MỤC LỤC
Phần I: Những nét chính về Toyota Việt Nam 1
1. Giới thiệu chung 1
2. Lịch sử và các giai đoạn phát triển của Toyota Việt Nam từ năm 1995 3
3. Sản xuất và nội địa hóa 6
4. Tình hình sản xuất kinh doanh từ 1996 – 10/2007 8
Phần II: Những nét chính về chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam 9
1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng 9
2. Hệ thống sản xuất TPS 16
3. Hệ thống Logistics của Toyota Việt Nam 23
Phần III: Ưu nhược điểm và những giải pháp hoàn thiện 25
1. Ưu điểm 25
2. Nhược điểm 26
3. Giải pháp 26
Tài liệu tham khảo 28
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7931 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp Thăng Long - Hà Nội, tháng 3 năm 2003, Toyota Việt Nam khai trương nhà máy sản xuất chi tiết thân xe ô tô đầu tiên tại Việt Nam. Ðiều này thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc thực hiện quá trình nội địa hoá tại Việt Nam.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Toyota Motor Vietnam (TMV) từ năm 1996 đến tháng 10/2007:
TMV “bật mí” bí quyết của hãng để khiến Toyota lại có giá thành cạnh tranh và được ưa chuộng đến thế, chính là yếu tố nội địa hóa. Trong những năm gần đây, nhờ hoạt động của xưởng dập và trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô cũng như đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới các nhà cung cấp, TMV là thành viên dẫn đầu VAMA về tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 15 đến 33% (tùy theo từng sản phẩm). Ông Murakami cho biết với đà tăng trưởng như hiện nay, Toyota có kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 37% vào năm 2008, 40% vào năm 2009 và 45% khi các thế hệ mới của Toyota được trình làng tại Việt Nam. “Lý do để chúng tôi nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hóa chính là nhằm giảm giá thành sản xuất nhờ việc đa dạng hóa nguồn cung cấp nội địa và tăng lượng sản xuất, vì thế giá thành sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng sẽ thấp hơn” – Ông Murakami, Tổng Giám đốc TMV nhấn mạnh.
Tổng giám đốc Murakami thừa nhận bản thân ông và ban lãnh đạo TMV đã không dự kiến được sự bùng nổ của thị trường ô tô Việt Nam lại tăng trưởng quá mạnh mẽ đến như vậy trong năm nay. Thoạt đầu, TMV chỉ đặt mục tiêu bán khoảng 16.000 xe trong năm 2007, tuy nhiên mới đến cuối tháng 10, doanh số bán ra đã “leo lên” xấp xỉ con số này, chiếm 26,7% thị phần và tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2006, nâng tổng doanh số bán cộng dồn của TMV tăng lên trên 85.000 xe. TMV lý giải một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến thành công vượt bậc của hãng là các hoạt động chăm sóc khách hàng. Trong 10 tháng đầu 2007, các trạm dịch vụ của Toyota đã đón hơn 290.000 lượt xe vào làm dịch vụ, tăng 18% so với cùng kỳ 2006. Bên cạnh việc mở rộng dịch vụ bảo dưỡng nhanh và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, TMV cũng lần đầu tiên giới thiệu dịch vụ sửa chữa nhanh thân vỏ và sơn tại Việt Nam vào tháng 9/2007, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cao.
Phần II: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TOYOTA VIỆT NAM (TMV)
1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng Toyota
1.1. Quản trị nhà cung ứng:
Toyota đã tạo ra một mạng lưới cung ứng tiên tiến mang lại cho nó những lợi thế trong chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm so với các đối thủ, một nửa chi phí đó là có được từ việc giảm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, bảo hành.
Để thực hiện mục tiêu này, Toyota đã tìm hiểu kĩ về chi phí của quá trình sản xuất và công nghệ của các nhà cung ứng cũng như hệ thống sản xuất linh động toàn cầu. Toyota đã trải qua nhiều năm để đầu tư mở rộng mạng lưới nhà cung ứng và đối tác trên tinh thần thử thách và giúp đỡ để họ tự cải thiện.
Suppliers standard: Toyota dựa vào những nhà cung ứng bên ngoài cho hầu hết các nguyên vật liệu và phụ tùng cho mỗi chiếc xe mà nó tạo ra. Trong quá trình hình thành sản phẩm, từ nghiên cứu đến sản xuất, Toyota luôn có sự hợp tác với các nhà cung ứng. Những nhà cung ứng mà Toyota tìm kiếm là những công ty có ý chí và khả năng để trở thành đối tác năng động.
Toyota chủ trương tìm kiếm những nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới, dựa trên các tiêu chí về chất lượng, giá cả, phân phối và khả năng công nghệ. Toyota có 9 nhà cung ứng thân thiết.
Giúp đỡ các nhà cung ứng cạnh tranh: Toyota cam kết giúp đỡ các nhà cung ứng tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường xe hơi. Sự cam kết này củng cố chính sách của Toyota trong việc trao dồi một mối quan hệ vững chắc, lâu dài. Tạo lợi nhuận cho nhau dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Quá trình đó diễn ra thông qua hai chương trình:
Chính sách thu mua hàng năm: Toyota đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và thể hiện những mong muốn của mình với các nhà cung ứng. Những mong muốn đó liên quan trực tiếp đến mục tiêu lâu dài của Toyota.
Hệ thống cung ứng: đôi khi, những nhà cung ứng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn trong việc nổ lực nhằm đáp ứng những mong đợi của đối tác. Toyota gửi các chuyên gia đến hỗ trợ các nhà cung ứng trong việc hoạch định và thực thi những cải tiến cần thiết.
Tiêu chí của Toyota đối với các nhà cung ứng:
Giữ mối quan hệ lâu dài và ổn định với một số nhà cung ứng
Đàm phán trên cơ sở cam kết lâu dài về việc cải tiến chất lượng và năng suất lao động
Chú trọng đến khả năng cung ứng của các suppliers: khả năng cải tiến liên tục, công nghệ quy trình/ sản phẩm, mô hình về khả năng cung ứng.
Chú trọng việc lựa chọn nhà cung ứng trên cơ sở mức độ trách nhiệm của họ. Ví dụ: nó mất khoảng từ 3-5 năm để đánh giá 1 nhà cung ứng mới trước khi kí kết hợp đồng với họ.
Toyota hiểu rõ cấu trúc chi phí của các nhà cung ứng nên nó chỉ chấp nhận mức giá có liên quan đến chi phí cung ứng mà ở đó nhà cung ứng vẫn có lợi nhuận.
Toyota luôn muốn có nhiều đối tác nên nó sẵn sàng hỗ trợ cho suppliers nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và phân phối.
Nó cũng rất quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh với các nhà cung ứng để đảm bảo không lặp lại sai lầm lần 2.
1.2.Quy trình sản xuất:
Gốc rễ làm nên sự lớn mạnh của Toyota hôm nay mà ngay các đối thủ của nó cũng không hiểu đó chính là họ biết cách biến công việc thành một chuỗi các thực nghiệm đan xen nhau.
JUST IN TIME là phương pháp quản lý công đoạn sản xuất thực thi bằng các bảng truyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn. Trong dây chuyền sản xuất không có chi tiết thiếu hay thừa, toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm tồn kho, cũng như không có nguyên vật liệu tồn kho. Phương pháp này tạo ra một quy trình sản xuất khép kín cao độ, nhanh, khoa học. Các công ty vệ tinh phải làm việc đúng với quy trình và giờ giấc mà hệ thống OA (office automation) của hãng mẹ điều khiển thông qua các phiếu đặt hàng có chỉ thị giờ giấc , số lượng chính xác. Người mua chỉ cần mua đủ số hàng mình cần và người bán phải có đủ hàng ngay lúc đó thoả mãn nhu cầu của người mua. "Người mua" ở trong quản lý xí nghiệp chính là vị trí công đoạn trong dây chuyền sản xuất lắp ráp và "người bán" chính là các hệ thống công ty vệ tinh sản xuất hàng trực thuộc Toyota. Rộng hơn trong toàn bộ quy trình quản lý từ sản xuất đến phân phối xe của Toyota là sẽ không có hiện tượng xe tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, xe sản xuất đúng và đủ với đơn đặt hàng, đúng chính xác giờ giấc giao hàng cho khách .
Sử dụng “hệ thống kéo” để tránh việc sản xuất thừa: Hệ thống kéo xoay quanh ý tưởng cung cấp thêm hàng hóa dựa trên nhu cầu hàng ngày của khách hàng hơn là cố định theo một lịch trình hoặc hệ thống. Nó được gọi là hệ thống linh họat theo nhu cầu của khách hàng.
1.3.Thông tin:
Toyota sữ dụng hệ thống thông tin kết nối trực tiếp, kết nối trực tiếp các nhà cung ứng với nhu cầu của khách hàng bằng hệ thống thông tin. Sau đó, hàng hóa sẽ được đưa từ các nhà cung ứng, đi qua Toyota và đến với khách hàng.
Toyota cũng sử dụng hệ thống thông tin để kết nối với các nhà phân phối. Những nhà phân phối được kết nối trực tiếp với Trung tâm phân phối. Chính vì vậy họ có thể quan sát nhà kho và biết được những gì còn tồn kho vào ngay lúc họ muốn. Thông qua modem, các nhà phân phối này được kết nối với hệ thống máy tính của công ty và thậm chí có thể đặt hàng trực tuyến. Nhờ vào hệ thống giao tiếp RF không dây, mọi người luôn luôn có được thông tin chính xác.
Tại Toyota, những computers 120 LXE RF được đưa vào sử dụng đồng thời họ cũng lắp đặt terminals trên những xe tải chở hàng. Tất cả hàng hóa đến từ Nhật đều được scan ngay lập tức. Sau đó, những thùng hàng đã được scan sẽ được chọn ra để chuyển đến những bộ phận có liên quan bằng xe tải chở hàng. Khi các phụ tùng, phụ kiện được lấy ra để gửi đến những nhà phân phối, chúng sẽ được scan qua một lần nữa, do đó thông tin tồn kho luôn được cập nhật và có sẵn vào mọi lúc. Sau khi hàng được chất đầy lên xe tải, tài xế xe sẽ được giao vận đơn và hóa đơn hàng hóa. Đối với mỗi chuyến hàng,vận đơn chỉ được cấp khi tất cả những hàng hóa trên xe đã được scan qua. Mọi thứ đều được làm thông qua mạng và chính xác đến từng thời điểm: ngay khi xe tải chở hàng chuẩn bị xuất phát thì mọi giấy tờ, thủ tục xuất xưởng đã được sẵn sàng.
Tại Trung tâm phân phối, một hệ thống mã vạch tinh vi được đưa vào sử dụng. Hầu như trên mỗi bộ phận trong kho đều có mã vạch: trên mỗi phụ tùng, mỗi hộp và mỗi lô hàng. Mã vạch không thể hiện nhiều thông tin hay biểu tượng. Nếu cần thêm nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm cụ thể,bạn luôn có thể lấy từ AS400- một phần mềm được phát triển nội bộ. Tất cả các hoạt động trong kho hoàn toàn không sử dụng đến giấy tờ mà được thực hiện thông qua mạng máy tính. Nhờ đó mọi người có thể tra cứu thông tin mình cần vào bất cứ lúc nào. Thông tin chỉ được in ra giấy khi có những yêu cầu đặc biệt từ phía nhà phân phối hay các đối tác.
Toyota đã có một bước tiến đúng đắn khi đầu tư vào hệ thống trao đổi dữ liệu RF không dây. Trung tâm phân phối nay hoạt động hiệu quả hơn. Trước đây, mọi người phải ra vô nhà kho với giấy tờ, những bản danh sách cần in ấn và dán nhãn sản phẩm…nay việc đó không còn nữa. Với hệ thống RF, việc chỉnh sửa lỗi và khuyết tật được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn, kết quả là hiệu quả được cải thiện.
Toyota đã chọn LXE là đối tác RF của mình, nhân tố quyết định là do công nghệ Spread Spectrum mà LXE đề ra. Bộ phận IT tại Toyota đòi hỏi một giao thức mạng mở và rõ ràng, khi đó những người điều khiển là không cần thiết và giẢI pháp của LXE đã đáp ứng được nhu cầu của Toyota khi nó hoạt động bằng giao thức TCP/IP toàn cầu, một giao thức mạng chuẩn. Nhờ đó, mọi người có thể kết nối vào hệ thống này. Công nghệ Spread Spectrum có thể gửi đường truyền đặt hàng nhanh hơn và gia tăng số lượng đơn đặt hàng được gửi đi so với hệ thống Narrow Band trước đây.
1.4.Quản lý hàng tồn kho:
Sự thành công trong việc điều hành của Toyota là nhờ tập trung vào việc cắt giảm tồn kho. Thuật ngữ mà Toyota sử dụng cho hệ thống là “heijunka”. Trong tiếng Nhật nó có nghĩa là làm cho trơn tru và bằng phẳng. Cụ thể là nó liên quan đến việc loại bỏ trong nhu cầu đồng thời tạo ra hiệu quả trong việc điều hành cũng như giảm thiểu chi phí trong toàn bộ chuổi cung ứng. Hoạt động tinh giản của Toyota là dựa trên ý tưởng “ buy one, sell one”. Toyota có thể sản xuất xe đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Sự thích ứng với nhu cầu của khách hàng đã mang đến cho Toyota lợi thế trong việc giữ mức tồn kho tối thiểu trong lĩnh vực xe ô tô ở Nhật.
Việc quản trị hàng tồn kho của Toyota tận dụng triệt để công nghệ máy tính. Việc lưu kho được điều hành bằng một hệ thống máy tính tinh vi. Một hệ thống quản lý nhà kho hợp nhất giám sát toàn bộ quá trình giao nhận hàng và lưu giữ những dữ liệu được cập nhật về tồn kho, trong đó bao gồm: hệ thống máy tính nối mạng, máy quét mã vạch, hệ thống thu thập dữ liệu bằng tần số vô tuyến RF, những máy vi tính xách tay cùng với những thiết bị nhà kho truyền thống như: máy nâng hàng, băng chuyền,…
Hệ thống quản trị nhà kho cung cấp những chức năng chủ yếu dưới đây:
Nhận hàng: mỗi pallet hoặc case khi đến sẽ nhận được một nhãn mã vạch giúp xác định từng đơn vị hàng hóa trong kho và số lượng hàng trong kho. Thông tin này được quét bởi một máy scan lưu động được điều khiển bởi công nhân hoặc những máy đọc cố định xếp dọc theo băng chuyền. Dữ liệu sau khi được quét sẽ được chuyển đến máy chủ thông qua đường link không dây.
Lưu kho: khi hàng hóa sắp được lưu kho thì hệ thống quản trị nhà kho (WMS : warehouse management systems) sẽ đánh dấu vị trí lưu kho cho hàng hóa đó và khi mỗi đơn vị hàng hóa được giao đến kho lưu trữ của nó thì hệ thống sẽ thông báo vị trí lưu kho đã được định sẵn cho hàng hóa đó.
Bốc dỡ hàng: WMS nhận đơn đặt hàng và sẽ sắp xếp lịch trình cho những hoạt động bốc dỡ hàng. Các công nhân trên những xe tải chuyên chở sẽ được trang bị với máy điện toán công nghệ RFDC mà đã được kết nối trực tiếp với vị trí của hàng trong kho. Những hàng được dỡ đi sẽ được scan qua để hệ thống WMS có thể kiểm tra chính xác số lượng hàng và cập nhật dữ liệu tồn kho.
Giao hàng: hệ thống WMS xác định địa điểm giao hàng. Ngay khi đơn đặt hàng đến tại cảng giao hàng thì hệ thống WMS tạo ra những nhãn xác nhận việc bốc dỡ và giao hàng, hoạt động này được thực hiện dựa trên sự kết nối với các thiết bị cân đo hàng và hệ thống kê khai hàng hóa.
1.5.Quản trị hệ thống phân phối:
Ðể đạt được sự phát triển bền vững lâu dài, Toyota Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đại lý. Hiện nay, tại Việt Nam chúng tôi có mạng lưới bán hàng và dịch vụ lên tới 15 đại lý. Với việc thiết lập mạng lưới đại lý trên toàn quốc, chúng tôi đảm bảo rằng khách hàng của mình luôn nhận được dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn Toyota.
Mạng lưới đại lý của chúng tôi có thể mang lại dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng với đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, trang thiết bị xưởng dịch vụ hiện đại và hệ thống cung cấp phụ tùng chính hiệu. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, chúng tôi đã thành lập trung tâm đào tạo tại trụ sở chính (Thị trấn Phúc Yên) với chức năng đào tạo và bổ sung kiến thức cho các kỹ thuật viên.
Chính sách bảo hành của chúng tôi đảm bảo mang lại niềm tin cho khách hàng khi mua xe Toyota.
TMV luôn luôn chú trọng đến dịch vụ sau bán hàng và luôn nỗ lực để phát triển hơn nữa chất lượng của hệ thống dịch vụ cũng như không ngừng nâng cấp trang thiết bị để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
1.6.Dịch vụ khách hàng
Chuỗi cung ứng dịch vụ được Toyota xem như là chìa khóa thành công lâu dài. Chuỗi này đáp ứng việc cung cấp phụ tùng, phụ kiện trong việc bảo trì và sửa chửa xe, đồng thời, nó cũng cung cấp thêm những giá trị gia tăng khác mà khách hàng có thể nhận được. Việc quản trị chuổi cung ứng dịch vụ dựa trên việc thiết lập mối liên hệ vững chắc với khách hàng trực tiếp hoặc thông qua kênh phân phối. Toyota đã sáng tạo cung ứng những phụ kiện đến các nhà phân phối một cách hiệu quả và làm thế nào để giúp đỡ các nhà phân phối cải tiến dịch vụ phục vụ khách hàng Toyota đã sử dụng công nghệ tiên tiến, như thương mại điện tử và viễn truyền để xây dựng mối quan hệ trực tiếp và vững chắc với khách hàng.
Dịch vụ khách hàng của Toyota được thực hiện thông qua mạng thông tin. Toyota đã thiết lập hệ thống thông tin Dealer Communication System, bao gồm:
Dealership Management System ( DMS )
Orders/Claims Draft areas
Data Entry and Validation
Online System Access
Report Distribution
Dealer News Network
Hệ thống này cho phép có sự kết nối dữ liệu điện tử hai chiều giữa Toyota với các khách hàng thông qua mạng. Những nhà phân phối và khách hàng của Toyota cùng được hưởng lợi từ dịch vụ bảo hành 24/7.
Cũng thông qua hệ thống này, khách hàng có thể tinh chỉnh sản phẩm theo ý thích của mình và gửi tới cho trung tâm dịch vụ khách hàng của Toyota. Trung tâm sẽ tiếp nhận và sản xuất những chiếc xe phù hợp với sở thích của khách hàng.
: Material Flow
: Information Flow
2. Hệ thống sản xuất của Toyota Motor (TPS)
2.1 Đặc điểm của TPS:
Đã có nhiều nhà kinh tế và đối thủ của hãng ô tô này tìm hiểu để “giải mã gen thành công” của Toyota và họ nhận thấy rằng những đặc điểm sau đây trong “hệ thống sản xuất Toyota” (Toyota Production System) đóng vai trò quan trọng đi đến thành công của hãng ô tô Nhật Bản này:
Sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào thời điểm cần thiết được mô tả bằng cụm từ “đúng thời điểm” hay còn gọi là chiến lược JUST IN TIME (JIT). Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ. Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất ra cái mà khách hàng muốn. Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các dòng nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm vận chuyển trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có công đoạn nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.
tránh được chi phí cao
Phương pháp sản xuất tiết kiệm (lean production), bởi nó sử dụng ít hơn tất cả các nguồn lực so với phương thức sản xuất hàng loạt hiện thời như chỉ sử dụng một nửa số lượng nhân lực, một nửa không gian sản xuất, một nửa vốn đầu tư vào các công cụ, một nửa thời gian kỹ thuật để phát triển một sản phẩm mới và việc sản xuất chỉ tốn một nửa thời gian so với phương pháp sản xuất hàng loạt.
Mục tiêu chính của hệ thống sản xuất Toyota là phác họa nền sản xuất không nặng nề, trôi chảy và triệt tiêu lãng phí. Có 7 mục tiêu triệt tiêu lãng phí trong hệ thống sản xuất Toyota là:
Sản phẩm dư thừa
Sự di chuyển (thao tác hay máy móc)
Thời gian chờ (thao tác hay máy móc)
Sự chuyên chở
Tự thân của quá trình
Tồn kho (nguyên vật tư)
Sự sửa chữa (làm lại và loại bỏ)
Toyota có thể giảm rất nhiều thời gian giữa lúc bắt đầu và lúc hoàn thành 1 quá trình sản xuất mới và chí phí khi dùng TPS, trong khi cùng lúc cải tiến chất lượng
Tự kiểm soát lỗi, nghĩa là xây dựng một cơ chế trong đó có phương tiện để hạn chế việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm sai lỗi trong máy móc và dây chuyền sản phẩm. Tự kiểm soát lỗi là sự tự động kiểm tra những điểm không bình thường trong quá trình sản xuất.
“Sự đổi mới liên tục” - nguyên tắc KAIZEN - nhằm khuyến khích tất cả mọi thành viên của công ty luôn phấn đấu vì năng suất và chất lượng cao nhất. Một mặt khác, KAIZEN được coi là hệ thống "nhiễm sắc thể" đặc trưng của cơ thể Toyota. Mỗi gen đều có thể được nhân bản trong thế giới hiện đại ngày nay, tương tự như hệ thống dây chuyền sản xuất Toyota. Nhờ nguyên tắc kaizen, các nhà lãnh đạo Toyota hy vọng đối thủ cạnh tranh sẽ không bao giờ đuổi kịp Toyota trong lĩnh vực cải tiến và hoàn thiện hệ thống sản xuất.
Gốc rễ thành công chính là ở chỗ Toyota biết cách biến công việc thành một chuỗi các thực nghiệm đan xen nhau. Tại Toyota, nhất nhất mọi người phải biết rõ công việc của mình trước khi thực sự bắt tay vào làm. Khi công việc diễn ra, nhân viên vừa là công nhân trong dây chuyền sản xuất, vừa là nhân viên của phòng thí nghiệm. Họ phải quan sát xem có thể cải thiện quy trình làm việc như thế nào.
2.2. Quy trình sản xuất Toyota – Toyota Production System:
2.2.1.Sự liên kết thông tin giữa thông tin về đơn đặt hàng và dây chuyền sản xuất:
Hệ thống tiếp nhận thông tin về đơn đặt hàng được liên kết chặt chẽ và nhanh chóng với hệ thống dây chuyền sản xuất. Để có được và truyền tải thông tin nhanh chóng các đơn đặt hàng tới nhà máy sản xuất phải thông qua 3 giai đoạn của quy trình kế hoạch.
Kế hoạch sản xuất hàng tháng: Số lượng xe nhà máy sản xuất sẽ được quyết định một lần trong một tháng.
Kế hoạch sản xuất chi tiết: Chi tiết được quyết định 4 lần trong một tháng dựa trên đơn đặt hàng nhận được từ nhà môi giới.
Kế hoạch sản xuất hàng ngày: Mức độ sản xuất hàng ngày được hình thành dựa trên sự thay đổi ở đơn đạt hàng cuối cùng nhận được. Cơ cấu tổ chức kế hoạch sản xuất này sẽ liên kết được đơn đặt hàng gần nhất đến dây chuyền sản xuất ở nhà máy.
Dựa trên kế hoạch sản xuất đã được xác định hàng ngày,sự phối hợp sản xuất này hoàn toàn ăn khớp với sự sản xuất hàng loạt các loại xe khác nhau tại nhà máy trong suốt một ngày.
Chính vì vậy mà số lượng thiết bị cung cấp các bộ phận các nhau đều được định mức sẵn. Hay nói cách khác tổng lượng đơn đặt hàng trong một khoảng thời gian được giàn đều và sản xuất đều một lượng như nhau mỗi ngày (đưa Hejunka-bình chuẩn hóa hay giàn đều sản xuất và kế hoạch áp dụng vào quy trình).
2.2.2. Sản xuất đúng lúc:
Sản xuất xe hiệu quả với những đặc điểm, kỹ thuật khác nhau cùng một thời điểm và đúng lúc, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cao. Sản xuất xe bắt đầu khi hướng dẫn sản xuất cho từng chiếc xe được đưa đến bước đàu tiên trong qúa trình sản xuất thân xe. Những sự đo lường sáng tạo khác nhau được thực hiện để sản xuất hiệu quả và chính xác từng chiếc xe với những đặc điểm kỹ thuật khác nhau.
Thiết bị: Khả năng kết hợp trong những chiếc xe ngay lập tức với những đặc điểm kỹ thuật khác nhau.
Thí dụ: sử dụng robot hàn để hàn vài loại thân xe với những hình dạng khác nhau và hệ thống sơn có thể sơn từng chiếc xe, sơn thân xe với những màu sắc khác nhau mà không lãng phí.
Hoạt động: Có thể lắp ráp xe chính xác và dễ dàng với những chi tiết công việc và những phần lắp ráp khác nhau.
Thí dụ: Một tờ hướng dẫn sản xuất được dán trên mỗi xe và đèn dựa trên thiêt bị hướng dẫn sản xuất,…được sử dụng để chỉ định rõ ràng chi tiết công việc và những phần lắp ráp, cho phép xe được sản xuất chính xác theo quy trình công việc chuẩn được phát hành cho mỗi phần của quá trình.
Có thể kết hợp hàng tá những bộ phận lắp ráp khác nhau cho mỗi chiếc xe với những đặc điểm, kỹ thuật khác nhau, một hệ thống được sử dụng ở nơi mà dây chuyền lắp ráp được dự trữ trong kho với một số lượng nhỏ những phần và những phần này được sử dụng để bổ sung.
2.2.3.Việc thay thế các thiết bị trong bộ phận đã dùng:
Chỉ những bộ phận đã được sử dụng hết thì mới được phục hồi theo cách xử lý kịp thời.
Để bổ sung những phần đã sử dụng hết triệt để, một số bộ phận thay thế được đưa vào bổ sung một cách nhanh nhất theo cách sử dụng một tấm thẻ gọi là “parts retrieval kanban” để thay vào đơn hàng. Phương pháp các phần bổ sung sử dụng “parts retrieval kaban”
Một “parts retrieval kanban” được đính kèm ở các bộ phận chứa các thiết bị trong dây chuyền lắp ráp.
Khi người điều hành dùng bộ phận này anh ta se làm dịch chuyển “parts retrieval kanban”.
Người điều hành lắp ráp sẽ nhanh chóng chuyển những bộ phận thay thế ở “parts retrieval kanban” cho phần thiếu.
Các bộ phận ở nhà máy luôn chứa một số lượng không lớn các thiết bị dư ra sẵn có ở cuối mỗi quy trình sản xuất vì vậy mà chúng sẽ có thể cần được bổ sung ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp.
Người điều hành thực hiện các thao tác bổ sung thiết bị trên theo “parts retrieval kanban”
Khi lấy ra các bộ phận ở hộp nào,người điều khiển máy tiến hành đính kèm “parts retrieval kanban” lên hộp đó.
2.2.4.Quá trình bổ sung vật tư sản xuất:
Những bộ phận cần được phục hồi sẽ tự động lấp đầy vào quy trình sản xuất một cách hiệu quả. Một tấm thẻ gọi là “thẻ thông báo” hay “thẻ báo hiệu sản xuất” sẽ được sử dụng như là một bảng chỉ dẫn sản xuất. Và ngay lập tức các linh kiện sẽ được đưa vào quy trình sản xuất một cách nhanh chóng. Các bộ phận vật tư vừa bị lấy đi sẽ được lấp đầy và sản xuất dựa trên “thẻ báo hiệu sản xuất”.
Các bộ phận khác nhau mà đã được hoàn tất sẽ được lưu trữ vào cuối mỗi quy trình và một “thẻ báo hiệu” được đính kèm trong mỗi thùng chứa.
Khi người điều hành một khâu sản xuất hoàn tất thì các bộ phận đã bị lấy đi sẽ được lấp đầy ngay và thẻ báo hiệu sẽ được chuyển đi.
Thẻ này sẽ được thu hồi và các thùng hàng rỗng được xe tải chở lại nhà cung cấp để lấy hàng. Và các bộ phận sẽ được sản xuất theo những chỉ dẫn bên trong.
Thẻ báo hiệu sản xuất được đính kèm với thùng chứa theo từng phân loại bộ phận khác nhau cho đến cuối quy trình
Những điểm chính cần lưu ý về vấn đề tồn kho:
Các bộ phận đựơc sản xuất theo một quy trình xuyên suốt tránh sự gián đoạn
Các bộ phận được sản xuất với một tốc độ tương ứng với khối lượng sản xuất cần thiết
Trong những quy trình sản xuất chỉ một khối lượng các bộ phận cần được sản xuất trong những lô hàng nhỏ.
3. Hệ thống Logistics của Toyota Việt Nam
Toyota Việt Nam có trụ sở chính tại Vĩnh Phúc. Để sản xuất ra một chiếc xe hơi hoàn thiện, nhà điều hành của Toyota Việt Nam tại Vĩnh Phúc ngoài việc nhập khẩu động cơ máy từ nước ngoài còn phải phối hợp sản xuất linh kiện với các nhà cung ứng trong nước. Hiện nay Toyota Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới, dây chuyền sản xuất với 9 nhà cung ứng chính:
Công ty TNHH TOYOTA BOSOKU HÀ NỘI Bộ ghế, nắp khoang phụ tùng trong xe, tấm ốp cửa, giá đỡ bánh xe dự phòng, thanh ngăn cách.
SHWS / Công ty Hệ thống dây Sumi - Hanel Bộ dây điện.
EMTC / Công ty Cổ Phần Dụng cụ Cơ Khí Xuất KhẩuBộ dụng cụ, tay quay kích.
YHV /Công ty TNHH Yazaki Hai Phong Việt Nam Bộ dây điện Bộ dây điện
TD-Tech / Công ty Phát Triển Kỹ Thuật Tân ÐứcÐài
HVL / Công ty TNHH Công Nghiệp HaradaAngten
GSV / Công ty TNHH Ắc quy GS Viet Nam Ắc quy
TMV / Công ty Ô tô Toyota Việt NamỐng xả, tấm sườn xe phải/trái, tấm trần xe phải/trái, tấm khoang bánh xe trong/ngoài, phải/trái, sàn xe, ống nhiên liệu và ống phanh, thanh đỡ bảng điều khiển
DMVN / Công ty TNHH Denso VN. Bàn đạp
Chuỗi cung ứng của TMV
Thông qua việc sản xuất nội địa hóa chuỗi cung ứng của TMV đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển, nhân công, các linh kiện nhập khẩu khác đồng thời tiết kiềm được thời gian nhờ vào việc sản xuất tập trung theo khu vực.
Nguồn nhân công và nguyên vật liệu có sẵn, giá rẻ đã giảm mức giá thành của một chiếc xe đến thấp nhất tạo nên giá thành cạnh tranh tại Việt Nam, với chất lượng vẫn khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam.doc