Chọn bộ nguồn khi ráp máy tính

Số lượng dây trông ''hoành tráng''

Một PSU có mức công suất 1000W trở lên thường đi kèm một cơ số dây

cực kỳ ''khủng khiếp'' cả về số lượng lẫn chất lượng dây dẫn. Điều này

gây mức độ đau đầu đáng kể cho những ai thích thùng máy luôn g ọn đẹp

và thoáng mát. Và giải pháp ở đây chính là PSU Modular với các dây dẫn

có thể tháo rời, một lưu ý cho những ai thích sử dụng loại PSU được thiết

kế theo dạng này là không nên tháo ra cắm vào quá nhiều lần

pdf12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn bộ nguồn khi ráp máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn bộ nguồn khi ráp máy tính! Cách chọn bộ nguồn Hiện nay, khi ráp máy tính mới, nơi bán chỉ tư vấn ng dùng chọn thùng máy sao cho bắt mắt mà kô đề cập đến chất lượng của bộ nguồn kèm theo nó. Với chừng 18 - 20$ là ng dùng đã có thể co 1 case đẹp, và bộ nguồn đi kèm - thiết bị rẻ nhất trong số các link kiện bên trong case. Cách đầu tư này có vẻ tiết kiệm trước mắt, nhưng về lâu dài thì kô. Nếu mua phải bộ nguồn kém chất lượng công suất thấp và máy tính xài nhiều thiết bị thì ắt hẳn bộ nguốn sẽ gồng mình chạy ì ạch để cấp nguồn an toàn cho toàn bộ hệ hống, dẫn đến sự sụt giảm điện thế, yếu dòng gây mất đảm bảo phần nguồn đinh mức cần cung cấp cho Mobo, Cpu, quạt, Ram, VGA,... Điều này dẫn đến việc tụ điện bị phù, đĩa cứng bị kêu , quạt tản nhiệt CPU chạy chậm làm CPU bị nóng. Cứ như thế, từ lần sử dụng này sang lần sử dụng khác, đến 1 lúc nào đó, 1 trong các link kiện nhỏ trên từng thiết bị sẽ bị hỏg dần, dẫn đến hỏng thiết bị thế là bạn phải tốn tiền đi mua lại thiết bị đó. Giá như lúc đầu bạn chịu bỏ tiền ra mua 1 bộ nguồn tốt thì nhiều khả năng là ko xảy ra các hư hỏng do nguồn điện. Các bộ nguồn mới (ATX 12V - 20p or 24p) đag bán trên thị trường hiện nay đều có các đầu cắm thík hợp với những mobo gần đây (trừ những mobo quá cũ hoặc đời đầu) do vậy bạn cần chú trọng vào công suất mà chưa cần wan tâm nhiều đến tính tương thik. Với 1 dàn PC chuẩn (1 HDD, 1 ODD) thì cần bộ nguồn loại tốt như Acbel, CM, Huntkey có công suất khoảng 350 ~ 390w. Bộ nguồn này có nguồn điện ổn định hơn nhiều so với các bộ nguồn kô có thương hiệu. Chính vì vậy, bộ nguồn tốt kô có giá thấp nhất là khoảng 29$, còn bộ nguồn kô có thương hiệu chỉ khoảng 10$. Các nsx bộ nguồn tốt thường kô bán bộ nguồ kèm với Case tốt. Một case tốt có giá gấp 2,3 giá bộ nguồn. Tuy nhiên case tốt thường có thêm các phụ kiện như đồng hồ báo nhiệt độ, đồng hồ báo công suất và khung sắt của nó cứng cáp hơn loại thường. Do vậy, kô nhất thiết phải chọn case tốt đi với nguồn tốt mà chỉ cần nguồn tốt + case thường là ok roài. Để dễ tính tiền, đa số nơi bán đều cho phép người dùg đổi bộ nguồn tốt cho bộ nguồn bán kèm theo case thường, nghĩa là bạn chỉ cần chọn 1 case thường rùi bù thêm 10 -20$ là có bộ nguồn tốt. Một khi đã chọn bộ nguồn tốt, bạn yên tâm rằng nó có đầy đủ các cổng cấp nguồn cho tất cả các thiết bị mới bên trong máy tính, trog đó có cả những thiết bị cao cấp như Vga, quạt tản nhiệt, HDD, ODD Cách tính công suất nguồn. Để hệ thống chạy ổn định, công suất thực của bộ nguồn phải lớn hơn tổng công suất của các thiết bị lắp vào. Do vậy, trước khi chọn bộ nguồn, bạn cần tính tổng công suất của các thiết bị định dùng. Mỗi thiết bị đều tiêu thụ 1 lượng điện năng khác nhau nên công suất của chúng cũng sẽ khác nhau. Nếu máy tính có nối mạng, bạn thử qua trang www.nguonmaytinh.vn rồi vô phần tính công suất nguồn hoặc qua 1 số trang web khác (tớ kô nhớ rõ lắm địa chỉ) hay căn cứ vào bảg công suất tạm tính sau: Mobo thường, cao cấp, server: 40/50/57w Cpu Pen D: 72w Cpu Pen IV 5xx: 98w Cpu Pen IV 6xx: 73w Cpu Pen D 8xx: 111w Cpu Pen D 9xx: 81w Cpu Dual Core, Core 2 Duo: 55w Ram DDR/DDR2: 7/5w HDD sata/ata: 27/21w ODD CD/CD-RW/DVD/DVD-RW: 19/23/30/32w Quạt : 2 - 6w USB: 3w - 5w Cổng IEEE1394: 8w Corsair HX1000W: Vệ sĩ cho hệ thống cao cấp ...một trong những model PSU cao cấp được ưa chuộng nhất thế giới. Mặc dù nhu cầu PSU từ 1000W trở lên của thị trường dân dụng là không nhiều, nhưng các thương hiệu tên tuổi vẫn luôn dành những khoản đầu tư kha khá để phát triển mảng sản phẩm này. Ngoài lý do lợi nhuận, mục tiêu khác của những nhà sản xuất PSU cao cấp chính là để marketing thương hiệu và khẳng định sức mạnh trước các đối thủ khác. Thermaltake ToughPower 1500W, Gigabyte ODIN 1200W, v.v.. là những cái tên đủ độ ''hoành tráng'' khi muốn nhắc đến PSU. Đối với Corsair, họ không quá chú trọng vào những con số mà tập trung vào sự ổn định và chất lượng thực sự của PSU. Đó là lý do tại sao Corsair HX1000W là PSU đầu tiên được cấp chứng nhận tương thích với Triple SLI của nVidia, chứng nhận mà trước đây chỉ xuất hiện trên những PSU trên 1200W. PSU cao cấp... bắt mắt từ cái nhìn đầu tiên! Hộp đựng Corsair HX1000W Hộp của Corsair HX1000W có kích thước tương xứng với chiều dài của PSU. Được thiết kế đẹp với một số hình ảnh và thông số kỹ thuật liên quan của HX1000W. Đối với dòng HX 1000W, tông màu của hộp và của cả PSU là xanh-đen, HX620W là đỏ đen và còn khá nhiều màu khác ứng với từng mức công suất thấp hơn. Bạn sẽ dễ dàng phân biệt các model PSU của Corsair nhờ vào đặc điểm này. HX1000W nằm chiễm chệ giữa lớp mút dày chống va đập Tương tự như các model HX có công suất thấp hơn, Corsair HX1000W được bao bọc cẩn thận bằng một lớp mút dày 3 cm, cứng và có khả năng hấp thụ lực tốt. Điều này là cực kỳ quan trọng vì khối lượng của các PSU từ 750W trở lên khá lớn, dễ hư hỏng nếu bị đánh rơi hoặc nằm trong điều kiện ''khắc nghiệt'' của các công ty vận chuyển. Do là một PSU modular (cáp rời, dùng đến đâu gắn đến đó), các dây cáp điện đều được để chung trong một túi, Corsair cũng không quên kèm theo sách hướng dẫn sử dụng. Nhìn chung, ''nội thất'' bên trong hộp của HX1000W khá gọn gàng và sạch sẽ. Corsair HX1000W Vỏ PSU được làm bằng kim loại và phủ một lớp sơn tĩnh điện nhám. Người viết rất thích các PSU được sơn như thế này bởi không phải lo về vấn đề lưu lại dấu tay khi cầm PSU. Và quan trọng hơn, theo người viết, màu đen nhám giúp PSU trông cứng cáp và ''gấu'' hơn rất nhiều. Lỗ thông gió, công tắc và chấu cắm điện của PSU Các lỗ thông gió lục giác được dập phía trước PSU sẽ là đường thoát gió chính, công tắc chính lớn vì có thể nó phải chịu mức công suất đầu vào rất lớn (hơn 1100W). Bảng thông số kỹ thuật của HX1000W Bảng thông số chi tiết về công suất của từng đường được Corsair dán phía dưới PSU. HX1000W có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với lưới điện có điện áp từ 90V đến 230V và được chứng nhận 80 Plus dành cho những PSU có hiệu suất hoạt động cao. Theo như bảng thông số kỹ thuật mà Corsair đưa ra, HX1000W có hai đường 12V riêng biệt, ứng với mỗi đường 12V là một đường 3.3V và 5V đi kèm. Riêng đường 5VSB sử dụng một mạch điện riêng rẽ (được dùng chủ yếu để cấp điện cho cổng USB và các cổng gắn thiết bị ngoại vi khác). Đường 3.3V và 5V được tạo ra do mạch chuyển đổi điện áp DC-DC bên trong PSU. Với việc chuyển đổi trực tiếp như thế này, hiệu suất PSU sẽ tăng lên và tiết kiệm đáng kể không gian bên trong PSU. Tuy nhiên, thiết kế này sẽ bắt đường 12V gánh công suất của 2 đường còn lại, nhưng dù sao thì trong hệ thống, các thiết bị sử dụng điện áp 3.3V và 5V cũng không tiêu thụ quá nhiều năng lượng. PSU Modular: giải pháp cho case thông thoáng Số lượng dây trông… ''hoành tráng'' Một PSU có mức công suất 1000W trở lên thường đi kèm một cơ số dây cực kỳ ''khủng khiếp'' cả về số lượng lẫn chất lượng dây dẫn. Điều này gây mức độ đau đầu đáng kể cho những ai thích thùng máy luôn gọn đẹp và thoáng mát. Và giải pháp ở đây chính là PSU Modular với các dây dẫn có thể tháo rời, một lưu ý cho những ai thích sử dụng loại PSU được thiết kế theo dạng này là không nên tháo ra cắm vào quá nhiều lần. Corsair HX1000W chỉ có một sô cáp điện chính được hàn trực tiếp vào bo mạch của PSU bao gồm cáp 20+4 pin, 1 cáp EPS12V 4+4 pin dành cho bo mạch chủ và 2 cáp PCI-E 6+2 pin dành cho card đồ họa. Tất cả các cáp chính đều được bọc lưới chống cắt dây và có một roen cao su ngay tại điểm tiếp xúc với PSU. Ngoài ra, tất cả các loại cáp còn lại đều được sử dụng dưới dạng Modular, chất lượng dây tốt nhưng không được bọc lưới chống cắt dây, khá là đáng tiếc vì người viết rất thích loại lưới này, vừa đẹp vừa tiện dụng. Chúng ta sẽ điểm qua số lượng cũng như chiều dài tối đa của mỗi loại đầu cắm. Số lượng và chiều dài cáp (Ảnh: anandtech.com) Phần đầu cắm cáp trên PSU khá đơn giản, được chú thích rõ ràng bằng hai màu xanh-đen. Như các bạn có thể thấy, đường 12V1 sẽ đảm nhận trọng trách gánh thêm 2 cáp PCI-E nếu như chúng ta muốn chạy Dual- SLI. Đường 12V2 chủ yếu được sử dụng cho các thiết bị khác (mạch DC- DC đã đề cập ở trên) và nó chỉ là giải pháp dự phòng cho Triple-SLI hoặc một đường EPS12V 8 pin nữa dành cho WorkStation hoặc Server. Các ngàm gài nằm quay về 2 phía thuận lợi cho việc tháo lắp cáp điện, rất chắc chắn và bạn buộc phải nhấn mở ngàm trước khi giựt cáp ra khỏi PSU. Thám hiểm bên trong HX1000W Đúng như dự đoán ban đầu, thực chất bên trong Corsair HX1000W là hai PSU hoạt động độc lập nằm trên cùng một bo mạch. Mỗi PSU ''con'' sẽ tải một đường 12V và một đường điện áp nhỏ hơn (3.3V hoặc 5V). Trang bị tụ lọc ''xịn'' của hãng Nippon, Nhật có điện dung 330 microFara, hoạt động tốt ở mức điện áp 420V với nhiệt độ 105 độ C. Quạt tản nhiệt chính của Corsair HX1000W được gia công bởi Yate Loon, có kích thước 140mm, độ dày 25mm. Model quạt D14BH-12 có khả năng cung cấp đến 140CMF lưu lượng gió ở tốc độ quạt 2.800 vòng/phút, độ ồn đạt mức 48.5dB (khá là ồn ở tốc độ quay tối đa). Corsair tận dụng tối đa không gian bên trong PSU để lắp đặt các lá tản nhiệt cho HX1000W. Đưa các lá tản nhiệt lên trên cùng để đón ngay luồng gió từ quạt. Các lá tản nhiệt được dập nhỏ và khá mỏng, tăng diện tích tiếp xúc cũng như tốc độ luân chuyển nhiệt độ bên trong. Tuy nhiên, do không gian chật hẹp, mạch lọc nhiễu đầu vào của HX1000W chặn gần như toàn bộ luồng gió thoát ra từ khu vực tản nhiệt bên trái - một điểm trừ nhỏ dành cho thiết kế của HX1000W. Nhưng dù sao, theo người viết, các linh kiện bên trong HX1000W cũng sẽ được tản nhiệt một cách hiệu quả nhất. Đánh giá tổng quát Corsair HX1000W Điều đầu tiên, PSU Corsair HX1000W thực sự là một PSU tốt, từ thiết kế cho đến khả năng hoạt động. Chúng tôi chưa có điều kiện để thử nghiệm HX1000W nhưng theo một số bài review trên các website có uy tín, HX1000W có khả năng tải lên đến 1200W (tức 120% công suất danh định) - một con số ấn tượng. Ở mức tải cao, từ 800W trở lên, HX1000W khá ồn và nóng. Tuy nhiên, hiệu suất luôn giữ ở mức trên 83%, không hổ danh chứng nhận 80 Plus rất đáng giá cho túi tiền của bạn đấy. Thiết kế Modular và số lượng đầu cắm lớn là một lợi thế không thể phủ nhận. Đó là chưa kể đến khả năng hỗ trợ 3 card đồ họa độc lập và có thể sử dụng được trên các hệ thống Work Station hay Server. Với mức giá 285 USD, hơi cao hơn một chút so với các PSU 1000W cùng loại, nhưng sự ổn định và hiệu suất cao của Corsair HX1000W là những yếu tố đáng để bạn đắn đo nếu như bạn đang có ý định sở hữu một PSU ''khủng long'' từ 1000W trở lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguon_may_tinh_.PDF
Tài liệu liên quan