Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống với mục đích ứng dụng kỹ thuật HPLC vào việc tách và phân tích định lượng các clophenol trong nước , chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:
Đã chọn được hệ pha ngược và những điều kiện thực nghiệm cơ bản, phù hợp cho việc tách và xác định các clophenol trong nước như : Pha tĩnh, pha động, thành phần pha động, tốc độ pha động. Và các điều kiện phát hiện chúng sau khi phân tách.
Đã chọn được dung môi thích hợp để chiết lấy các clophenol ra khỏi mẫu nước (cloroform) và các điều kiện chiết thích hợp .
Từ các điều kiện thực nghiệm đã chọn khảo sát dựng đường chuẩn (từ 0.02 –0.12ppm) và đánh giá sai số của phương pháp.
Phân tích một số mẫu thực tế để xác định hàm lượng các clophenol trong mẫu nước tại một số vùng ở Hà nội cho thấy tổng nồng độ của các clophenol trong từng mẫu còn chưa vượt qua mức tiêu chuẩn cho phép , nhưng nó đã xuất hiện trong môi trường và có nguy cơ gây ô nhiễm.
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiết lỏng lỏng trực tiếp từ nước bằng dietylete hoặc diclometal., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng là các giá trị cao nhất và thấp nhất trong giới hạn phát hiện của 11 loại phenol đem thử nghiệm. Độ chính xác của phương pháp rất cao, với sai số lớn nhất khi xác định pentacclophenol là 12%, còn các chất khác chỉ khoảng 4-5% [6].
1.4. Một số phương pháp xác định các clophenol trong nước
1.4.1 xác định phenol và dẫn xuất của nó bằng phương pháp trắc quang
Với thuốc thử 4 - aminoantypirin khi có mặt kaliferoxianua K3[Fe(CN)6] hoặc amonipesunphat (NH4)2S208 trong môi trường pH ~ 10. Sản phẩm mầu được đo trực tiếp ở bước sóng 500mm hoặc được chiết lên clorofom và đo mầu ở bước sóng 460mm. Phương pháp này có ưu điểm là xử lý mẫu nhanh, không phức tạp nhưng chỉ cho phép phân tích hàm lượng các phenol và dẫn xuất có nồng độ 0,001 - 0,005% [18].
Cải tiến các phương pháp này và sử dụng chất hấp phụ XAD - 4 để tách và làm giàu các clophenol từ dung dịch nước tại pH ~ 2 trong hệ thống dòng liên tục. Chất phân tích được rửa giải bằng cách bơm liên tục dòng dung dịch nước có pH ~ 13 qua nhựa, rồi đưa trực tiếp vào dòng thuốc thử 4 - aminoantipyrin. Sản phẩm của phản ứng được chiết bằng cloroform và đo mầu. Phép phân tích có độ nhạy khá cao khoảng 0,2ng/ml với khoảng tuyến tính 0,5-60ng/ml [27]
Hạn chế của phương pháp này là thuốc thử 4 - aminoantipyrin kém chọn lọc với các phenol Chỉ xác định được lượng tổng các phenol trong nước.
1.4.2. Phương pháp sắc kí lỏng hiệu suất cao (HPLC)
Phương pháp sắc khí lỏng hiệu suất cao và phương pháp sắc ký khí đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ và Châu Âu sử dụng như là phương pháp chuẩn để xác định phenol và các dẫn xuất của phenol. Phương pháp có độ nhạy rất cao, khoảng ppb.
S. Dupeyron và các cộng sự đã tiến hành chiết pha rắn và sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu suất cao để xác định các phenol trong nước [6]. Theo phương pháp này, cột tách được sử dụng là cột pha đảo có kích thước (12,5cm x 4,0mm), . Mẫu sau khi đi qua cột tách sẽ được đi qua detector quang (UV) hoặc huỳnh quang (RF) với chương trình bước sóng của UV là : 270nm clophenol và 2 - CP, 285 nm, 289 nm và 303 nm tương ứng cho 2,4 - DCP; 2,4,6 - TCP và PCP, còn bước sóng hấp thụ của huỳnh quang là 270 nm và phát xạ là 298 nm. Phương pháp này có độ nhạy khoảng 0,1mg/l.
Riehn O., Jeken M. đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu suất cao với cột tách là cột pha đảo để xác định phenol và các dẫn xuất của phenol trong nước thải. Phenol và các dẫn xuất của phenol đều được xác định ở bước sóng 500nm khi có mặt N - metylbenzothiazo-2hydrazon và Ce(NH4)2(SO4)3 trong môi trường axit mạnh. Giới hạn phát hiện của phương pháp từ 1-20ng trong một lần bơm mẫu
Một số nghiên cứu khác cũng đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu suất cao để xác định phenol và các dẫn xuất của phenol trong nước với độ nhạy khoảng mg/l [21, 8,].
1.4.3. Phương pháp sắc ký khí
Phương pháp sắc ký khí cột mao quản kết hợp với detector khối phổ và kỹ thuật chọn lọc ion (GC - MS – SIM) được đánh giá là phương pháp có độ nhạy cao nhất (khoảng ng/l) trong việc phân tích phenol và các dẫn xuất của phenol.
Theo ISO - 8165 - 1, có 31 hợp chất gồm phenol và dẫn xuất của phenol đã được xác định bằng phương pháp sắc ký khi với detector ion hóa ngọn lửa (FID) và detector bắt giữ điện tử (ECD). Giới hạn phát hiện của phương pháp từ 0,1mg/l - 1 mg/l [18].
Cheung Julic và cộng sự đã tiến hành chiết pha rắn để tách và làm giàu hỗn hợp các phenol trong nước thải vùng Sydney. Các phenol này được định tính và định lượng bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ với độ nhạy khoảng ppb [10].
Theo nghiên cứu của Heberer Thomas và cộng sự, khi tiến hành chiết pha rắn để tách và làm giàu phenol và hơn 50 dẫn xuất của phenol, sau đó sử dụng phương pháp sắc ký khí khổi phổ với kỹ thuật chọn lọc ion để định tính và định lượng chúng đã cho độ nhạy khá cao khoảng ng/l. Trong phương pháp GC - MS - SIM, họ sử dụng hai loại cột mao quản là HP-5 có kích thước (25m x 0,2mm x 0,33m) và Rtx - 200 có kích thước (30m x 0,32mm x 0,25mm) [17].
Chương 2
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp sắc ký khí lỏng hiệu suất cao (HPLC) và những vấn đề cần nghiên cứu ứng dụng
2.2.1.1. Nguyên tắc chung của phương pháp HPLC
Sắc ký lỏng là quá trình tách một,hoặc hỗn hợp các chất ở trong cột tách sắc ký ở trạng thái lỏng, mà ở đây thực chất là sự vận chuyển và phân bố lại liên tục của các chất tan (mẫu phân tích) qua từng lớp của cột chất nhồi (pha tĩnh) từ đầu đến cuối cột tách. Trong những điều kiện sắc ký nhất định thì chất tan luôn được phân bố giữa hai pha động và pha tĩnh tuân theo định luật phân bố. Mặt khác, mỗi chất có cấu trúc phân tử và tính chất khác nhau, nên khả năng tương tác tới pha tĩnh và khả năng hoà tan trong các dung môi rửa giải (pha động) khác nhau, do vậy tốc độ vận chuyển các chất tan qua cột là khác nhau. Vì thế tạo ra sự tách của các chất khi qua cột sắc ký.
Trong kỹ thuật HPCL, mẫu phân tích được bơm vào cột qua một van bơm mẫu, sau đó nhờ một bơm cao áp bơm pha động chảy qua cột sắc ký với một tốc độ xác định để thực hiện quá trình tách.Quá trình tách trong cột sắc ký là sự tương tác của các chất phân tích với pha tĩnh đứng yên trong cột tách và pha động luôn chuyển động qua cột tách với tốc độ nhất định. Đây là quá trình chính diễn ra trong cột tách của kỹ thuật HPLC. Sự tương tác của chất tan với pha tĩnh có thể diễn ra theo:
Tương tác hấp phụ
Tương tác trao đổi ion
Tương tác rây phân tử
Vì thế cũng có ba loại sắc ký tương ứng với ba bản chất của kiểu tương tác này.
Sức ký hấp phụ (pha thường NP - HPLC, pha ngược RP-HPLC)
Sắc ký trao đổi ion (EX-HPLC)
Sắc ký rây phân tử (Gel-HPLC)
Trong HPLC việc phát hiện các chất phân tích nhờ các detectơ và sau đó được chỉ thị sang bộ phận ghi nhận kết quả. Tuỳ theo đối tượng, yêu cầu, độ nhạy ... và đặc biệt là bản chất của chất phân tích mà chọn các loại detectơ khác nhau, như phổ hấp thụ phân tử hay huỳnh quang, v.v...
Detectơ phổ biến nhất là detectơ hấp thụ quang phân tử vùng phổ UV-VIS. Thực chất của detectơ loại này là các máy phổ hấp thụ phân tử vùng tử ngoại (UV) và khả kiến (VIS). Buồng đo chứa cuvét được thay bằng các cuvét động (flowcell) có thể tích rất nhỏ từ 3-7ml. Việc đo và phát hiện các chất phân tích hay hợp chất của chúng là dựa trên cơ sở hấp thụ quang phân tử của chất ở trong dung dịch (trong pha động rửa giải) tại một độ dài sóng nhất định. Dung dịch ở đây là pha động (có hoà tan chất phân tích) của quá trình sắc ký, dung dịch được chảy liên tục qua buồng đo (flowcell). Các chất phân tích tan trong pha động có thể cho phổ hấp thụ trực tiếp của chính nó hay đo gián tiếp hợp chất của chúng với một thuốc thử thích hợp có khả năng hấp thụ quang tốt. Các phản ứng tạo thành các hợp chất để đo này phải có tính chất định lượng hoàn toàn trong điều kiện xác định. Với loại detectơ này bộ phận điện tử thu nhận và khuyếch đại tín hiệu là các nhân quang điện kiểu ống hay đi ốt phát quang (photodiode). Nói chung đây là loại detectơ có độ nhạy tương đối cao, đơn giản, dễ dùng và không quá đắt, nên rất phổ cập của hệ trang bị HPLC. Nguyên tắc cấu tạo của một hệ HPLC được mô tả trong hình 7(trang 30).
Ngoài ra còn có các detectơ loại khác như detectơ huỳnh quang, điện hoá, khối phổ, v.v... Nếu chất phân tích phù hợp với những loại này thì độ nhạy sẽ tốt hơn detectơ UV-VIS.
2.2.1.2. Sắc ký lỏng hấp phụ pha ngược
Trong sắc ký HPLC hấp thụ được chia thành hai hệ: hấp phụ pha thường (NP-HPLC) và hệ hấp phụ pha ngược (RP-HPLC). Sự khác nhau giữa hai hệ này chủ yếu là do pha tĩnh của chúng có đặc trưng vật lý của bề mặt khác nhau.
Hệ hấp phụ pha ngược (RP-HPLC), pha tĩnh (SP) thường là các silica trung tính đã được alkyl hoá nhóm - OH trên bề mặt bằng các nhóm ankyl của mạch cácbon C2, C8, C18 hay nhân phenyl, vì vậy nó có bề mặt không phân cực hay ít phân cực và kỵ nước. Pha động là hệ dung môi rửa giải phân cực, thường là các dung môi hữu cơ, có thể hoà tan tốt trong nước, hay có thêm dung dịch đệm pH được trộn với nhau theo những tỷ lệ nhất định, ví dụ CH3OH/H2O, CH3CN/H2O, v.v ... Trong nhiều trường hợp H2O lại là một thành phần chính của pha động. Chính nhờ những đặc tính như vậy nên hệ RP-HPLC được sử dụng rất phổ biến để tách nhiều loại hỗn hợp mẫu từ vô cơ đến hữu cơ, từ chất phân cực đến không phân cực. Do vậy, thành phần pha động là một yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả tách sắc ký như thời gian lưu, độ phân giải, chiều cao của pic sắc ký. Chính do tính chất này mà hệ RP-HPLC có tính linh hoạt cao trong quá trình sắc ký đối với nhiều chất mẫu và được sử dụng nhiều.
Bản chất của sự tách sắc ký trong cột là dựa trên tính chất hấp phụ của pha tĩnh. Trên bề mặt pha tĩnh diễn ra các quá trình cân bằng động học của sự hấp phụ, đó là quá trình hấp phụ và rửa giải liên tục ở trên cột tách theo sơ đồ sau:
Sr + Xi S(Xi)
S(Xi) + M M(Xi) + Sr
Trong đó :
Sr : pha tĩnh
S(Xi): các phần tử chất tan bị hấp phụ trên bề mặt pha tĩnh Sr
M: các phân tử pha động
Xi : số các phân tử chất tan
M(Xi) : phân tử chất tan trong pha động M
Trong quá trình sắc ký, khi chúng ta bơm pha động qua cột tách, để thực hiện sắc ký, các chất phân tích bị lưu giữ trong cột tách (ở trên pha tĩnh) bao lâu là tuỳ thuộc vào sự tương tác hấp phụ của nó với pha tĩnh và theo độ hoà tan của các chất vào pha động. Các chất có độ hoà tan lớn (độ phân cực lớn) sẽ có thời gian lưu giữ nhỏ. Thời gian lưu giữ của chất tan trong hệ pha ngược có thể được tính gần đúng theo công thức sau.
Lnk'i = Vi
Trong đó:
k'i - hệ số dung tích của chất tan i
Vi - thể tích phân tử của chất tan i (ml/mol)
R - hằng số khí (1,9865 Cal/mol.K)
T - nhiệt độ của hệ (Ko)
eM - độ phân cực của pha động
eS - độ phân cực của pha tĩnh
ei - độ phân cực của chất tan
ns , nM - số mol của pha tĩnh và pha động trong cột tách
Công thức này chỉ cho giá trị gần đúng của k'i. Giá trị k'i này được tính trong các điều kiện chuẩn, điều kiện lý tưởng. Trong thực tế mẫu phân tích chỉ dùng giá trị k' này để dự đoán, giải thích định tính thời gian lưu giữ của các chất phân tích dược rửa giải ra trước hay sau.
Trong quá trình sắc ký để có được một hệ dung môi phù hợp thì sự pha trộn giữa hai hay nhiều dung môi đơn theo các tỷ lệ khác nhau sao cho pha động (MP) có độ tan nằm giữa hai dung môi đơn M1 và M2 theo qui tắc.
EM1 < EMP < EM2
Là điều cần thiết, để có được hiệu quả tách cao. Đây cũng chính là tính linh động của hệ RP-HPLC. Các yếu tố của hệ pha ngược như: bản chất và các đặc trưng của pha tĩnh trong cột tách; bản chất, thành phần và tốc độ của pha động; bản chất, cấu trúc phân tử của chất tan... là những yếu tố quyết định cho độ chọn lọc của hệ pha ngược.
Vì vậy, khi phân tích phải nghiên cứu chọn được các điều kiện phù hợp thì mới thu được kết quả tách cao nhất, nó bao gồm các yêu cầu sau: Chọn pha tĩnh phù hợp theo các tính chất và đặc trưng. Như loại hạt, độ xốp, cỡ hạt, kích thước cột chứa pha tĩnh, ... chọn pha động phù hợp: dung môi, thành phần và tốc độ, ... chọn loại detectơ và các thông số của nó để phát hiện và đo định lượng đạt kết quả cao và chính xác.
Một số khái niệm và phương trình cơ bản của phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
- Tư liệu của quá trình sắc ký
Tư liệu của một quá trình sắc kí là sắc đồ. Mỗi píc trên sắc đồ ứng với một cấu tử nhất định của hỗn hợp cần tách. Diện tích hay chiều cao của pic sử dụng để định lượng, còn thời gian lưu là yếu tố để định tính. Thời gian từ khi bơm mẫu cho đến khi đạt cực đại của pic gọi là thời gian lưu là thời gian lưu toàn phần TR , nó bao gồm hai thành phần. T0 thời gian một cấu tử trơ đi qua cột (như là mê tan....)và TR là thời gian lưu hiệu chỉnh.
Dựa vào sắc đồ ta có thể tính được số đĩa lý thuyết của cột ứng với từng cấu tử theo công thức:
n: Số đĩa lý thuyết của cột tách Thời gian lưu của cấu tử
s: Độ lệch chuẩn của píc sắc
t'R2
s 2
n =
t'R2
t'R2
Wi2
Wh2
Wb2
t'R2
Tuy nhiên người ta có thể tính số đĩa lý thuyết dựa vào độ rộng của píc sắc ký
n = 4 X = 5,545 x = 16 x
Với: Wi : Độ rộng của píc tại điểm uốn, wi = 2s
Wh: Độ rộng của píc tại nửa chiều cao píc wh=2,354s
Wb: Độ rộng của píc tại đáy píc, wb = 4s
Hình6: Độ rộng của píc sắc kí tại các vị trí khác nhau
Phương trình Van-Deemter
Qua khảo sát rõ ràng thấy được sự phụ thuộc của chiều cao của một đĩa lý thuyết vào các điều kiện làm việc như : áp suất, tốc độ pha động , điều kiện nhồi cột.... Quan hệ này ở điều kiện nhất định được mô tả bằng phương trình Van-Deemter :
H = A +B/u +C.u
H : chiều cao đĩa lý thuyết
A : đại diện cho sự phụ thuộc của chiều cao đĩa lý thuyết vào đường kính hạt pha tĩnh
B : đại diện cho sự khuyếch tán của phân tử chất tan trong cột
C: đại diện cho quá trình khuyếch tán của chất tan từ pha tĩnh ra pha động và ngược lại
U : tốc độ của pha động
A
H
Bu
Cu
2
U cm/sec
Hình 8 : Đường biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao đĩa lý thuyết vào tốc độ pha động.
Từ phương trình Van-Deemter, người ta có thể tính toán được tốc độ tối ưu Uopt và chiều cao tương ứng của đĩa lý thuyết:
Uopt = Hmin = A +
Trên thực tế , người ta thường tiến hành ở tốc độ gấp đôi tốc độ tối ưu để giảm thời gian phân tích. Sở dĩ có thể làm được như vậy vì độ dốc bên phải đường cong Van-Deemter thường nhỏ hơn nhiều so với phía bên trái.
2.2.1.4 Phân tích định tính và định lượng bằng HPLC
Trong một hệ pha đã chọn, đại lượng đặc trưng cho sự tách sắc kí của các chất là thời gian lưu giữ (TR) của chất. Điều đó có nghĩa là, trong một hệ pha và trong các điều kiện sắc kí đã chọn nhất định thì mỗi một chất phân tích trong hỗn hợp mẫu phân tích sẽ có thời gian lưu cố định. Do đó, có thể phân tích định tính các chất trong mẫu chưa biết bằng HPLC thông qua thời gian lưu tR của chất đó.
Để tiến hành phân tích định lượng, người ta đưa vào mối quan hệ
phụ thuộc của nồng độ chất phân tích và đại lượng đo trong sắc kí là chiều cao píc hay diện tích pic, do vậy có hai biểu thức được sử dụng trong phân tích định lượng.
- Theo chiều cao pic sắc kí: H = a.C
- Theo diện tích pic : S = a.C
Trong đó C – nồng độ chất phân tích trong mẫu bơm vào cột tách
hệ số điều kiện thí ngiệm
H- chiều cao pic sắc kí của chất phân tích
S – diện tích pic sắc kí của chất phân tích
Từ một trong hai phương trình trên, và nhờ một bộ mẫu chuẩn là chúng ta có thể định lượng chất phân tích , hoặc theo phương pháp đường chuẩn hoặc theo phương pháp thêm.
2.2.2. Thiết bị và hoá chất dùng để nghiên cứu
2.2.2.1. Hệ thống HPLC
Hệ thống trang bị HPLC được dùng có các bộ phận được mô tả như trong hình 7.
p
D
Re
CI
Va
Sv
W
MP
PP
Hình 7. Sơ đồ hệ thống sắc ký lỏng hiệu suất cao đơn giản
MP: Pha động P:bơm cao áp
Sv : van bơm mẫu Cl: cột tách sắc ký
D: Detectơ Re: bộ phận ghi kết quả
W: dòng chất thải Va : vòng mẫu
Trong hệ thống này:
Bơm cao áp (Sp) của hãng Orilta (Tây Đức), trong đó có bộ phận đo cao áp kèm theo.
Van bơm mẫu (Sv), van Rheodyne 7010 (Mỹ)
Cột sắc ký (Cl), cột thép kích thước 250 x 4,6mm, Bộ phận phát hiện (D): detectơ UV - VIS hãng Linear (USA) Moden 200
Máy tự ghi (Re): để ghi sắc đồ tách dưới dạng pic.
Máy BD-40 của hãng Kipp and Zonen (CHLB Đức).
2.2.2.2. Các thiết bị phụ trợ khác
Trong phần thực nghiệm này, ngoài hệ thống HPLC đã nêu ở phần trên, chúng tôi còn sử dụng một số thiết bị khác như:
Hệ thống cất hồi lưu, cất quay của hãng Chrompack (Netherlands)
Cân phân tích 4 số của hãng Sartourius (CHLB Đức)
Máy siêu âm đuổi khí cho pha động Medel 750, chrompack (Netherlands)
Bộ micropipet tự động : 20, 100, 200, 1000, 5000ml
lọ thuỷ tinh đựng mẫu
Dụng cụ thuỷ tinh như: phễu lọc/hút chân không, bình nón, bình định mức, ...
2.2.2.3. Các hóa chất
Dung dịch NaOH , H2SO4, HCl , H3PO4 tinh khiết dùng cho sắc ký ở các nồng độ khác nhau
Nước cất: 2lần,
Nhựa hấp phụ dùng cho chiết lỏng rắn XAD-4
khí nitơ tinh khiết 99,99% dùng để cô đuổi dung môi
Na2SO4 pA khan (Merck) được nung lại ở 400oC trong 1 giờ trước khi dùng.
Metanol tinh khiết cho HPCL của hãng Prolabo (Pháp) và Merck (Đức).
n-hecxan tinh khiết.
Diclometan loại cho HPCL, hãng Merck.
Tetrahydrofuran cho HPLC, hãng Merck.
Axeton cho HPLC, hãng Merck.
Các chất chuẩn clophenol
2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm được xử lý theo các quy luật thống kê. Để đánh giá sai số, độ lặp và giới hạn phát hiện của phương pháp thông qua các đại lượng.
X%: Sai số phần trăm tương đối.
S: Độ lệch chuẩn.
V: Hệ số biến thiên.
Để xác định khoảng tin cậy của kết quả chúng tôi đánh giá theo chuẩn Student với độ tin cậy thống kê 95%.Các biểu đồ, đồ thị được xây dựng theo chương trình MS-EXCEL 7.0 và chương trình OGIRIN 6.0.
Chương III
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Chọn các thông số cho máy hplc
3.1.1.Chọn van bơm mẫu
Van bơm mẫu là một dụng cụ để đưa một lương mẫu chính xác mẫu phân tích vào cột sắc ký thông qua vòng mẫu . Vòng mẫu là một yếu tố xác định có thể thay đổi được thay đổi được, tuỳ theo lượng mẫu ta cần bơm. . Vòng mẫu cũng là nguyên nhân gây ra sự doãng píc.
Nói chung sự doãng píc sắc ký ngoài các yếu tố và điều kiện tách trong cột sắc ký quyết định còn có các yếu tố khác cộng thêm vào như van bơm mẫu, detecter hệ thống ống dẫn....... Nên độ rộng tổng cộng của pic sắc kí sẽ do các yếu tố này gây nên . Các yếu tố này là những yếu tố không mong muốn . Nếu loại trừ những yếu tố này hay chọn được điều kiện thích hợp để cho nó không bị thay đổi và có giá trị nhỏ nhất , như vậy chúng ta mới có hiệu suất tách tốt , và píc sắc ký mới phản ánh đúng quá trình tách trong cột sắc kí. Theo tác giả Phạm Luận [3] . thành phần này không được chiếm hơn 10% trong tổng độ rộng của píc sắc kí.
Với một thể tích mẩu nhất định nhỏ hơn thể tích v0, thì khi mẫu được bơm vào cột tăng thì chiều cao của pic sắc kí cũng tăng một cách tuyến tính. Nếu lượng mẫu nạp vào cột vs lớn hơn so với v0 thì chiều cao của píc không tăng tuyến tính với lượng mẫu mà độ rộng của pic tăng nhanh (doãng píc).
Trong thực tế phân tích HPLC, người ta thường bơm một lượng mẫu nhỏ hơn v0.
Để có hiệu quả tách cao nhất hệ van 6 chiều ngày nay có thể bơm mẫu trực tiếp bằng micro-xylanh theo thể tích mẫu mong muốn , khi lượng mẫu nhỏ hơn kích thước vòng mẫu thì van này cũng rầt thuận tiện vì ta không phải pha loãng mẫu.
Trong phần thưc ngiệm này, chúng tôi chọn loại van bơm mẫu 6 chiều và vòng mẫu loại 20ml, để nạp mẫu vào cột tách với thể tích mẫu chính xác là 20ml cho mỗi lần sắc kí.
3.1.2 . Điều kiên ghi pic sắc kí.
Để ghi nhận và theo dõi kết quả của sự tách sắc kí , chúng tôi đã dùng máy tự ghi để ghi lại sắc đồ tách ở dạng các pic sắc kí , vì thế cần phải chọn 2 yếu tố sau:
a. Thang đo của máy tự ghi
Ngoài yếu tố quyết định là nồng độ chất, thì chiều cao của pic cao hay thấp phụ thuộc vào thế ghi của máy tự ghi. Nếu nồng độ của chất phân tích nhỏ ,ta phải giảm thế ghi để tăng độ nhậy, khi nồng độ của chất phân tích cao thì ta phải tăng thế ghi. Tuy nhiên, độ nhạy càng tăng thì độ ổn định càng kém.
Với đối tượng nghiên cứu ở đây nồng độ của các clophenol trong nước là tương đối thấp nên chúng tôi chon thế ghi 20mV là phù hơp cho phép đo HPLC.
Bởi vì ở thế ghi đó ta có kết quả thực nghiệm có độ ổn định cao của đường nền ( hình 3.1).
b. Tốc độ giấy
Độ rộng của pic sắc kí ghi bằng recorder là phụ thuộc vào tốc độ giấy.
Nếu tốc độ giấy quá nhỏ thì các pic sẽ sát vào nhau và ngươc lại. để thu đươc pic cân đối và dễ quan sát ,phù hơp với thời gian đo và tiết kiệm giấy, chúng tôi đã chọn:
- Tốc độ giấy là 2mm/phút đối với cột Hypersil ODS cỡ hạt 5mm.(kết quả chỉ ra ở hình 3.1).
3.1.3. Khảo sát chọn điều kiện phát hiện chất phân tích.
Để phát hiện và xác định chất phân tích, chúng tôi đã chọn:
Loại detecter UV-VIS (vùng tử ngoại ). Đây là loại detec ter có độ nhậy tương đối cao và thông dụng trong các phòng thí ngiệm. Vì thế trước hết phải chọn băng hấp phụ phù hợp với vùng nồng độ chất ngiên cứu.
Việc chọn băng hấp thụ là chọn độ nhậy cho phép đo. Băng hấp thụ có chỉ số càng nhỏ thì độ nhậy càng cao.Do nồng độ của các clophenol trong nươc có nồng độ thấp nên chúng tôi đã chọn băng hấp thụ 0.02Aufs .Cho việc ghi tín hiệu hấp thụ của chất ngiên cứu .Với giá trị này thì khoảng nồng độ có thể phát hiện và đo của các clophenol nằm trong vùng từ nano gam(ng) đến microgam (mg). Tiếp đó là việc xác định bước sóng hấp thụ cực đại của chất ngiên cứu. Đối với các clophenol các tác giả như Jitka Frébortová[21] . Đã chỉ ra các vùng chúng có hấp thụ quang tốt. Vì thế chúng tôi đã khảo sát ở các bước sóng từ 220--230nm , xem tại vùng sóng nào chất phân tích có độ hấp thụ và tách ra khỏi nhau tốt nhất .
Điều kiện khảo sát:
Cột sắc kí pha ngược : hypersil - ODS,5mm.
Dung môi pha động : metanol/acetolnitril/H2O (49:48: 3 theo v/v)
Vòng bơm mẫu : 20ml
Tốc độ pha động : 1,4ml/ phút
Băng hấp thụ : 0.05Aufs
Vòng bơm mẫu : 20ml
thế ghi của píc sắc kí : 20mV
Tố c độ giấy : 2mm/phút
Dung dịch khảo sát : Hỗn hợp các clophenol 1ppm (từ mono cho đến penta).
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.2.
Bảng 3.1 Quan hệ giữa chiều cao pic sắc ký và các bước sóng hấp thụ
l( nm)
225(nm )
220 (nm)
230 (nm)
2. clophenol (mm
57mm
38,5mm
26mm
2.4 .diclophenol
31mm
21mm
16mm
2. 4.6 triclophenol
63mm
42mm
28,5mm
2.4.4.6tetraclophenol
13,5mm
17,5mm
12,5mm
Penta.clophenol
10mm
7mm
4.5mm
Theo định luật lamber-beer thì độ hấp thụ quang của chất phân tích phụ thuộc vào nồng độ chất phân tích trong điều kiện đã chọn , độ hấp thụ được thể hiện ở chiều cao pic ( H) . Nếu trong cùng một điều kiện đã chọn thì ở bước sóng (l) nào có pic cao nhất thì tại đó chất phân tích sẽ có độ hấp thụ tốt nhất.
Tại mỗi bước sóng chúng tôi khảo sát 2 lần để tìm độ lặp lạivà lấy giá trị trung bình của chiều cao pic. Nhìn vào kết quả bảng 3.1 và hình 3.2, ở bước sóng l = 225nm của detector. Chúng tôi có 5 pic cân đối, có thể tách hoàn toàn và xác định đồng thời cả 5 chất. Cũng tại bước sóng đó píc sắc kí của 5 chất có chiều cao cao nhất. Vì thế xét trên 2 mặt là chiều cao pic và khả năng tách, chúng tôi chọn bước sóng này l = 225nm cho các nghiên cứu tiếp theo.
hình 3.1 Quan hệ giữa bước sóng và chiều cao pic sắc kí
Pha động :metanol/H20/ Acetolnitril (49:48:3 V/V)
Tốc độ pha động: 1.4ml/phút
Detector UV :225nm
Mẫu hỗn hợp: 1: 2clophenol; 3: 2.4Diclophenol;
2: 2.4.6Triclophenol; 4: 2.3.4.6Tetraclophenol:
5: Pentaclophenol
Kháo sát pha tĩnh của hệ RP-HPHC
Chọn hạt pha tĩnh và kích thước hạt pha tĩnh.
Pha tĩnh là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sự tách cuả các chất. Trong việc tách sắc kí thì bản chất của chất phân tích là yếu tố quyết định đến việc chọn loại pha tĩnh nào và kích thước của hạt chất pha tĩnh. Đối tượng phân tích của chúng tôi là các hợp chất clophenol có khối lượng và phân tử không lớn lắm. Thuộc loại hợp chất ít phân cực. Do tính chất của chất phân tích và tính chất ổn định của hệ pha ngược nên chúng tôi đã chọn kiểu sắc kí hệ pha ngược để nghiên cứu và tìm điều kiện tách .
Trên cơ sở thiết bị có sẵn của phòng thí nghiệm VH2 chúng tôi đã chọn 2 loại hạt pha tĩnh ODS của 2 hãng sản xuất khác nhau MERCK (CH Liên bang Đức) và hãng Shandow (USA), có kích thước hạt là 5 mm và 5 mm để phục vụ cho nghiên cứu này .Bảng 3.2 và hình 3.2 cho ta thấy ảnh hưởng của kích thước hạt pha tĩnh đến kết quả tách
Bảng 3.2: Kích thước hạt nhồi pha tĩnh
STT
Hãng sản xuất
Đường kính hạt (Trung bình)
Kích thước cột
1
Shandow(USA)
5 mm
250 x 4,6 mm
2
Merck (CHLB Đức)
5 mm
250 x 4,6mm
Điều kiện được chọn để khảo sát:
Pha động :metanol/H20/ Acetolnitril (49:48:3 V/V)
Tốc độ pha động: 1.4ml/phút
Detector UV :225nm
Băng hấp thụ : 0.05Aufs
Tốc độ giấy: 2mm/phút
Mẫu hỗn hợp: 2clophenol; 2.4Diclophenol; 2.4.6Triclophenol;
2.3.4.6Tetraclophenol: Pentaclophenol(1ppm).
Hình 3.2. ảnh hưởng của kích thước hạt pha tĩnh đến kết quả tách.
Trong sắc kí hấp thụ pha ngược (RP-HPLC), pha tĩnh là hạt chất nhồi có bề mặt không phân cực hay ít phân cực. Đó là các hạt silica trần đã được alkyl hoá bề mặt phân cực. Trong HPLC pha tĩnh phải thoả mãn điều kiện như: Phải trơ và bền vững với các điều kiện của môi trường sắc kí, có khả năng tách chọn lọc một hỗn hợp chất trong điều kiện sắc ký nhất định, độ xốp phải ổn định không bị biến dạng hay thay đổi trong quá trình sắc kí, cân bằng động học của sự tách phải xảy ra nhanh và lặp lại, cỡ hạt phải đồng đều... thì mới có kết quả tốt.
Qua thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng ở mức độ phân tích thì đường kính 5mm là tốt nhất. Bởi vì đường kính này cỡ hạt nhỏ và đều làm tăng độ phân giải, có nghĩa là làm giảm chiều cao của 1 đĩa sắc kí, do vậy tăng hiệu suất tách sắc kí. Hơn nữa 1 trong những yêu cầu của pha tĩnh là độ xốp. Độ xốp của pha tĩnh ảnh hưởng nhiều đến khả tách sắc kí. Pha tĩnh Hypersil ODS 5mm có kích thước tròn, có cấu trúc xốp là loại xốp toàn phần do vậy hiệu suất tách khá tốt. Hơn nữa hạt chất này có sự đồng đều về kích thước vì vậy sự tách sắc kí sẽ tốt hơn (hình 3.2 nhóm pic số 1) . Theo tác giả John W. Dolan chúng ta có thể ước tính được khả năng tách của hỗn hợp mẫu phân tích khi chúng ta biết được đường kính pha tĩnh và chiều dài cột tách qua công thức gần đúng.
N ằ 3000 . L/dp
Như vậy, với cột
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN049.doc