Chủ đề dung dịch - Hóa học 8

1. Dung môi

Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

VD: Nước, xăng, dầu, rượu, este, axeton,. có thể trở thành dung môi.

2. Chất tan

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

3. Dung dịch

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

m dd = m ct + m dm

- VD:

- Nước biển.

+ Dung môi: nước.

+ Chất tan: muối

- Nước đường.

+ Dung môi: nước.

+ Chất tan: đường

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề dung dịch - Hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHỦ ĐỀ: DUNG DỊCH (6 tiết: Tiết 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66) I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ. 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiến thức: HS nêu được: - Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa. - Biện pháp làm quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và nghiền nhỏ chất rắn. - Bằng thực nghiệm HS có thể nhận biết chất tan, không tan trong nước. - HS nêu được độ tan của một chất trong nước, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước. - Ý nghĩa của nồng độ phần trăm, công thức tính nồng độ phần trăm. - Ý nghĩa của nồng mol/l, công thức tính nồng độ mol/l. - HS thực hiện phần tính toán các đại lượng liên quan đến dung dịch như: Lượng chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi, thể tích dung môi, để từ đó đáp ứng yêu cầu pha chế một dung dịch với nồng độ cho trước. Kĩ năng: - Pha chế một dung dịch bão hoà và chưa bão hoà. - Hòa tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím) trong nước. - Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hòa với dung dịch chưa bão hòa trong một số hiện tượng của đời sống hằng ngày. - HS biết cách làm thí nghiệm để xác định chất tan, chất không tan trong nước, suy luận để tìm được những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước. - Rèn luyện kỹ năng làm bài tập về độ tan. - HS biết vận dụng công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l vào tính toán các bài toán có liên quan. - Tính toán, pha chế một dung dịch theo số liệu đã tính toán. - Tính toán, pha loãng một dung dịch theo số liệu đã tính toán. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực hợp tác nhóm. - Yêu thích môn học, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. - Liên hệ trong thực tế độ tan của các chất trong nước. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm. - Năng lực tính toán hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Cân, tấm kính thủy tinh, cốc thuỷ tinh, cốc thủy tinh có vạch chia, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, diêm, đèn cồn. - Hoá chất: Nước, đường, xăng, dầu ăn, muối NaCl, CaCO3, CuSO4 - Các bài tập vận dụng tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol và các đại lượng liên quan. 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học, đọc trước bài mới. III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG Tiết 1: Dung dịch. Tiết 2: Độ tan của một chất trong nước. Tiết 3: Nồng độ phần trăm của dung dịch. Tiết 4, 5: Nồng độ mol của dung dịch. Tiết 6: Pha chế dung dịch. A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (KHỞI ĐỘNG). Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Bài 1. Trong muối ăn có lẫn cát, làm thế nào để tách cát ra khỏi muối ăn? Bài 2. Từ nước muối, nước đường làm thế nào để lấy được muối, đường? Bài 3. Cho các chất: Đá vôi (CaCO3), cát trắng (SiO2); muối ăn (NaCl), đường, rượu. Hỏi: Chất nào tan được trong nước, chất nào không tan trong nước. Bài 4: Quan sát các hình ảnh sau đây: Trên nhãn các lọ hóa chất có ghi dung dịch HCl 32%, H2SO4 50%. Những con số đó có ý nghĩa gì? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tiết 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu dung dịch (Học sinh hoạt động cá nhân). HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NL cần đạt Trong phòng thí nghiệm hay trong đời sống hàng ngày chúng ta thường hòa tan một chất rắn hay lỏng nào đó trong nước hay xăng, dầu, rượu để có những dung dịch. Vậy dung dịch là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm này. - Tiếp nhận thông tin NL tái hiện Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm: Dung môi- chất tan- dung dịch - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 theo nhóm. - Hướng dẫn các nhóm quan sát → ghi lại nhận xét → trình bày. GV giới thiệu: Lúc này đường và nước đã hòa tan với nhau, đồng nhất với nhau, gọi là dung dịch nước đường. GV hỏi: ?1. Chất nào được gọi là chất tan trong dung dịch trên? ?2. Nước còn có khả năng hòa những chất nào khác? ví dụ? Vậy nước trong các trường hợp trên gọi là dung môi. Nước đường là dung dịch. - Làm Thí nghiệm 1: Cho 1 thìa đường vào cốc nước → khuấy nhẹ. - Ở thí nghiệm này. + Đường là chất tan. + Nước hoà tan đường → dung môi. + Nước còn có thể hòa tan nhiều chất khác như Muối ăn, rượu, khí oxi... NL thực hành, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét. - Giới thiệu: + Dầu ăn tan trong xăng (dầu hỏa) tạo thành tạo thành hỗn hợp đồng nhất gọi là dung dịch. + Dầu ăn không tan trong nước nên không tạo thành dung dịch. - Cho hs thảo luận nhóm và cho biết: chất tan, dung môi ở thí nghiệm 2. Vậy em hiểu thế nào là dung môi; chất tan và dung dịch? ? hãy lấy ví dụ về dung dịch và chỉ rõ chất tan, dung môi trong dung dịch đó. GV nhận xét, chốt lại định nghĩa. HS làm thí nghiệm 2: + Cho 1 thì dầu ăn và cốc 1 đựng xăng (dầu hỏa), khuấy đều. + Cho 1 thìa dầu ăn vào cốc 2 đựng nước và khuấy đều. - Quan sát và nhận xét. + Cốc 1: dầu hoả hoà tan được dầu ăn tạo thành hỗn hợp đồng nhất. + Cốc 2: nước không hoà tan được dầu ăn. Dầu ăn không tan, nổi lên trên mặt nước ® dầu ăn và nước trong cốc không phải là dung dịch. - Nhận xét: + Dầu ăn: chất tan. + Dầu hoả (xăng): dung môi. - Hình thành khái niệm: Chất tan, dung môi, dung dịch. - VD: - Nước biển. + Dung môi: nước. + Chất tan: muối - Nước mía. + Dung môi: nước. + Chất tan: đường NL thực hành, quan sát, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. I. Dung môi – Chất tan – Dung dịch 1. Dung môi Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch. VD: Nước, xăng, dầu, rượu, este, axeton,... có thể trở thành dung môi. 2. Chất tan Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. 3. Dung dịch Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. m = m + m - VD: - Nước biển. + Dung môi: nước. + Chất tan: muối - Nước đường. + Dung môi: nước. + Chất tan: đường Nội dung 2: Tìm hiểu dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà - Hướng dẫn hs nghiên cứu thí nghiệm 3. - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3. - Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét. - Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét. GV củng cố: Lúc đầu đường tan hết trong nước ® ta được dung dịch chưa bão hòa ® tiếp tục cho thêm đường vào và khuấy đều, đường không thể tan được nữa trong nước ® ta được dung dịch bão hòa. GV gọi học sinh nêu định nghĩa về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa. - Nêu mục đích, dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành. - Làm thí nghiệm 3: Cho dần dần đường vào cốc nước và khuấy đều ® quan sát ® tiếp tục cho thêm đường vào  và khuấy đều ® quan sát, nhận xét. (Giữ nguyên nhiệt độ) - Dung dịch nước đường vẫn có khả năng hoà tan thêm đường. - Sau đó: Dung dịch nước đường không thể hoà tan thêm đường (đường còn dư). HS nêu định nghĩa: * Ở nhiệt độ xác định: - Dung dịch còn có thể hòa tan thêm chất tan gọi là dung dịch chưa bão hòa. - Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan gọi là dung dịch bão hòa. NL thực hành, quan sát, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. II. Dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa *Ở một nhiệt độ xác định: - Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. - Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. Nội dung 3: Tìm hiểu các biện pháp hòa tan nhanh chất rắn trong nước. - Hướng dẫn HS nghiên cứu tình huống: cho vào mỗi cốc (25 ml nước) một lượng muối ăn như nhau. + Cốc I: để yên. + Cốc II: khuấy đều. + Cốc III: đun nóng + Cốc IV: nghiền nhỏ muối ăn. - Yêu cầu các nhóm dự đoán cốc nào muối hòa tan nhanh hơn, ghi lại kết quả → trình bày. Þ Vậy muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước được nhanh hơn ta nên thực hiện những biện pháp nào? - Yêu cầu các nhóm đọc SGK → thảo luận, trả lời. ?Vì sao khi khuấy dung dịch quá trình hoà tan chất rắn nhanh hơn. ?Vì sao khi đun nóng, quá trình hoà tan nhanh hơn. ?Vì sao khi nghiền nhỏ chất rắn → tan nhanh. - Dự đoán. + Cốc I: muối tan chậm. + Cốc II, III: muối tan nhanh hơn cốc I (IV). + Cốc IV: tan nhanh hơn cốc I nhưng chậm hơn cốc II & III. - 3 biện pháp để quá trình hoà tan chất rắn trong nước được nhanh hơn: + Khuấy dung dịch: liên tục tạo ra sự tiếp xúc giữa các phân tử trên bề mặt chất rắn và các phân tử nước. + Đun nóng dung dịch: phân tử nước chuyển động nhanh hơn tăng số lần va chạm giữa phân tử nước và các phân tử trên bề mặt chất rắn. + Nghiền nhỏ: tăng diện tích tiếp xúc giữa các phân tử nước và phân tử chất rắn. NL suy luận, dự đoán, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. Muốn quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn, thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau: + Khuấy dung dịch: liên tục tạo ra sự tiếp xúc giữa các phân tử trên bề mặt chất rắn và các phân tử nước. + Đun nóng dung dịch: phân tử nước chuyển động nhanh hơn tăng số lần va chạm giữa phân tử nước và các phân tử trên bề mặt chất rắn. + Nghiền nhỏ: tăng diện tích tiếp xúc giữa các phân tử nước và phân tử chất rắn. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1. Nêu định nghĩa, lấy ví dụ: Dung môi, chất tan, dung dịch. Bài 2. Nêu các biện pháp hòa tan nhanh chất rắn trong nước? Bài 3. Giải thích vì sao đường đóng trong các túi (1kg) có dạng hạt nhỏ? Bài 4. Có dùng nước lạnh để pha đường không? Muốn uống nước đường ngọt, mát phải làm thế nào? Xem thêm tại: https://123doc.org/document/4803791-bai-soan-chu-de-dung-dich-hoa-hoc-8.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI SOAN CHU DE DUNG DICH hoa hoc 8_12304610.doc
Tài liệu liên quan