Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney

MỤC LỤC

 

1 Giới thiệu tập đoàn Walt Disney : 3

2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney: 4

2.1 Sức ép giảm chi phí cao: 4

2.2 Sức ép đáp ứng địa phương : 6

2.2.1 Sức ép tương đối thấp: 6

2.2.2 Sức ép trở nên cao hơn: 8

3 Walt Disney thâm nhập thị trường Trung Quốc: 10

3.1 Đặc điểm thị trường Trung Quốc: 10

3.2 Động cơ thúc đẩy: 11

3.3 Những khó khăn trước mắt: 12

3.4 Hình thức thâm nhập: 13

4 Kết luận : 21

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8539 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện cắt giảm chi phí vào những ngân sách lớn, hoành tráng của hiệu ứng đặc biệt trong việc sản xuất phim Cướp biển vùng Caribe phần 4. Sự điều chỉnh này đã mang lại hiệu quả đáng mừng cho WD, minh chứng qua việc: tháng 6 năm 2009, công bố lợi nhuận quý vượt dự báo của các chuyên gia với doanh số 8,09 tỷ USD cũng cao hơn dự báo của thị trường. Sức ép đáp ứng địa phương: Sức ép tương đối thấp: Sức ép từ địa phương phát sinh từ những khác biệt về thị hiếu và sở thích khách hàng, những khác biệt về cấu trúc hạ tầng, về kênh phân phối và các thói quen truyền thống. Ban đầu Walt Disney nhận định rằng với năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt của mình thì các sản phẩm và dịch vụ của công ty có thể đáp ứng tốt được các nhu cầu, thị hiếu, sở thích của các khách hàng trên khắp thế giới vì nghĩ rằng phim hoạt hình là sản phẩm lý tưởng cho giải trí toàn cầu, và có thể dễ dàng dịch sang bất kỳ ngôn ngữ nào vì vậy không cần phải thích nghi với sự khác biệt về văn hóa. CEO của Walt Disney đã nói: "If you have a product that is affordable for the masses and Disney-branded, the response is massive" (Nếu bạn có một sản phẩm với giá cả phải chăng và mang thương hiệu Disney thì phản ứng của nó trên thị trường là rất lớn). Với nhận định trên ở thị trường Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh và một số nước ở châu Âu và châu Á thì sức ép từ địa phương đối với Walt Disney là không đáng kể. Lựa chọn chiến lược : Qua phân tích trên ta thấy được Walt Disney đối mặt với sức ép giảm chi phí mạnh mẽ và sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương ở mức tối thiểu vì vậy công ty đã theo đuổi chiến lược toàn cầu : Chiến lược toàn cầu Chiến lược xuyên quốc gia Chiến lược quốc tế Chiến lược đa nội địa Thấp Cao Thấp Cao Sức ép địa phương Sức ép giảm chi phí Thật vậy, những sản phẩm của Walt Disney là những sản phẩm tiêu chuẩn hoá toàn cầu, được tung ra thị trường thông qua các kênh phân phối của mình hay các chi nhánh và đại lý khác của công ty ở các thị trường này. Chẳng hạn như bộ phim hoạt hình Toy Story 3 trong năm 2010 đã trở thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất với doanh thu 920 triệu USD trên toàn cầu trong đó khán giả Mỹ Latin đóng góp $138 triệu và giúp "Toy Story 3" trở thành bộ phim Disney có doanh thu cao nhất tại khu vực này. Bên cạnh đó, "Toy Story 3" cũng đứng giành vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng phim ăn khách UK trong 4 tuần liên tiếp. Và một thị trường khác đóng góp không nhỏ vào doanh thu nước ngoài của "Toy Story 3" là Nhật Bản. Bộ phim thu về 84 triệu đô la Mỹ và giành vị trí thứ nhất tại nước này trong 5 tuần liên tiếp. Hay sự thành công rực rỡ của Disney Land ở California (1955), ở Florida (1970) và ở Tokyo (1983). Tokyo Disneyland rộng 466.535m2, đặt tại Urayasu, Chiba (Nhật Bản) được xây dựng theo đúng phong cách của Disneyland ở California và Florida. Tại đây có 7 công viên chủ đề (World Bazaar, Adventureland, Westernland, Critter Country, Fantasyland, Mickey’s Toontown và Tomorrowland). Các thực phẩm tại Tokyo Disneyland khá giống tại Mỹ như: đùi gà Tây hun khói, bỏng ngô Carmel, kẹo mút hình chuột Mickey…. Đây là một trong 5 công viên lớn nhất của thế giới và là khu vui chơi giải trí lớn nhất của Nhật Bản. Người đến chơi đông như hội, song không một cộng rác, không một mẩu thuốc lá, từ sáng đến tối công viên đều sạch như lau đây là một công viên tỉ mỉ và cảnh quan được chuẩn bị rất hoàn thiện. Bạn có thể tham gia rất nhiêu trò chơi tại đây. Tokyo Disneyland có tất cả 44 trò chơi phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi khác nhau, có 48 nhà hàng Âu, Á, có 53 cửa hàng quà lưu niệm lớn bé. Trong những năm gần đây, số lượng khách đến công viên Disneyland và công viên nước Disneysea, được mở cửa vào năm 2001, đã đạt mức kỷ lục với khoảng 25 triệu lượt hàng năm, tăng nhiều so với con số 9,9 triệu lượt trong năm đầu tiên. Và số liệu về doanh thu cụ thể như sau : Sức ép trở nên cao hơn: Trên thị trường toàn cầu rộng lớn, mỗi địa phương luôn có một sự khác biệt nhất định về thị hiếu và sở thích khách hàng, những khác biệt về cấu trúc hạ tầng, về kênh phân phối và các thói quen truyền thống. Thật vậy, Walt Disney khó có thể đạt được hiệu quả tuyệt đối khi phục vụ thị trường toàn cầu với một sản phẩm tiêu chuẩn hóa mà cũng phải đối mặt với sức ép từ địa phương. Và sức ép địa phương này càng lớn hơn khi Walt Disney muốn bành trướng sang những thị trường mới và khó tính khác ở châu Á và châu Âu. Thật vậy, sự thất bại của Disney Land tại Hong Kong và Paris là một ví dụ. + Khi DisneyLand có mặt ở Hong Kong thì vấn đề gặp phải đầu tiên là ngôn ngữ. Lời giới thiệu về những đặc điểm của công viên được viết bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, và còn có cả những lời giải thích bằng cả  hai thứ tiếng này cho từng chuyến tham quan trong công viên. Disney tiếp tục gặp khó khăn từ sự khác biệt về văn hóa trong ăn uống. Người Hong Kong đến đây nếu trông chờ tìm được kẹo bông hay hot dog thì chỉ thấy đùi gà quay đóng gói cùng với nước tương và kem vừng đen. Từ đó khiến các nhà quản lý của Disneyland phải ghi nhớ và họ đã bổ sung thêm vào thực đơn những món ăn được ưa thích tại Hong Kong. + Tiếp theo khi đặt chân đến Pháp, Disneyland cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và kinh doanh không hiệu quả. Để cải thiên tình hình đó Euro Disneyland bắt đầu giải quyết các vấn đề nội bộ . Năm 1994, tên của công viên đã được thay đổi thành Disneyland Paris, nhấn mạnh sự gần gũi với thủ đô Pháp. Công ty cũng thực hiện những nhượng bộ theo hướng giải quyết lao động nghèo và cải thiện quan hệ báo chí. Các chính sách không có rượu đã được thay đổi, thay vào đó rượu và bia được phục vụ tại các nhà hàng của công viên, bên cạnh đó công ty cũng thực hiện giảm giá vé, giảm giá một số phòng khách sạn, giới thiệu lựa chọn trình đơn giá thấp hơn, và thiết lập giá cả giảm giá cho nhập học mùa đông . Từ nhận định trên ta thấy rằng, ngày nay Walt Disney đã phải đối mặt với sức ép địa phương ngày càng cao. Lựa chọn chiến lược : Qua phân tích trên ta thấy được Walt Disney đối mặt với sức ép giảm chi phí mạnh mẽ và sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương ở mức cao vì vậy công ty đã theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia Chiến lược toàn cầu Chiến lược xuyên quốc gia Chiến lược quốc tế Chiến lược đa nội địa Thấp Cao Thấp Cao Sức ép địa phương Sức ép giảm chi phí Chiến lược này giúp Walt Disney tăng khả năng sinh lời bằng cách thu hoạch lợi ích của sự giảm chi phí do hiệu ứng của đường cong kinh nghiệm và tính kinh tế của địa điểm, đồng thời từ khả năng khác biệt hóa trong việc cung cấp sản phẩm, marketing thích hợp với đáp ứng địa phương. Bên cạnh đó công ty còn thu được lợi ích từ việc học tập toàn cầu nhưng cũng chịu không ít khó khăng từ việc tổ chức quản lý. Walt Disney thâm nhập thị trường Trung Quốc: Đặc điểm thị trường Trung Quốc: Với tổng dân số 1,3 tỷ người cùng tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao,Trung Quốc là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tự nước ngoài. Nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ. Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như nhau, và mức giá có thể cách nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Miền duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20 nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300 USD/người/năm. Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thường chọn sản phẩm rẻ, tuy nhiên khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn. Do trình độ phát triển và nhu cầu, người Trung Quốc cũng rất ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại. Hiện những sản phẩm công nghệ cao nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại... nhưng những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba... họ thường chọn sản phẩm nội địa.Ngoài ra,Trung Quốc cũng là thị trường mà giá cả của hàng hóa được sản xuất tại đây thường có giá rẻ hơn các thị trường khác thậm chí rẻ đến mức khó tin do phần lớn các thiết bị nhà máy của Trung Quốc đều được sản xuất trong nước,chỉ nhập ngoài một vài chi tiết;các doanh nghiệp Trung Quốc thường sản xuất một lượng lớn sản phẩm,thậm chí nhiều hơn cả đơn đặc hàng để giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm;giá nhân công của Trung Quốc cũng thuộc loại loại thấp nhất thế giới. Trung Quốc là một thị trường đầu tư to lớn, thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước ngoài với các hình thức kinh doanh muôn màu muôn vẻ nhưng cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài. Trong số hàng chục triệu công ty đang hoạt động tại Trung Quốc, có những tập đoàn khổng lồ đến mức năm 2000 doanh số đạt 50 tỉ USD, nộp ngân sách 12 tỉ USD, lợi nhuận đạt 7 tỉ USD như tập đoàn dầu khí Sinopec. Ngoài ra,Trung Quốc cũng được biết đến là một trong những nơi có tỷ lệ cao nhất về tham nhũng,sản xuất hàng giả,hàng nhái và vi phạm bản quyền. Động cơ thúc đẩy: Walt Disney là một trong những tập đoàn lớn nhất của thế giới trong lĩnh vực giải trí.Tập đoàn này đã từng giành được rất nhiều thành công tại các thị trường Bắc Mỹ,Mỹ Latin.Nhưng cũng tại chính những thị trường này mà sự cạnh tranh đã và đang diễn ra vô cùng khốc liệt giữa các tập đoàn lớn với nhau hoạt đông chung trong cùng lĩnh vực như: Time Warner,News coporation,…Do đó các thị trường này đang có xu hướng bảo hòa và nhu cầu tìm đến một thị trường mới tiềm năng hơn là vô cùng cần thiết. Không chỉ trong lĩnh vực giải trí mà ngay cả những lĩnh vực khác,Trung Quốc cũng luôn nổi lên như là một trong những thị trường tiềm năng nhất,thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Walt Disney.Những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự gia nhập của WD vào thị trường quốc gia đông dân nhất thế giới này là: Trung Quốc luôn nổi tiếng là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với tổng dân số tính đến năm 2010 khoảng 1,3 tỷ người,trẻ em(0-19) và số người trong độ tuổi lao động(20-59) chiếm 87 % tổng dân số (trẻ em:27%,dân số lao động:60%).Dự đoán đến năm 2050 con số này sẽ giảm xuống còn 68% trên 1,4 tỷ dân (trẻ em:20%,dân số lao động:48%).Do Walt Disney kinh doanh trong lĩnh vực giải trí với phần lớn là khách hàng trẻ tuổi nên một thị trường đông dân và phần lớn là dân số trẻ như Trung Quốc luôn là miếng mồi béo bỡ mà WD không thể bỏ qua. Không nói thì ai cũng biết Trung Quốc từ lâu đã luôn ở trong thế cạnh tranh ngầm với Ấn Độ về lĩnh vực điện ảnh.Đây chính là động lực thúc đẩy sự quan tâm của chính quyền Trung Quốc trong việc đầu tư,thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh nước nhà thông qua việc xây dựng thêm các rạp chiếu phim đồng thời giảm bớt các quy định giới hạn đối với các nhà làm phim nước ngoài.Đây chính là niềm tin cho mộ viễn cảnh sáng lạng của WD khi hoạt động kinh doanh tại thị trường Trung Quốc. Trung Quốc tuy là thị trường đang tăng trưởng nhanh trên thế giới nhưng tại đây vẫn còn thiếu những dự án công viên có chủ đề có tầm cỡ quốc tế nên đây sẽ là tín hiệu rất tốt cho Walt Disney khi có ý định xây dựng Disney Land ở thị trường này. Ngoài ra,khi kinh doanh tại Trung Quốc,WD sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào và nhân công giá rẻ có tay nghề khéo léo.Việc này không chỉ tiết kiệm cho WD một khoảng chi phí lớn trong việc sản xuất và vận tải mà còn tranh thủ được sử ủng hộ của địa phương do sự đóng góp vào việc tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương. Trung Quốc luôn là một trong những quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ cùng lượng thặng dư ngân sách lớn nhất nhất thế giới nên tỷ giá hối đối của quốc gia này luôn được giữ ở mức ổn định tạo ra sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào đây. Trung quốc cũng là một trong những quốc gia có các ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển.Chính điều này đã thúc đẩy việc sử dụng hàng trong nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất góp phần làm giảm giá thành sản phẩm,gia tăng tính cạnh tranh,đem lại lợi ích rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại đây. Những khó khăn trước mắt: Tinh thần dân tộc cao : Người dân Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao và chính phủ ở đây cũng rất đề cao nền văn hóa dân tộc trước làn sóng tây hóa vì vậy chỉ những sản phẩm có chứa hình ảnh văn hóa và lịch sử Trung Quốc cũng như có sử dụng tiếng Quang Thoại mới có thể chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng và thành công ở thị trường này. Rào cản pháp lý: Phương tiện truyền thông tại Trung Quốc được chính quyền nước này quản lý chặt chẽ nên : + Để hạn chế sự cạnh tranh với công nghiệp phim nội địa thì việc cho phát sóng phim nước ngoài ở nơi này thường vào những thời điểm không thuận lợi cho người xem và thời lượng thì bị giới hạn, mỗi năm Trung Quốc chỉ cho phát sóng khoảng 20 bộ phim nước ngoài. + Ngày càng có nhiều đài truyền hình Trung Quốc làm phim hoạt hình hướng vào phân đoạn thị trường trẻ em, mà khi nhu cầu nội địa được đáp ứng càng cao thì chính quyền ở đây sẽ càng hạn chế việc cho phát sóng các phim hoạt hình nước ngoài. + Ở các thị trường nước ngoài Disney thường sử dụng kênh truyền hình Disney TV để quảng bá thương hiệu của hãng nhưng tại thị trường Trung Quốc thì biện pháp trên không được chính phủ cho phép áp dụng. Đối thủ cạnh tranh : + Trung Quốc là thị trường mà trẻ em được lớn lên cùng với nền giải trí chất lượng cao của Hồng Kông và Nhật Bản nên để có được lượng lớn khách hang trung thành với thương hiệu Disney là một điều không dễ dàng. + Trung Quốc với dân số đông được xem là thị trường hấp dẫn nên các ông lớn trong làng truyền thông và giải trí như Time Warner, New Corporation .. cũng đang nổ lực để tiềm kiếm khách hàng ở thị trường này. + Ngoài các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì tại Trung Quốc Walt Disney còn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh của nước sở tại Đối thủ cạnh tranh nội địa ở đây phải kể đến là China Film Group. Đây là hãng phim lớn nhất Trung Quốc với nhiều xưởng phim, kênh truyền hình và nhà phân phối DVD. Gồm các công ty con như : China Film Corporation, Beijing Film Studio, China Youth Film Studio, China Film Co-Production Corporation , China Film Equipment Corporation, Movie Channel Production Center, Beijing Film & Video Laboratory and Huayun Film & TV Compact Disk Co… DisneyLand phải đối chọi với sự cạnh tranh của các công viên giải trí nội địa như Thung Lũng Hạnh Phúc. Đây là công viên giải trí lớn phát triển rất nhanh và đã có mặt ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến trong những năm gần đây và được đông đảo du khách yêu thích, hơn nữa giá vé lại thấp hơn nhiều so với giá vé trung bình của DisneyLand. Môi trường kinh tế Trung Quốc : Năm 2010 Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng bên trong nền kinh tế này vẫn tồn tại những rủi ro phát triển chậm lại do lạm phát, thất nghiệp và gánh nặng nợ nần của các địa phương. Khiến cho Walt Disney hoạt động tại thị trường này gặp khó khăn trong việc thuê tuyển nhân viên và làm cho việc kinh doanh khu giải trí không thuận lợi như trước do tỷ lệ thất nghiệp cao nên nhu cầu tiêu dùng cho giải trí giảm gây đe dọa cho Hong Kong Disneyland , Doanh thu từ thị trường lớn ở Châu Á có thể sẽ giảm sút Hình thức thâm nhập: Mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường nước ngoài nhằm gia tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận luôn là mong muốn của rất nhiều công ty,đặc biệt là các công ty đa quốc gia,những công ty có quy mô lớn. Đây là cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức không nhỏ,nếu chiến lược mở rộng thị trường bị thất bại,tổn thất mà các công ty này phải hứng chịu là rất lớn. Walt Disney cũng biết rất rõ điều đó. Công ty đã nhìn nhận được những khó khăn và thuận lợi nêu trên nên để mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Trung Quốc, thay vì tấn công ồ ạc vào tất cả các lĩnh vực mà nó đang kinh doanh thì Walt Disney lại khôn ngoan đi từng bước nhằm tiếp cận và chinh phục thị trường của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Walt Disney đã khởi động chiến lược của mình bằng việc tiếp cận khách hàng thông qua lĩnh vực điện ảnh. Điện ảnh sẽ giúp Walt Disney quảng bá hình ảnh của mình trong công chúng,đặc biệt là là giới trẻ. Đa số các bộ phim mà Walt Disney hợp tác sản xuất với các nhà làm phim của Trung Quốc đều là phim hoạt hình giành cho thiếu nhi. Song song với việc tăng cường chiếu các bộ phim của mình tại Trung Quốc thì công ty chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực dạy tiếng anh bằng các nhân vật phim hoạt hình của mình. Trẻ em đã được xem các phim hoạt hình của Walt Disney và đem lòng yêu mến,ngưỡng mộ đối với các nhân vật trong phim,đây sẽ là động lực thúc đẩy những đứa trẻ này tham gia vào các lớp học tiếng Anh ,vì tại đây là nơi chúng được nhìn thấy,tiếp xúc và cùng học tiếng Anh với các nhân vật hoạt hình. Còn đối với các trẻ em chưa biết về các nhân vật hoạt hình của Walt Disney, nếu được tham gia vào các lớp học tiếng Anh, chúng sẽ có cơ hội tiếp xúc với các nhân vật hoạt hình qua đó khơi dậy cảm giác hứng thú đối với các phim và sản phẩm của Walt Disney. Thật vậy với hướng đi mới này sẽ giúp Walt Disney tiếp cận nhiều hơn với khách hàng Trung Quốc, cũng như tạo sự gắn kết giữa họ với di sản đồ sộ những câu chuyện của vương quốc Disney. Tiếp theo sau đó khi người dân Trung Quốc đã quen thuộc hơn với các nhân vật hoạt hình nhỏ của Walt Disney, công ty tiến hành dự án xây dựng công viên Disney Land nhằm gia tăng doanh thu. Chính ước mơ được tiếp xúc với các nhân vật hoạt hình trong phim của trẻ nhỏ là cơ sở khiến cho tập đoàn này tin tưởng rằng dự án Disney Land sẽ gặt hái được nhiều thành công.Disney Land không chỉ là điểm vui chơi, tham quan, giải trí của trẻ nhỏ mà đây còn là một trong những địa điểm thú vị thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Một khi đã được nhìn thấy,tiếp xúc với các nhân vật mà mình yêu thích,mong muốn của trẻ nhỏ sẽ trở nên ngày càng lớn hơn bằng việc muốn sở hữu cho riêng mình những nhân vật đó hoặc bất cứ thứ gì có liên quan đến nhân vật mà mình yêu thích. Đây chính là thời cơ không thể thích hợp hơn cho việc thực hiện bước đi thứ tư của Walt Disney là mở các Disney store chuyên cung cấp các sản phẩm cho trẻ nhỏ. Những sản phẩm này có thể là các thú nhồi bông có hình dạng các nhân vật hoạt hình hay các đồ gì thiết yếu dành cho trẻ nhỏ có in hình của các nhân vật trong phim,… Các bước đi của Walt Disney trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Trung Quốc được tính toán một cách hết sức chu đáo. Đây chính là cơ sở tạo dựng niềm tin cho tập đoàn này trong việc chinh phục thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc và điều này đã được hiện thực hóa khi Walt Disney tiến hành thâm nhập thị trường Trung Quốc bằng hai hình thức chính là liên doanh và công ty con sở hữu toàn bộ a/ Lĩnh vực phim: -Để đối phó với việc vi phạm bản quyền đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc,Walt Disney đã phát hành phim gần như đồng thời tại nhiều nước. - Trung Quốc đã đặt ra giới hạn trong một năm chỉ 20 phim nước ngoài được phép công chiếu tại rạp. Tuy nhiên,những tác phẩm có sự tham gia thực hiện của một công ty sản xuất Trung Quốc cũng được xem là phim Trung Quốc nội địa. Chính vì vậy mà Walt Disney chủ trương hợp tác sản xuất phim với các công ty nội địa nhằm khắn phục những khó khăn này. - Người dân Trung Quốc rất tự hào về truyền thống dân tộc,họ luôn tôn trọng các giá trị về văn hóa,lịch sử.Nên trong thời điểm thâm nhập thị trường điện ảnh Trung Quốc như hiện nay,Walt Disney chủ trương sản xuất các bộ phim mang sắc thái Trung Quốc,các bộ phim có cốt truyện từ lịch sử Trung Quốc hoặc giá trị văn hóa truyền thống của nước này.Việc này cũng không quá khó khăn khi họ có sự hợp tác của các công ty điện ảnh Trung Quốc trong quá trình sản xuất phim.Nhưng để các bộ phim của mình không chỉ được các khán giả Trung Quốc mà các khán giả tại Bắc Mỹ và các quốc gia khác biết đến,Walt Disney sẽ sử dụng cả diễn viên Trung Quốc lẫn các diễn viên đến từ Bắc Mỹ và các nước châu Âu. Các bộ phim mang sắc thái Trung Quốc được hợp tác bởi Walt disney và các công ty điện ảnh Trung Quốc đã gây được nhiều tiếng vang như: - The Magic Gourd - Bí Đỏ: đây là bộ phim tiếng Trung đầu tiên của Walt Disney có sự hợp tác của tập đoàn điện ảnh Trung Quốc (CFG). Bộ phim xen lẫn giữa những cảnh thật và những cảnh phim họat hình.Đây là tác bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Zhang Tianyi.Tuy chỉ là phim đen trắng nhưng Bí Đỏ cũng đã "hút hồn" người xem, đặc biệt là các fan nhí. - Mulan - Hoa Mộc Lan : Hoa Mộc Lan (Mulan) là bộ phim bộ phim dựa theo một câu chuyện dân gian nổi tiếng của Trung Quốc kể về cô gái giả trai ra trận thường được biết đến dưới cái tên Hoa Mộc Lan. - High School Musical (phiên bản Trung Quốc) : Dựa theo nguyên bản "High School Musical" vốn là bộ phim thành công nhất của Disney, phiên bản Trung Quốc này cũng khắc họa cuộc thi ca nhạc trong một trường đại học, nó làm khơi dậy khát vọng nhận thức ra đam mê âm nhạc của các học sinh. Mọi người đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình, nhưng ai cũng đã thành công trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn để thực hiện giấc mơ của mình. - The magic gourd- Trái bầu tiên : là sản phẩm hợp tác giữa Walt Disney và Hãng phim nhà nước Trung Quốc - China Film Group. Trái bầu tiên được xây dựng dựa trên câu chuyện nổi tiếng của nhà văn Trung Quốc Zhang Tian Yi viết cho trẻ em năm 1958. b/ Trường dạy tiếng Anh: Nhóm nghiên cứu thị trường của Disney phát hiện rằng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở nước này thì nhu cầu học tiếng Anh trở nên rất cấp thiết tại nhiều thành phố lớn lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh. Các bậc cha mẹ giàu tiền của coi tiếng Anh chính là phương tiện để con em mình có được công việc tốt hơn, mở ra cơ hội giao lưu với tầng lớp thượng lưu. Nắm bắt được điều đó nên Walt Disney quyết định thâm nhập thị trường này bằng lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới đó là trường dạy tiếng Anh. Từ tháng 10/2008 Disney bắt đầu mở trường học đầu tiên tại Trung Quốc. Disney hiện có 10 trường tại Thượng Hải, 5 trường tại Bắc Kinh và dự kiến gấp đôi con số đó vào năm tới, dần mở rộng từ hai thành phố lớn nhất Trung Quốc tới các thành phố khác. Và dự kiến trong vòng năm năm tới, số trường học sẽ tăng từ 11 lên 148 trường. với mục tiêu từ nay đến năm 2015 sẽ có khoảng 150.000 trẻ em nước này được học tiếng Anh. Với hình thức thâm nhập công ty con sở hữu toàn bộ này, Walt Disney thiết kế xây dựng các trường học và nội dung giảng dạy để thu hút nhiều người tiêu dùng: + Nắm bắt được tâm lý đam mê phim hoạt hình của các bé, WaltDisney đã tinh tế thiết kế ra Magic English, chương trình học tiếng Anh cực kì sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn các bé qua những nhân vật họat hình ngộ nghĩnh nổi tiếng của hãng. +Với Magic English, những thiên thần đáng yêu của bạn sẽ bị cuốn hút theo những pha hành động của Mickey, Donald, Goofy...tất cả đều rất sinh động, vui nhộn. Và đặc biệt, qua những nhân vật họat hình yêu thích, các bé sẽ được làm quen với những vốn tiếng Anh đơn giản bằng hình ảnh trực quan, qua các bài hát... Mỗi trung tâm Disney có nhiều lớp Anh ngữ khác nhau cho trẻ em có độ tuổi từ 2 cho tới 12..Chương trình giảng dạy mô tả những pha hành động của chuột Mickey, vịt Donald, nàng tiên cá,… và những nhân vật nổi tiếng khác. Tất cả các nội dung đều liên quan đến vương quốc Disney. Mỗi lớp học có khoảng 15 học sinh và tên các bộ phim được sử dụng làm tên lớp học, chẳng hạn như “Andy’s Bedroom” hay “Toy story”. Thoáng nhìn qua, các phòng học nhìn giống như những chiếc hộp chán ngắt nhưng hai trên bốn bức tường được sử dụng màn hình cảm ứng cỡ lớn, các trò chơi và các phương tiện kết nối đa phương tiện khác. Mỗi bài học được trợ giảng bởi những nàng tiên cá ảo, vịt Donald, chuột Mickey và những biểu tượng của hãng Disney khác. Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách chạm vào câu trả lời trên màn hình. Lớp học có vẻ như không ngừng chuyển động. Hầu hết học sinh tỏ ra thích thú và bận rộn. Khi chúng hỏi nhau các câu hỏi tiếng Anh, phát âm của chúng lưu loát chẳng khác gì những đứa trẻ cùng tuổi tại Mỹ. Mỗi lớp học có một hướng dẫn viên người phương Tây và một người Trung Quốc. Hơn 300 bài hát, tất cả đều được gắn với các nhân vật hoạt hình giúp lũ trẻ dễ nhớ. Tài liệu của khóa học gồm khoảng 60 quyển sách. Tất cả đã được kiểm tra bởi các nhân viên kiểm duyệt cẩn trọng của Trung Quốc. à Walt Disney đang gặt hái được ngày càng nhiều thành công trong lĩnh vực này nhờ các lớp học ở đây luôn mang đến các em những câu chuyện kể với ngôn ngữ sống động và có tính ứng dụng cao. Hơn nữa, thương hiệu Disney đã có tiếng vang đối với nhiều phụ huynh và học sinh. Thế nhưng không con đường nào là hoàn toàn suông sẻ, trường dạy tiếng Anh của Walt Disney phải đối mặt với một số khó khăn + Mở trường dạy tiếng Anh là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với Walt Disney nên việc triển khai nó không khỏi gặp những khó khăn, vấp váp của một người mới, WD phải tốn chi phí marketing cho trường dạy tiếng Anh của mình vì từ trước đến nay khách hàng biết đến công ty là một tên tuổi lớn trong ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney.doc
Tài liệu liên quan