GV: Lắp thiết bị điện phân nước (có pha thêm 1 ít dd H2SO4 để làm tăng độ dẫn điện của nước)
GV: yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét (có thể gọi 1-2 HS lên bàn để quan sát thí nghiệm)
GV: Em có nhận xét gì về mực nước ở hai cột A(-), B(+) trước khi cho dòng điện một chiều đi qua?
GV bật công tắc điện:
GV: Sau khi cho dòng điện một chiều qua hiện tượng gì?
GV em hãy nêu các hiện tượng thí nghiệm.
GV: ở điện cực âm có khí H2 sinh ra và ở cực dương có khí O2 sinh ra. Em hãy so sánh thể tích của H2 và O2 sinh ra ở 2 điện cực?
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề nước - Hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
BÀI 36. NƯỚC (2 tiết)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Kiến thức: Nêu được:
- Thành phần định tính và định lượng của nước.
- Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở nhiệt độ thường như kim loại (Na, K, Ca...) , với oxit bazơ (CaO, Na2O,...), oxit axit (P2O5, SO2,...).
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
- Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca,...) oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ, cụ thể.
Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Máy chiếu
- Dụng cụ điện phân nước.
- Hình vẽ tổng hợp nước.
Hóa chất : Na, P, CaO, H2O, quỳ tím
Dụng cụ: Phễu, ống nghiệm, cốc thủy tinh.
HS: SGK, bài soạn trước ở nhà.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tiết 1: Thành phần hóa học của nước.
Tiết 2: Tính chất, vai trò của nước.
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (Khởi động).
Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu 1: Nêu tính chất của oxi và hiđro?
Câu 2: Cho học sinh quan sát 1 số hình ảnh: Các hình ảnh sau có đặc điểm gì chung?
Câu 3. Nêu thành phần hóa học của nước?
Gv củng cố lại khái niệm phản ứng hóa học. Dẫn dắt vào bài
-> Năng lực tái hiện kiến thức, năng lực quan sát, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tư duy sáng tạo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hóa học của nước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Năng lực cần đạt
Như các em đã biết nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người cũng như sinh vật trên trái đất. Nước được tạo nên từ hai nguyên tố H và O. Vậy thành phần của mỗi nguyên tố đó trong hợp chất ra sao, cách phân hủy và tổng hợp nước như thế nào, ta cùng tìm hiểu ở bài hôm nay.
- Nhận thông tin
1. Nội dung 1: Sự phân hủy nước
GV: Lắp thiết bị điện phân nước (có pha thêm 1 ít dd H2SO4 để làm tăng độ dẫn điện của nước)
GV: yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét (có thể gọi 1-2 HS lên bàn để quan sát thí nghiệm)
GV: Em có nhận xét gì về mực nước ở hai cột A(-), B(+) trước khi cho dòng điện một chiều đi qua?
® GV bật công tắc điện:
GV: Sau khi cho dòng điện một chiều qua ® hiện tượng gì?
GV em hãy nêu các hiện tượng thí nghiệm.
GV: ở điện cực âm có khí H2 sinh ra và ở cực dương có khí O2 sinh ra. Em hãy so sánh thể tích của H2 và O2 sinh ra ở 2 điện cực?
GV bổ sung và rút ra kết luận
GV: Yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi:
GV: Yêu cầu 2 HS lên quan sát thí nghiệm: ® Sau khi điện phân H2O ® thu được hai khí ® khí ở hai ống có tỉ lệ như thế nào?
GV: Dùng que đóm còn tàn than hồng và que đóm đang cháy để thử hai khí trên ® yêu cầu HS rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu viết phương trình hoá học.
GV: Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
HS quan sát thí nghiệm.
HS: Trước khi dòng điện một chiều chạy qua mực nước ở hai cột A, B bằng nhau.
HS nêu nhận xét: Khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua nước, trên bề mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều bọt khí,
HS: Sau khi cho dòng điện một chiều qua, trên bề mặt điện cực xuất hiện bọt khí. Cực (-) cột A bọt khí nhiều hơn.
HS: Vkhí B =Vkhí A.
HS: - Khí ở cột B(+) làm que đóm bùng cháy là khí O2; ở cột A (-) khí cháy được với ngọn lửa màu xanh là khí H2
V = 2V
PTHH:
2H2O 2H2 + O2
Năng lực giải quyết vấn đề
NL hợp tác.
Kết luận:
I. Thành phần hóa học của nước
1. Sự phân hủy nước
a. Thí nghiệm.
SGK/ 121
b. Nhận xét:
Khi phân hủy nước ta thu được khí H2 và khí O2; thể tích khí H2 bằng 2 lần thể tích khí O2
- Quá trình phân hủy nước được biểu diễn bằng PTHH sau: 2H2O 2H2 + O2
2. Nội dung 2: Sự tổng hợp nước.
- Yêu cầu HS đọc SGK mục I.2a, quan sát hình 5.11/122 → thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi như thế nào?
?Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện, có những hiện tượng gì.
?Mực nước trong ống dâng lên có đầy ống không → vậy các khí H2 và O2 có phản ứng hết không.
?Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại, có hiện tượng gì → vậy khí còn dư là khí nào.
?Viết PTHH:
?Khi đốt: H2 và O2 đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ như thế nào.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính:
+ Tỉ lệ hoá hợp về khối lượng giữa H2 và O2.
+ Thành phần % về khối lượng của oxi và hiđro trong nước.
Hướng dẫn:
?Giả sử có 1 mol O2 phản ứng → làm cách nào tính được số mol H2.
?Muốn tính khối lượng H2 → như thế nào.
?Nước là hợp chất tạo bởi những nguyên tố nào.
?Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích và khối lượng như thế nào.
→Vậy bằng thực nghiệm em hãy cho biết nước có công thức hóa học như thế nào?
- Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
- Cá nhân đọc SGK, quan sát hình vẽ.
- Thảo luận nhóm.
+ Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi là 1:1.
- Hỗn hợp H2 và O2 nổ. Mực nước trong ống dâng lên.
- Mực nước dâng lên, dừng lại ở vạch số 1 → còn dư chất khí.
- Tàn đóm bùng cháy → vậy khí còn dư là oxi.
2H2 + O2 2H2O
V: V = 2: 1
Giải:
Theo PTHH:
Cứ 1 mol O2 cần 2 mol H2.
Þ m = 2 . 2 = 4 (g)
m = 1 . 32 = 32 (g)
Tỉ lệ: = =
Þ %H = .100% » 11.1%
Þ %O = 100% - 11,1% = 88,9%
- 2 nguyên tố: H và O.
- Tỉ lệ hoá hợp:
= ; =
nH: nO = 2: 1
- CTHH: H2O.
Năng lực giải quyết vấn đề
NL hợp tác.
2. Sự tổng hợp nước.
PTHH: 2H2 + O2 2H2O
* Kết luận:
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố: H và O.
- Tỉ lệ hoá hợp giữa H2 và O2:
+ Về thể tích: V: V = 2: 1
+ Về khối lượng: m: m = 1: 8
- CTHH của nước: H2O.
- Thành phần khối lượng: %mH = 11,1%; %mO = 88,9%
PHIẾU HỌC TẬP
* Bài 1:Tính thể tích khí hiđro và oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 7,2 gam nước.
* Bài 2: Đốt cháy hỗn hợp khí gồm 1,12l H2 và 1,68l khí O2 (ở đktc). Tính khối lượng nước tạo thành sau khi phản ứng cháy kết thúc.
Xem thêm tại:
https://123doc.org/document/4804751-bai-soan-chu-de-nuoc-hoa-hoc-8.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI SOAN CHU DE NUOC HOA HOC 8_12304601.doc