Năm 1998, KFC gia nhập thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam trong bối cảnh thức ăn nhanh khá mới mẻ và xa lạ đối với thị trường Việt Nam, sức mua của người dân kém do cuộc khủng hoảng Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt người dân Việt Nam đã quen với những sản phẩm thức ăn liền đặc trưng của dân tộc như bún , phở, hủ tiếu KFC đã gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển ở thị trường mới này. Nhưng trải qua gần 12 năm từ 1998 đến 2010 thì KFC đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường thức ăn nhanh và trong lòng của người tiêu dùng. Vậy KFC đã sử dụng chiến lược gì để có thể đứng vững và phát triển như ngày hôm nay?
Bên cạnh việc theo đuổi chiến lược chung của tổng công ty là thích nghi, hành động và thích nghi từng môi trường, KFC đã cố gắng tạo ra sự khác biệt hóa cho sản phẩm thức ăn nhanh của mình. Và trước khi thực hiện những chiến lược hoạch định tại thị trường Việt Nam, KFC đã làm những nghiên cứu để nắm rõ thị trường cũng như xác định được thị trường mục tiêu của mình.
48 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 17809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược Marketing cho sản phẩm KFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho đến ngày nay và hiện giờ công thức này đang được lưu giữ an toàn tại Louisville. Tại Kentucky chỉ có một vài người biết được công thức đáng giá hàng triệu đô la này ( và họ đã ký những cam kết nhằm đảm bảo giữ bí mật công thức đó). Tại thị trường Việt Nam ngoài các sản phẩm truyền thống thì KFC đã chọn cho mình hướng đi riêng phù hợp với ẩm thực của người Việt như là cho ra các sản phẩm mới như bánh mì mềm, bắp cải chộn jumbo…
Nguồn nguyên liệu đầu vào : KFC Việt Nam luôn luôn chọn lựa nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp có uy tín và đặc biệt là nguyên liệu phải luôn được đóng dấu kiểm dịch của các cơ quan chức năng, với sản phẩm chính làm từ gà và tình trạng dịch cúm H5N1 đang diễn ra thì vấn đề nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào trở thành mối quan tâm hàng đầu của công ty, đây có thể xem vừa là thách thức vừa là cơ hội cho KFC khẳng định chất lượng của mình. Với mục tiêu xây dựng thương hiệu lâu dài tại Việt Nam, KFC luôn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam thông qua việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên mỗi sản phẩm của mình.
Nguồn nhân lực
Với mỗi công ty, đặc biệt là các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống như KFC thì nhân cung cách phục vụ của nhân viên đóng một vai trò rất quan trong cho sự thành công của công ty. Biết rõ điều này , KFC VietNam luôn chú tâm xây dựng một đội ngũ nhân viên quản lý và phục vụ nhanh nhẹn, lịch sự và chuyên nghiệp, quy cách hiện đại tạo nên một hệ thống dịch vụ đẳng cấp nhằm phục vụ đem lại sự thoải cao nhất cho khách hàng . Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thì ngoài việc đảo tạo thì KFC cũng xây dựng một chế độ thưởng cho mọi nỗ lực của từng cá nhân, tập thể, hơn 2000 nhân viên của KFC Việt Nam làm việc với phương châm “ Work hard-Play Hard” . Hơn nữa, KFC luôn cam kết về tính đa dạng và tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. Có thể nói KFC đã thể hiện một phong cách phục vụ chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn là cả một chuỗi hệ thống các cửa hàng luôn đem lại sự thoải mái nhất cho khách hàng. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhân một thực trạng cho nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ nói chung và ngành thức ăn nhanh nói riêng đó là sự thay đổi nhân sự phục vụ quá thường xuyên và nhanh chóng nên có thể gây ra những phí tổn cho công tác đào tạo cũng như hiệu quả làm việc của các nhân viên mới.
Hệ thống phân phối
Với một hệ thống cửa hàng rộng khắp tại các quận của thành phố Hồ Chí Minh, cùng với đội ngũ giao hàng đông đảo luôn giao hàng tận nhà với thời gian nhanh nhất, KFC đã tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho nguời tiêu dùng. Cùng với hệ thống phân phối dày đặc tại thành phố Hồ Chí Minh thì ở các tỉnh thành phố khác như Hà Nội, Cần Thơ thì KFC luôn lựa chọn đặt cửa hàng tại những vị trí đắc địa, các cửa hàng của KFC luôn được đặt tại các vị trí thuận lợi nơi các trung tâm mua sắm, các giao lộ, siêu thị, các nơi có vị trí đẹp , nơi tập trung nhiều người mua sắm ,…… Chính điều này đã tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi đến ăn hoặc mua thức ăn tại KFC, và lượng khách ngày càng tăng thêm.
Nguồn lực tài chính và năng lực kinh doanh
Nguồn lực tài chính: KFC là một thành viên của tập đoàn Yum! đang hoạt động với hơn 33000 nhà hàng đang hoạt động trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tập đoàn Yum bao gồm bốn công ty lớn đó là : KFC, Piza Hut, Taco Bell và Long John Siver , đây cũng là những thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Yum!. Có thể thấy rằng KFC Việt Nam được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập d0oan2 Yum! Nên KFC hoàn toàn có đủ nguồn lực tài chính để mở rộng thị trường cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác. Có thể nhìn nhận đây là một điểm mạnh của KFC Việt Nam.
Năng lực kinh doanh : Điều đầu tiên mà chúng ta phải nhìn nhân đó là KFC đã xây dựng được một thương hiệu thức ăn nhanh rất thành công trên thế giới cũng như Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại thì KFC có hơn 3800 công ty franchise đa nhãn hiệu trên toàn cầu và mỗi ngày KFC đón tiếp hơn 8 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, với thâm niên hơn 10 năm thâm nhập thị trường KFC đã tạo dựng và phát triển chuỗi nhà hàng với những bước đầu đầy khó khăn KFC đã chấp nhân đầu tư và tạo dựng hình ảnh của mình cho chiến lược phát triển sau này. Sau giai đoạn này thì KFC đã thực sự thuyết phục được khách hàng tại thị trường Việt Nam với chất lượng vượt trội. Hiện nay KFC đang phát triển một cách mạnh mẽ và đầy chiến lược, KFC ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong thị trường thức ăn nhanh Việt Nam. Hiện nay KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được nhiều người biết đến tại Việt Nam nói chung cũng như thành phố Hồ Chí Minh. Theo một khảo sát gần đây thì 70% người Việt Nam đã thích đi ăn tại các cửa hàng thức ăn nhanh, hơn nữa theo số liệu từ bộ công thương trong năm 2009 thì doanh thu của ngành thức ăn nhanh ước đạt khoàng 500 tỷ đồng, tăng khoảng 35-40% so với năm ngoái . Hai điều này càng khẳng định thêm tiềm năng phát triển của thị trường thức ăn nhanh nói chung cũng như tiềm năng phát triển của KFC Việt Nam nói riêng.
Phân tích SWOT
Điểm mạnh ( strength)
Danh tiếng ( S1) : KFC là thương hiệu gà rán đầu tiên ở Việt Nam và cũng là 1 thương hiệu lớn trên thế giới với hơn 33000 cửa hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới, không ai có thể phủ nhận danh tiếng của KFC. Đây cũng là 1 thuận lợi, 1 thế mạnh trong kinh doanh nói chung cũng như trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh nói riêng.
Hệ thống phân phối (S2): KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành phố Hồ Chí Minh và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra KFC còn có những cửa hàng ở Hà Nội, và các tỉnh thành khác. Đây là một điểm mạnh của KFC.
Dịch vụ khách hàng (S3) : Với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với phong cách phục vụ chuyên nghiệp độc đáo luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi và giúp cho khách hàng có được món ăn trong thời gian nhanh nhất. Hơn nữa KFC còn phục vụ các dịch vụ giữ xe miễn phí, giao hàng tận nơi không tính phí và tổ chức tiệc sinh nhật trọn gói cho trẻ em với mức phí 400000-500000 đồng cho 10 trẻ, trong đó bao gồm dẫn chương trình, trang trí, bong bong, thiệp mời, giải thưởng cho các trò chơi.
Nguồn lực tài chính (S4) : Với sự hậu thuẫn đắc lực của tập đoàn Yum – tập đoàn hàng đầu thế giới sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như KFC, Piza Hut, Taco Bell và Long John Siver, với tốc độ mở ba cửa hàng mỗi ngày – KFC thực sự có một nguồn lực tài chính cực kỳ dồi dào cho chiến lược phát triển của mình.
Vị trí kinh doanh (S5) : Vị trí các cửa hàng KFC phân bố tại các vị trí rất thuận lợi tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các con đường lớn, …. Nên tạo được sự thuận lợi cho khách hàng.
Chất lượng sản phẩm (S6): KFC khẳng định chất lượng vượt trội qua công thức chế biến độc đáo với sự kết hợp 11 loại gia vị thảo mộc, và nguyên liệu đầu vào được kiểm tra khắt khe cùng với hệ thống chế biến cũng như thiết bị tại các cửa hàng luôn đảm bào sạch sẽ tạo cho khách hàng một sự an tâm cần thiết. Bên cạnh đó KFC cũng luôn luôn đa dạng hóa thực đơn của mình cùng với những biến tấu phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
Điểm yếu ( weakness)
Giá cả (W1) : Với mức giá trung bình là 50000 đồng/ 1 suất ăn ( bao gồm nước uống) thì đây quả là một số tiền lớn đối với đa số người dân Việt Nam có thu nhập thấp
Nguồn nhân lực(W2): Với sự thay đổi nhân sự phục vụ khá nhanh chóng và thường xuyên dẫn tới lãng phí chi phí đào tạo cũng như chất lượng phục vụ có thể không ổn định của các nhân viên mới. Điều này có thể dẫn tới những thiếu sót khi phục vụ khách hàng
Hình ảnh thương hiệu dễ nhầm lẫn (W3): Chúng ta có thể thấy về màu sắc của logo và cách trang trí các cửa hàng của KFC và các cửa hàng thức ăn nhanh khác là tương đối đồng nhất ở gam màu đỏ. Do đó màu sắc thương hiệu không thực sự tạo được ấn tượng đậm nét trong tâm trí khách hàng.
Cơ hội ( opportunity )
Môi trường chính trị pháp luật thuận lợi (O1): Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, hệ thông pháp luật cũng đang dần hoàn thiện. Từ đó, tạo khung pháp lý vững chắc, môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư.
Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định (O2): tốc độ tăng tưởng nền kinh tế luôn ở mức cao theo đó thì thu nhập trung bình của người dân Việt Nam cũng tăng đều đặn. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm tồi tệ tình hình kinh doanh của các nước lớn trên thế giới tuy nhiên vào thời điểm này vì nền kinh tế Việt Nam chưa hội nhập hoàn toàn nên những tác động của nó không nghiêm trọng và sau thời kỳ khủng hoảng thì mức thu nhập bình quân của người dân đang tăng trở lại sau một giai đoạn giảm nhẹ. KFC chủ yếu phục vụ tại các thành phố lớn nơi người dân có mức thu nhập cao, và tại đây thu nhập bình quân đầu người đang tăng mạnh. Chính những điểu này sẽ tạo điều kiện cho KFC thu hút càng nhiều khách hàng và tăng doanh số của mình.
Chính phủ thực hiện các chính sách kích thích nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng (O3) Hiện nay, chính phủ đang thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất đang giảm dần và quay về mức trước khủng hoảng cùng một số ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn. Đồng thời, các gói kích cầu đã dược tung ra. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng mềm mỏng hơn trước với sự cắt giảm một số loại thuế cho doing nghiệp. Tât cả những chính sách này sẽ là một lực mạnh mẽ thúc đẩy cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng trong thời gian tới.
Việt Nam có dân số đông, kết cấu dân số trẻ (O4) Với dân số đông như nước ta cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một nhu cầu khổng lồ đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm - những mặt hàng thiết yếu. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực thực phẩm. Đồng thời với cơ cấu dân số trẻ, người ta sẽ có thể dễ dàng thay đổi khẩu vị hơn so với tầng lớp cao tuổi, người trẻ thường có xu hướng dễ chấp nhận hơn, có tính thích nghi tốt hơn. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các loại thực phẩm hương vị mới lạ thâm nhập thị trường và thức ăn nhanh cũng không phải là ngoại lệ.
Nguồn nguyên liệu dồi dào (O5).Việt Nam là một nước nông nghiệp, cho nên trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính rất phát triển ở Việt Nam điều đó đã tạo nên một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa đồng thời giảm được chi phí.
Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng (O6): Trong những năm gần đây thì nhu cầu vể thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam liên tục đặc biệt là giới trẻ. Xu hướng đi ăn tại các cửa hàng thức ăn nhanh đã trở thành một thói quen của nhiều bạn trẻ Việt Nam . Cụ thể là theo thống kê của bộ công thương thì năm 2009 tổng doanh thu thức ăn nhanh đã tăng khoảng 35%-40% . Đây là một cơ hội lớn cho ngành thức ăn nhanh nói chung và cho KFC nói riêng. Bên cạnh đó, với sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng : các trung tâm mua sắm, các siêu thị, khu vui chơi, …. Thì điều này tạo ra một sự tương tác thuận chiều cho sự phát triển của ngành thức ăn nhanh.
Thách thức
Nhiều đối thủ cạnh tranh (T1). Thị trường thức ăn nhanh đang rất phát triển. Nhu cầu cho sản phẩm thức ăn nhanh của người tiêu dùng đang ngày càng tăng nhanh đặc biệt là tầng lớp trẻ, với những chiến lược marketing không biết mệt mỏi các hãng thức ăn nhanh đã phần nào đạt được thành quả khi tạo nên được một nhu cầu tiên dùng mới cho người dân. Do đó, việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Trong đó phải kể đến những cái tên như Lotteria - một thành viên của tập đoàn Lotte của Hàn Quốc Jollibee của Phillipine và cả những ông lớn trên thị trường Việt-Kinh Đô. Đấy là chưa kể đến những đối thủ tiêm năng sắp đặt chân vào Việt Nam. Trong đó, đáng sợ nhất là gã khổng lồ McDonald-hãng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới.
Áp lực từ khách hàng là không nhỏ(T2). Với lượng dân số đông và tỷ lệ tăng dân số ở thành thị ngày càng nhanh đã tạo nên một bộ phận lớp trẻ có thu nhập khá cao và kèm theo đó là khả năng sẵn sang chi trả là khá lớn cho những bữa ăn ngon miệng và chất lượng. Người dân ngày càng ý thức rõ về mặt giá cả so với giá trị họ đã có sự chuyển biến nhất định về mặt này. Và đi kèm với khả năng chi trả cao hơn thì yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm cũng tăng theo thời gian, đa số người tiêu dùng đã và đang quan tâm đến vấn đề chất lượng và sức khỏe.
Vấn đề vệ sinh thực phẩm càng được quan tâm (T3): Với mức sống ngày càng được nâng cao thì người tiêu dùng càng quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay có nhiều vấn đề đang nổi lên liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm đó là tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 đang diễn biến phức tạp và ngày càng có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến việc chế biến không hợp vệ sinh. Hơn nữa tình hình có nhiều các công ty thực phẩm Trung Quốc liên quan đến các vụ bê bối do sản phẩm có chứa chất gây ung thư cũng gây lo ngại cho người tiêu dùng Việt Nam. Từ đó tạo ra một tâm lý dè dặt ở khách hàng.Đây là một thách thức lớn cho KFC và cả thị trường thức ăn nhanh nói chung. Nếu không tuân thủ các quy đinh nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ sẽ đánh mất lòng tin vốn rất khó gây dưng nơi khách hàng.
Sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực(T4). Người Việt có những nét văn hóa ẩm thực hoàn toàn khác biệt với khẩu vị mà thức ăn nhanh mang đến. Và đó được coi là rào cản khó vượt qua của các hãng kinh doanh thức ăn nhanh chứ không riêng gì KFC. Ngoài ra việc không thích các sản phẩm từ công nghiệp và thói quen dùng đũa cũng ngăn cản mọi người sử dụng thức ăn nhanh theo kiểu phương Tây.
Áp lực từ các sản phẩm thay thế (T5). Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại có văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng vì thế nguy cơ từ nhóm sản phẩm có khả năng thay thế này không phải là nhỏ đối với các hãng thức ăn nhanh. Con người Việt Nam vốn ưa chuộng ẩm thực cho nên nền ẩm thực Việt Nam cũng rất phát triển với rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bắt mắt. Trong đó phải kể đến Phở-một món ăn truyền thông măng đậm bản sắc người Việt với thương hiệu Phở 24 đang trên con đường chinh phục thị trường thế giới.
Danh tiếng ( S1)
Hệ thống phân phối (S2)
Dịch vụ khách hàng (S3)
Nguồn lực tài chính( S4)
Vị trí kinh doanh ( S5)
Chất lượng sản phẩm ( S6)
Giá cả ( W1)
Nguồn nhân lực(W2)
Hình ảnh thương hiệu dễ nhầm lẫn ( W3)
Môi trường chính trị pháp luật thuận lợi (O1)
Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định (O2)
Chính phủ thực hiện các chính sách kích thích nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng.(O3)
Việt Nam có dân số đông, kết cấu dân số trẻ.(O4)
Nguồn nguyên liệu dồi dào(O5).
Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng (O6)
Nhiều đối thủ cạnh tranh(T1)
Áp lực từ khách hàng là không nhỏ(T2)
Vấn đề vệ sinh thực phẩm càng được quan tâm (T3)
Sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực(T4)
Áp lực từ các sản phẩm thay thế(T5)
Chương 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP
ChiẾn lưỢc cẠnh tranh cỦa KFC tẠi ViỆt Nam
Năm 1998, KFC gia nhập thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam trong bối cảnh thức ăn nhanh khá mới mẻ và xa lạ đối với thị trường Việt Nam, sức mua của người dân kém do cuộc khủng hoảng Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt người dân Việt Nam đã quen với những sản phẩm thức ăn liền đặc trưng của dân tộc như bún , phở, hủ tiếu…KFC đã gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển ở thị trường mới này. Nhưng trải qua gần 12 năm từ 1998 đến 2010 thì KFC đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường thức ăn nhanh và trong lòng của người tiêu dùng. Vậy KFC đã sử dụng chiến lược gì để có thể đứng vững và phát triển như ngày hôm nay?
Bên cạnh việc theo đuổi chiến lược chung của tổng công ty là thích nghi, hành động và thích nghi từng môi trường, KFC đã cố gắng tạo ra sự khác biệt hóa cho sản phẩm thức ăn nhanh của mình. Và trước khi thực hiện những chiến lược hoạch định tại thị trường Việt Nam, KFC đã làm những nghiên cứu để nắm rõ thị trường cũng như xác định được thị trường mục tiêu của mình.
Phân khúc thị trường
Phân loại thị trường theo khu vực địa lý
Từ khi bước vào thị trường năm 1998, KFC đã không ồ ạt mở rộng hệ thống các cửa hàng mà theo chiến lược phát triển lâu dài của mình trên thị trường Việt Nam, KFC đã mở rộng thịt trường một cách vững chắc. Năm 1998, KFC đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng mãi đến năm 2006 KFC mới mở rộng thị trường của mình ra Hà Nội. Hiện nay KFC tập trung chủ yếu vào những thành phố lớn, đông dân cư như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ…Trong đó hai thị trường chính là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Phân loại theo nhân khẩu học
Phân loại theo độ tuổi: chủ yếu là giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi và những hộ gí đình có trẻ em. KFC nhắm vào nhóm đối tượng này là vì muốn đánh vào xu hướng trẻ, năng động dễ dàng tiếp cận văn hóa Phương Tây của các bạn trẻ. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và muốn tác động vào thói quen ẩm thực của trẻ em ngay từ khi nhỏ.
Phân loại theo thu nhập: Hầu hết những sản phẩm của KFC tương đối đắt đối với người tiêu dùng Việt Nam (phần lớn có giá trên 30000 đ/ một phần ăn bao gồm nước). Mà thu nhập của người dân Việt Nam nhìn chung tương đối còn thấp. Đây cũng là một khó khăn rất lớn khi KFC gia nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy những người có thu nhập tương đối cao và ổn định là đoạn thị trường mà KCF hướng vào. Bên cạnh những người thu nhập cao là khách hàng thường xuyên, những người tiêu dùng có thu nhập cũng có thể là khách hàng không thường xuyên của KFC.
Phân theo nghề nghiệp: Với độ tuổi và khu vực thị trường mà KFC hướng vào thì thấy rõ đối tượng khách hàng chính của KFC chính là học sinh và sinh viên, các bạn trẻ làm việc tại trung tâm thành phố…Vì số lượng các trường phổ thông, đại học, khu công nghiệp tập trung ở những thành phố lớn rất nhiều. Và đây cũng phù hợp với định hướng của KFC.
Phân loại thị trường theo tâm lý
Từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế thị trường vào năm 1986 thì xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập không những về kinh tế mà ngay cả về văn hóa xã hội ngày càng mạnh mẽ. Việc phát triển nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới, phong cách lối sống công nghiệp hóa đã được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh. Điều đó cũng là một cơ sở để KFC có thể tin tưởng vào tương lai khi đặt chân vào thị trường Việt Nam.
Chọn thị trường mục tiêu
Trong thời gian qua, với phong cách sống công nghiệp, số người làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, công ty ngày càng nhiều nhu cầu thức ăn nhanh ngày càng tăng lên nhờ tính gọn, nhẹ, tiện lợi. Đặc biệt người tiêu dùng đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm nên họ thường tìm đến những công ty fastfood quốc tế với một niềm tin an toàn hơn là các quan ven đường. Đây cũng là một thuận tiện cho các Công ty dịch vụ thức ăn nhanh như KFC. Qua những phân tích trên cho thấy KFC đã chọn thị trường mục tiêu của mình là những người có độ tuổi dưới 30, gia đình có thu nhập khác, đặc biệt là trẻ em và chủ yếu đánh vào các khu vực đông như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,…Với mục tiêu đó, KFC đã chấp nhận chịu lỗ trong một vài năm đầu để xây dựng thị trường, phát triển thương hiệu, mở rộng hệ thống,…
Chiến lược định vị
Năm 1996 Lotteria vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh Lotteria thì KFC còn phải đối mặt với các sản phẩm truyền thống của các đối thủ như Phở 24,… và kể cả đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác như MC Donald. Dù biết thị trường Việt Nam là thị trường tốt với dân số đông, nền kinh tế thị trường mở cửa, lối sống công nghiệp của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa… nhưng KFC gặp rất nhiều khó khăn do sản phẩm KFC mang phong cách hiện đại. Vì vậy KFC đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách dần dần, từ từ tạo lòng tin cho khách hàng đặc biệt thông qua chất lượng sản phẩm.
CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế toàn cầu, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình một chiến lược đúng đắn để có thể đứng vững và phát triển. Không loại trừ KFC, tuy là một đại gia trong lĩnh vực fastfood nhưng đứng trước sự cạnh tranh ác kiệt của Mc’Donald-anh cả trong lĩnh vực này cùng với những Pizza Hut, Lotteria…KFC đã theo đuổi chiến lược giảm chi phí và dị biệt hóa sản phẩm.
Bước vào Việt Nam, một thị trường có thể nói là mới mẻ và tiềm năng trong lĩnh vực thức ăn nhanh, KFC đã làm gì để chiếm lĩnh thị trường đồng thời đối phó với các đối thủ cạnh trạnh lớn như Mc’Donald, Lotteria, Jollibee cũng như thói quen sử dụng thức ăn nhanh truyền thống của người Việt Nam như phở, bún bò…?
Như trên đã nói, KFC theo đuổi chiến lược giảm giá và dị biệt hóa sản phẩm trên toàn cầu. Chiến lược này cũng đã được áp dụng thành công ở Việt Nam. KFC mang lại một phong cách mới lạ trong ăn uống đến Việt Nam, thay vì ngồi ở những quán lề đường, ăn những món ăn truyền thống Việt Nam thì người tiêu dùng giờ đây có thể thưởng thức những món fastfood trong những nhà hàng sang trọng theo phong cách phương Tây. Theo chiến lược này thì đối tượng khách hành mà KFC hướng tới là tầng lớp trung lưu có thu nhập khá trở lên. Để hiểu rõ hơn KFC đã làm như thế nào, chũng ta tìm hiểu sâu hơn về những chiến lược của nó.
Chiến lược sản phẩm:
Việt Nam là một nước có bề dày văn hóa lâu đời, văn hóa ẩm thực của Việt Nam cũng rất đa dạng phong phú, mỗi vùng miền có khẩu vị khác nhau. Miền Bắc thích ăn lạt, miền Trung “khoái” cay và mặn còn miền Nam ăn ngọt. Các món ăn truyền thống của Việt Nam cũng rất nhiều: phở, bún bò, bành bèo…đa số đều là những món ăn nhanh. Vì vậy, việc tìm ra một chiến lược sản phẩm hợp lý để thâm nhập vào thị trường Việt Nam là rất khó khăn.
Như trên đã đề cập đến, KFC sử dụng chiến lược dị biệt hóa sản phẩm trên toàn cầu. Chiến lược này cũng đã áp dụng khá thành công ở Việt Nam. Dị biệt hóa sản phẩm tức là tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại khác. Nhưng đối với thị trường Việt Nam, khi mà người dân đã quá quen với những khẩu vị truyền thống và khá lạ lẫm với hương vị của món gà rán nói riêng và các món ăn trong thực đơn cảu KFC nói chung thì việc đưa ra một chiến lược dị biệt hóa sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Vấn đề ở đây là phải làm sao kết hợp được văn hóa ẩm thực của Việt Nam với hương vị truyền thống của KFC?
Sản phẩm của KFC tại Việt Nam cũng như trên thế giới đều được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới với 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu đặc biệt. Một trong những chiến lược tiếp thị lớn nhất của Sanders là tạo ra không khí thần bí xung quanh công thức của mình. Thậm chí cho đến tận ngày nay, công thức ban đầu của Sanders vẫn được cất giấu an toàn ở Kentucky. Chính điều đó tạo ra sự khác biệt về sản phẩm gà rán của KFC. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo… Kích thước của Hamburger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp hơn với người Việt Nam. Bên cạnh đó, một số món mới đã dược tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước Evian…Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà.
Không chỉ chú trọng đến việc phát triển them dòng sản phẩm mới, KFC còn đặc biệt chú trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vào năm 2007 KFC đã thay đổi loại dầu chiên gà ít chất béo ở 5500 tiệm KFC trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là loại dầu đậu nành được dùng thay cho dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh tim mạch, ít tạo ra axit béo hơn, đặc biệt là khi tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Cũng trong thời gian gần đây, nạn dịch cúm gia cầm đang bùng nổ, ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh thức ăn nhanh của KFC nói riêng và các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nói chung. Nhưng vấn đề này KFC đã khắc phục được. Cụ thể vào năm 2004, khi dịch cúm gà vừa bùng phát, KFC đã có kế hoạch nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ Bắc Mỹ. KFC cũng thực hiện một quy trình chế biến gà sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, KFC cũng bổ sung vào thực đơn của nhà hàng các món chế biến từ cá, bò, heo thay cho thịt gà để làm khách hàng an tâm hơn.
Nói tóm lại, chiến lược sản phẩm của KFC bao gồm các nội dung sau:
Giữ sự bí ẩn trong công thức chế biến sản phẩm
Kích thích khẩu vị của dân tộc
Xây dựng thực đơn phong phú
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Chiến lược giá:
Chịu lỗ để xâm nhập thì trường:
KFC thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1998, và kể từ thời điểm đó KFC đã phải chịu lỗ suốt 7 năm trời để đến năm 2006 mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược marketing cho sản phẩm KFC.docx