Chữa đề kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn lớp 7

Câu 10: Cảnh sắc không khí mùa xuân trong văn bản Mùa xuân của tôi được cảm nhận trong cảm xúc nào của tác giả?

A. Nỗi nhớ da diết B. Niềm tự hào tràn đầy

C. Lòng thương tiếc khôn nguôi D. Nỗi đớn đau dằn vặt.

Câu 11: Trong câu ca dao sau đây, tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách nào: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

A. Dùng từ đồng âm B. Dùng từ đồng nghĩa

C. Dùng từ trái nghĩa D. Cả A, B,C

Câu 12: Trong ngững cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?

A. Chú bò tìm bạn B. Đầu bò đầu bướu

C. Lo bò trắng răng D. kêu như bò rống

Phần II: Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: Chép lại nguyên văn bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh và nêu nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong tác phẩm.

Câu 2: Cảm nghĩ về người mẹ của em.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chữa đề kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỮA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NGỮ VĂN LỚP 7 I. Mục tiêu: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ I môn ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung: Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn. - Mục đích: Đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận II. Chuẩn bị - GV chấm bài – tổng hợp điểm – tổng hợp lỗi - HS ôn tập III. Tiến trình - Khởi động - Chữa bài thi A. Đề kiểm tra Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 7 Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “ Cụccục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Hướng dẫn học Ngữ văn 7, tập I Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? A. Mùa xuân của tôi B. Tiếng gà trưa C. Sau phút chia li D. Bạn đến chơi nhà Câu 2: Ai là tác giả bài thơ đó? A. Thạch Lam B. Lý Lan C. Khánh Hoài D. Xuân Quỳnh Câu 3: Đoạn trích được viết chủ yếu theo phương thức gì? A. Thuyết minh B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự Câu 4: Từ “hành quân” chỉ hành động gì? A. Đi đến trường học để học để học bài B. Đi đến sân vận động để xem thi đấu C. Đi từ nơi này đến nơi khác của đơn vị quân đội D. Đi loanh quanh trong khu vực nhỏ Câu 5: Trong những từ sau từ nào đồng nghĩa với “xao động”? A. Xao xuyến B. Xao xác C. Lay động D. Lay chuyển Câu 6: Trong đoạn thơ trên phép tu từ nào được sử dụng? A. Chơi chữ B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Đối lập Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với đoạn thơ? A. Nhà thơ thật tinh tế trong việc cảm nhận âm thanh và màu sắc. B. Nhà thơ nghe tiếng gà bằng cả cảm xúc và tâm hồn. C. Tiếng gà làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, làm sao động hồn người. D. Tiếng gà gợi lại những năm tháng hồn nhiên tươi đẹp. Câu 8: Hình ảnh nào xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh? A. Con gà mái mơ B. Ổ trứng hồng C. Tiếng gà trưa D. Quần áo mới Câu 9: Cảm giác tinh tế nhẹ nhàng và tấm lòng trân trọng đối với đồng quê là nét đặc sắc của tác phẩm nào? A. Mùa xuân của tôi. B. Sài Gòn tôi yêu C. Cuộc chia tay của những con búp bê. D. Một thứ quà của lúa non: Cốm Câu 10: Cảnh sắc không khí mùa xuân trong văn bản Mùa xuân của tôi được cảm nhận trong cảm xúc nào của tác giả? A. Nỗi nhớ da diết B. Niềm tự hào tràn đầy C. Lòng thương tiếc khôn nguôi D. Nỗi đớn đau dằn vặt. Câu 11: Trong câu ca dao sau đây, tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách nào: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. A. Dùng từ đồng âm B. Dùng từ đồng nghĩa C. Dùng từ trái nghĩa D. Cả A, B,C Câu 12: Trong ngững cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ? A. Chú bò tìm bạn B. Đầu bò đầu bướu C. Lo bò trắng răng D. kêu như bò rống Phần II: Tự luận (7,0 điểm) Câu 1: Chép lại nguyên văn bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh và nêu nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong tác phẩm. Câu 2: Cảm nghĩ về người mẹ của em. B. Đáp án – biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D C C C B A C D A D A Phần II: Tự luận ( 7,0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm II 1 - Chép lại nguyên văn bài “ Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh 1,0 - Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong tác phẩm: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ. 1,0 2 1. Yêu cần về hình thức, kỹ năng Làm đúng phương pháp thể loại văn biểu cảm. Có bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn tả cảm xúc sâu sắc. 2. Yêu cầu nội dung Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về mẹ b. Thân bài: - Miêu tả những nét ấn tượng về vẻ bề ngoài của mẹ (dáng người, khuân mặt, đôi mắt, đôi tay..) Qua đó, học sinh bày tỏ những ấn tượng của mình về mẹ (mẹ hiền hòa, thân thiết và giàu lòng yêu thương..,) - Cảm nhận về cuộc sống và công việc hàng ngày của mẹ (qua tự sự, miêu tả về cuộc sống, công việc thường nhật của mẹ, học sinh bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về người mẹ kính yêu của mình) - Cảm nhận những tình cảm mẹ dành riêng cho em (được mẹ chăm lo, quan tâm, dạy dỗ, dành tình cảm đặc biệt như thế nào? Mẹ là tấm gương sáng về các ứng xử giao tiếp, về nghị lực để em noi theo) - Bày tỏ niềm cảm xúc khi được mẹ sinh ra trong cuộc đời. - Luôn mong muốn làm cho mẹ vui, mẹ được hạnh phúc, những ước mơ tốt đẹp cho mẹ. - Lời hứa của bản thân với mẹ: Cố gắng học tập làm nhiều việc tốt để làm hài lòng mẹ, xứng đáng với những gì mẹ đã hy sinh, chăm lo cho gia đình. c. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em với mẹ 3. Cách cho điểm - Điểm 6,0: Bài viết đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, còn mắc 1- 2 lỗi nhỏ - Điểm 4,0 – 5,0: Bài viết đảmbảo ¾ yêu cầu trên, diễn đạt tương đối tốt, mắc 3,4 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3,0: Bài viết diễn đạt ½ yêu cầu, còn mắc 5 – 6 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1,0 -2,0: Bài viết sơ lược nhiều ý sa vào kể lể chưa biểu lộ được cảm xúc của mình, diễn đạt vụng về. Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. * Nhận xét ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchữa bài kthocj ky 1.doc
Tài liệu liên quan