luật đối với cán bộ - công nhân viên trong công ty tới mức buộc thôi việc.
- Có quyền nhượng bán, thanh lý, cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất (theo quy định của nhà nước) có quyền hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức quản lý:
Mô hình tổ chức quản lý của công ty bố trí theo cơ cấu thuộc tuyến chức năng. Đặc điểm của mô hình này là sử dụng các cán bộ chuyên trách ở các bộ phận chức năng làm tham mưu cho giám đốc, phân tích đánh giá tình hình và đưa ra phương hướng giải quyết. Nhưng quyền lựa chọn và ta quyết định cuối cùng thuộc về giám đốc, các phòng ban chức năng không có quyền đưa ra quyết định cho cấp dưới.
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty (trang bên)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban lãnh đạo và các phòng ban trong Công ty:
- Giám đốc: là người lãnh đạo và quản lý chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty và các quan hệ đối ngoại của công ty. Trực tiếp chỉ đạo và thông qua chương trình công tác hàng tháng, quý của các phó giám đốc quyết định công tác xuất nhập khẩu, công tác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cũng như công tác mua bán vật tư , máy móc thiết bị... Trực tiếp quản lý và chỉ đạo công tác các phòng: tổ chức, tài vụ kế hoạch xuất nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm và phòng bảo vệ.
- Phó giám đốc hành chính: là cán bộ lãnh đạo, phụ trách và chỉ đạo công tác hành chính - y tế, vệ sinh lao động và đời sống của cán bộ trong công ty. Có nhiệm vụ tổ chức hệ thống kho tàng vật tư, thành phẩm của công ty, cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận, phân xưởng trong sản xuất; kiểm tra thanh toán quyết toán định mức hàng tháng, quý, đôn đốc công tác dịch vụ cửa hàng cho thuê và liên doanh; xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nội địa. Trực tiếp quản lý và chỉ đạo công tác phòng hành chính và phòng cung tiêu.
- Phó giám đốc sản xuất : là cán bộ lãnh đạo, phụ trách, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất ở các phân xưởng theo hợp đồng đã ký,đảm bảo đúng tiến độ, thời gian, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình làm hàng mẫu đã được giám đốc thông qua. Đồng thời ... trưởng phòng kỹ thuật mẫu.
- Phòng tài vụ: là phòng nghiệp vụ, giúp việc giám đốc trong công tác quản lý các nguồn vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh, đề xuất thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, thống kê và phân tích hoạt động kinh tế nội bộ của công ty, cũng như thực hiện chế độ quản lý tài chính trong công ty.
- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: đảm nhận chức năng giám đốc xây dựng các phương án sản xuất, kế hoạch xuất nhập khẩu, kế hoạch giá thành dự thảo và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, liên kết sản xuất kinh doanh, theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu mà giám đốc đã ký.
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Đảm nhận chức năng giúp việc giám đốc trong khâu kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm ở các phân xưởng, trực tiếp giải quyết mối quan hệ của công ty với khách hàng về chất lượng sản phẩm .
- Phòng tổ chức: Đảm nhận chức năng quản lý hành chính tổng hợp, giúp việc giám đốc giải quyết các mối quan hệ về nhân sự về chế độ trách nhiệm và quyền lợi của công nhân viên trong công ty. Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương tháng, quý, năm hướng dẫn kiểm tra thực hiện thanh toán và phân phối tiền lương, phụ cấp bảo hiểm xã hội; thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật trong công ty; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưõng đội ngũ cán bộ.
- Phòng hành chính: Đảm nhận chức năng quản lý và giải quyết các công tác chuyên môn quản lý thực hiện công tác văn thư các quan hệ hành chính dối nội đối ngoại, các công trình phúc lợi tập thể, đôn đốc kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, thực hiện bảo vệ an ninh trật tự trong công ty.
- Phòng cung tiêu: Đảm nhiệm chức năng giúp việc giám đốc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc thu mua cấp phát vật tư, nguyên liệu cho sản xuất đồng thời theo dõi tổng hợp và thanh toán vật tư nguyên liệu hàng tháng, quý đối với các bộ phận phân xưởng sản xuất. Thực hiện công tác bán hàng , tiêu thụ sản phẩm trong thị trường trong nước.
- Phòng kỹ thuật mẫu: Đảm nhận chức năng trong việc quản lý chỉ đạo công tác thực hiện về quy trình công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Thực hiện việc thiết kế chế tạo ra các sản phẩm mẫu, xây dựng các dự án đầu tư kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức và thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa chế tạo đổi mới trong thiết bị. Thực hiện bồi dưỡng, đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ về an toàn sản xuất cho công nhân.
- Các phân xưởng (may, chuẩn bị, gò ráp): Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc sản xuất, là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm, các quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi công nhân làm đúng giờ, đúng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm .
4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty:
Là một doanh nghiệp nhà nước với chức năng chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu bằng nguyên liệu chính từ cao su. Sản phẩm chính của công ty bao gồm:
- Các loại ủng cao su: (ủng bảo hộ lao động, ủng đi mưa, ủng dùng trong môi trường xăng và dầu mỡ...).
- Các loại dép dân dụng (dép xốp đi biển, dép cao su vải đi trong nhà)
- Các loại dây cua roa hình thang. Các loại gioăng phớt phụ tùng cao su kỹ thuật ( gioăng thực phẩm, gioăng chịu xăng dầu, chịu nhiệt).
- Các loại giầy vải.
Sản phẩm truyền thống của công ty là các mặt hàng dép xốp đi biển, ủng bảo hộ lao động và dây cua roa hình thang chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Đông âu và Liên xô (cũ). Từ khi tình hình Đông âu biến động , thị trường chính của công ty bị phá vỡ dẫn đến tình trạng một số mặt hàng chính của công ty phải tạm ngừng sản xuất .Công ty phải chuyển hướng thực hiện liên kết xuất khẩu từng loại mặt hàng lô sản phẩm với một số đơn vị bạn.
Năm 1992 công ty xác định phương hướng sản xuất một mặt giữ vững sản phẩm truyền thống như ủng các loại , dép xốp đi biển, mặt khác triển khai sản xuất các loại giầy vải. Từ đó cho đến nay mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty và giầy vải các loại và được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Châu âu.
II. Thực tiễn chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy tại công ty
1. Ký kết hợp đồng xuất khẩu:
Là một DNNN, công ty cao su H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0054.doc