Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Lời mở đầu 1

Phần I: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Hà Nội 3

I. Lịch sử hình thành 3

II. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 4

1. Chức năng 4

2. Nhiệm vụ 4

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 6

1. Mô hình tổ chức của chi nhánh 6

2. Ban lãnh đạo 8

3. Các phòng ban 9

Phần II: Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ 14

I. Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh 14

1. Huy động vốn và tín dụng 14

2. Về dịch vụ 16

3. Thu chi tài chính 18

II. Đánh giá về lao động và sử dụng lao động tại chi nhánh 18

1. Số lượng lao động 18

2. Chất lượng lao động 19

3. Công tác tổ chức 21

III. Lĩnh vực đời sống và thực hiện các chính sách xã hội 21

1. Về thu nhập, tiền lương và đời sống 21

2. Phục vụ đời sống tinh thần cho CBCNV 22

3. Thực hiện chính sách công tác xã hội 22

Phần III: Phương hướng nhiệm vụ năm 2004 và chiến lược phát triển của chi nhánh đến năm 2010 23

I. Phương hướng nhiệm vụ năm 2004 23

1. Hoạt động kinh doanh 23

2. Chính sách đối với CBCNV, phúc lợi xã hội 24

II. Chiến lược phát triển của Ngân hàng đến năm 2010 24

1. Chiến lược về nguồn nhân lực 24

2. Chiến lược về khoa học, công nghệ 25

Một số kiến nghị 26

Kết luận 27

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền tệ, tín dụng, đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của dịa phương. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ qui định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHNo giao cho. III/ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 1. Mô hình tổ chức của chi nhánh Là một doanh nghiệp Nhà nước, chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh theo quy mô vừa tập trung vừa phân tán. Theo sự phân cấp hệ thống của NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh Nam Hà Nội là chi nhánh loại Cấp I, có trụ sở chính và các phòng ban tập trung ở C3-Phương Liệt, ngoài ra còn có 2 chi nhánh trực thuộc cấp II và 4 phòng giao dịch khác phân bố ở các quận nội thành Hà Nội. ở Ngân hàng tổ chức quản lí theo một cấp đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Ngân hàng, giúp việc cho Giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Giám đốc Chi nhánh do chủ tịch hội đồng NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam và trước pháp luật Các Phó giám đốc là những người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số hoạt động quản lí, kinh doanh của Ngân hàng theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Gồm có 3 Phó giám đốc : + PGĐ Đặng Văn Thái phụ trách kinh doanh + PGĐ Mai Thị Hồng Tâm Phụ trách kế toán ngân quĩ và Hành chính + PGĐ Phạm Thị Bích Lương phụ trách Thanh Toán Quốc Tế Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc và trợ giúp cho ban lãnh đạo chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. ở các chi nhánh cấp trực thuộc (Chi nhánh cấp II) có mô hình tổ chức bộ máy quản lí, kinh doanh như các phòng ban của công ty nhưng số lượng công nhân viên ít hơn và không có công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ. Mô hình tổ chức của chi Ngân hàng được thể hiện ở sơ đồ dưới đây : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động CN Tây Đô CN Giảng Võ P. GD số 2 P. GD số 3 P. GD số 4 P. GD số 5 GĐ PGĐ PGĐ PGĐ P. KTNQ P. TTQT P. KTKT-NB P. HCNS P. T Đ P. KH-KD 2. Ban lãnh đạo 2.1. Giám đốc - Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh, diều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNo đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của TGĐ NHNo về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và TGĐ NHNo về các quyết định của mình. - Qui định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội qui lao động, lề lối làm việc. - Đề nghị TGĐ NHNo : + Quyết định thành lập, sáp nhập giải thể các chi nhánh NHNo&PTNT loại III trực thuộc địa bàn + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật chức danh PGĐ, trưởng phòng KTNQ, kiểm tra trưởng các chi nhánh NHNo&PTNT loại I, II. - Quyết định những vấn đề tổ chức cán bộ và đào tạo - Được kí các hợp đồng : tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt dộng kinh doanh ngân hàng theo qui định. - Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng , lệ phí, tiền thưởng và tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo. - Đại diện TGĐ NHNo khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp , tham gia tố tụngtrước toà án liên quan đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. - Thay mặt HĐQT, TGĐ NHNo làm việc với các cơ quan Đảng Nhà nước tại địa phương và các khách hàng nước ngoài đến làm việc có liên quan đến NHNo trước khi được uỷ quyền. - Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp vớ chế độ khoán tài chính và qui định khác của NHNo. - Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh NHNo&PTNT, lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ gửi về NHNo theo qui định. - Phân công cho PGĐ tham dự các cuộc họp trong, ngoài nghành liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn, khi Giám đốc đi vắng thì uỷ quyền bằng văn bản cho một PGĐ chỉ đạo, điều hành công việc chung. 2.1. Phó giám đốc - Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc đi vắng (theo văn bản uỷ quyền cuả giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. - Giúp Giám đốc diều hành chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình. - Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. 3. Các phòng ban của chi nhánh 3.1. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng , tín dụng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng, thí điểm, thử nghiệm - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Xây dựng kế hoạh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo. - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánhNHNo&PTNT trên địa bàn. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quí, năm; dự thảo báo cáo sơ kết tổng kết. - Đầu mối htực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc địa bàn. - Tổng hợp, Báo cáo chuyên đề theo qui định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. 3.2. Phòng Kế toán - Ngân quĩ (KTNQ) - Trực tiếp hạch toán kế toán,hạch toán thống kế và thanh toán theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quĩ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn và trình NHNo cấp trên phê duyệt . - Quản lí và sử dụng các quĩ chuyên dùng theo qui định của NHNo&PTNT - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, quyết toán và các báo cáo theo qui định. - Thực hiện các khoán nộp ngân sách nhà nước theo qui định - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành qui định về an toàn kho quĩ và định mức tồn kho theo qui định - Quản lí sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệ vụ kinh doanh theo qui định của NHNo&PTNT - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT giao cho. 3.3. Phòng Hành chính - Nhân sự (HCNS) - Trưởng phòng phu trách chung, đảm nhiệm công tác hành chính. - Văn thư lưu trữ (Giúp việc cho trưởng phòng) - Mua sắm nhỏ - Đánh máy văn phòng. - Lễ tân - Phó trưởng phòng đảm nhiệm công tác tổ chức - Lao động, tiền lương (Giúp việc cho PTP) * Về hành chính (Do trưởng phòng đảm nhiệm và một số chức danh giúp việc) - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quí của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đối với việc thực hiện chương trình đã được ban giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT phê duyệt - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn . Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế , lao động, hành chính liên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của chi nhánh NHNo&PTNT -Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo - Đầu mối giao tiếp với khách đếnlàm việc, công tác tại chi nhánh. - Trực tiếp quản lí con dấu của chi nhánh , thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông bảo vệ, y tế của chi nhánh. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ, quản lí nhà tập thể, nhà khách của cơ quan. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ CNV. - Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao. * Về tổ chức cán bộ - Đào tạo : - Xây dựng qui định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công Đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn - Đề xuất định mức lao động, giao khoán quĩ tiền lương đến các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn theo qui chế khoán tài chính của NHNo&PTNT - Thực hiện công tác qui hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước . Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được qui hoạch đào tạo. - Đề xuất hoàn thành và lưu trữ hồ sơ theo đúng qui định của nhà nước, Đảng, Nghành ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của TGĐ NHNo - Trực tiếp quản lí hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lí và hoàn tất hồ sơ chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu , nghỉ chế độ theo qui định của nhà nước , của ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh - Cháp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 3.4. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ (KTKTNB) - Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành qui trình, nghiệp vụ kinh doanh theo qui định của pháp luật, NHNo - Giám sát việc chấp hành các qui định của Ngân hàng nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo qui định của Nhà nước, NHNo - Báo cáo TGĐ NHNo, Giám Đốc chi nhánh kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lí, khắc phục khuyết điểm tồn tại. - Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của TGĐ NHNo - Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa ban. Sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ theo qui định. - Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra kiểm soát của nghành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh. - Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nghiệp vụ khác do Giám đốc chi nhánh, trưởng ban kiểm tra kiểm toán nội bộ giao. 3.5. Phòng Thanh toán quốc tế (TTQT) Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ thanh toán với nước ngoài, kinh doanh ngoại hối, huy động vốn nội ngoại tệ. 3.6. Phòng thẩm định (PTĐ) - PTĐ có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc quản lí, chỉ đạo hoạt động thẩm định tại các chi nhánh và trực tiếp thẩm định các dự án, phương án đầu tư tín dụng, .. - Thu thập, xử lí, cung cấp các thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng - Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp I quyết định, chỉ dịnh theo uỷ quyền của TGĐ và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới. - Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp I, đồng thời lập hồ sơ trình TGĐ để xem xét phê duyệt - Thẩm định các khoản vay do TGĐ qui định hoặc do giám đốc chi nhánh cấp I qui định trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp I. - Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh - Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo qui định - Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh cấp I giao. Phần II : Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ I/ Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT nam Hà Nội mới được thành lập được 3 năm, với những thuận lợi và khó khăn nhất định. * Thuận lợi : Có sự chỉ đạo sâu sát và sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của HĐQT, ban lãnh đạo và các phòng ban cả về đường lối chiến lược kinh doanh, cơ chế nghiệp vụ và cơ sở vật chất + Có đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, đoàn kết, hăng hái quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu. + Có trụ sở khang trang bề thế án ngữ tại cửa ngõ phía nam thành phố, có địa bàn hoạt động rộng + Chi nhánh được áp dụng, thí điểm nhiều dịch vụ, công nghệ ngân hàng tiên tiến như dịch vụ ngân hàng bán lẻ. * Khó khăn : Hoạt động trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh có kinh nghiệm lâu năm, qui mô lớn, công nghệ hiện đại, … + Cán bộ nhân viên chủ yếu được điều từ trung tâm điều hành, chưa va chạm với thương trường, thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ. Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn như vậy, trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đạt được một số kết quả sau : 1. Huy động vốn và tín dụng Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, ban lãnh đạo NHNo&PTNT nam Hà Nội đã xác định công tác huy động nguồn vốn và công tác tín dụng được đưa lên hàng đầu. Do vậy cho nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo trên báo chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường xung quanh nơi chi nhanh đóng trụ sở. Tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lơn, rẻ ở các đơn vị tổ chức kinh doanh cũng như thực hiện hoạt động tín dụng có hiệu quả trong và ngoài địa bàn , góp phần tăng trưởng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. Do vậy chi nhánh đã liên tục gặt hái được những thắng lợi, thể hiện ở tốc độ tăng qui mô nguồn vốn và dư nợ cũng như lợi nhuận qua các năm 2001, 2002, 2003. Đơn vị đã luôn hoàn thành vượt kế hoạch mà cấp trên giao cho Bảng kết quả nguồn vốn và dư nợ 2001-2003 Đơn vị : Triệu Năm Nvốn Dư nợ %(+,-) NV %(+,-) DN 2001 634.761 160.029 - - 2002 1.139.022 478.830 79,44 199,2 2003 2.550.287 1.278.667 123,9 167 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngay trong năm 2001 tổng nguồn vốn huy động được là 634.761 triệu đồng, đạt 104% kế hoạch năm; Tổng dư nợ là 160.029 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra. Năm 2001 chi nhánh đã đạt được và vượt chỉ tiêu về kế hoạch đề ra, nhưng so với tiềm năng phát triển của chi nhánh thì qui mô về nguồn vốn và dư nợ vẫn còn nhỏ. Sang năm 2002, tổng nguồn vốn huy động được đã là 1.139.022 triệu đồng tăng 79,44% so với năm 2001; Tổng dư nợ đạt 478.830 triệu đồng, tăng 199,2% so với năm 2001. Như vậy năm 2002 ngoài kết quả ấn tượng về công tác nguồn vốn, còn đặc biệt ấn tượng ở công tác tín dụng, dư nợ của chi nhánh tăng gấp gần 3 lần so với năm 2001. Trên đà thắng lợi của năm 2001 và 2002, bước sang năm 2003 tổng nguồn vốn đạt 2.550.287 triệu đồng tăng 123,9% so với năm 2002 và 126,56% kế hoạch năm.. Về tín dụng : tổng dư nợ là 1.278.667 triệu đồng tăng 167% so với năm 2002, đạt 170% kế hoạch cả năm. Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng luôn coi trọng mục tiêu an toàn và hiệu quả, nghiêm túc chấp hành qui chế cho vay, qui chế trình độ nghiệp vụ của NHNo&PTNT Việt Nam , đặc biệt chú trọng tới công tác thẩm định. Để thu hút khách hàng, mở rộng tín dụng; chi nhánh đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động, hiện đã có 2 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch đem lại tổng nguồn vốn là 226 tỷ đồng, dư nợ 132 tỷ đồng. 2. Về dịch vụ 2.1. Thanh toán quốc tế Bộ phận thanh toán quốc tế được đánh giá là bộ phận xuất xắc nhất, với đội ngũ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ giỏi về chuyên môn và kỹ thuật nghiệp vụ. Do đó hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng mạnh cả về số lượng khách hàng và doanh số hoạt động. Chi nhánh có khả năng đáp ứng tất cả yêu cầu của khách hàng về mọi hình thức thanh toán, chiết khấu, bảo lãnh. Năm đầu tiên 2001 có 15 khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội - Thanh toán chuyển tiền : 49 món số tiền là 1.165.282 USD - Mở L/C : 36 món số tiền là 2.583.723 USD - Kinh doanh ngoại tệ: Mua vào 1.865.739 USD, bán ra 1.653.184 USD Sang năm 2002, 2003 Ngân hàng đã đẩy mạnh tiếp thị, mở rộng quan hệ thanh toán, thực hiện thanh toán chính xác, an toàn, nhanh gọn. Do đó đã tạo được uy tín và thu hút nhiều khách hàng đến với dịch vụ thanh toán quốc tế, thể hiện ở việc tăng vọt cả về số lượng khách hàng (40 khách) lẫn doanh số hoạt động. Thể hiện ở số liệu sau : - Thanh toán hàng nhập đạt 23 triệu USD với 600 món - Thanh toán hàng xuất đạt 15 triệu USD. - Mở L/C : 353 món với doanh số là 23 triệu USD - Kinh doanh mua bán ngoại tệ đạt 73 triệu USD 2.2. Kế toán - Ngân quỹ Công tác kế toán - ngân quĩ của ngân hàng qua 3 năm 2001, 2002, 2003 được thể hiện dưới bảng số liệu sau : Kết quả thực hiện kế toán ngân quỹ Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số khách hàng 327 1150 1573 Doanh số thanh toán : + VNĐ (Tỷ đồng) + Ngoại tệ (Ngàn USD) 3.352 23.500 23.572 87.119 27.500 107.803 Thu tiền mặt : + VNĐ (Tỷ đồng) + Ngoại tệ (Ngàn USD) 297,973 4.000 3.000 30.000 4.723 41000 Chi tiền mặt : + VNĐ (Tỷ đồng) + Ngoại tệ (Ngàn USD) 296,596 3.918 3.000 30.000 4.700 30.400 Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ số năm 2001 so với năm 2002 và 2003 rất thấp, sở dĩ như vậy là do Ngân hàng bắt đầu đưa vào áp dụng thử nghiệm chương trình giao dịch một cửa, các nhân viên chưa thể nắm bắt được ngay và khách hàng cũng chưa quen với dịch vụ này. Đến năm 2002 chương trình giao dịch một cửa đã được hoàn thiện. Đặc biệt quâỳ giao dịch kiểu mẫu với đội ngũ kế toán viên giao dịch có nghiệp vụ chuyên môn, tác phong làm việc tận tình , có phong cách lịch sự , do đó đã thu hút được khách hàng gửỉ tiền, thực hiện mụctiêu nhanh gọn, an toàn. Thể hiện ở việc Doanh số thanh toán đã tăng vọt : Bằng tiền VNĐ là 23.752 tỷ đồng tăng 20.220 tỷ đồng, còn ngoại tệ tăng lên 63619 USD so với năm 2001. Thu tiền mặt tăng 2.702 tỷ, thu ngoại tệ cũng tăng 26 triệu USD so với năm 2001. Chi tiền mặt tăng 2703 tỷ, chi ngoại tệ tăng 26 triệu USD so với năm 2001. Sang năm 2003 số khách hàng thực hiện thanh toán đã là 1573 khách tăng 1246 khách so với năm 2001 và tăng 423 khách so với năm 2002. Đồng thời thu chi tiền mặt và ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể. 3. Thu chi tài chính Trong ba năm qua ngân hàng đãdầndần khẳng định được thắng lợi của mình qua kết quả tài chính khá ấn tượng. Năm 2001 chi nhánh vừa mới được thành lập, do đó đòi hỏi chi nhiều như hoàn thành cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nghiệp vụ ngân hàng và sinh hoạt. Tuy vậy thu tài chính cũng xấp xỉ bằng chi tài chính. Năm 2002 khi ngân hàng đã dần ổn định và đi vào hoạt động, nhờ tiết kiệm chi phí quản lí nên chênh lệch thu chi đạt 7 tỷ đồng. Sang năm 2003 với nỗ lực tăng doanh số hoạt động và tiết kiệm chi phí quản lí nên quỹ thu nhập năm nay lên tới 28 tỷ đồng. Chênh lệch bình quân đầu người là 25 triêu/người/tháng. Đảm bảo thu nhập cho người lao động, đủ chi lương theo qui định. II. Đánh giá về lao động và sử dụng lao động của chi nhánh 1. Số lượng lao động Tình hình sử dụng lao động của chi nhánh qua ba năm 2001, 2002, 2003 được thể hiện ở bảng số liệu sau : Tình hình sử dụng lao động 2001-2003 Đơn vị : Người Năm 2001 2002 2003 KH 2004 Lao động biên chế 48 75 99 120 Lao động hợp đồng 7 15 30 40 Lao động nữ 31 50 66 81 Lao động quản lí 14 18 21 30 LĐQL/Tổng BCNV(%) 29 24 21,2 20,8 Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Khi mới thành lập, tổng số CBCNV của chi nhánh là 36 người, đến cuối năm 2001 số lao động là 48 người. Ngoài ra do tính chất của công việc nên những tháng cao điểm ngân hàng có thuê thêm lao động hợp đồng thường là ngắn hạn, năm 2001 số lượng này là 7 người. Trong số 48 biên chế của chi nhánh thì lao động nữ chiếm 31 người chiếm 64,6%, sở dĩ tỷ lệ nữ cao như vậy là do tích chất nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu là giao dịch, kế toán, ngân quĩ , tín dụng. Số lao động quản lí là 14 người chiếm tới 29%. Sang năm 2002, Do chi nhánh mở rộng mạng lưới kinh doanh : thêm 3 phòng giao dịch và 1 điểm giao dịch. Do vậy nhu cầu về lao động tăng lên 75 người và số lao động hợp đồng lúc này là 15 người. Trong số 75 biên chế thì lao động nữ là 50 người chiếm 66,67% , lao động quản lí là 18 người chiếm 24% . Trên đà thắng lợi của năm 2002, bước sang năm 2003 NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh : Nâng cấp phòng giao dịch số 1 lên chi nhánh giảng võ, mở thêm chi nhánh Tây Đô, mở thêm phòng giao dịch số 4 và phòng giao dịch số 5. Do vậy số lượng lao động tăng lên 99 người, Ngoài ra số lượng lao động hợp đồng cũng tăng lên 30 người. Trong số biên chế của chi nhánh, lao động nữ là 66 người chiếm 66,67%, lao động quản lí là 21 người chhiếm 21,2%. Như vậy qua 3 năm, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã không ngừng được mở rộng, do đó qui mô lao động cũng tăng theo. Kế hoạch năm 2004, chi nhánh vẫn tiếp tục mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh : mở thêm phòng giao dịch số 6 và nâng cấp phòng giao dịch chùa bộc thành chi nhánh chùa bộc, đồng thời mở thêm một số điểm giao dịch mới. Do vậy kế hoạch lao động năm 2004 là 120 người, ngoài ra số lượng lao động hợp đồng tăng lên là 40 người. 2. Chất lượng lao động Do đặc thù nghiệp vụ Ngân hàng đòi hỏi chất xám cao, do đó lượng lao động có trình độ chuyên môn trong chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau : Bảng trình độ chuyên môn của lao động Đơn vị : Người Năm 2001 2002 2003 - Tiến sĩ 1 2 2 - Thạc sĩ 3 4 4 - Đại học 20 45 64 - Đang học trên đại học 4 5 6 - Cao đẳng 1 2 2 - Cao cấp nghiệp vụ - 1 4 - Trung cấp, sơ cấp 9 10 12 - Chưa qua đào tạo 10 6 5 Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Ngay từ năm 2001 số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học trong chi nhánh đã là 28 người chiếm 58,3%. Công tác được ngân hàng đặc biệt coi trọng, do đó đến năm 2002 số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng lên 56 người chiếm 74,6% trong tổng số CBCNV. Năm 2003 số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 72 người chiếm 77%. Kế hoạch trong các năm tiếp theo tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trên đại học của chi nhánh là khoảng 85%. 3. Công tác tổ chức Trong ba năm qua NHNo&PTNT đã kiện toàn bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh và các đơn vị thành viên . Vì vậy các phòng chức năng nghiệp vụ hoạt động có hiệu quả và và phù hợp yêu cầu phát triển của chi nhánh, các phòng giao dịch được điều chỉnh lại theo mô hình gọn nhẹ, giảm dần lao động thô, áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như mô hình giao dịch một cửa. Chi nhánh đã trang bị cho các phòng ban rất nhiều máy vi tính cấu hình mạnh, ngoài ra còn rất nhiều các thiết bị, dụng cụ ngân hàng, văn phòng như hệ thống Camera theo dõi, hệ thống máy kiểm tiền, máy Photo, máy in, máy Fax, … Ngoài việc tiếp nhận các cán bộ do NHNo&PTNT Việt Nam điều đến, chi nhánh còn tổ chức thi tuyển các cán bộ có trình độ chuyên môn cao theo chỉ tiêu được giao. Do đặc thù của ngành ngân hàng đòi hỏi nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thông thạo máy tính, ngoại ngữ. Do đó chi nhánh đã đặc biệt coi trọng công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn chi CBCNV. Qua ba năm 2001, 2002, 2003 chi nhánh đã có được kết quả đào tạo như sau : - Đào tạo nghiệp vụ được 50 người (Chủ yếu là nghiệp vụ tín dụng) - Đào tạo tin họcđược 30 người - Đào tạo kiến thức bổ trợ được 10 người. - Đào tạo Đại học và sau đại học được 10 người. Nhờ có công tác đào tạo tốt mà tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và sau đại học của chi nhánh rất cao. Năm 2001 tỷ lệ này là 58%, thì đến năm 2003 tỷ lệ nay đã là 77% và dự kiến trong những năm tới là 85% III. Lĩnh vực đời sống và thực hiện các chính sách xã hội 1. Về thu nhập, tiền lương và đời sống. Lãnh đạo NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đặt chủ trương phấn đấu để đạt mức thu nhập bình quân từ 2.100.000 đồng/người/tháng trên nguyên tắc tương xứng với công sức đóng góp, ăng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của mỗi người. Đối với bộ phận giao dịch, kế toán - ngân quĩ, Thanh toán quốc tế , chi nhánh mở rộng các mô hình khoán.Triển khai thực hiện các quy chế về trả thêm lương gián tiếp, chia tiền thưởng và cơ chế koán lương cho các phòng Việc thanh toán lương cho CBCNV Ngân hàng đã có quy định trả lương vào ngày 05 hàng tháng, Chi nhánh luôn cố gắng đảm trả lương đúng hạn cho CBCNV. Thực hiện chủ trương đặt ra của Lãnh đạo chi nhánh , thu nhập bình quân của CBCNV ba năm qua đã tăng lên đáng kể vượt kế hoạch đặt ra. + Năm 2001 thu nhập bình quân: 1.000.000 đồng. + Năm 2002 thu nhập bình quân: 1.200.000 đồng. + Năm 2003 thu nhập bình quân: 1.500.000 đồng Như vậy, ngay từ năm 2001, mức lương bình quân của toàn chi nhánh đã là 1000.000 đồng và đến năm 2003 mức lương bình quân đá tăng lên 15.00.000 đồng, tăng 50%. Từ đó đảm bảo đời sống vật chất cho CBCNV, giúp cán bộ yên tâm công tác và tâm huyết với nghề. 2. Phục vụ đời sống tinh thần cho CBCNV. Ba năm qua, do mới thành lập nên chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn nhiều mặt, Tuy nhiên chi nhánh vẫn chỉ đạo và tạo điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC455.doc
Tài liệu liên quan