MỤC LỤC
LỜI CAM DOAN i
LỜI CÂM ƠN h
TÓM TẤT LUẬN VẰN iii
MỤC LỤC hr
DANH MỤC CÁC TỪ MÉT TÁT vi
DANH MỤC BÂNG BIẾU . vii
DANH MỤC HÌNH VÊ viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ix
Chuơng 1 1
NHŨNG VÁN ĐÈ CHUNG 1
1.1. Bồi canh chinh sách ỉ
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
1.3. Đỏi tượng, phạm ú nghiên cứu 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu vá nguồn thõng tin 4
1.5. Càu hòi nghiên cửu 5
1.6. Kct cảu cùa nghiên cứu 5
Chuơng 2 6
Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÔNG QUAN NHŨNG NGHIÊN cứú TRƯỞC 6
2.1. Cơ sở iỷ thuyết 6
2.1.1. Các khái niệm 6
2.1.1.1. Tinh bền vừng cùa ngân sách 6
2.1.1.2. Cáu núc thu. chi ngân sách 7
2.1.1.3. Cân đồi ngân sách 7
2.1.2. Khung lý thuyết về phân cấp ngân sách 7
2.2. Tống quan nhùng nghiên cứu truóc s
Chuơng 3 11
70 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế - Xã hội, trường hợp tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm khoảng 20% tổng thu ngân sách của tỉnh và
chiếm chưa đến 40% khoản chi thường xuyên. Trong khi đó nguồn ngân sách còn lại gần
như phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của NSTƯ, đặc biệt là chi đầu tư phát triển. Đây là
2 Số liệu tác giả tính toán đã trừ đi tốc độ tăng lạm phát.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu NSĐP
791.867
733.846
885.556
871.731
1.034.539
1.129.869
1.352.740
1.434.399
1.701.911
1.954.582
Thu trên địa bàn
140.249
148.317
175.260
171.855
211.029
259.131
254.478
291.282
373.245
448.569
Thu trợ cấp từ NSTƯ
594.479
548.174
655.916
508.617
727.389
730.687
864.940
906.961
997.802
1.072.165
Thu khác của ngân
sách
57.139
37.355
54.380
191.259
96.121
140.051
233.322
236.156
330.864
433.848
Cơ cấu thu NSĐP 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Thu trên địa bàn 18% 20% 20% 20% 20% 23% 19% 20% 22% 23%
Thu trợ cấp từ NSTƯ 75% 75% 74% 58% 70% 65% 64% 63% 59% 55%
Thu khác 7% 5% 6% 22% 9% 12% 17% 16% 19% 22%
Tốc độ tăng thu
NSĐP 25% -7% 21% -2% 19% 9% 20% 6% 19% 15%
Tốc độ tăng thu trên
địa bàn 0% 6% 18% -2% 23% 23% -2% 14% 28% 20%
Tốc độ tăng thu trợ
cấp từ NSTƯ 30% -8% 20% -22% 43% 0% 18% 5% 10% 7%
Tốc độ tăng thu khác NA -63% 88% 97% -68% 28% -31% 98% 115% -54%
Tổng chi NSĐP
760.821
693.786
694.200
807.719
1.004.243
1.129.492
1.329.315
1.406.638
1.677.718
1.937.473
Chi thường xuyên
401.465
389.076
446.405
486.985
544.432
608.848
769.961
795.330
850.834
1.006.987
Chi đầu tư phát triển
308.251
222.447
202.177
275.487
253.581
260.797
290.856
259.640
342.034
461.273
Chi khác
51.104
82.263
45.618
45.247
206.229
259.848
268.498
351.667
484.850
469.213
Cơ cấu chi ngân
sách 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Chi thường xuyên 53% 56% 64% 60% 54% 54% 58% 57% 51% 52%
Chi đầu tư phát triển 41% 32% 29% 34% 25% 23% 22% 18% 20% 24%
Chi khác 7% 12% 7% 6% 21% 23% 20% 25% 29% 24%
Tốc độ tăng chi
NSĐP 18% -9% 0% 16% 24% 12% 18% 6% 19% 15%
Tốc độ tăng chi
thường xuyên 18% -3% 15% 9% 12% 12% 26% 3% 7% 18%
Tốc độ tăng chi đầu
tư phát triển 44% -28% -9% 36% -8% 3% 12% -11% 32% 35%
Tốc độ tăng chi khác NA 61,0% -44,5% -0,8% 355,8% 26,0% 3,3% 31,0% 37,9% -3,2%
Nguồn: Cục Thuế, Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán NSNN năm 2001 – 2010
20
nguyên nhân gốc rễ làm giảm tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc thực hiện
các chiến lược phát triển KT-XH.
Tiếp theo để đánh giá mức độ tác động của tài chính công tới kết quả phát triển của nền
kinh tế, tác giả sẽ đánh giá mức độ bền vững trong cơ cấu thu ngân sách và cơ cấu chi ngân
sách có phù hợp với chính sách phát triển KT-XH hay không.
3.2.2. Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang
Thu ngân sách bền vững sẽ đảm bảo cho địa phương chủ động trong việc huy động nguồn
lực, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao. Trong phần này tác giả dựa vào khung phân
tích tính bền vững ngân sách của strick (2005) và Nhóm công tác chung giữa Chính phủ
Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công (2000) để đánh giá tính bền vững,
tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được giữ lại gần như 100% theo chính sách phân
cấp. Khoản thu này mặc dù tăng về số tuyệt đối song xét về tỷ trọng thì gần như không có
sự thay đổi rõ rệt trong suốt 10 năm qua. Mặc dù tăng thu song tốc độ tăng của thu NSĐP
lại có sự trồi sụt đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm được duy trì tương ứng với tốc độ phát
triển kinh tế.
Hình 3.1. Cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001 – 2010
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010.
0,0%
20,0%
40,0%
60,0%
80,0%
-
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thu ngân sách trên địa bàn Thu trợ cấp từ NSTW
Thu khác của ngân sách Tăng trưởng thu ngân sách trên địa bàn
Tăng trưởng thu trợ cấp từ NSTW Tăng trưởng thu khác của ngân sách
21
Các khoản thu khác có xu hướng tăng song chủ yếu là thu chuyển nguồn ngân sách năm
trước sang năm sau và khoản thu từ vay nợ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu thu
NSĐP. Điều đáng ngại là thu trợ cấp từ NSTƯ về tỷ trọng lại đang có xu hướng giảm dần,
bình quân giai đoạn 2001-2005 chiếm tới 70,5%, nhưng giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ này chỉ
còn 61,1%, trong khi thu ngân sách trên địa bàn tỉnh gần như không có sự tăng trưởng rõ
rệt về tỷ trọng.
Tiếp theo, để đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang, tác giả
sẽ tiếp cận theo các góc độ: thứ nhất là tính dễ tăng và ổn định của cơ cấu thu ngân sách
theo các sắc thuế, tiếp đó tác giả sẽ đánh giá các khoản thu theo sở hữu dựa vào mức đóng
góp của các thành phần doanh nghiệp và cuối cùng sẽ xem xét cơ cấu thu theo lĩnh vực có
đảm bảo tính bền vững không. Trong phần phân tích này, tác giả chỉ phân tích cơ cấu thu
ngân sách của địa phương trên địa bàn không bao gồm các khoản thu từ trợ cấp của NSTƯ
và các khoản thu khác3 để đánh giá tính bền vững và tính dễ tăng của cơ cấu thu, chi ngân
sách tỉnh đảm bảo tính chính xác cao.
3.2.2.1. Phân chia theo sắc thuế
Trong thời gian 10 năm qua cơ cấu thu ngân sách của địa phương không có sự cải thiện
đáng kể về tỷ trọng. Cơ cấu nguồn thu NSĐP (không bao gồm thu trợ cấp từ NSTƯ và thu
các khoản thu khác) thì thu đặc biệt chiếm tỷ trọng trên 50%, trong khi đó các khoản thu
bền vững như thu từ các khoản được phân chia chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng thu ngân sách
của địa phương. Một tín hiệu đáng mừng là tốc độ tăng trưởng của các khoản thu được
phân chia ngày càng tăng, bình quân trong 10 năm tăng gần 30%. Ngoài ra, khoản thu đặc
biệt có xu hướng sụt giảm. Đây là một dấu hiệu tốt tránh sự phụ thuộc của ngân sách vào
các khoản thu đặc biệt. Tuy nhiên, giống như thu đặc biệt, thu thường xuyên cũng có sự sụt
giảm đáng kể.
3 Các khoản thu khác bao gồm thu từ vay nợ và thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau. Tuy
nhiên, khoản vay nợ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu, do đó gần như không có tác động nhiều đến tổng thu
ngân sách tỉnh.
22
Bảng 3.11. Cơ cấu thu ngân sách địa phương giai đoạn 2001 – 2010
Các khoản thu được phân chia là khoản thu bền vững, có tính ổn định cao, cơ sở thuế rộng.
Các khoản thu được phân chia ngày càng chiếm tỷ lệ cao trên thu ngân sách của địa
phương, tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể và cũng chưa thực sự cải thiện được nhiều.
Không những thế khoản thu này lại phụ thuộc nhiều vào thuế gián thu, đặc biệt là thuế giá
trị gia tăng, chiếm tỷ trọng trên 2/3 trong tổng các khoản thu phân chia. Tốc độ tăng bình
quân hàng năm của khoản thuế này đạt tới 21,7% cao hơn nhiều tốc độ phát triển kinh tế
bình quân của tỉnh trong 10 năm qua. Đây là khoản thu thuế bền vững, tuy nhiên khoản thu
này đã chiếm một tỷ trọng quá lớn, khó có thể phình to hơn trong thời gian tới.
Đơn vị tính: triệu đồng
I Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thu NSĐP
danh nghĩa
140.249 159.574 201.064 225.134 289.557 372.990 402.538 537.107 730.296 948.679
I Thu NSĐP
thực tế 140.249 148.317 175.260 173.467 212.419 261.330 257.728 293.357 376.596 451.616
1
Các khoản
thu được
phân chia 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073
2
Thu thường
xuyên 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708
3 Thu đặc biệt 75.087 83.368 94.777 84.485 100.488 135.936 122.763 159.134 199.171 224.835
II
Cơ cấu các
khoản thu
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1
Thu được
phân chia 29% 30% 33% 38% 43% 37% 40% 36% 38% 41%
2
Thu thường
xuyên 17% 14% 13% 13% 10% 11% 12% 10% 10% 9%
3 Thu đặc biệt 54% 56% 54% 49% 47% 52% 48% 54% 53% 50%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001 – 2010
23
Bảng 3.12. Cơ cấu các khoản thu phân chia
Một khoản thu bền vững khác chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong các khoản thu được phân
chia là thuế thu nhập cá nhân. Tuy khoản thuế này đã tăng dần về tốc độ và tỷ trọng song
vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, đây là khoản thu bền vững về lâu dài cần phải được cải
thiện hơn nữa. Với cơ cấu thu này thì ngân sách của tỉnh rất khó được cải thiện trong thời
gian tới nếu không có sự tăng trưởng đột biến từ nền kinh tế. Mặc dù là khoản thu được
phân chia, song hầu như những khoản thu này được để lại toàn bộ cho ngân sách tỉnh.
Đối với các khoản thu thường xuyên của ngân sách, trên lý thuyết đây là khoản thu bền
vững, đặc biệt là các khoản thu từ thuế tài sản, còn thu về lệ phí trước bạ và môn bài lại là
khoản thu không bền vững và sẽ sụt giảm dần trong tương lai. Dù vậy, với cơ cấu thu
thường xuyên của tỉnh Tuyên Quang, lệ phí trước bạ và môn bài chiếm trên 40% thì cơ cấu
này lại không bền vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thu từ lệ phí trước bạ
và thuế môn bài là 10,7%. Trước mắt khoản thu này vẫn là lợi thế của tỉnh khi mà tỷ lệ đô
thị hóa còn thấp do đó vẫn có thể tiếp tục gia tăng.
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
TT
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu danh
nghĩa
41.043 48.312 66.642 87.290 124.179 139.395 162.150 194.704 276.446 391.411
I Tổng thu thực 41.043 44.904 58.090 66.632 90.501 97.665 103.818 105.591 141.288 185.073
1
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
13.871 13.359 14.247 10.596 12.720 13.688 19.328 19.306 15.421 17.340
2
Thuế giá trị gia
tăng
26.868 28.710 32.469 45.145 67.878 73.320 73.367 75.561 111.336 140.527
3
Thuế tiêu thụ
đặc biệt
98 106 96 44 41 17 11 7 7 7
4
Thuế thu nhập
cá nhân
206 149 185 305 548 265 727 2.043 2.989 7.327
5 Phí xăng dầu NA 2.580 11.093 10.542 9.315 10.375 10.386 8.674 11.536 19.872
II
Cơ cấu các
khoản thu
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
34% 30% 25% 16% 14% 14% 19% 18% 11% 9%
2
Thuế giá trị gia
tăng
65% 64% 56% 68% 75% 75% 71% 72% 79% 76%
3
Thuế tiêu thụ
đặc biệt
0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%
4
Thuế thu nhập
cá nhân
1% 0% 0% 0% 1% 0% 1% 2% 2% 4%
5 Phí xăng dầu 0% 6% 19% 16% 10% 11% 10% 8% 8% 11%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
24
Bảng 3.13. Cơ cấu các khoản thu thường xuyên
Các khoản thu từ đất và bất động sản là khoản thu bền vững và có độ nổi cao thì lại chiếm
tỷ trọng không đáng kể trong thu thường xuyên, điều đáng mừng là tỷ trọng của khoản thu
này đang được cải thiện dần. Thu từ xổ số ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần trong thu
thường xuyên của tỉnh, tuy nhiên khoản thu này không đem lại giá trị gia tăng cho sự phát
triển KT-XH của tỉnh. Nhìn chung, trong cơ cấu thu thường xuyên của ngân sách tỉnh, các
khoản thu không bền vững vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Về cơ cấu các nguồn thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang, có thể dễ dàng nhận
thấy nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng khá cao,
mặc dù có sụt giảm đôi chút vào năm 2009, 2010 song vẫn chiếm tới 1/4 các khoản thu đặc
biệt. Đây là khoản thu một lần, song với tỷ lệ đô thị hóa thấp, quỹ đất trống còn nhiều, do
đó về cơ bản tỉnh vẫn có thể tăng thu từ chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian tới. Tuy
nhiên, về lâu dài khoản thu này sẽ giảm dần khi tỉnh không còn nguồn đất trống hoặc quỹ
đất không được quy hoạch hợp lý. Các khoản huy động quản lý qua ngân sách là khoản thu
chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như không thay đổi nhiều về tỷ trọng trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, đây là khoản thu nhất thời, thiếu tính ổn định cao, được huy động để trang trải
cho các hoạt động sự nghiệp.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu danh
nghĩa 24.119 21.566 25.691 29.278 29.405 39.576 48.648 52.795 70.706 88.208
Tổng thu thực 24.119 20.045 22.394 22.349 21.431 27.728 31.147 28.632 36.137 41.708
Lệ phí trước bạ,
thuế môn bài 7.737 8.126 8.911 9.236 9.274 10.707 12.478 11.815 15.855 18.290
Thu từ Xổ số 1.619 1.730 1.694 2.527 2.560 4.155 4.155 4.468 5.496 5.446
Các nguồn thu về
đất và bất động sản 7.822 5.810 2.309 1.829 2.596 2.660 3.382 3.765 4.873 6.035
Các khoản thu khác 6.942 4.379 9.480 8.757 7.000 10.206 11.133 8.583 9.914 11.937
Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Lệ phí trước bạ,
thuế môn bài
32% 41% 40% 41% 43% 39% 40% 41% 44% 44%
Thu từ Xổ số
7% 9% 8% 11% 12% 15% 13% 16% 15% 13%
Các nguồn thu về
đất và bất động sản
32% 29% 10% 8% 12% 10% 11% 13% 13% 14%
Các khoản thu khác
29% 22% 42% 39% 33% 37% 36% 30% 27% 29%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
25
Bảng 3.14. Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của ngân sách tỉnh Tuyên Quang
Trong ngắn hạn tỉnh vẫn có thể tăng thu từ các khoản thu đặc biệt, tuy nhiên về lâu dài
khoản thu này chắc chắn sẽ giảm dần. Do đó, tỉnh cần phải có các phương án thay thế
nguồn thu nhằm đảm bảo các chính sách phát triển được vận hành trơn tru.
Tóm lại, cơ cấu nguồn thu của NSĐP thiếu tính bền vững, nguồn lực ngân sách phụ thuộc
nhiều vào các nguồn thu đặc biệt. Trong khi đó, các nguồn thu đem lại thu nhập ổn định và
bền vững như thu từ thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
thu. Điều này cho thấy, ngay cả khi không phụ thuộc vào trợ cấp NSTƯ thì nguồn thu của
ngân sách tỉnh cũng không có sự bền vững.
3.2.2.2. Phân chia theo sở hữu
Đóng góp vào ngân sách của tỉnh không thể không kể đến sự đóng góp của các thành phần
doanh nghiệp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức đóng góp vào ngân sách của
doanh nghiệp cũng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2001-2010. Tốc độ tăng thu của khối này
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu danh nghĩa 75.087 89.696 108.731 110.677 137.881 194.019 191.739 293.435 389.700 475.504
Tổng thu thực tê 75.087 83.368 94.777 84.485 100.488 135.936 122.763 159.134 199.171 224.835
Thu từ bán quyền sử
dụng đất 9.732 13.412 19.779 21.111 25.260 36.629 43.889 49.695 43.501 45.129
Thu từ thuế tài
nguyên 1.027 991 1.026 1.031 1.160 1.963 2.260 11.853 15.961 17.093
Các khoản huy động
quản lý qua NS 30.637 39.153 40.188 37.023 48.187 75.133 69.059 79.755 112.745 136.111
Thu kết dư ngân sách
năm trước 0 0 0 0 8.777 2.838 328 16.284 25.608 22.383
Thu đặc biệt khác 33.691 29.812 33.784 25.321 17.104 19.374 7.227 1.547 1.355 4.120
Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Thu từ bán quyền sử
dụng đất 13% 16% 21% 25% 25% 27% 36% 31% 22% 20%
Thu từ thuế tài nguyên 1% 1% 1% 1% 1% 1% 2% 7% 8% 8%
Các khoản huy động
quản lý qua NS 41% 47% 42% 44% 48% 55% 56% 50% 56% 61%
Thu kết dư ngân sách
năm trước 0% 0% 0% 0% 9% 2% 0% 10% 13% 10%
Thu đặc biệt khác 45% 36% 36% 30% 17% 14% 6% 1% 1% 2%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
26
bình quân 16% cao hơn tăng trưởng kinh tế, song vẫn thấp hơn mức tăng thu NSĐP. Khối
DNNN vẫn chiếm ưu thế, khi mức độ đóng góp chiếm tới 20% vào NSĐP, trong khi đó
khối DNTN mặc dù đem lại nhiều việc làm nhất cho người lao động song tỷ trọng đóng
góp vào NSĐP chỉ chiếm khoảng 15%. Tương ứng với mức độ đóng góp về vốn và lao
động, tỷ phần đóng góp ngân sách của khối doanh nghiệp FDI cũng không đáng kể.
Bảng 3.15. Cơ cấu đóng góp của các thành phần doanh nghiệp vào ngân sách
Khối DNTN có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên đến năm 2009, 2010 xét về tỷ trọng
mức đóng góp của khối này lại có sự sụt giảm đáng kể. Về lâu dài tốc độ tăng thu của khối
doanh nghiệp này có thể bị thu hẹp lại khi các DNTN hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và rất
nhỏ, năng lực sản xuất kém. Ngoài ra, khoảng 1/3 là doanh nghiệp đang hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản và rất ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
Dựa vào số liệu đóng góp về vốn và lao động kết hợp với tăng nguồn lực cho ngân sách thì
khối doanh nghiệp FDI đem lại nhiều giá trị gia tăng nhất, trong khi khu vực DNTN lại
hoạt động kém hiệu quả hơn. Trái lại, khối DNNN mặc dù đóng góp cho ngân sách nhiều
hơn hai loại hình doanh nghiệp còn lại song đây không phải là khu vực tạo ra nhiều việc
làm nhất cho người lao động. Đối với khối doanh nghiệp FDI, nguồn thu lại chủ yếu là từ
hoạt động khai thác khoáng sản, do vậy nếu không có chính sách thu hút hợp lý thì ước
muốn tăng thu từ khối này có lẽ là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu NSĐP
140.249
149.594
176.769
173.335
212.846
261.363
256.669
293.790
376.460
452.432
Tổng thu doanh
nghiệp
44.929
45.644
51.793
59.632
85.185
92.214
98.212
109.795
146.026
178.841
Doanh nghiệp nhà
nước
28.248
25.863
27.172
33.094
53.855
53.029
53.146
53.758
78.459
80.697
Doanh nghiệp tư
nhân
16.682
19.781
24.621
26.539
31.330
39.184
45.066
51.360
55.356
64.201
Doanh nghiệp FDI
-
-
-
-
-
-
-
4.676
12.211
33.943
Cơ cấu thu 32% 31% 30% 35% 40% 36% 39% 38% 39% 40%
Doanh nghiệp nhà
nước
20% 17% 16% 19% 26% 20% 21% 18% 21% 18%
Doanh nghiệp tư
nhân
12% 13% 14% 15% 15% 15% 18% 18% 15% 14%
Doanh nghiệp FDI 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 2% 3% 8%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010
27
3.2.2.3. Phân chia theo ngành kinh tế
Có thể thấy rằng DNNN vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu NSĐP. Tuy nhiên để đánh giá
tính bền vững của cơ cấu thu theo sở hữu lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đóng góp
theo ngành sản xuất, kinh doanh.
Chính sách phát triển KT-XH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010 hướng phát triển
ngành công nghiệp sản xuất, dù vậy nhìn vào tổng thể các khoản đóng góp theo cơ cấu
ngành có thể dễ dàng nhận thấy mức đóng góp của hoạt động sản xuất xét về tỷ trọng có sự
sụt giảm đáng kể trong giai đoạn này. Ngược lại với xu hướng đó thu ngân sách từ hoạt
động công nghiệp điện nước lại có mức gia tăng đáng kể, trong vòng 10 năm đóng góp vào
ngân sách của khu vực này đã tăng gần 8 lần. Mức độ đóng góp của các ngành công nghiệp
tương ứng với cơ cấu kinh tế của tỉnh, khi mà hoạt động sản xuất công nghiệp không phải
là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào GDP toàn tỉnh. Trong khi đó, đóng góp vào ngân sách
từ hoạt động dịch vụ lại có xu hướng mở rộng và phát triển.
Bảng 3.16. Cơ cấu thu ngân sách theo ngành
Đơn vị tính: triệu đồng
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu 44.929 45.644 51.793 59.632 85.185 92.214 98.212 109.795 146.026 178.841
Nông nghiệp 583 463 276 90 178 292 395 268 437 1.122
CN Khai thác 2.513 1.984 923 1.174 1.367 771 4.812 4.014 8.058 11.460
CN Sản xuất 25.209 25.534 19.647 14.320 16.215 17.404 19.103 27.594 17.749 26.775
CN Điện nước 4.514 3.809 2.965 4.251 3.482 2.099 1.843 14.641 43.698 34.790
Xây dựng 3.476 5.640 6.727 15.981 40.715 45.008 39.353 30.293 28.536 26.577
Dịch vụ 8.634 8.215 21.255 23.817 23.228 26.640 32.706 32.986 47.548 78.117
Cơ cấu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Nông nghiệp 1,3% 1,0% 0,5% 0,2% 0,2% 0,3% 0,4% 0,2% 0,3% 0,6%
CN Khai thác 5,6% 4,3% 1,8% 2,0% 1,6% 0,8% 4,9% 3,7% 5,5% 6,4%
CN Sản xuất 56,1% 55,9% 37,9% 24,0% 19,0% 18,9% 19,5% 25,1% 12,2% 15,0%
CN Điện nước 10,0% 8,3% 5,7% 7,1% 4,1% 2,3% 1,9% 13,3% 29,9% 19,5%
Xây dựng 7,7% 12,4% 13,0% 26,8% 47,8% 48,8% 40,1% 27,6% 19,5% 14,9%
Dịch vụ 19,2% 18,0% 41,0% 39,9% 27,3% 28,9% 33,3% 30,0% 32,6% 43,7%
Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán thu NSNN năm 2001-2010.
28
Đóng góp của doanh nghiệp xây dựng vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu, đặc biệt có
những năm mức đóng góp của khu vực này chiếm tới gần 50% số thu ngân sách từ doanh
nghiệp (năm 2005, 2006) và đây cũng là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất của khu vực
DNTN (chiếm khoảng 50% số thu từ DNTN). Dù vậy, đây là khoản thu không bền vững
và có tính chất thăng giáng cao do nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản chủ yếu từ nguồn
vốn ngân sách, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự suy giảm kinh tế và chính sách chi
tiêu công của chính phủ4.
Tóm lại, DNNN chiếm ưu thế trong nguồn thu ngân sách tỉnh, trong khi mức đóng góp của
DNTN vào cơ cấu thu ngân sách lại không bền vững, thể hiện mức đóng góp cao của hoạt
động xây dựng chiếm tới 50% đóng góp của loại hình doanh nghiệp này. Ngoài ra cơ cấu
thu ngân sách của ngành sản xuất có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2001-2010.
3.2.3. Sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách đối với chính sách phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Tuyên Quang
Nguồn thu ngân sách hạn chế làm cho tỉnh thiếu nguồn lực chi nhằm thúc đẩy sự phát triển
KT-XH theo chiến lược phát triển chung của tỉnh. Tốc độ tăng chi hàng năm bình quân lên
tới 11,4%. Đáng chú ý là tốc độ tăng chi đầu tư phát triển bình quân trong 10 năm chỉ đạt
khoảng 7%. Thêm vào đó tỷ lệ chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách bình quân chỉ
chiếm 26,7%, trong khi tỷ lệ này ở chi thường xuyên lên tới trên 55%, chi thường xuyên
vẫn là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi NSĐP. Nhưng tín hiệu đáng mừng là chi đầu tư
phát triển trong năm 2009 và 2010 đang tăng dần trở lại.
4 Ông Lê Mạnh Hải, phó Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, nhận định trong buổi phỏng vấn ngày
05/4/2012.
29
Hình 3.2. Cơ cấu chi ngân sách địa phương tỉnh Tuyên Quang
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang, Quyết toán chi NSNN năm 2001-2010.
Chi khác tăng mạnh trong những năm trở lại đây, chủ yếu là chi chuyển nguồn sang ngân
sách năm sau. Khoản chi này chủ yếu là chi đầu tư phát triển chưa thực hiện được trong
năm nay và một số khoản chi do NSTƯ cấp nhưng tỉnh chưa kịp chi trong kỳ ngân sách
năm.
3.2.3.1. Cơ cấu chi thường xuyên
Nguồn thu ngân sách tỉnh chưa đáp ứng được cho chi thường xuyên, chi ngân sách chủ yếu
phụ thuộc vào NSTƯ, điều đó cũng được thể hiện rất rõ trong cơ cấu chi thường xuyên.
Trong các khoản chi thường xuyên, chi lương cho cán bộ công chức là khoản chi chủ yếu.
Nhìn vào cơ cấu chi thường xuyên thì chi cho giáo dục đào tạo chiếm tới trên 40%, mặt
tích cực của khoản chi này được thể hiện ở chất lượng giáo dục được quan tâm. Song mặt
trái của nó là tất yếu ngân sách sẽ phải giảm khoản chi cho lĩnh vực khác, thể hiện ngay ở
khoản chi để đảm bảo xã hội và chi sự nghiệp kinh tế.
Một vấn đề bất cập khác trong cơ cấu chi thường xuyên là chi cho khoa học công nghệ lại
vô cùng thấp, có năm chỉ đạt 0,1% tổng chi thường xuyên của ngân sách. Dù vậy khoản chi
thường xuyên vẫn không ngừng tăng lên so với tổng chi NSĐP, tốc độ tăng bình quân
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
-
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển
Chi khác của ngân sách Tăng trưởng chi thường xuyên
Tăng trưởng chi đầu tư phát triển Tăng trưởng chi khác của ngân sách
30
tương ứng với tốc độ tăng chi ngân sách, cao hơn tốc độ tăng chi đầu tư phát triển. Điều
này càng minh chứng cho sự lấn át của chi thường xuyên tới chi đầu tư phát triển khi
nguồn thu NSĐP phụ thuộc quá nhiều vào trợ cấp từ NSTƯ.
Bảng 3.17. Cơ cấu chi thường xuyên
Đánh giá cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách có thể nhận thấy, nguồn lực NSĐP hạn
chế, chi tiêu ngân sách không đảm bảo cho các điều kiện làm nền tảng cho sự phát triển
KT-XH, đặc biệt là các khoản chi nhằm đảm bảo cho an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng chi
thường xuyên
danh nghĩa
401.465
418.607
512.130
637.962
747.026
868.996
1.202.580
1.466.545
1.664.751
2.129.677
Tổng chi
thường xuyên
thực
401.465
389.076
446.405
486.985
544.432
608.848
769.961
795.330
850.834
1.006.987
Chi sự nghiệp
kinh tế
34.223
31.436
34.233
35.051
34.234
33.698
38.519
52.130
58.116
62.542
Chi sự nghiệp
giáo dục
174.149
181.715
224.774
212.420
242.919
271.758
329.797
372.577
353.151
383.724
Chi y tế, chăm
sóc trẻ em
33.950
34.479
34.996
38.909
53.529
64.236
97.368
114.817
125.842
226.032
Chi quản lý
hành chính
74.040
70.233
67.073
73.114
86.240
93.502
111.299
104.648
123.902
141.635
Chi sự nghiệp
xã hội
32.028
19.296
23.825
41.774
53.034
32.843
35.845
44.614
68.222
65.801
Chi sự nghiệp
khoa học
2.619
2.721
3.047
3.149
695
990
1.600
2.381
3.593
4.901
Chi khác của
ngân sách
50.457
49.197
58.458
82.568
73.782
111.820
155
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham_thi_huong_final_817_1849824.pdf