V. Tổ chức hoạt động:
1, Phần thi 1: “ Ai mà nhanh thế”(3 phút) (Thang điểm 10)
- Trong vòng hai phút đội nào viết ra được nhiều nghề hơn sẽ thắng.
- Yêu cầu các đội phải phát huy tính tập thể.
- Thang điểm tính 10, 08, 06, 04 từ đội cao nhất.
- Thư ký tổng kết điểm.
2, Phần thi 2: Thảo luận (20 phút)
*Phần hùng biện theo các câu hỏi đã thảo luận
Câu hỏi 1: (5 phút)
Vậy trong một thế giới rất phong phú như thế, làm thế nào để chọn được một nghề phù hợp với mình? (Ta phải dựa trên những nguyên tắc nào để lựa chọn nghề? Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề: Tôi thích nghề gì? Tôi làm được nghề gì? Tôi cần làm gì?
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3853 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp “tương lai nằm trong tay bạn”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 3
THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
“TƯƠNG LAI NẰM TRONG TAY BẠN”
I- Mục tiêu giáo dục:
- HS có khái niệm về chọn nghề, biết về một số nghề trong xã hội.
- Biết được năng lực bản thân thể hiện qua quá trình học tập và lao động.
- Tìm hiểu, so sánh, nhận xét, đánh giá những tính chất và đặc điểm các ngành nghề trong xã hội, từ đó có định hướng nghề cho tương lai.
- Hình thành thái độ học tập tích cực, rèn luyện và hoạt động xã hội.
- Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề.
- Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu cuả thị trường lao động.
- Lập được bản "xu hướng nghề nghiệp" của bản thân.
- Bộc lộ được hứng thú nghề nghiệp của mình.
- Tự xác định sự phù hợp của năng lực nghề nghiệp bản thân với nghề nào.
- Biết được ý nghĩa của việc chọn nghề có khoa học.
- Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề (chú ý đến năng lực bản thân và truyền thống gia đình).
II- Định hướng nội dung hoạt động cơ bản:
- Với mục tiêu cụ thể và rõ ràng như trên, chúng ta có nội dung cho việc lựa chọn nghề nghiệp như:
+ Chọn nghề là gì?
+ Tại sao con người lại phải gắn bó với một nghề nhất định
+ Chúng ta phải làm gì để tìm nghề phù hợp
+ Chọn nghề phù hợp cò ý nghĩa như thế nào?
- Hơn thế, ta cần hiểu tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp là gì? Có như vậy ta chủ động bồi dưỡng năng lực nghền ghiệp dựa trên nhu cầu nghề nghiệp của xã hội và sở trường, năng lực tiềm tàng của bản thân. Thêm vào đó, những cơ hội cho chúng ta lựa chọn, định hướng tương lai.
III- Công tác chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tìm và giới thiệu một số tài liệu về các nghề trong xã hội cho họcsinh.
- Xây dựng câu hỏi thảo luận và tình huống cho phần thi xử lý tình huống của học sinh.
- Danh sách các nghề.
- Công bố thể lệ cuộc thi và số điểm trong từng phần thi
Hình thức thi: hùng biện giữa 4 tổ.
Địa điểm: phòng học lớp 11B9
Thời gian tiết 3 vào thứ 7: 45 phút.
Nội dung thi: sẽ có 2 phần:
Phần 1: chơi trò chơi “ Ai mà nhanh thế?”
Phần 2: thi hùng biện và trả lời câu hỏi ứng xử.
Thành phần tham gia:
Giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên thực tập.
Tập thể học sinh lớp 11B9.
Ban giám khảo:
Cô Nguyễn Thị Huyền Thùy
Giáo sinh: Vũ Thị Mỹ Hạnh
Bảng chấm điểm:
Tiêu chí
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Phần 1
(10 điểm)
Nhanh nhất được 10 điểm.
Nhanh thứ 2: 8 điểm.
Chậm nhì: 6 điểm.
Chậm nhất 5 điểm.
Phần 2
(20 điểm)
Trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng, đúng và đủ ý: 10 điểm
Hùng biện hấp dẫn, thu hút, sinh động, diễn cảm: 5 điểm
Sáng tạo và mở rộng được kiến thức: 5 điểm
Tổng: ( tối đa 30 điểm)
2. Học sinh:
- Tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội mà G/V đã phân công.
- Thảo luận những câu hỏi dựa theo hướng dẫn của G/V đã phân công.
V. Tổ chức hoạt động:
1, Phần thi 1: “ Ai mà nhanh thế”(3 phút) (Thang điểm 10)
- Trong vòng hai phút đội nào viết ra được nhiều nghề hơn sẽ thắng.
- Yêu cầu các đội phải phát huy tính tập thể.
- Thang điểm tính 10, 08, 06, 04 từ đội cao nhất.
- Thư ký tổng kết điểm.
2, Phần thi 2: Thảo luận (20 phút)
*Phần hùng biện theo các câu hỏi đã thảo luận
Câu hỏi 1: (5 phút)
Vậy trong một thế giới rất phong phú như thế, làm thế nào để chọn được một nghề phù hợp với mình? (Ta phải dựa trên những nguyên tắc nào để lựa chọn nghề? Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề: Tôi thích nghề gì? Tôi làm được nghề gì? Tôi cần làm gì?
Đáp án:
Có 3 nguyên tắc chọn nghề cần được tuân thủ :
Nguyên tắc thứ nhất: Không chọn nghề mà bản thân không yêu thích.
Nguyên tắc thứ hai: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điềukiện tâm lí, thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.
Nguyên tắc thứ ba: Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch pháttriển chung của địa phương nói riêng (nếu muốn ở lại địa phương để sinh sống) vàcủa đất nước nói chung.
Câu hỏi 2: (5 phút) Nếu một người không tuân thủ được cả ba nguyên tắc trên khi lựa chọn nghề thì người đó có hoàn thành tốt công việc đã chọn không? Tại sao? Con người có cần phải gắn bó với một nghề nhất định hay không? Tại sao?
Liên hệ với thực tế: đưa dẫn chứng.
Câu hỏi 3: (5 phút) Đối với học sinh trung học phổ thông, để sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp, chúng ta phải chuẩn bị gì để sau này lựa chọn được một nghề phù hợp ? và tại sao phải cần chuẩn bị những điều đó? Dẫn chứng cho câu trả lời của bạn?
*Đối với học sinh trung học phổ thông cần:
- Tìm hiểu về một nghề mà mình yêu thích, nắm chắc các yêu cầu mà nghề đó đặtra đối với người lao động.
- Học thật tốt các môn học có liên quan đến việc học nghề với thái độ vui vẻ, thoảimái, thích thú.
- Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số nhâncách mà người lao động trong nghề đó phải có.
- Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường học đào tạo nghềđó.
Câu hỏi 4: (5 phút)
Theo em việc chọn nghề có cơ sở khoa học phù hợp sẽ mang lại những lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội? (Ý nghĩa của chọn nghề khoa học phù hợp đối với kinh tế và cuộc sống sau này). Liên hệ thực tế (dẫn chứng chứng minh cho quan điểm của mình)
Ý nghĩa kinh tế: Nếu yêu nghề và giỏi nghề thì người lao động sẽ góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đời sống của toàn dân sẽ được nâng cao, nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh và bền vững.
Ý nghĩa trong cuộc sống: Hs có thể tra lời bằng nhiều cách khác nhau. Theo suy nghĩ của chính các em.
*Câu hỏi thi giữa các tổ: 12 phút
Có 4 câu hỏi cho mỗi tổ bốc thăm trả lời, mỗi tổ sẽ thi trong 3 phút, BGK chấm điểm theo thang điểm 20
Câu hỏi 1: Em thích nghề nào trong số những nghề mà em và các bạn vừa kể? Tại sao em thích nghề đó? Theo em, với khả năng, sức khoẻ và điều kiện của mình, em làm được nghề nào?
Câu hỏi 2: Theo em, hiện nay nghề nào được ưa chuộng? Nghề nào nhiều việc làm? Nghề nào đang mai một ở địa phương, trong cả nước?
Câu hỏi 3: Là học sinh lớp 11 có cần quan tâm đến vấn đề lập nghiệp không? Vì sao?
Câu hỏi 4: Nghề nghiệp là do bố mẹ chọn, miễn sao có nhiều tiền. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?
- BGK: nhận xét và cho điểm theo thang 20 điểm như sau
Hùng biện hấp dẫn, thu hút, sinh động, diễn cảm: 5 điểm
Trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng, đúng và đủ ý: 10 điểm
Sáng tạo và mở rộng được kiến thức: 5 điểm
V, Tổng kết và đánh giá hoạt động (5 phút)
Giáo viên:
Công bố số điểm của cả 2 phần thi.
Đưa ra nhận xét đánh giá chung.
Học sinh:
Rút kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD Thang 3 Thanh nien voi van de lap nghiep_12436782.docx