Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU và hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển

EU là đối tác thương mại chính của ACP. Năm 2001, ACP xuất khẩu trên 58 tỷ euro thì thị trường EU đã chiếm trên 31,2 tỷ (khoảng 54%), con số này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của các nước ACP vào đối tác EU trong khi đó thị phần ở EU của các nước ACP giảm mạnh từ 7% năm 1976 còn có 2,7% năm 2001.

Nông sản chiếm một phần quan trọng trong số các mặt hàng xuất khẩu của ACP sang EU. Các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang EU của ACP là coca (4%), đường (3%), cà phê (2%), thuốc lá (2%), chuối (2%). Các mặt hàng này thường xuyên chiếm một tỷ lệ trên dưới 30% trong tổng lượng hàng hoá của ACP xuất khẩu vào EU. Năm 1998, 1999 tỷ lệ này xấp xỉ 40% nhưng sang những năm 2000, 2001 và 2002 tỷ lệ này chỉ còn xấp xỉ 30% mặc dù giá trị vẫn tăng nhẹ, sự suy giảm này còn thể hiện cả trong việc giảm trong tỷ trọng nhập khẩu hàng nông sản của EU. Năm 1998, hàng nông sản của ACP còn chiếm 15,8% trong tổng nhập khẩu nông sản của EU thì sang năm 2001, tỷ lệ này chỉ còn 13,9%, sang năm 2002 con số này tăng lên 14,3%. Nhìn chung, mặc dù được hưởng những ưu đãi, hàng nông sản của ACP đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt và mất dần thị phần trên thị trường EU.[32]

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU và hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc gia xuất khẩu hàng đầu về nông sản chỉ có Brazil là nước đang phát triển duy nhất, trong 9 quốc gia còn lại thì có tới 6 nước là thành viên của EU. Tương tự với 10 quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng nông sản thì đều là các nước phát triển. Sang năm 2001 tình hình có cải thiện hơn khi có sự góp mặt của Trung Quốc, Thái Lan, Argentina trong nhóm này. Nhưng Brazil là nước đang phát triển xuất khẩu nông sản lớn nhất cũng chỉ chiếm 3,4 % thị phần thế giới so với tỷ lệ 39 % của EU và 12,8% của Mỹ. Nếu tính EU như một nước, trong 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới chiếm 81,4 % thị trường nông sản toàn cầu thì các nước đang phát triển đóng góp 17,6% ; đây là một con số rất nhỏ bé so với tiềm năng của các nước này. [28] 2.3. Hiệp định nông nghiệp của WTO và các nước đang phát triển Có thể nói, hiệp định về nông nghiệp được ký kết trong vòng đàm phán Uruguay là một bước tiến đáng kể cho thương mại nông sản thế giới.Với hiệp định này, toàn bộ hàng nông sản trao đổi trên thế giới đã được đưa vào chương trình tự do hoá, tất cả các hạn chế định lượng đều được thay thế bằng thuế quan và dần được xoá bỏ, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước cũng được giảm bớt chỉ còn 1/3 trước hiệp định. Thị trường hàng nông sản thế giới từ đó sẽ ổn định hơn, bớt méo mó hơn với các mô hình xuất khẩu chủ yếu được xác định bởi lợi thế cạnh tranh chứ không bởi năng lực tài chính được dùng vào trợ cấp. Những thoả thuận trong hiệp định này chủ yếu liên quan đến các nước phát triển. Yêu cầu với các nước đang phát triển là không đáng kể, trên nền tảng đó, việc thực hiện các cam kết theo hiệp định nông nghiệp sẽ có lợi cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đã hơn 1/2 thập kỷ trôi qua kể từ khi hiệp định nông nghiệp ra đời, nhưng việc thực hiện các nghĩa vụ, đặc biệt từ phía các nước phát triển là rất chậm chạp mà EU và Nhật Bản là các quốc gia chần chừ nhất với lý do nông nghiệp không đơn thuần là một lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà còn có tính xã hội nên phải được hưởng những cơ chế đặc biệt, cho dù trái với luật lệ của WTO. Trên thực tế, không những các nước phát triển (thành viên của OECD) hầu như không thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hiệp định nông nghiệp mà một số nước còn duy trì hoặc tăng các rào cản với nông sản nhập khẩu từ các nước nghèo. EU là một đối tác tiêu biểu thường xuyên sử dụng các vấn đề như an toàn lương thực và bảo vệ nông thôn để bác bỏ những lời kêu gọi của các nhà sản xuất nông nghiệp ở các nước khác yêu cầu EU cắt giảm trợ giá dành cho nông dân. Chính bởi vậy, mặc dù thuế quan đánh vào nông sản nhập khẩu của các nước đang phát triển thường cao hơn của các nước phát triển nhưng mức bảo hộ thực tế của các nước thành viên OECD lại cao hơn nhiều. Thêm vào đó, mặc dù hiệp định có đưa ra một vấn đề quan trọng liên quan đến khả năng tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển bằng cách qui định một mức độ nhất định mở cửa thị trường trong nước. Nhưng các nước đang phát triển rất khó có cơ hội tiếp cận với thị trường các nước phát triển. Ngoài lý do là mức bảo hộ cao do các nước phát triển không cắt giảm trợ cấp, việc các nước phát triển trong đó điển hình là EU rất tích cực sử dụng quyền kiểm soát lưu thông hàng nông sản ở mức độ cao nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn dịch tễ cũng như các điều kiện môi trường. Trong điều kiện bị hạn chế về trình độ hiểu biết cũng như công nghệ sản xuất, rất nhiều mặt hàng nông sản của các nước đang phát triển không thể thâm nhập vào thị trường khó tính này. Chính vì những lý do trên, cho đến nay, hy vọng của các nước đang phát triển vào sự gia tăng trên thị trường thế giới về buôn bán hàng nông sản- một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng với đa số các nước này- vẫn chưa và khó trở thành hiện thực. Ngoài hiệp định về nông nghiệp, các hiệp định khác trong khuôn khổ của WTO liên quan đến hoạt động của thị trường nông sản thế giới là Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và bảo vệ thực vật (SPS) và Hiệp định về các rào kỹ thuật trong giao lưu trao đổi (TBT), ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Theo tinh thần của điều XX của GATT 1994, các nước được phép áp dụng một cách không hạn chế các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn các hàng hoá nhập khẩu có nguy cơ gây tác hại cho con người, động vật hay thực vật cũng như làm huỷ hoại môi trường. Các tiêu chuẩn, một mặt đóng vai trò tích cực khi khuyến khích thương mại quốc tế, giúp các nhà sản xuất có định hướng cho sản phẩm, và sẽ dễ dàng có chỗ đứng và phát triển trên thị trường nếu đạt được các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực này, các tiêu chuẩn lại giữ vai trò là rào cản thương mại quốc tế, với các nước đang phát triển, ảnh hưởng cản trở này của các tiêu chuẩn có phần nổi trội hơn tác động tích cực. Có điều này là do: Các tiêu chuẩn có tính chất bắt buộc như các tiêu chuẩn kỹ thuật, thử nghiệm, chứng nhận, nhãn mác giữ vai trò là những rào cản phi thuế trong thương mại quốc tế do chúng làm tăng thêm chi phí đối với nhà xuất khẩu so với nhà sản xuất trong nước nhập khẩu với cùng sản phẩm. Ví dụ như việc các nước EU qui định chỉ nhập khẩu sữa từ bò nuôi ở các trang trại được vắt bằng máy. Yêu cầu này dễ dàng được đáp ứng từ các chủ trang trại của các nước phát triển như Mỹ, Australia nhưng lại gây khó khăn cho các nước đang phát triển do điều kiện tài chính eo hẹp và kỹ thuật kém hiện đại. Việc tuân thủ các yêu cầu về tiêu chuẩn lao động cũng là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Theo cách hiểu hiện nay, các tiêu chuẩn lao động cơ bản bao gồm quyền tự do hội họp và mặc cả tập thể, không phân biệt đối xử trong sử dụng lao động, không sử dụng lao động trẻ em và không có lao động cưỡng bức. Để tuân thủ một trong các tiêu chuẩn này- không sử dụng lao động trẻ em- các nước đang phát triển phải loại bỏ khỏi lực lượng lao động của mình 250 triệu lao động, trong đó, 60% đang sống ở châu á mà nhiều nhất là Bănglađét, Pakistan, ấn Độ và Thái Lan. Đây quả là những thách thức mà các nước đang phát triển rất khó vượt qua. Nhìn chung, qua phân tích những đặc trưng của thị trường nông sản thế giới trong thời gian qua cũng như những tác động của Hiệp định nông nghiệp đến các nước đang phát triển có thể thấy, tình hình thị trường nông sản thế giới là không mấy thuận lợi cho các nước đang phát triển, đặc biệt khó khăn càng nhiều với hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước này sang những thị trường khó tính như EU. II. Hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển vào thị trường EU 1. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các nước đang phát triển nói chung vào thị trường EU 1.1. Thị trường nông sản EU Thị trường nông sản thế giới bị chi phối bởi một vài quốc gia chính, trong đó có EU. Nền nông nghiệp EU với Chính sách nông nghiệp chung đã đóng một vai trò rất quan trọng và tham gia khá lâu vào thị trường nông sản thế giới. Với vị thế đáng nể của mình, EU là một trong những thành viên chủ chốt trong những vòng đàm phán của WTO về thương mại nông nghiệp. Hoạt động thương mại nông sản của EU chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại nông sản thế giới, thường xuyên chiếm 15% giá trị xuất khẩu và 20% giá trị nhập khẩu. EU là một trong những đối tác quan trọng trong thương mại nông sản của hầu hết các quốc gia. Sản xuất nông nghiệp của EU chủ yếu là sản phẩm gia súc (gồm cả sữa), hạt cốc,rau, rượu, quả và đường. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu gồm hạt cốc (lúa mỳ và lúa mạch), đường, sản phẩm sữa, thịt bò, gia cầm, thịt lợn, quả, rau và rượu. Thị trường xuất khẩu chính là NAFTA, Các nước Trung và Đông Âu, Nga và các nước vùng Địa Trung Hải. Năm 2000, EU là nhà xuất khẩu nông sản lớn thứ hai sau Mỹ, giá trị xuất khẩu đạt được là 58 tỷ euro đạt 6,2 % tổng xuất khẩu hàng hoá của EU và chiếm 19% tổng xuất khẩu nông sản toàn thế giới. Cùng năm nay, EU xuất khẩu tới 42% giá trị xuất khẩu rượu của thế giới, 42% sản phẩm thịt lợn, 32% sữa bột, 32% pho mát, EU cũng chiếm 13-21% tổng xuất khẩu của thế giới với ngũ cốc, lúa mỳ, đường và thịt. [38] Về nhập khẩu nông sản , phần lớn các nông sản nhập khẩu của EU là các sản phẩm nhiệt đới không phù hợp với khí hậu Bắc Âu, bao gồm: đậu nành và sản phẩm từ đậu nành, bông, thuốc lá, sản phẩm nhiệt đới, hoa quả trái vụ, cà phê, coca, chè và gia vị. Nếu tính cả thương mại nội khối, EU là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới trong hầu hết các thời kỳ và vượt khá xa nước nhập khẩu nông sản lớn thứ hai trên thế giới là Mỹ (Biểu đồ 3). Năm 2001 EU nhập khẩu 62,1 tỷ euro cho hàng nông sản chiếm 5,7 % tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá.[38] Biểu đồ 3: Nhập khẩu nông sản vào EU và Mỹ thời kỳ 1993-2000 Nguồn : EUROSTAT 2002( www.euopa.eu.int/comm/eurostat-23/10/2003) Các nhà cung cấp chính là những nước thuộc Đông và Trung Âu, các nước. thành viên của NAFTA (Canada, Mexico, Mỹ), thành viên của Mercosur (Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay) và các nước ACP. Căn cứ vào bảng 8 có thể thấy, nhập khẩu nông sản vào thị trường EU tăng đều trong các năm qua (cả trong nội khối và với ngoại khối). Khu vực thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu nông sản vào thị trường này và tỷ trọng cũng như giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm (tăng từ 8998 triệu ecu tương ứng 13,4% năm 1998 lên 12031triệu euro tương đương 19,4% năm 2001), đứng thứ hai là khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tuy có sự giảm sút trong năm 2001 nhưng tỷ trọng vẫn là khá cao (15,9% năm 2001), các nước sắp gia nhập EU (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước vùng Địa Trung Hải cũng có đóng góp không nhỏ trong thị trường này, mặc dù tỷ trọng của khu vực Địa Trung Hải có giảm trong năm 2000 (giảm 85 triệu euro làm giảm 0,8% thị phầnso với 1999) nhưng đã tăng đáng kể trong năm 2001 (tăng 348 triệu euro nên tăng 0,2% thị phần so với 2000). Các nước sắp gia nhập EU tăng đều cả về giá trị và tỷ trọng (từ 3234 triệu ecu năm 1998 tương đương 5,9% thị phần lên 4535 triệu euro tương đương 7,3%). Bảng 8: Nhập khẩu nông sản vào EU từ các khu vực trên thế giới Triệu Ecu -euro %TVA % trong nhập khẩu hàng nông sản của EU 1998 1999 2000 2001 2001/ 2000 1998 1999 2000 2001 Thế giới 197145 188891 201717 209145 37 x x x x Nội khối EU 15 132173 135190 143012 147002 28 x x x x Ngoại khối 54972 53701 58705 62143 59 100.0 100.0 100.0 100.0 Các nước ứng cử viên 3234 2528 3871 4535 17.2 5.9 6.6 6.6 7.3 Thụy Sỹ 1254 1351 1045 1518 8.1 2.3 2.5 2.4 2.4 Na Uy 345 284 307 318 3.7 0.6 0.5 0.5 0.5 Nga 418 256 447 456 4.1 0.8 0.5 0.9 0.7 Các nước vùng Địa Trung Hải 3997 4261 4176 4520 3.2 7.3 7.9 7.1 7.3 Các nước ả Rập 105 106 147 153 7.5 0.2 0.2 0.2 0.3 ấn Độ 1121 1082 1272 1152 -5.3 2.0 2.0 2.2 1.9 Trung Quốc 1541 1612 1999 1568 0.4 2.8 3.0 3.4 3.2 Nhật 117 129 166 176 6.1 0.2 0.2 0.3 0.3 ASEAN 4081 4006 4231 2971 -29.8 7.4 7.5 7.2 4.3 NAFTA 9812 8781 10054 9851 -2.0 17.8 16.4 17.1 15.9 MERCOSUR 8998 9235 10610 12031 13.4 16.4 17.2 18.1 19.4 Chilê 730 795 915 1015 24.5 1.3 1.5 1.4 1.6 ACP 8691 8393 3247 8654 4.9 15.8 15.6 14.0 13.9 australia 1720 1610 1953 2175 11.4 3.1 3.0 3.3 3.5 New Zeland 1729 1677 1805 2051 14.2 3.1 3.1 3.1 3.3 Nguồn: european Commission (eurostat and Directorate- General for griculture) (www. europa.eu.int/comm/eurostat) 1.2. Nhập khẩu nông sản của EU từ các nước đang phát triển Không chỉ là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, EU còn nhập khẩu nhiều nông sản nhất từ các nước đang phát triển, các nhà cung cấp này thường chiếm tới 60% tổng nhập khẩu nông sản của EU. Biểu đồ 4: Nguồn: World trade policy review, 2000, WTO Căn cứ vào biểu đồ 4 có thể thấy, giai đoạn 97-99, EU là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới từ các nước đang phát triển với trị giá 35 tỷ euro và lớn hơn cả tổng giá trị nhập khẩu của nhóm nước nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới sau EU là Mỹ, Nhật, Canada, australia và New Zealand (giá trị nhập khẩu cả nhóm là 31 tỷ euro). Xem xét biểu đồ 5, có thể thấy, xu hướng này vẫn được giữ vững trong giai đoạn 2000-2001. Năm 2001, EU nhập khẩu 37 tỷ euro từ các nước đang phát triển thì con số này của Mỹ là 21 tỷ, Nhật là 12 tỷ Canada là 2 tỷ. Chính điều này khiến EU thường xuyên là nước nhập siêu về nông sản, giá trị nhập siêu là 6,5 tỷ euro. Năm 2001, EU nhập khẩu từ các nước đang phát triển 48,796 triệu euro hàng nông sản chiếm tới 58,9% tổng nhập khẩu nông sản của EU.[27] EU thường xuyên tiêu thụ khoảng 85% lượng nông sản xuất khẩu của Châu Phi và 45 % của Châu Mỹ La tinh. Nhưng về giá trị thì khu vực châu Mỹ La tinh là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường EU. Tuy nhiên, EU tăng nhập khẩu rất nhiều từ khu vực Đông Âu. Đây là khu vực cạnh tranh chính trong một loạt các lĩnh vực đối với các nước đang phát triển trên thị trường EU .[38] Mặc dù biến động giá cả trên thị trường thế giới có ảnh hưởng tới kinh doanh hàng hoá, nhưng nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản từ các nước đang phát triển vào EU vẫn khá ổn định trong khi tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu hàng hoá giảm theo xu thế chung của thương mại thế giới. Biểu đồ 6: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu vào EU từ các nước đang phát triển Năm 1995 Năm 1998 Nguồn: Kinh doanh với thị trường EU (trang 53) Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam 2001 Có thể thấy, thương mại hàng nông sản của EU giảm dần trong tỷ trọng hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, năm 1995, tỷ trọng là 17% thì năm 1998 tỷ trọng này còn 15%, đây là tình hình chung của thương mại thế giới trong thời gian qua và thị trường EU cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Những con số dưới đây cho ta thấy tổng quan về thị phần của các nước đang phát triển trong kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của EU theo nhóm hàng và thị phần của các nước đang dẫn đầu trong số các nước đang phát triển về xuất khẩu xuất khẩu sang EU . Bảng 9: Thị phần của các nước đang phát triển trong kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của EU Thực phẩm chế biến và đồ uống: Các nước đang phát triển: 18% Trong đó: - Brazil 19% - Achentina 11% Bờ biển Ngà 11% Thái Lan 6% Thổ Nhĩ Kỳ 4% Gana 4% Cà phê, chè, thuốc lá, gia vị: Các nước đang phát triển : 51% Trong đó:_ Brazil 21% Côlômbia 12% ấn Độ 5% Inđônêxia 5% Rau, hoa quả và các loại hạt: Các nước đang phát triển :29% Trong đó: _ Thổ Nhĩ Kỳ : 15% Nam Phi: 10% Côsta Rica : 7% Chilê : 7% Nguồn: Kinh doanh với thị trường EU (trang 54) Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 2001 2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của từng nhóm nước đang phát triển vào thị trường EU EU luôn ủng hộ tích cực cho thương mại tự do. Tuy nhiên chính sách thương mại của châu Âu, đặc biệt là Chính sách nông nghiệp chung luôn bị chỉ trích vì tính bảo hộ thái quá. Dù vậy, ta không thể phủ nhận rằng, cùng với việc tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá thương mại quốc tế, EU cũng áp dụng khá rộng rãi chế độ ưu đãi về thương mại đặc biệt là các chế độ dành cho các nước đang phát triển. EU áp dụng Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) cho các nước đang phát triển và có các Hiệp định thương mại và phát triển đặc biệt dành cho các quốc gia khối ACP (bao gồm 77 nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương), các nước Địa Trung Hải và các nước ở Trung và Đông Âu. Thực trạng xuất khẩu nông sản của từng nhóm nước vào thị trường EU sẽ chịu tác động đồng thời của Chính sách nông nghiệp chung và các chế độ ưu đãi này. 2.1 Các nước ACP 2.1.1. Các ưu đãi liên quan đến thương mại nông sản mà EU dành cho ACP Các nước ACP (african Caribbean and Pacific) bao gồm chủ yếu các nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương và một số lãnh thổ hải ngoại tham gia ký kết với EU Công ước Lômé. Đây là một Hiệp định thương mại có ảnh hưởng sâu rộng nhất mà EU đã ký với các nước đang phát triển. Được bắt đầu với 46 nước thuộc địa cũ của châu Âu vào năm 1975, Công ước Lômé được hình thành nhằm thúc đẩy và tăng cường phát triển kinh tế xã hội và văn hoá cuả các nước ACP dựa trên mối quan tâm chung giữa các bên tham gia. Sau khi Công ước Lômé IV kết thúc vào năm 2000, EU và các nước ACP đã ký Hiệp định mới gọi là Hiệp định Cotonou, đây là bước kế thừa và phát triển của các Công ước Lomé đã ký kết trước đó. Các Công ước này dựa trên quan hệ thương mại không cân xứng, hàm ý rằng EU cho các nước ACP các ưu đãi thương mại nhiều hơn là các ưu đãi thương mại mà các nước ACP cần phải dành cho EU. Tuy nhiên, các nước ACP phải dành cho các nước EU ít nhất là qui chế tối huệ quốc cho các sản phẩm của EU. Ưu đãi dành cho các nước ACP là để các nước này có thể tăng xuất khẩu của họ sang EU. Tuy nhiên, các ưu đãi này là không đảm bảo việc tiếp cận tự do cho thị trường EU. Một số mặt hàng nông sản phải chịu các mức thuế có thay đổi theo sản lượng trong EU. Tiếp theo việc xem xét lại công ước Lomé IV, các quốc gia ACP được hưởng một mức ưu đãi ít nhất là 16% tính trên mức thuế hải quan chung cho các hàng nông sản. Các ngoại lệ được áp dụng chung cho rượu vang, chanh và ôliu. Ngoài các ưu đãi thuế quan trên, còn có các thoả thuận cụ thể khác được gọi là các nghị định thư, dành cho thịt bò và thịt bê, đường, rượu rum (rượu mạnh cất từ nước mía) và chuối. Theo đó, các nước ACP được hưởng chế độ ưu đãi, nói chung gồm một thoả thuận đảm bảo một lượng nhập khẩu tối thiểu của các mặt hàng trên, hoặc là miễn thuế hoàn toàn cho một khối lượng hàng cụ thể. Những chế độ ưu đãi theo các nghị định thư này đã gây nhiều tranh chấp đặc biệt là mặt hàng chuối bị phản đối quyết liệt từ phía Mỹ, vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Không dừng lại ở đây, EU còn tăng cường hơn nữa các ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển mà các nước ACP chiếm phần lớn khi đưa ra đề xuất có tên: “Tất cả trừ vũ khí” ( Everything but arms-EBA) vào tháng 9 năm 2000. Đề xuất này nhằm tạo ra các điều kiện tiếp cận đầy đủ thị trường EU cho 49 nước kém phát triển nhất thế giới (trong đó có 39 nước ACP). Với đề xuất này, EU miễn thuế cũng như hạn ngạch để tự do tiếp cận cho tất cả các hàng hoá từ 49 nước này trừ đạn dược và vũ khí. tương đương với 919 dòng thuế (xấp xỉ 10% trong tổng số 10500 dòng thuế trong biểu thuế của Cộng đồng) gồm các sản phẩm nông nghiệp sẽ được tự do tiếp cận thị trường EU. Tuy nhiên với mặt hàng chuối, đường và gạo sẽ có các giai đoạn chuyển tiếp để dần đi vào tự do thương mại như các mặt hàng khác. 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản của các nước ACP vào EU EU là đối tác thương mại chính của ACP. Năm 2001, ACP xuất khẩu trên 58 tỷ euro thì thị trường EU đã chiếm trên 31,2 tỷ (khoảng 54%), con số này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của các nước ACP vào đối tác EU trong khi đó thị phần ở EU của các nước ACP giảm mạnh từ 7% năm 1976 còn có 2,7% năm 2001. Nông sản chiếm một phần quan trọng trong số các mặt hàng xuất khẩu của ACP sang EU. Các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang EU của ACP là coca (4%), đường (3%), cà phê (2%), thuốc lá (2%), chuối (2%). Các mặt hàng này thường xuyên chiếm một tỷ lệ trên dưới 30% trong tổng lượng hàng hoá của ACP xuất khẩu vào EU. Năm 1998, 1999 tỷ lệ này xấp xỉ 40% nhưng sang những năm 2000, 2001 và 2002 tỷ lệ này chỉ còn xấp xỉ 30% mặc dù giá trị vẫn tăng nhẹ, sự suy giảm này còn thể hiện cả trong việc giảm trong tỷ trọng nhập khẩu hàng nông sản của EU. Năm 1998, hàng nông sản của ACP còn chiếm 15,8% trong tổng nhập khẩu nông sản của EU thì sang năm 2001, tỷ lệ này chỉ còn 13,9%, sang năm 2002 con số này tăng lên 14,3%. Nhìn chung, mặc dù được hưởng những ưu đãi, hàng nông sản của ACP đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt và mất dần thị phần trên thị trường EU.[32] Bảng 10 : EU nhập khẩu từ ACP (không có Nam Phi) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng nhập khẩu (triệu euro) 21494 21842 28557 31234 30515 Nông sản (triệu euro) 8691 8393 8247 8654 8920 Tỷ lệ nông sản trên tổng hàng xuất khẩu của ACP(%) 40% 38% 29% 28% 29% Tỷ trọng trong nhập khẩu nông sản của EU (%) 15.8 15.6 14.0 13.9 14.3 Nguồn:european Commission (eurostat and Directorate- General for agriculture) (www. europa.eu.int/comm/eurostat) Có sự suy giảm thị phần này là do các nước ACP kém khả năng thích nghi, không đa dạng hoá sản phẩm, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng truyền thống là nguyên liệu thô không qua sơ chế sang thị trường EU. Năm 2000, 10 sản phẩm chính đã chiếm tới 60% tổng trị giá xuất khẩu, trong đó có 3 sản phẩm nông nghiệp còn lại là nguyên liệu thô và khoáng sản.[37] Căn cứ vào bảng 11, có thể thấy với 3 mặt hàng nông sản chính là quả; cacao và các sản phẩm từ cacao; cà phê, chè, gia vị đã chiếm tới 9,6% trong tổng hàng nhập khẩu của EU từ ACP. Trong các sản phẩm này, chỉ có mặt hàng quả có giá trị tăng qua các năm, từ 616 triệu ecu năm 1995 lên 1495 triệu euro năm 2000 (tăng 242,7%), kéo theo đó là sự tăng lên về thị phần từ 9% lên 18,5% trong cùng kỳ (tăng 205,6%), trong khi đó cacao và các sản phẩm từ cacao năm 2000 giảm 391 triệu euro so với năm 1999 (giảm 21,8%) làm thị phần giảm 6,4%. Đặc biệt mặt hàng cà phê, chè và gia vị giảm về giá trị và thị phần cả trong hai năm 1999 và 2000 do gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ các khu vực khác. Năm 1999 trị giá xuất khẩu là 1287 triệu euro giảm 601 triệu euro so với năm 1998 (giảm 31,8%), sang năm 2000 giảm 41 triệu euro so với năm 1999. Sự suy giảm này kéo theo thị phần giảm 8,1% trong thời kỳ 1995-2000 (từ 31,3% xuống còn 23,2%). Lý do chính của sự biến động này là do các mặt hàng trên đều là các mặt hàng nhạy cảm, chịu ảnh hưởng lớn của những biến động trên thị trường thế giới. Điều này dẫn tới rất khó có được những khoản thu đều và ổn định từ hoạt động xuất khẩu những mặt hàng này.[30] Bảng 11: Mặt hàng nông sản nhập khẩu chính của EU từ ACP HS Giá trị (triệu ecu/euro) % trong tổng nhập khẩu ngoài khối EU theo mặt hàng(%) % trong tổng thương mại EU-ACP(%) 1995 1999 2000 1995 1999 2000 2000 Quả 616 1381 1495 9,0 17,6 18,5 3,5 Cacao và các sản phẩm từ cacao 1276 1791 1400 73,2 80,5 74,1 3,2 Cà phê, chè, gia vị 1888 1287 1236 31,3 23,7 23,2 2,9 Nguồn: european Commission (eurostat and Directorate- General for agriculture) Xem xét ba mặt hàng quan trọng nhất của các nhà xuất khẩu hàng đầu ở khu vực ACP sang EU thường xuyên có sự góp mặt của hàng nông sản. (Bảng 12) Bảng 12 : Mặt hàng nông sản chính của các nước xuất khẩu hàng đầu trong ACP sang EU . Kim ngạch (triệu ecu/ euro) Tỷ trọng trong hàng xuất khẩu(%) 1995 1999 2000 1995 1999 2000 Nigeria Tổng các sản phẩm xuất khẩu 3443 2795 6411 100 100 100 Cacao và các sản phẩm từ cacao 128 194 122 4 7 2 Bờ biển Ngà Tổng các sản phẩm xuất khẩu 2068 2080 1960 100 100 100 Cacao và các sản phẩm từ cacao 732 1050 860 35 50 44 Quả 174 213 233 8 10 12 Cameroun Tổng các sản phẩm xuất khẩu 1175 1320 1711 100 100 100 Quả 92 101 150 8 8 9 Nguồn: EUROSTAT (comext)-Statistiques en bref 6/2002 Nếu không tính Nam Phi do là nước phát triển, Nigeria là đối tác thương mại lớn nhất của thị trường EU trong khối ACP, đứng thứ hai là Bờ biển Ngà và thứ ba là Cameroun. Trong ba mặt hàng xuất khẩu chính của các quốc gia này sang EU luôn có mặt hàng nông sản, cụ thể là: Cacao và các sản phẩm từ cacao là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu sang EU lớn thứ hai ở Nigeria và thứ nhất ở Bờ biển Ngà; mặt hàng quả các loại đứng vị trí thứ ba ở cả Bờ biển Ngà và Cameroun. 2.2 Các nước vùng Địa Trung Hải 2.2.1 Các ưu đãi thương mại liên quan đến nông nghiệp mà EU dành cho các nước vùng Địa Trung Hải Với các nước Địa Trung Hải, do có sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về về lịch sử và văn hoá, cũng như những làn sóng nhập cư từ khu vực này sang EU; Liên minh châu Âu coi khu vực này như một trong những đối tác thương mại quan trọng số một của mình. EU ký kết với hầu hết các nước ở khu vực này những Hiệp định liên kết hoặc hợp tác. Bao gồm: Các nước Malta, đảo Síp và Thổ Nhĩ Kỳ đều là ứng cử viên chính thức gia nhập EU nên tham gia ký kết với EU các Hiệp định liên kết nhằm thiết lập một liên minh thuế quan với EU, các hiệp định này đóng vai trò như giai đoạn khởi đầu cho việc gia nhập EU và tạo khuôn khổ cho việc hội nhập về kinh tế và pháp lý. Những nước Maghreb (Algérie; Marốc; Tuynidi; Môritani và Libi) và Mashgaq (Ai Cập; Joocdani; Libăng; Syri) cùng với Palestin và israel liên kết với EU bởi các hiệp định hợp tác liên quan đến thương mại, hợp tác công nghệ và hỗ trợ tài chính, kỹ thuật. Tháng 11 năm 1995, Hiệp ước Bacelona có sự tham gia của tất cả các nước thành viên EU và các nước bên bờ Địa Trung Hải (trừ Albani và các nước Nam Tư cũ) với mục tiêu xây dựng một khu vực tự do thương mại EU- Địa Trung Hải từ nay đến năm 2010 trong khuôn khổ tôn trọng các qui định của WTO. Các Hiệp định và Hiệp ước này có ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ thương mại nông sản giữa hai khu vực. Hiệp ước với các nước Maghreb bao gồm giảm thuế ít nhất 40% và tối đa là 80% cho hầu hết các loại hàng hoá, bao gồm cả sản phẩm nông nghiệp. Các nước Mashgaq được hưởng mức giảm thuế nhỉnh hơn (từ 20% đến 100%). 2.2.2 Thực trạng xuất khẩu nông sản của các nước Địa Trung Hải sang EU Không nằm ngoài xu hướng chung của thương m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb4 (2).doc
Tài liệu liên quan