Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của ý chí, đạo đức, văn minh Việt Nam trước vũ khí, kỹ thuật và sự dã man, tàn bạo của kẻ thù.
Công lao đó trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu liên tục, ròng rã 30 năm trời dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng và với sự cổ vũ kỳ diệu của tư tưởng - đạo đức Hồ Chí Minh.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khẩn trương để kịp khai mạc Hội nghị. Dưới sự chủ tọa của Người, Hội nghị đã họp từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 nǎm 1930, trong cǎn phòng nhỏ của một người công nhân ở Cửu Long, gần Hồng Kông. Sau nǎm ngày làm việc khẩn trương trong hoàn cảnh bí mật, Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một đảng cộng sản chân chính duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Về tên Đảng, các đại biểu được Người giải tbich : "Cái từ Đông Dương rất rộng, và theo nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin, vấn đề dân tộc là một vấn đề rất nghiêm túc người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế là trái với nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, vì An Nam chỉ là miền Trung của nước Việt Nam mà thôi, và nước ta có ba miền : Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Do đó từ Việt Nam hợp với cả ba miền và không trái với nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin về vấn đề dân tộc". Hội nghị đã thông qua các vǎn kiện : Chính cương vắn tắt Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng Đảng và của một số tổ chức quần chúng và Lời kêu gọi... do đồng chí Nguyễn ái Quốc thảo ra. Chính cương vắn tắt vạch rõ : cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền (nay gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nó là đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, thành lập chính phủ công nông binh, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân và tổ chức ra quân đội công nông... Về Đảng, Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt nói rằng Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có đủ nǎng lực lãnh đạo quần chúng. Đảng chủ trương đoàn kết với phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, và liên hệ mật thiết với giai cấp công nhân quốc tế, nhất là giai cấp công nhân Pháp. Chính cương và Sách lược vắt tắt của Đảng đáp ứng đúng nguyện vọng thiết tha của giai cấp công nhân và nhân dân nước ta. Vì vậy, Đảng là đoàn kết được các lực lượng yêu nước và dân chủ xung quanh giai cấp công nhân và nắm được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều lệ tóm tắt của Đảng đã nêu rõ mục đích của Đảng: "Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo cho quân chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu, để tiêu diệt tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản". Điều lệ tóm tắt của Đảng qui định những điều kiện cần phải có để được kết nạp vào Đảng cộng sản là phải tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa cộng sản, tin theo đường lối và chương trình hành động của Đảng và của Quốc tế cộng sản; hǎng hái, hy sinh tranh đấu cho sự nghiệp cách mạng nước ta và cách mạng thế giới. Hội nghị cũng đã thảo luận về phương pháp và kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước... Nhân dịp thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Lời kêu gọi, gửi công nhân, nông dân, bính lính, thanh niên học sinh và đồng bào bị áp bức bóc lột: Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là đảng của giai cấp công nhân. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng để đấu tranh cho quyền lợi của toàn thể nhân dân bị áp bức bóc lột. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gia nhập Đảng, chúng ta phải giúp đỡ Đảng và đi theo Đảng !...". Lời kêu gọi là một vǎn kiện quan trọng đã phân tích đầy đủ và đúng đắn tình hình thế giới, tình hình Việt Nam và nêu lên đường lối, mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Lời kêu gọi có tác động cổ vũ rất lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta. Hội nghị thành lập Đảng có tầm quan trọng như một Đại hội của Đảng, vì nó đã đề ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam và những nguyên tắc về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng ta là một tất yếu lịch sử, do những điều kiện trong nước và thế giới lúc ấy quyết định, đồng thời là kết quả rực rỡ của cả một quá trình hoạt động sôi nổi của đồng chí Nguyễn ái Quốc, Người ái Quốc, Người đấu tranh kiên cường trong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, kiên trì học tập tìm tòi nghiên cứu và rèn luyện. Đó là kết quả to lớn của gần 10 nǎm chuẩn bị rất công phu và đầy đủ của Người về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sau này, đánh giá việc thành lập Đảng, Người đã viết : "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng".
Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện thân đạo đức – văn minh của Đảng và dân tộc ta
Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 22'
Song ThànhViện Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của ý chí, đạo đức, văn minh Việt Nam trước vũ khí, kỹ thuật và sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Công lao đó trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu liên tục, ròng rã 30 năm trời dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng và với sự cổ vũ kỳ diệu của tư tưởng - đạo đức Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, tạo cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây dựng một nền văn hóa mới và một nền đạo đức mới Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã cổ vũ, động viên các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam để tạo ra một xã hội nhân cách mới. Xã hội nhân cách đó được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước của dân tộc kết hợp chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, từ đó đã sản sinh ra hàng triệu, hàng triệu người con anh hùng của đất nước - những chiến sĩ cách mạng kiểu mới của thời đại Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... Những cán bộ, đảng viên ưu tú của Đảng ta đã gương mẫu đi tiên phong trong cuộc đấu tranh anh hùng đó và chính họ đã cùng với nhân dân làm nên hiện tượng "kỳ diệu Việt Nam" trong thế kỷ 20, tiêu biểu cho lương tâm, vinh dự và phẩm giá con người. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới, đạo đức mới trong lịch sử dân tộc. Người đã làm rạng rỡ Tổ quốc ta, nhân dân ta, truyền thống quang vinh của Đảng ta. Người nói: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức văn minh đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc, Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người. Tấm gương đạo đức Hồ Chí minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt hơn. Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại đồng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" Vào giữa những năm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quan ném bom, bắn phá dữ dội miền băc, hòng đưa chúng ta trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toàn dân ta: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được!" (xem báo Nhân Dân ngày 24-5-1970). Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy" (1). Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng (Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, t.3, tr 90). Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi kị còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Lê-nin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao. Dù có lúc phải "hoá lệ thành thơ" thì điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn luộn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi "nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân. của "những người không quan trọng", không được lên mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc" nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mật trận". Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối vớii nhân dân. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lê-nin, Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Bác Hồ đã rất xúc động khi được biết Người không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính. Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường. Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phảl của một cá nhân anh hùng nào. Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người còn là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo" (2). Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lê-nin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội
Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó"(3). Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hình ảnh dân tộc
Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 20'
Phạm Văn Đồng
Hồ Chủ tịch là người cha già của dân tộc Việt Nam. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý nhị như ngôn ngữ dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng". Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Kể ra, Người có chỗ được biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc bấy giờ, bao giờ cũng để dành riêng cho Người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ tọa những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì, Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm như thường lệ. Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Trước đây, Người đi bộ một ngày 50 cây số là thường và có thể đi như thế ngày nọ qua ngày kia. Lúc ở Côn Minh, sáng nào Người cũng đi bộ một vòng quanh thành phố. ở Liễu Châu, mùa đông, một hôm tướng Trương Phát Khuê đi ngựa dạo buổi sớm gặp Người tắm trên sông, Trương tướng quân lấy làm lạ một người phương Nam châu á chịu rét giỏi đến thế. ở Cao Bằng, có lúc cơ quan đóng tại một cái suối lớn vừa ở trong hang đá chảy ra, nước trong xanh biếc dưới bóng mát của rừng cây, Hồ Chủ tịch suốt ngày làm việc ở đó với cái máy chữ "Hét-mét" luôn đi theo Người từ năm 1938 đến khi về Hà Nội. ở rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Trong suốt thời gian ở thượng du Bắc Bộ trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắn một hòn đá tròn bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh thì mới dùng. ở Hà Nội, bác sĩ Tùng, bác sĩ Cẩn chuyên lo sức khỏe của Người, nhưng không mấy khi Người phiền đến. ở Pháp, anh em buộc bác sĩ Cưu ở bên cạnh Người, nhưng rồi bác sĩ làm việc văn phòng nhiều hơn việc thầy thuốc. Sinh hoạt chiến khu thường cực lắm. Có lần suốt mấy tháng mùa mưa, Hồ Chủ tịch ở trong một cái hang chật hẹp, ẩm thấp, ban đêm sâu bọ ở ngoài tràn vào. Lúc ấy vì cơ sở quần chúng kém, nên dẫu ẩn nấp trong hang cùng mà cũng không yên, thường vẫn phải chạy "cảnh báo". Hễ có "cảnh báo" là phải mang hết đồ đạc chạy lánh đến một chỗ an toàn hơn. Lúc ấy Hồ Chủ tịch yếu, nhưng bất kỳ đêm ngày, hễ có tin địch là mấy phút sau Người đã sẵn sàng trước anh em, tay sách máy chữ. Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hôm ấy, tại Bi-a-rít, đại biểu kiều bào đến thăm người, hồi hộp và sung sướng. Khách đông, phòng khách không đủ ghế ngồi, giản dị Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây không phải vị Chủ tịch Chính phủ, đây là Cha già của dân tộc ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người. Hồ Chủ tịch, người giản dị ấy, cũng là người lịch sự một cách thanh tao cao quý và mọi người ngoại quốc đều có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông. ở chiến khu, trong cơ quan, Hồ Chủ tịch thường mặc một bộ đồ xanh, chân đi đất; về Hà Nội, Người mặc một bộ đồ Ka-ki chân đi giày vải. Nhưng khi sang Pháp thì Người mang giày da và mặc một bộ đồ nỉ, cổ cứng. ở Paris, có ngày Hồ Chủ tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhưng Hồ Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở. Đời sống của Hồ chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người e đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già của mình phải có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ. Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam. Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói và một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì ? Muốn thống nhất, độc lập, muốn ấm no, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch thật là hiện thân của dân tộc Việt Nam và mọi người Việt Nam đều thấy mình trong Hồ Chủ tịch. Sức mạnh của Hồ Chủ tịch và sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗ đoàn kết thống nhất ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh và các gia đình liệt sĩ
Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 19'
Nguyễn Lân Dũng
Ngày 17-7-1947, Bác đề nghị đồng bào cả nước (chỉ trừ các cụ già thượng thọ, các cháu sơ sinh, các chiến sĩ ở mặt trận, những người đau yếu) hãy nhịn ăn một bữa "để giúp đỡ chiến sĩ bị thương". Bác dặn rất kỹ: Tuyệt đối không cưỡng bức, tính sổ tập trung để phân phối cho khắp, ra sức tuyên truyền, giải thích... Bác làm trước mọi người và vận động cả cơ quan Phủ Chủ tịch cùng hưởng ứng và gửi số tiền đó ngay cho Ban tổ chức Ngày thương binh toàn quốc. Ngày 27-7-1947, Bác viết thư biểu dương việc bà Bá Huy đã lập một an dưỡng đường cho thương binh. Bác viết: "Tôi mong bà cùng toàn thể đồng bào vùng đó sẽ luôn luôn chăm nom giúp đỡ các thương binh". Ngày 18-9-1947, Bác gửi tặng một nhóm đồng bào vùng tạm chiếm một vuông mùi xoa thêu để cảm tạ việc bà con đã mua một chiếc cúc với giá 10.000 đồng trong chiếc áo Bác đã tặng nhân Ngày thương binh. Ngày 15-7-1948, Bác cổ vũ: "Từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều. Nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh. Mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn. Vì vậy tôi mong và chắc rằng đồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi". Tháng 9-1948, Bác gửi tặng cụ Tạ Quang Yên một tấm áo mà đồng bào đã biếu Bác, vì biết tin cụ có tới bốn người con "đã oanh liệt hy sinh vì Tổ quốc". Ngày 27-7-1949, Bác chỉ đạo Bộ Thương binh - Cựu binh không tổ chức lạc quyên "nhưng Bộ vẫn trông mong và hoan nghênh đồng bào tùy hoàn cảnh mà gửi thư tặng quà hoặc quyên giúp". Bác làm gương bằng cách gửi tặng một tháng lương của Bác. Nhiều năm sau Bác vẫn tiếp tục dành một tháng lương để góp vào quỹ thương binh, liệt sĩ. Ngày 26-7-1951, Bác chỉ đạo rất cụ thể việc yêu cầu các xã "Tùy theo số ruộng đất trích được, mượn được hoặc khai khẩn được mà đón nhiều hoặc ít thương binh về xã". Bác phân tích: "Như thế thì đồng bào mỗi xã đã được thỏa mãn lòng ước ao báo đáp anh em thương binh; mà anh em thương binh thì được yên ổn về vật chất và vui vẻ về tinh thần, và vẫn có dịp tham gia sự hoạt động ích lợi cho xã hội". Ngày 26-7-1952, Bác lấy gương đồng chí Nê-dốp (Liên Xô) và đồng chí Lý (Trung Quốc), người cụt hai chân, người mù hai mắt, mà vẫn trở thành Anh hùng lao động, để động viên thương binh. Bác viết: "Đồng bào sẵn sàng giúp, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì nhất định anh em dần dần tự túc được". Tháng 7-1954, Bác viết thư cho cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh để chỉ đạo: "Tôi tiếp được báo cáo nhiều nơi khen ngợi một số anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ đã trở nên gương mẫu trong xã. Tôi mong rằng Bộ thường nêu những thành tích và những kinh nghiệm quý báu ấy để những xã khác và những anh em khác noi theo". Ngày 17-7-1956, Bác nghiêm khắc nhắc nhở thương binh: "Nếu anh em nào có sai lầm, như công thần, ỷ lại, kém kỷ luật, kém tin tưởng, yêu cầu nhân dân quá đáng, không tích cực công tác... thì nên cố gắng sửa chữa". Thật cảm động biết bao khi thấy trong Di chúc (bản viết bổ sung vào tháng 5-1968) để lại trước khi đi xa, Bác đã căn dặn hết sức kỹ lưỡng: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tl1.doc