Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8

+ Oxit của các phi kim thường là oxit axit.

+ Oxit của các kim loại thường là oxit bazơ.

- GV giới thiệu và giải thích về oxit axit và oxit bazơ.

Oxit axit Axit tương ứng

CO2 H2CO3

P2O5 H3PO4

SO3 H2SO4

Oxit bazơ Bazơ tương ứng

K2O KOH

CaO Ca(OH)2

MgO Mg(OH)2

- Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 91

- Nhận xét và chấm điểm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Oxit, Axit, Bazơ, Muối - Hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHỦ ĐỀ: OXIT, AXIT, BAZƠ, MUỐI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ Kiến thức - Nêu được định nghĩa oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit. - Trình bày được cách lập công thức oxit. - Nêu được các khái niệm về axit, bazơ. - Trình bày được cách phân loại axit, bazơ, muối và tên gọi của chúng. - Nêu được khái niệm về muối, cách phân loại muối và cách gọi tên muối. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân loại oxit, gọi tên một số oxit theo công thức hoặc ngược lại. Lập công thức hoá học oxit khi biết hoá trị và ngược lại. - Kĩ năng so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm. - Rèn luyện kĩ năng viết CTHH của axit và bazơ. - Rèn luyện kĩ năng đọc tên muối, viết phương trình hóa học. Thái độ - Có ý trong học tập, hăng hái tham gia xây dựng bài. - Giúp HS có thái độ yêu thích học bộ môn hoá học. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm. - Năng lực tính toán hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phiếu học tập - 2 bảng phụ kẻ trước có tên, CTHH của một số hợp chất axit, bazơ, muối. 2. Học sinh - Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. - Xem trước bài mới. III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG. A. KHỞI ĐỘNG GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 1: Hoàn thành các PTPƯ sau: S + O2 Al + O2 Na + O2 P + O2 Sản phẩm của các phản ứng trên có đặc điểm gì giống nhau? Gọi tên các chất đó? Bài 2: Cho các chất sau: Na2O; SO2, P2O5, CaO, MgO, CO2 Em hãy phân loại các oxit đó rồi điền vào bảng sau: Hợp chất tạo bởi kim loại và oxi Hợp chất tạo bởi phi kim và oxi Bài 3. Cho các hợp chất có CTHH sau: HCl, HBr, H2SO4, HNO3; H3PO4; H2S; H2SO3. Phân tử các hợp chất trên có đặc điểm gì chung? Bài 4. Cho các hợp chất có CTHH sau: NaOH, KOH; Ca(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)2; Fe(OH)2; Fe(OH)3; Mg(OH)2; Phân tử các hợp chất trên có đặc điểm gì chung? Gv củng cố lại khái niệm phản ứng hóa học. Dẫn dắt vào bài -> Năng lực tái hiện kiến thức, năng lực quan sát, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tư duy sáng tạo. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tiết 1 HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU OXIT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nl cần đạt Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Công thức hóa học oxit gồm những nguyên tố nào? Cách gọi tên oxit như thế nào? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu. - Tiếp nhận thông tin NL tái hiện Nội dung 1: Tìm hiểu định nghĩa oxit - Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là những chất gì? - Em có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các chất trên? Þ Trong hóa học những hợp chất có đủ 2 điều kiện như trên gọi là oxit. Vậy oxit là gì? Giáo viên nhấn mạnh: các chất có đặc điểm như vậy gọi là oxit ? Vậy oxit là gì? Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập: *Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit? a. K2O d. H2S b. CuSO4 e. SO3 c. Mg(OH)2 f. CuO *Bài tập 2: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là oxit? a, K2O b, CaCO3 c, MgO d, Na2S e, SO2........ Giáo viên có thể hỏi: Tại sao CaCO3, Na2S... Không phải là oxit? - Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 (hay FeO.Fe2O3) - Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều: + Có 2 nguyên tố. + 1 trong 2 nguyên tố là oxi. Kết luận: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. - Vận dụng kiến thức đã biết về oxit để giải bài tập 1: Đáp án: a, e, f. Học sinh dựa vào định nghĩa về oxit để làm Đáp án: a, c, e. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm. NL phân tích, tổng hợp kiến thức, rút ra KL I. Định nghĩa Oxit là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. Ví dụ: SO2 ; Na2O; CuO. Nội dung 2: Tìm hiểu CTHH của oxit - Yêu cầu HS: Hãy nhắc lại công thức chung của hợp chất gồm 2 nguyên tố và phát biểu lại quy tắc hóa trị? → Vậy theo em CTHH của oxit được viết như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài tập 2a SGK/91. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm (trong 3 phút): Phát hiện công thức viết sai trong các công thức cho dưới đây. Sửa lại cho đúng: AlO2, BaO, Ba2O, CuO, Cu2O, CuO2 - CT chung: - Quy tắc hóa trị: a.x = b.y → CTHH của oxit: - Bài tập 2a SGK/ 91: P2O5 Học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút. Báo cáo kết quả của nhóm mình CT oxit Đúng, sai Sửa lại AlO2 Sai Al2O3 BaO Đúng Ba2O Sai BaO CuO Đúng Cu2O Đúng CuO2 Sai CuO NL phân tích, tổng hợp kiến thức, rút ra KL II. Công thức Công thức chung của oxit: Theo quy tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y Nội dung 3: Tìm hiểu cách phân loại oxit - Yêu cầu HS quan sát lại các CTHH ở trên bảng, hãy cho biết Fe, S, P là kim loại hay phi kim? → Vì vậy, oxit được chia làm 2 loại chính: - HS quan sát các CTHH, biết được: + S, P là phi kim. + Fe là kim loại. NL phân tích, tổng hợp kiến thức, rút ra KL - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. + Oxit của các phi kim thường là oxit axit. + Oxit của các kim loại thường là oxit bazơ. - GV giới thiệu và giải thích về oxit axit và oxit bazơ. Oxit axit Axit tương ứng CO2 H2CO3 P2O5 H3PO4 SO3 H2SO4 Oxit bazơ Bazơ tương ứng K2O KOH CaO Ca(OH)2 MgO Mg(OH)2 - Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 91 - Nhận xét và chấm điểm. - HS nghe và ghi nhớ: + Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit. + Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. - Thảo luận theo nhóm để giải bài tập 4 SGK/91 + Oxit axit: SO3, N2O5, CO2 + Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO III. Phân loại Dựa vào thành phần có thể chia oxit thành 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ. - Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit. Ví dụ: P2O5; N2O5... Chú ý: NO, CO là oxit trung tính không phải là oxit axit. - Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. Ví dụ: Al2O3; CaO Chú ý: Mn2O7, Cr2O7, ... không phải là oxit bazơ. Nội dung 4: Tìm hiểu cách gọi tên oxit - Hướng dẫn hs nghiên cứu SGK-T90 tìm hiểu cách gọi tên oxit bazơ (oxit kim loại); oxit phi kim. - Hướng dẫn hs cách gọi tên oxit kim loại có hóa trị duy nhất? - Hướng dẫn hs lấy ví dụ. - Nghiên cứu SGK, trả lời: Oxit kim loại có hóa trị duy nhất - Tên gọi: Tên kim loại + Oxit - Thực hiện theo hướng dẫn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. + Đối với các oxit bazơ mà kim loại có nhiều hóa trị → đọc tên oxit bazơ kèm theo hóa trị của kim loại. ? Trong 2 công thức Fe2O3 và FeO → sắt có hoá trị là bao nhiêu? ? Hãy đọc tên 2 oxit sắt ở trên - Nghiên cứu SGK T90 và tiếp nhận thông tin: Oxit của kim loại có nhiều hóa trị Tên gọi: Tên kim loại (Hóa trị) + Oxit - HS lấy VD - Fe2O3: sắt hóa trị (III) sắt (III) oxit Và FeO: sắt hóa trị (II) Sắt (II) oxit - Đối với các oxit axit → đọc tên kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim và oxi. Chỉ số Tên tiền tố 1 Mono (không cần ghi) 2 Đi 3 Tri 4 Tetra 5 Penta - Yêu cầu HS đọc tên các oxit axit sau: SO3, N2O5, CO2, SO2. - Nhận xét, kết luận. - Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit phi kim: Tên gọi: Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit - Lấy ví dụ theo hướng dẫn của GV. + SO3: Lưu huỳnh trioxit. + N2O5: Đinitơ pentaoxit. + CO2: Cacbon đioxit. + SO2: Lưu huỳnh đioxit. IV. Cách gọi tên 1. Tên gọi oxit bazơ a) Oxit kim loại có hóa trị duy nhất - Tên gọi: Tên kim loại + Oxit Ví dụ: ZnO: Kẽm oxit; MgO: Mage oxit b) Oxit của kim loại có nhiều hóa trị - Tên gọi: Tên kim loại (Hóa trị) + Oxit VD: FeO: Sắt (II) oxit; Fe2O3: sắt (III) oxit; CuO: Đồng (II) oxit 2. Tên gọi oxit phi kim - Tên gọi: Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit Ví dụ: + SO3: Lưu huỳnh trioxit. + N2O5: Đinitơ pentaoxit. + CO2: Cacbon đioxit. + SO2: Lưu huỳnh đioxit. Phiếu học tập Bài 1 ? Định nghĩa oxit ? Oxit được chia thành mấy loại? Nêu tên và cho ví dụ? ? Hãy gọi tên các oxit vừa cho ví dụ ở trên? Bài 2. Gọi tên các oxit sau: Na2O; AlO ; BaO; CaO; MgO; CO; CO ; SO ; NO ; NO ; NO; NO ; NO; SiO ; MnO Xem thêm tại: https://123doc.org/document/4805689-chu-de-oxit-axit-bazo-muoi-hoa-hoc-8.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChu de oxit axit bazo muoi hoa hoc 8_12304608.doc
Tài liệu liên quan