Hoạt động giáo dục trong báo chí góp phần tạo ra niềm tin của công chúng. Sự xuất hiện của niềm tin đối với báo chí - đó là kết quả của việc tiếp thu thông tin cá nhân, hình thành từ sự tin tưởng vào những phản ánh, phân tích và đánh giá, đề xuất, kiến nghị và kết luận của báo chí. Niềm tin đối với báo chí khác với đức tin trong tôn giáo. Đức tin trong tôn giáo là sự ngộ nhận thiếu bằng chứng . còn niềm tin đối với báo chí được hình thành từ báo chí và do báo chí - thông qua những bằng cớ xác thực của thực tiễn. (Thông qua kỹ năng phản ánh, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng . hàng ngày của báo chí). Do vậy, để hình thành niềm tin của công chúng, đòi hỏi báo chí phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương pháp tái tạo thực tiễn trong các tác phẩm báo chí, vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những đặc điểm, những quy luật của hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức mà nhờ những phương pháp này thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ giáo dục của báo chí.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chức năng xã hội của báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hút các đối tượng công chúng mới, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin của công chúng ... Do đó, nhận thức rõ nhiệm vụ khách quan (chức năng) của báo chí là rất phức tạp.
Lý luận báo chí của chủ nghĩa Mác- Lê nin và thực tiẽn hoạt động của báo chí cách mạng đã cho thấy báo chí tác động tới xã hội theo nhiều khuynh hướng, thực hiện một số nhóm chức năng: Chức năng tư tưởng, chức năng quản lý - giám sát xã hội, chức năng khai sáng - giải trí, chức năng kinh doanh ...
II. NHÓM CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG
- Hoạt động tư tưởng là hoạt động tác động vào thế giới tinh thần của con người hình thành hệ ý thức xã hội cho phù hợp với những mục tiêu đã xác định.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn coi trọng công tác tư tưởng, coi công tác tư tưởng là một trong số những công tác quan trọng nhất, song song với công tác tổ chức và công tác kiểm tra.
Nội dung công tác tư tưởng của Đảng ta:
- Truyền bá hệ tư tưởng.
- Truyền bá Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng.
Mục đích của công tác tư tưởng:
- Để quần chúng nhân dân biến hệ tư tưởng của Đảng thành hệ tư tưởng của quần chúng nhân dân.
- Để giác ngộ, nâng cao tính tự giác cho quần chúng nhân dân.
- Để bồi dưỡng niềm tin, tình cảm cách mạng, cổ vũ hành động.
Các loại hình của công tác tư tưởng:
- Hoạt động lý luận (Quán triệt và phổ biến hệ tư tưởng; Tổng kết thực tiễn để hình thành đường lối chiến lược , chủ trương, chính sách).
- Hoạt động tuyên truyền.
- Hoạt động cổ động.
(Khi đã có đường lối chiến lược, Chủ trương, chính sách ... thì tuyên truyền và cổ động cho chúng).
Các công cụ tư tưởng:
- Hệ thống các trường lớp chính trị.
- Sinh hoạt tư tưởng theo các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, tổ chức ...
- Đội ngũ báo cáo viên.
- Bảo tàng, Triển lãm, Pa nô, Áp phích, Các đội tuyên truyền ...
- Văn học nghệ thuật.
- Báo chí (bao gồm các loại hình) là công cụ đặc biệt quan trọng.
Trong số các công cụ tư tưởng của Đảng thì báo chí đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vai trò, tác dụng của báo chí trong việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đối với quần chúng nhân dân đã tạo thành nhóm chức năng tư tưởng của báo chí. Báo chí là công cụ tư tưởng quan trọng bởi lẽ báo chí hàng ngày hàng giờ thông qua hoạt động chuyển tải thông tin truyền bá hệ tư tưởng của Đảng vào quần chúng nhân dân, hướng tính tích cực xã hội của quần chúng nhân dân vào việc thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
Nhóm chức năng tư tưởng của báo chí bao gồm các thành tố:
1. Chức năng mục tiêu:
- Lý luận báo chí cách mạng đã chỉ rõ ý nghĩa to lớn của báo chí trong việc hình thành đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân. Vai trò của báo chí cũng tăng nhanh đồng hành với sự phất triển của xã hội cùng với việc mở rộng quy mô của các hoạt động xã hội và thu hút quần chúng nhân dân tham gia vào các phong trào, các hoạt động xã hội.
- Báo chí làm nhiệm vụ khách quan là chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, toàn diện và có định hướng. Cũng như mọi hoạt động khác của con người, hoạt động báo chí bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu xác định. Mục tiêu của hoạt động báo chí là nâng cao tính tự giác cho đối tượng công chúng. (Tự giác là làm việc gì tự mình hiểu mà làm, không cần phải nhắc nhở, đốc thúc). Để nâng cao tính tự giác cho công chúng, báo chí phải nâng cao nhận thức và tự nhận thức cho họ. Nhận thức và tự nhận thức nằm trong mối quan hệ biện chứng. Nhận thức (là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy) - là toàn bộ những tri thức về thế giới xung quanh: những quy luật, những hiện tượng, những khuynh hướng, những quá trình của đời sống xã hội. Còn tự nhận thức là hiểu được vị trí của mình trong thế giới, trong các mối quan hệ xã hội; hiểu được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống, hiểu được mục đích và yêu cầu, hiểu được cách thức để đạt được mục đích và thỏa mãn những nhu cầu ấy ... Sự tự giác là kết quả của nhận thức và tự nhận thức. Tự giác là động lực mạnh mẽ của hành vi, nó quy định tính tích cực xã hội của con người.
- Để thực hiện tốt chức năng mục tiêu – báo chí phải:
+ Giúp cho công chúng nhận thức thế giới khách quan một cách toàn diện, sâu sắc và đúng đắn.
+ Định hướng xã hội cho công chúng một cách toàn diện, đúng đúng đắn và khoa học.
2. Chức năng định hướng.
Để nâng cao tính tự giác cho đối tượng công chúng đòi hỏi báo chí phải định hướng cho họ một cách toàn diện và đúng đắn.
Định hướng xã hội - là tác động, giáo dục, giúp đỡ cho công chúng hiểu và đánh giá đúng các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội để từ đó họ xác định được mục tiêu, khuynh hướng và đặc điểm hành vi của mình.
Sự định hướng như vậy thể hiện ở các mặt:
- Thứ nhất: Qua thông tin báo chí cung cấp giúp cho công chúng hiểu được cái gì đang diễn ra. Sự định hướng bắt đầu từ hiểu biết tất cả các sự kiện hàng ngày diễn ra trong thế giới xung quanh để tạo thành bức tranh toàn cảnh về thế giới khách quan của con người mà con người sống trong nó. Đối với báo chí, mô hình thông tin, hệ thống các khái niệm về cuộc sống là rất quan trọng.
- Thứ hai: Qua việc cung cấp thông tin báo chí giúp cho công chúng xác định rõ được rằng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cần đạt tới cái gì, cả về trước mắt, cả về lâu dài từ quan điểm chính thống.
- Thứ ba: Sự định hướng được thể hiện qua việc đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng, các nhân vật ... (Đương nhiên là từ quan điểm chính thống). Sự đánh giá đó sẽ có sức thuyết phục, tác động mạnh mẽ tới đối tượng khi nó như là những kết luận được rút ra từ việc phân tích các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng, các nhân vật ... ấy của thực tiễn (từ quan điểm chính thống).
- Thứ tư: Sự định hướng còn thể hiện ở việc phổ biến những giá trị, những chuẩn mực, những phương thức, phương pháp hoạt động ... nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra và đạt được những kết qủa cao nhất trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Kết quả định hướng của báo chí đến mức nào phụ thuộc vào mức độ công khai các vấn đề của đời sống xã hội; vào sự dễ hiểu, cập nhật của thông tin; vào khả năng phản ánh và xem xét công khai, thẳng thắn các vấn đề của đời sống xã hội trên báo chí.
Định hướng của báo chí trong thực tế có thể toàn diện, sâu sắc và đúng đắn; có thể toàn diện nhưng không sâu sắc và đúng đắn; và cũng có thể là rất yếu kém. Báo chí cách mạng - với bản chất giai cấp và vai trò lịch sử của mình - phải định hướng một cách sâu sắc, toàn diện và đúng đắn, hình thành ý thức khoa học và tiến bộ cho công chúng xã hội, làm sao để công chúng báo chí nhận thức đúng về thế giới xung quanh, hiểu được vị trí và vai trò của mình để lựa chọn thái độ và hành vi cho phù hợp. Định hướng xã hội toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của công chúng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xã hội đã đề ra.
Báo chí thực hiện chức năng mục tiêu, hình thành tính tự giác thông qua định hướng xã hội một cách toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan - mang đặc điểm tổng hợp; có nghĩa là báo chí phải tác động tới các mặt của thế giới tinh thần, tới toàn bộ các bộ phận cấu thành của cấu trúc ý thức xã hội: Thế giới quan; Ý thức lịch sử, văn hóa và Dư luận xã hội.
Thế giới quan: là quan niệm thành hệ thống về thế giới, về các hiện tượng tự nhiên và xã hội. TGQ thể hiện cả ở 2 phương diện: bức tranh thực tiễn về thế giới và mối quan hệ, quan điểm về thế giới. Hệ thống quan niệm này quy định lập trường, quan điểm, niềm tin, lý tưởng ... của con người. TGQ là lăng kính mà thông qua đó con người nhận thức và đánh giá thế giới xung quanh, thẩm định các giá trị vật chất và tinh thần, bày tỏ thái độ trước các sự kiện, hiện tượng ... của đời sống xã hội, xác định mục đích, phương hướng và đặc điểm của hành vi. TGQ là hạt nhân của cấu trúc ý thức xã hội, được hình thành là do cả một quá trình và nó bền vững, chậm thay đổi.
Ý thức lịch sử, văn hóa: là thành tố thứ 2 của cấu trúc ý thức xã hội, nó đóng vai trò trung gian, truyền dẫn giữa TGQ và Dư luận xã hội (DLXH). Ý thức lịch sử, văn hóa là quan niệm của con người về lịch sử, về hiện tại trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai. Để xem xét, thẩm định và đánh giá các sự kiện, hiện tượng của thực tiễn, con người phải hiểu và biết được lịch sử hình thành và vận động của thực tiễn, các mối quan hệ của thực tiễn với thời đại, với môi trường tự nhiên và xã hội ... Bởi lẽ hiện tại như là quá trình vận động và phát triển của quá khứ, bị quy định bởi quá khứ và ảnh hưởng đến tương lai.
Sự hình thành ý thức lịch sử, văn hóa do nhiều yếu tố: văn hóa truyền thống, kiến thức được trang bị bởi hệ thống nhà trường từ thấp đến cao, văn học nghệ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền, kinh nghiệm sống ... trong đó báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng do khả năng cung cấp thông tin nhanh, đa dạng và phong phú: phổ biến những tri thức, những kinh nghiệm, những giá trị lịch sử, thẩm định và cổ động cho những giá trị lịch sử, tạo môi trường cho sự hình thành ý thức lịch sử, văn hóa.
Dư luận xã hội: là thành tố động nhât, linh hoạt nhất của ý thức xã hội. DLXH là phản ứng, thái độ của xã hội trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề ... hay một nhân vật nào đó. Đối tượng của DLXH là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng ... của đời sống xã hội. Chủ thể của DLXH là các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các nhóm xã hội, các vùng hay địa phương ... DLXH xem xét và đánh giá các sự kiện thường ngày của đời sống xã hội xuất phát từ mối liên hệ đối với chúng. DLXH có thể tiến bộ, có thể lạc hậu, có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm sự tiếp thu cái mới, sự phát triển của xã hội.
Các thành tố của ý thức xã hội nằm trong mối liên hệ chặt chẽ, vận động một cách linh hoạt dưới sự tác động của thực tiễn.
3. Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng.
Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng của báo chí được thể hiện ở sự giáo dục, bao gồm giáo dục thường xuyên và giáo dục lại đối với công chúng báo chí.
Giáo dục - là hoạt động nhằm hình thành ý thức ở đối tượng. Khi nhận được những thông tin (về quá khứ và hiện tại, về những quy luật vận động và phát triển của xã hội, về những giá trị và chuẩn mực của cuộc sống ...) tạo ra sự thay đổi về chất trong mỗi con người. Nếu những thông tin tiếp nhận ấy là chân thực và khách quan thì quan điểm riêng được hình thành sẽ là tích cực (và ngược lại). Để đạt được hiệu quả giáo dục, báo chí khi truyền bá những thông tin về thực tiễn phải giúp cho công chúng hiểu biết được những quy luật, những sự kiện, hiện tượng, những quá trình của đời sống xã hội, phải quan tâm đến việc tạo ảnh hưởng tư tưởng mạnh mẽ tới họ, phải phối hợp và gắn với những giá trị, những chuẩn mực, những tư tưởng hiện hành, có nghĩa là gắn với chức năng mục tiêu của hoạt động thông tin, với toàn bộ các hình thức định hướng xã hội.
Nội dung quan trọng nhất của giáo dục là hình thành tư duy kinh tế, giáo dục ý thức chính trị, ý thức lao động, ý thức đạo đức, ý thức luật pháp, tinh thần yêu nước ... và đấu tranh chống lại những tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức xa lạ.
Hoạt động giáo dục trong báo chí góp phần tạo ra niềm tin của công chúng. Sự xuất hiện của niềm tin đối với báo chí - đó là kết quả của việc tiếp thu thông tin cá nhân, hình thành từ sự tin tưởng vào những phản ánh, phân tích và đánh giá, đề xuất, kiến nghị và kết luận của báo chí. Niềm tin đối với báo chí khác với đức tin trong tôn giáo. Đức tin trong tôn giáo là sự ngộ nhận thiếu bằng chứng ... còn niềm tin đối với báo chí được hình thành từ báo chí và do báo chí - thông qua những bằng cớ xác thực của thực tiễn. (Thông qua kỹ năng phản ánh, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng ... hàng ngày của báo chí). Do vậy, để hình thành niềm tin của công chúng, đòi hỏi báo chí phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương pháp tái tạo thực tiễn trong các tác phẩm báo chí, vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những đặc điểm, những quy luật của hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức mà nhờ những phương pháp này thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ giáo dục của báo chí.
- Tuyên truyền: là hoạt động truyền bá những tư tưởng nền tảng, quan điểm cơ bản của hệ tư tưởng của chế độ. Nội dung tuyên truyền cơ bản:
+ Tuyên truyền hệ tư tưởng.
+ Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Tuyên truyền các quan niệm khái quát về thời đại.
+ Tuyên truyền hình thành lối sống mới.
- Cổ động: là hoạt động của báo chí để phổ biến những thông tin thời sự, tác động tích cực và có định hướng vào lập trường, thái độ, tình cảm ... của công chúng. Bằng những thông tin phản ánh các sự kiện, hiện tượng hàng ngày về thực tiễn, cổ động được thể hiện trong những đánh giá rõ ràng nhằm hình thành nên mối quan hệ của công chúng với các sự kiện, hiện tượng ấy cho phù hợp với ý nghĩa của nó, định hướng hoạt động cho công chúng.
- Tổ chức: Kết quả hoạt động tuyên truyền và cổ động của báo chí được phản ánh trong việc hình thành ý thức và tự ý thức ở công chúng, trong việc giáo dục ý thức, trong việc định hướng toàn diện, sâu sắc và đúng đắn (khoa học). Đó là bước đi đầu tiên, quan trọng của công tác tổ chức. Nó tạo điều kiện quan trọng và cần thiết cho tính tích cực trong các hoạt động xã hội của công chúng để chuyển sang bước thứ hai: tập hợp và hướng dẫn hoạt động của công chúng nhàm thực hiện những mục tiêu chung của xã hội trong từng giai đoạn xã hội cụ thể.
Tuyên truyền, cổ động và tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đan xen trong nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau khó có thể phân định rạch ròi.
III. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ - GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
1. Khái niệm.
a). Quản lý - là sự tác động có ý thức, có hệ thống của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho khách thể quản lý hoạt động có hiệu quả trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
b). Quản lý xã hội - khách thể quản lý là những tổ chức, những đơn vị, những cơ quan, đoàn thể, những cá nhân thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, của cả xã hội nói chung. Xã hội bản thân nó là một thực thể cực kỳ đa dạng và phức tạp về số lượng và chất lượng của các bộ phận cấu thành, về vị trí của chúng trong hệ thống xã hội, về chức năng xã hội của chúng, về tính chất của sự tác động lẫn nhau giữa chúng với nhau và giữa chúng với thế giới xung quanh. Mỗi một khách thể đó lại thuộc về một lớp những hệ thống hỗn hợp (chủ thể quản lý) lớn hơn (bao gồm cả yếu tố con người và sự vật).
c). Bản chất của hoạt động quản lý - Chủ thể quản lý tác động tới khách thể quản lý bằng thông tin dưới dạng các quyết định quản lý. Hoạt động quản lý do vậy luôn gắn với quá trình thu thập, xử lý thông tin để soạn thảo các quyết định quản lý và khi đã có quyết định quản lý thì phổ biến những quyết định quản lý ấy một cách nhanh chóng, đầy đủ ... tới khách thể quản lý.
Hoạt động quản lý là hoạt động mang tính chu kỳ. Bất kỳ một chu kỳ quản lý nào cũng bắt đầu từ việc thu thập, xử lý thông tin và kết thúc bằng việc thu nhận những thông tin và cũng là điểm bắt đầu của chu kỳ quản lý mới. Việc khởi thảo chiến lược quản lý (những mục tiêu và nhiệm vụ lâu dài), soạn thảo và lựa chọn các quyết định quản lý, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý, điều chỉnh và kiểm tra, tổng kết và đánh giá ... cũng xuất phát từ việc thu thập thông tin, xử lý những thông tin thu thập được và kết thúc bằng việc phổ biến những thông tin mới.
Như vậy, quản lý xã hội không thể tách rời quá trình liên tục sản xuất và tái sản xuất thông tin.
Hiệu quả của hoạt động quản lý do vậy bị quy định bới sự "nhiễu thông tin" và trình độ, năng lực của chủ thể quản lý.
- Nhiễu thông tin - là những yếu tố bên ngoài tác động thường xuyên, liên tục (cả tác động tích cực, cả tác động tiêu cực) vào quá trình quản lý. Sự tác động như vậy rất đa dạng. Một số có tác động với cường độ yếu, tác động trong một thời gian ngắn. Số khác tác động yếu nhưng lại thường xuyên hoặc lâu dài không làm rối loạn nghiêm trọng cơ cấu và chức năng của cả hệ thống. Thông tin đầy đủ và kịp thời về những tác động "nhiễu" như vậy tạo điều kiện cho chủ thể quản lý ổn định hệ thống trong trường hợp "nhiễu" yếu và thời gian tác động ngắn, và thích ứng, thích nghi trong trường hợp tác động "nhiễu" thường xuyên hay lâu dài. Có những tác động "nhiễu" phá hoại cơ cấu quản lý và gây rối loạn các chức năng của cả hệ thống hay một số bộ phận cấu thành nào đó của hệ thống quản lý. Để khắc phục - chủ thể quản lý phải khôi phục cơ cấu chức năng nhằm ổn định hệ thống, duy trì hoạt động của hệ thống. Để làm được điều đó cần phải thu thập thông tin đầy đủ và chính xác không những chỉ về bản thân các yếu tố gây nhiễu, mà còn cả những thông tin về trạng thái bên trong của hệ thống, về tiềm năng và khả năng khôi phục những chức năng và những bộ phận của cơ cấu bị rối loạn.
- Trình độ, năng lực của chủ thể quản lý - Hiệu quả của hoạt động quản lý phụ thuộc vào khả năng của chủ thể quản lý trong việc thu thập thông tin (bao gồm cả thông tin về thực trạng tình hình của đối tượng quản lý, cả thông tin về những yếu tố gây nhiễu), xử lý thông tin (tiếp thu những tác động có lợi, loại bỏ các tác động có hại để soạn thảo và đề ra các biện pháp phù hợp để tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào trình độ đảm bảo đầy đủ thông tin cho hệ thống quản lý, vào kinh nghiệm xử lý các mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống quản lý với đối tượng quản lý, vào kinh nghiệm xử lý các tình huống, các vấn đề có liên quan đến những tác động có hại đã được ghi lại và bảo quản nhờ hệ thống lưu giữ thông tin ...) và phổ biến thông tin (các hình thức và phương thức phổ biến các Quyết định quản lý).
Như vậy, quản lý có mối liên hệ hữu cơ với thông tin và diễn biến của quá trình thông tin. Sự tuần hoàn liên tục của thông tin giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống xã hội, giữa hệ thống với môi trường xung quanh là một thuộc tính không thiếu được của quản lý. Nhờ có thông tin mà hệ thống quản lý có khả năng thực hiện được sự tác động qua lại hợp lý với môi trường xung quanh, phối hợp và quy định mối quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống, hướng sự vận động của các bộ phận này và cả hệ thống vào việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Nhờ vậy, hệ thống quản lý có khả năng duy trì sự ổn định, phát triển và hoàn thiện hệ thống.
2. Chức năng quản lý - giám sát của báo chí.
Báo chí thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng việc cung cấp và duy trì dòng thông tin tuần hoàn trong cơ thể xã hội theo cả 2 chiều. Một mặt, với khả năng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và rộng khắp, báo chí (gồm tất cả các loại hình: báo in; phát thanh; truyền hình; báo mạng điện tử) là những phương tiện có ưu thế tuyệt đối trong việc chuyển đến khách thể quản lý những thông tin dưới dạng các quyết định quản lý. Mặt khác, báo chí phản ánh thực trạng tình hình không chỉ của đối tượng quản lý một cách đa dạng, phong phú, chính xác và kịp thời ... tới xã hội, tới chủ thể quản lý, giúp cho chủ thể quản lý có thêm những nguồn thông tin để soạn thảo và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.
Với đặc điểm của hoạt động thông tin, báo chí có tác động trực tiếp tới từng bộ phận cấu thành của hệ thống xã hội, tời toàn xã hội. Nhưng sự tác động như vậy cũng có thể diễn ra theo 2 hướng:
- Nếu báo chí phục vụ cho mục tiêu tiến bộ, thông tin báo chí chân thực và đúng đắn thì báo chí sẽ tác động tới các quá trình xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Nếu báo chí phục vụ cho những mục tiêu vụ lợi thì báo chí sẽ làm rối loạn hệ thống quản lý, sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Bởi lẽ thông tin tự thân nó không thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội mà chỉ có thể thông qua những người chịu sự tác động của thông tin, và họ thể hiện sự tác động đó trong hành vi của mình, trong kỹ thuật và công nghệ mới, trong những hình thức quản lý mới đối với sản xuất, xã hội, tổ chức lao động ...
3. Các phương thức quản lý xã hội của báo chí.
Báo chí thực hiện chức năng quẩn lý, giám sát xã hội theo một số phương thức chủ yếu sau:
a). Đăng tải, phổ biến các quyết định quản lý và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Phương thức này trong thực tế báo chí được thể hiện dưới các hình thức sau:
- Đăng tải nguyên văn các quyết định quản lý.
- Giải thích, phân tích, bình luận ... cả về ý nghĩa lý luận, thực tiễn về ý nghĩa, vai trò, mục đích ... của các quyết định quản lý, giúp cho công chúng hiểu đúng và quán triệt những quyết định quản lý để đưa chúng vào cuộc sống.
- Phổ biến thông tin dưới dạng các mô hình thực tiễn tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.
b). Phản ánh, phân tích tình hình thực tiễn. Phản ánh, phân tích hiện trạng tình hình các mặt trong đời sống, sinh hoạt của các tầng lớp quần chúng nhân dân cùng với những nhận xét và đánh giá cụ thể. Những đánh giá như vậy có thể về:
- Những điển hình tiên tiến - nơi có những yếu tố chất lượng và hiệu quả, có những kinh nghiệm tốt đã được tích lũy cần được ủng hộ và nhân rộng, tuyên truyền và phổ biến.
- Những tồn tại, yếu kém, những tiêu cực, lạc hậu ... cần mang ra mổ xẻ, phân tích, tranh luận ... để khắc phục chúng trong thực tế.
- Có thể những đánh gía đó mang tính dự báo, khi đăng tải trên báo chí có thể hạn chế được những tác động tiêu cực.
Những phản ánh, phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn như vậy có thể do nhà báo thực hiện, cũng có thể do các chuyên gia, các lực lượng công chúng xã hội với tư cách là cộng tác viên cung cấp.
Báo chí cũng đăng tải đa dạng và linh hoạt các ý kiến của quần chúng nhân dân: thư bạn đọc, đường dây nóng, đơn khiếu nại, tố cáo, những đề xuất, kiến nghị, ý kiến, giao lưu ... và thông qua đó tái hiện bức tranh xác thực và toàn diện về tình hình thực tiễn, giúp cho công chúng xã hội, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý ... kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc đề ra những biện pháp quản lý mới phù hợp.
c). Kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý, phát hiện các sai lầm, ách tắc trong việc thực hiện các quyết định quản lý; phát hiện ra các thiếu sót ngay trong các quyết định quản lý, giúp cho chủ thể quản lý và các cơ quan chức năng điều chỉnh những quyết định và biện pháp quản lý cho phù hợp.
Đắu tranh phê bình, chống tiêu cực là một trong những nội dung hoạt động kiểm tra giám sát rất hiệu quả, tất nhiên để làm công việc này đòi hỏi kỹ năng và lòng dũng cảm, trách nhiệm nghề nghiệp của báo chí và các nhà báo.
Như vậy, hoạt động báo chí, về mặt bản chất, khi thực hiện nhóm chức năng tư tưởng cũng chính là thực hiện chức năng quản lý xã hội ở những bình diện khác.
IV. CHỨC NĂNG KHAI SÁNG - GIẢI TRÍ
- Khai sáng là hoạt động truyền bá những tri thức toàn diện để nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết cho công chúng.
- Giải trí là hoạt động sử dụng hữu ích thời gian nhàn rỗi làm cho đầu óc thảnh thơi, tái tạo sức lao động một cách hiệu quả.
Khai sáng, giải trí là chức năng khách quan của báo chí, có mối liên hệ mật thiết với các chức năng tư tưởng và chức năng quản lý giám sát của báo chí. Trong hoạt động thông tin hàng ngày, báo chí một mặt phổ biến kiến thức mới, truyền bá những tri thức văn hóa toàn diện nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, văn hóa của công chúng, mặt khác, giúp cho công chúng sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hữu ích và dễ chịu, tạo điều kiện nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Sự phát triển rộng khắp của các loại hình báo chí là tiền đề quan trọng để cung cấp thông tin, nâng cao trình độ hiểu biết, văn hóa của công chúng, đồng thời thông qua báo chí xã hội hóa, đại chúng hóa những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân, giúp cho mọi thành viên trong xã hội có điều kiện bổ sung vốn tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh thần ... của mình. Đây chính là điều kiện, là phương tiện để con người phát triển một cách toàn diện - mục đích cao cả của chế độ, mơ ước ngàn đời của nhân loại.
Báo chí hàng ngày chuyển tới công chúng những thông tin chứa đựng khối lượng tri thức to lớn về các vấn đề, các lĩnh vực hoạt động của con người: giới thiệu, phản ánh, phân tích, đánh giá tất cả những gì vừa xảy ra, đang xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội có liên quan đến con người và được con người quan tâm. Một trong những nội dung báo chí quan tâm hàng đầu là những giá trị văn hóa - nhân văn: các tác phẩm văn học nghệ thuật, các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa: các liên hoan phim, ảnh, âm nhạc, các cuộc thi đấu thể thao, các công trình kiến trúc nổi tiếng, các chương trình du lịch, giáo dục, phổ biến kiến thức ...
Tuy nhiên, mỗi loại hình báo chí cố gắng khai thác những ưu thế loại hình trong việc thực hiện chức năng giáo dục, văn hóa, giải trí.
Báo chí có ưu thế đặc biệt để giáo dục, nâng cao vốn tri thức văn hóa, giải trí. Nhưng báo chí hiện đại về tầm ảnh hưởng đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia, bất chấp biên giới hay mọi rào cản giữa các quốc gia, dân tộc. Đây cũng đồng thời là một thách thức đối với việc giáo dục ý thức văn hóa công dân, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống: cùng với việc phổ biến những giá trị văn hóa đích thực, báo chí có khả năng chuyển tải cả văn hóa không phù hợp, thậm chí độc hại, xa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuc nang xa hoi cua bao chi.doc