Chủ đề tích hợp Hóa học: Ancol

2. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.

2.1 Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học

- Kết hợp các phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại, sử dụng thí nghiệm trực quan

- Dạy học theo dự án.

2.2 Tiến trình dạy học

* Ổn định lớp

* Kiểm tra bài cũ:

 GV: Viết CTCT và gọi tên, cho biết bậc của các dẫn xuất có CTPT C4H9Cl, viết phương trình hóa học của một đồng phân bất kì khi cho tác dụng với dung dịch NaOH, đun sôi với KOH và C2H5OH.

* Bài mới:

- GV giới thiệu vào bài: Nghiên cứu loại hợp chất thứ 2 trong chương – hợp chất quan trọng làm tiền đề nghiên cứu nhiều loại hợp chất hữu cơ khác.

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề tích hợp Hóa học: Ancol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính chất vật lí, phân loại ancol. - Học sinh viết được các đồng phân của ancol, gọi tên các đồng phân (gốc - chức và thay thế) - Học sinh nêu được tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; phản ứng cháy. - Học sinh biết được phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - Học sinh biết được công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). 1.2 Liên môn. - Sản xuất rượu - Hiểu được vai trò cũng như tác hại của etanol đối với cơ thể con người. - Vai trò của etanol nói riêng và các ancol nói chung trong cuộc sống hiện đại. 2. Kĩ năng - Học sinh viết được các pthh minh hoạ tính chất hoá học của ancol, dự đoán được tính chất của một số ancol cụ thể. - Học sinh phân biệt được ancol đơn chức với với glixerol, etilen glicol, với các chất khác. - Học sinh xác định được công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol trong các bài tập hỗn hợp hoặc bài tập chỉ có 1 là ancol. 3. Thái độ - Học sinh nhận thức được vai trò của ancol etylic trong công nghiệp, trong y học... - Học sinh có ý thức vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Tuyên truyền về tác hại của etanol đối với cơ thể con người. 4. Năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học - Năng lực tính toán - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống - Năng lực thực hành hoá học - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp * Bảng mô tả các mục tiêu của chủ đề. Mức độ nhận thức Các NL, KN hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao ND1: Định nghĩa, phân loại - Nêu được định nghĩa ancol. - Viết được CTTQ ancol no đơn chức mạch hở - Phân loại được ancol. - Nêu được điều kiện tồn tại của 1 ancol - Nêu được bậc của ancol. - Diễn giải được cách xây dựng một công thức của một ancol bất kì. - Hiểu được điều kiện của các giá trị n, x trong công thức tổng quát của ancol - Chỉ ra được công thức tổng quát của một loại ancol bất kì. - KN tự học và tự nghiên cứu, KN định nghĩa - NL giải quyết vấn đề ND2: Đồng phân, danh pháp - Xác định được ancol có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức. - Gọi tên được các ancol theo danh pháp IUPAC, tên thông thường. - Mô tả được cách đánh số, cách chọn mạch chính đều ưu tiên nhóm chức -OH - Đếm được số đồng phân ancol ứng với 1 công thức phân tử cụ thể. - Viết được công thức cấu tạo từ tên ancol cho trước. - KN tự học và tự nghiên cứu, KN định nghĩa - NL sử dụng ngôn ngữ hoá học, NL giải quyết vấn đề ND3: Tính chất vật lí - Nêu được các ancol đều là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường, t0s, t0nc , d tăng, độ tan giảm khi phân tử khối tăng. - Mô tả được các ancol tạo thành liên kết H nên có t0s cao hơn so với HC, ete có cùng số nguyên tử C - Liệt kê được các loại liên kết H trong hỗn hợp ancol và nước. - Giải thích được tại sao ancol có liên kết hiđro nên có t0s cao hơn so với HC, ete có cùng số nguyên tử C. - Sắp xếp được nhiệt độ sôi theo chiều tăng dần hoặc giảm dần của các ancol hoặc của ancol với hợp chất khác - KN tự học và tự nghiên cứu - NL sử dụng ngôn ngữ hoá học, NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống ND4: Tính chất hoá học - Nêu được tính chất hoá học chung của ancol là phản ứng thế, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hoá, phản ứng của gốc hiđrocacbon. Tính chất hoá học riêng của glixerol, etilen glicol. - Giải thích được tính chất hoá học của ancol do sự phân cực của liên kết C-O và liên kết O-H gây nên. - Viết được phương trình hóa học của phản ứng giữa ancol với các chất. - Dự đoán được tính chất hoá học của một ancol bất kì. - Phân biệt được ancol đơn chức với glixerol, etilen glicol, với các chất khác bằng phương pháp hoá học. - Xác định được CTPT, CTCT của ancol thông qua bài toán đốt cháy, tác dụng với Na - Tính được khối lượng, phần trăm khối lượng của ancol trong hỗn hợp 2 ancol, hỗn hợp ancol với chất khác. - Xác định được CTPT, CTCT, khối lượng, phần trăm khối lượng của ancol trong hỗn hợp với axit, este - KN suy luận, tự nghiên cứu. - NL sử dụng ngôn ngữ hoá học, NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống ND5: Điều chế - Nêu được phương pháp điều chế etanol từ etilen, từ glucozơ – tinh bột, phương pháp điều chế glixerol từ propilen. - Giải thích được bản chất của các phương pháp điều chế ancol. - Viết được các phương trình điều chế ancol theo các phương pháp. - Tính được lượng ancol tạo thành khi điều chế ancol - Tính lượng tinh bột cần dùng để được điều chế được etanol có trong dung dịch có độ rượu cho trước với hiệu suất cho trước. - KN suy luận, tự nghiên cứu. - NL sử dụng ngôn ngữ hoá học, NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống ND6: Ứng dụng - Liệt kê được ứng dụng của ancol trong đời sống - Mô tả được ancol là dung môi hữu cơ hoà tan được nhiều chất. - KN tự nghiên cứu. - NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống ND7: Ancol trong thực tiễn cuộc sống - HS biết được tác hại của việc lạm dụng rượu bia - Cơ chế của dụng cụ đo nồng độ cồn - Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất rượu uống từ tinh bột. - HS tính toán được hàm lượng rượu nguyên chất có trong rượu bia, cồn trên thị trường. - KN suy luận, tự nghiên cứu. - NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống IV. Thiết kế các hoạt động dạy học 1. Thiết bị dạy học 1.1 Giáo viên Tranh ảnh, hình vẽ ứng dụng của etanol trong đời sống. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá, đèn cồn, nút ống nghiệm có đầu vuốt nhọn. Hoá chất: ancol etylic, Na, dây đồng, dung dịch CuSO4, NaOH. Máy tính, máy chiếu projector. Bảng phụ số 1 trên trình chiếu CƠ SỞ PHÂN LOẠI" $ Số lượng nhóm -OH Một nhóm OH Nhiều nhóm OH Gốc hiđrocacbon ( hở, vòng) No , m ạch hở a) Ancol no, đơn chức, mạch hở. CnH2n+1OH e) Ancol no, mạch hở, đa chức CnH2n+2-x(OH)x không no, mạch hở b) Ancol không no, đơn chức, mạch hở(1lk đôi) CnH2n-1OH Thơm c) Ancol thơm, đơn chức. No (vòng) d) Ancol vòng no, đơn chức. Trong số các ancol trên, có: Bậc ancol * Ancol bậc 1: là ancol có nhóm -OH liên kết với cacbon bậc 1. * Ancol bậc 2: là ancol có nhóm -OH liên kết với cacbon bậc 2. * Ancol bậc 3: là ancol có nhóm -OH liên kết với cacbon bậc 3. * Không có ancol bậc 4. 1.2 Học sinh - Nghiên cứu bài học ở nhà trước - Thực hiện theo sự phân công hướng dẫn của giáo viên. 2. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. 2.1 Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học - Kết hợp các phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại, sử dụng thí nghiệm trực quan - Dạy học theo dự án. 2.2 Tiến trình dạy học * Ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ: GV: Viết CTCT và gọi tên, cho biết bậc của các dẫn xuất có CTPT C4H9Cl, viết phương trình hóa học của một đồng phân bất kì khi cho tác dụng với dung dịch NaOH, đun sôi với KOH và C2H5OH. * Bài mới: - GV giới thiệu vào bài: Nghiên cứu loại hợp chất thứ 2 trong chương – hợp chất quan trọng làm tiền đề nghiên cứu nhiều loại hợp chất hữu cơ khác. Tích hợp liên môn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức HĐ1: Định nghĩa, phân loại GV: chiếu trên phông chiếu một số loại hợp chất là ancol và không phải là ancol: CH3OH, C2H5OH, C6H5OH, C6H13OH, C6H5CH2OH CH3CH2CH2OH, HOCH2CH2OH, CH2 = CH2- CH2 –OH CH2 = CH –OH, Và chỉ cho HS biết hợp chất nào là ancol, hợp chất nào không phải là ancol yêu cầu HS rút ra định nghĩa ancol. GV: chỉnh sửa bổ sung, nhấn mạnh giải thích nguyên tử cacbon no GV: công thức chung của dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức mạch hở? GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học phân loại các ancol đã cho GV chiếu bảng phụ trên phông chiếu. - Quan sát phông chiếu, trả lời câu hỏi và ghi chép bài. HS trả lời: Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung CnH2n+1OH (n≥1) và giải thích HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi I. Định nghĩa, phân loại 1. Định nghĩa. Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Ví dụ: CH3OH, CH3CH2OH, CH2 = CH- CH2 – OH Ancol no, đơn chức, mạch hở CnH2n+1OH (n≥1) 2. Phân loại HĐ2: Đồng phân, danh pháp. GV hướng dẫn HS cách viết CTCT các ancol đồng phân: Viết mạch C không nhánh, sau đó gắn nhóm –OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch. GV yêu cầu HS so sánh mạch C và vị trí OH trong các CTCT, từ đó giới thiệu đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm chức. GV dẫn dắt HS cách làm thuận lợi để tạo ra CTCT các đồng phân mạch C, CTCT các đồng phân vị trí nhóm chức. GV: Liên hệ đến cách gọi tên của dẫn xuất halogen của hiđrocacbon hướng dẫn cho HS. GV: Yêu cầu HS gọi tên các ancol đã viết. HS viết các ĐP ancol của C4H9OH (4 đp). Các loại đồng phân của an col đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức. - HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi và ghi chép bài. II. Đồng phân, danh pháp 1. Đồng phân. Có 3 loại: ĐP ancol có -OH 1. ĐP vị trí nhóm chức 2. ĐP mạch cacbon ĐP ete có -O- 3. ĐP nhóm chức. Chỉ xét đồng phân ancol. Thí dụ: các đồng phân rượu của C4H9OH là: CH3 –CH2 – CH2 – CH2OH (1) 2. Danh pháp. a) Tên thông thường: Qui tắc: Ancol + tên gốc ankyl+ ic Thí dụ: CH3OH Ancol metylic C H 3 - C - O H A n c o l t ert r - b u t y l i c C H 3 C H 3 CH2 = CH–CHOH Ancol anlylic HOCH2 – CH2 OH Etilen glicol . CH2OH–CHOH–CH2OH glixerol b) Tên thay thế: Các bước: * Chọn mạch chính dài nhất chứa OH * Đánh số thứ tự ưu tiên phía có OH gần nhất. Qui tắc: Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính +số chỉ vị trí + ol Ví dụ: HĐ3: Tính chất vật lí Liên hệ thực tế: ancol etylic tan vô hạn trong nước khi uống rượu xong cảm thấy khát nước, là dung môi hữu cơ nên được dùng để chiết suất các chất hữu cơ từ các chất khác - ngâm rượu. GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 8.2 SGK để tìm nguyên nhân nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol đều cao hơn nhiều so với các chất đồng phân. GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề theo hai bước. (1) Xét khái niệm lk hiđro. (2)Ảnh hưởng của (lk) hiđro đến tính chất vật lí. GV thông báo thêm: các poli ancol như etilen glicol, grixerol là các chất lỏng có khả năng tạo liên kết hiđro tốt hơn ancol đơn chức có phân tử khối tương đương, nặng hơn nước và có vị ngọt. Các ancol trong dãy đồng đẳng của rượu etylic là những chất không màu. - HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi và ghi chép bài. III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ (SGK). 1) Khái niệm về liên kết hiđro. - Liên kết giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương của nhóm –OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nhóm –OH kia tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro: Thí dụ: - Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol: - Giữa các phân tử ancol với nước. O - H R O - H H O - H R O - H H 2) Ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí.( của ancol) - Tan nhiều trong nước. - Có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon có cùng M với rượu. HĐ4: Tính chất hoá học Phản ứng tách nước ancol metylic tạo đimetyl ete có tác dụng gây mê dùng trong y học. Liên hệ thực tế: Không dùng nồi đồng để nấu rượu vì tạo ra anđehit độc hại. Ancol cháy không tạo ra muội than nên được dùng làm nhiên liệu sạch. GV cho HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol và trên cơ sở các tính chất của ancol etylic (lớp 9) từ đó HS có thể suy ra tính chất hoá học chung của ancol GV Khái quát: Các ancol đều có khả năng tác dụng với Na tạo ancolat + H2. Các ancolat dễ bị thuỷ phân thành Ancol + NaOH. GV làm TN theo hình 8.4 SGK trang 183. + Đ/c Cu(OH)2 + Glixerol + Cu(OH)2 tạo C H 2 C H C H 2 O H O O O H H O C H 2 C H C H 2 H O C u là một phức tan màu xanh da trời ( Làm TN đối chứng) HS theo dõi TN GV cho HS nghiên cứu SGK trang 183 viết phản ứng minh hoạ A = Br, NO2, SO3H GV thông báo cơ chế: nhóm RO của phân tử này sẽ thay thế nhóm OH của phân tử kia: R – O – R’ ankyl ete. ( nếu R, R’ là gốc hiđrocacbon no) GV yêu cầu HS nhắc lại phản ứng điều chế etilen từ rượu etylic trong PTN đã học (SGK) trang 131. Trong đó: Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon (C liền kề) để (loại H2O). Trừ metanol. Không nêu qui tắc Zai –xép mà chỉ dừng lại ở ví dụ etanol và propanol. GV trình bày hoặc biểu diễn thí nghiệm nêu trong SGK tr184. GV tóm tắt thành sơ đồ: HS nhắc lại kiên thức cũ. HS quan sát thì nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích bằng phương trình hóa học. - HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi và ghi chép bài. VI. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC - Do phân cực của các liên kết các phản ứng hoá học của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức OH: Đó là: * Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH * Phản ứng thế nhóm OH * Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon(loại H2O). 1. Phản ứng thế H của nhóm OH. a) Tính chất chung của ancol. - Tác dụng với kim loại kiềm ( Na, K) Tổng quát: CnH2n + 1OH +Na"CnH2n + 1ONa+H2 - Các ancol + NaOH " hầu như không phản ứng. b) Tính chất đặc trưng của glixerol. Dùng phản ứng này để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức (có nhóm OH liền kề). 2C3H5 (OH)3 + Cu(OH)2 " [C3H5 (OH)2O]2Cu + 2H2O Màu xanh Đồng (II) glixerat Màu xanh lam 2. Phản ứng thế nhóm OH. a)Phản ứng với axit vô cơ. TQ: R-OH + HA (đặc) R –A + H2O b) Phản ứng với ancol ( " tạo ete) TQ: R -OH + H -O-R’ R – O – R’ + H2O Thí dụ: C2H5OH + C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O 3. Phản ứng tách nước: Từ một phân tử rượu ( tạo anken) Đối với các ancol no, đơn chức, mạch hở (đk tương tự): CnH2n +1OH CnH2n + H2O 4. Phản ứng oxi hoá a) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. Thí dụ: Thí dụ: b) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn: Sản phẩm là CO2 và H2O Nếu đốt cháy ancol thu được số mol H2O > số mol CO2 => ancol là no, mạch hở. HĐ5: Điều chế Liên hệ thực tế sản xuất ancol etylic từ tinh bột. GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ của bài anken, dẫn xuất halogen của hiđrocacbon nêu các phương pháp điều chế ancol - HS nhớ lại kiến thức cũ lời các câu hỏi và ghi chép bài. IV. ĐIỀU CHẾ 1. Phương pháp tổng hợp. + Anken hợp nước ( có xt) CnH2n + H2O CnH2n+1 OH Thí dụ : C2H4 + H2OC2H5OH + Thuỷ phân dẫn xuất halogen R-X + NaOH ROH + NaX Thí dụ: CH3Cl + NaOHCH3OH+ NaCl 2. Phương pháp sinh hoá. ( SGK) Từ tinh bột : (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 Tinh bột Glucozơ C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 HĐ6: Ứng dụng Liên hệ thực tế: sản xuất thuốc gây mê, đồ uống, dung môi hữu cơ GV yêu cầu HS đọc SGK tại lớp ( nếu còn thời gian) và tóm tắt cách điều chế, nêu ứng dụng của ancol hoặc coi như một bài tập về nhà. GV giúp HS phân biệt được qui mô điều chế. Có thể yêu cầu HS tìm hiểu quy trình sản xuất rượu uống trong nhà máy. HS lên bảng viết sơ đồ theo SGK tr185. GV Cho HS đọc tại lớp HS đọc bài theo yêu cầu của GV V . ỨNG DỤNG HĐ7 : Ancol và thực tiễn cuộc sống Nội Dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tích hợp liên môn Nêu tên dự án GV: Nêu tình huống có vấn đề về thực tế sử dụng ancol etylic trong ngành công nghiệp rượu bia và trong Tình trạng vi phạm an toàn giao thông do sử dụng rượu bia quá mức nồng độ cồn trong máu vượt quá ngưỡng cho phép Nhận biết chủ đề dự án Tích hợp lồng ghép các kiến thức liên môn Sinh học (Tác hại của rượu đối với sức khoẻ con người, cơ chế sát khuẩn của cồn ), môn Lịch sử (sự du nhập của rượu bia vào Việt Nam) Xây dựng các tiểu chủ đề/ý tưởng GV: xây dựng các tiểu chủ đề -Tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với cơ thể con người, dẫn đến hiểm hoạ khi tham gia giao thông. - Lịch sử văn hoá sử và sản xuất rượu bia ở nước ta. - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận và phát triển chủ đề nếu có - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng. - Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ. + Nhận biết màu sắc, trạng thái của cồn, rượu uống. + Cách đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông. + Những phương pháp sản xuất rượu bia được áp dụng ở nước ta hiện nay. + Số liệu các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia. Lập kế hoạch thực hiện dự án. GV: Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án. GV: Gợi ý bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện. GV: Giao cho các nhóm tìm hiểu về ancol và cuộc sống hiện đại. HS: Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm). + Thu thập thông tin + Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể) + Thảo luận nhóm để xử lý thông tin + Viết báo cáo + Lập kế hoạch tuyên truyền. Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp) - Thu thập thông tin - Điều tra, khảo sát hiện trạng - Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...) - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - Thảo luận nhóm để xử lý thông tin và lập dàn ý báo cáo - Hoàn thành báo cáo của nhóm - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm) - Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm. - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và trình bày tại lớp, mỗi nhóm 8 phút tối đa Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác. - Các nhóm báo cáo kết quả , có thể trình chiếu Powerpoint, hoặc dưới dạng các file video. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. - Kĩ năng trình bày trước đám đông Nhìn lại quá trình thực hiện dự án - Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá nhân. - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. GV tổng kết những vấn đề cơ bản về phân bón và thực tiễn cuộc sống. Công tác tuyên truyền VI. Công cụ đánh giá A. TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG RƯỢU BIA * Tác hại của việc lạm dụng rượu bia Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng chóng mặt của ngành công nghiệp rượu, bia thì xu hướng lạm dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng một cách báo động. Đáng lo ngại hơn là giới trẻ sử dụng rượu, bia ngày càng nhiều Mức độ nguy hại hơn cả thuốc lá Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết:  Rượu, bia đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vọng cao nhất trên toàn cầu. Chi phí dành cho rượu, bia đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển. Ước tính, chi phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu, bia chiếm 2 - 8% GDP quốc gia. Trước vấn nạn này, một số nước triển khai về chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu, bia. Ở Việt Nam, khi đời sống ngày một nâng cao thì xu hướng sử dụng rượu, bia trở nên tràn lan, gây hậu quả nghiêm trọng. Bình quân cả nước mỗi ngày có 40 người chết thì trong đó không ít người có nguyên nhân là do rượu, bia và tình trạng bạo lực cũng bắt nguồn từ đây. Rượu, bia là chất gây nghiện và có thể trở thành quốc nạn với nhiều vấn đề xã hội như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, chết đuối, bạo lực, giết người và tự tử, gây rối trật tự xã hội: tan vỡ gia đình, lơ là công việc... Những năm trước, ở Việt Nam cũng có các chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu bia nhưng vì nhiều lý do nên thực thi của các chính sách tác động đến sản xuất và kinh doanh rượu, bia không cao. Say rượu, bia là nguyên nhân nhiều vụ TNGT Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại trong giới trẻ. Qua điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (từ 14 - 15 tuổi) cho thấy: 69% nam và 28% nữ đã từng uống bia, rượu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã thống kê: Rượu, bia có liên quan đến 3,2% tổng số tử vong trên thế giới và 4% người mắc bệnh tật có liên quan đến bia, rượu (58,3 triệu người/năm). GS. Sally Caswell, đại diện của WHO cảnh báo: Nghiên cứu gánh nặng toàn cầu về thương tật năm 2002 cho thấy, có tới trên 58 triệu người/năm sống với thương tật do rượu, bia trên toàn thế giới, gần xấp xỉ bằng thuốc lá. Tuy nhiên, mức độ nguy hại của rượu, bia còn lớn hơn so với thuốc lá nhiều vì nó còn gây sự rối loạn trật tự xã hội, tác hại đối với người khác, tác động về kinh tế. Đặc biệt, 10 năm gần đây, ngành công nghiệp rượu, bia đã có sự tăng trưởng, mở rộng đáng kể. Sự gia tăng nhanh chóng về mức tiêu thụ rượu, bia và tác hại của nó cùng với sự thiếu hụt chính sách phù hợp. Ở Việt Nam, sự xâm nhập của rượu, bia vào giới trẻ tăng đáng kể. Độ tuổi trung bình bắt đầu uống rượu, bia ở Việt Nam là 24 tuổi. Độ tuổi trung bình ở một số nước phương Tây là 15 tuổi. Đáng lo ngại là việc sử dụng nhiều của giới trẻ sẽ gây tổn thương phát triển của não, nguy cơ phụ thuộc sau này. Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, hiện nay, chúng ta vẫn lẫn lộn giữa lợi và hại của rượu, bia. Chúng ta cần có những bằng chứng cụ thể về tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và cần có chính sách kiểm soát rượu bia, chứ không thể thả lỏng như hiện nay. Chính vì vậy, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã gửi thư cảnh báo tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đến Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Làm gì để giảm tác hại? Trước vấn nạn trên, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của WHO thế giới và các nước trong việc phòng chống lạm dụng rượu, bia. Các nước đã chia sẻ kinh nghiệm về chính sách giảm cầu rượu bia, về giảm cung rượu bia (bởi rượu, bia không phải hàng hóa thông thường) và giảm tác hại của rượu bia. TS. Martin Wall, thành viên WHO cho rằng: Chính sách quốc gia để giảm cầu rượu, bia đó là cần phải có những quy định về giá, thu thuế và các loại thuế thu riêng. Mặc dù rượu, bia là chất gây nghiện, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, mức tiêu thụ rượu bia sẽ giảm khi tăng giá mặt hàng này và ngoài ra nó còn tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp tiếp theo nữa là giảm nguồn cung cấp rượu, bia đó là: Tăng vai trò của Nhà nước trong sản xuất và kinh doanh rượu bia; Những quy định về những điểm cấm/hạn chế bán bia rượu; Giải quyết vấn đề về sử dụng rượu bia ngoài độ tuổi cho phép Đại diện của Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm được triển khai ở nước họ, đó là sử dụng thuế thu riêng chi cho mục đích y tế và sức khỏe. Việc triển khai giải pháp này đã làm giảm mức tiêu thụ rượu, bia và các tác hại có liên quan. Đến nay, đã có 9 chính sách quốc gia về kiểm soát rượu, bia như: cấm bán cho người dưới 18 tuổi; cấm bán trong trường học; tăng thuế hàng hóa; đạo luật về kiểm soát rượu bia Bà Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Năm 2009, sẽ trình Chính phủ Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 - 2020. Trong dự thảo đề cương chính sách này, một trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình thức. B. CÂU HỎI LIÊN HỆ THỰC TẾ CUỘC SỐNG * Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu? Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI) oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen. Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ở Việt Nam: 50 mg/100ml máu hoặc 25 mg/lít khí thở. Người điều khiển phương tiện trên đường mà trong máu, hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 2- 3 triệu đồng. Mức phạt từ 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện trên đường mà trong máu, hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50- 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam- 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm. Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, người vi phạm quy định trên còn phải học lại Luật Giao thông đường bộ. * Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro? Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết. Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChu de tich hop Hoa hoc Ancol_12385656.doc
Tài liệu liên quan