Chương trình giảng dạy lớp 9 bộ môn: Ngôn ngữ và văn học

Hình thức đánh giá Bài tập đánh giá

1. Học sinh có thể chọn 1 trong các hình thức để thể hiện kết quả học tập của mình thông qua phần văn bản nhật dụng.

a. Vẽ tranh thể hiện nguy cơ và việc cần làm để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

b. Viết tự luận

c. Foto voice

d. Hình thức khác tùy năng khiếu học sinh. ( Mỹ thuật)

e. Đánh giá dựa trên kiến thức nền, sự hiểu biết, cách thể hiện tư duy qua bố cục bài làm, tư duy biểu tượng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình giảng dạy lớp 9 bộ môn: Ngôn ngữ và văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY LỚP 9 BỘ MÔN: Ngôn ngữ và văn học Mục tiêu giảng dạy chung: Học sinh cần đạt: Phát triển hoàn chỉnh các kỹ năng: Đọc, viết, phát biểu được ý kiến trên quan điểm cá nhân, quan điểm chung. Kĩ năng học tập Cung cấp cho học sinh thực hành 6 kĩ năng học tập như Responsibility, Organization, Independent Work, Collaboration, Initiative, Self-regulation theo chương trình giảng dạy của Ontario. Kĩ năng cụ thể của chủ đề: . Về Văn bản nhật dụng, phát triển kiến thức của văn bản nhật dụng đã học ở các lớp dưới, thực hành được, nắm bắt được bố cục một bài văn hoàn chỉnh, có yếu tố nghị luận ( bàn bạc, chứng minh và có số liệu minh họa, khẳng định quan điểm thông qua bài nghị luận) . Về văn học Trung đại: Nắm được bối cảnh lịch sử của thời điểm tác phẩm ra đời, chân dung tác giả qua tác phẩm, nét độc đáo trong xây dựng nhân vật, quan điểm của tác giả về nhân vật. Kỹ năng viết: Rèn kỹ năng thông qua các bài tập cá nhân để học sinh rèn luyện viết được đoạn văn ( có liên kết, có câu chủ đề, sử dụng thành thạo các qui tắc chính tả trong đoạn văn. Luyện tập cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Nội dung giảng dạy: Theo bảng dưới Chương trình học Tên chủ đề Văn bản nhật dụng Văn học Trung đại Mục tiêu giảng dạy 3 văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố về sự sống còn của trẻ em, Phong cách Hồ Chí Minh được gộp chung trong 3 tuần tháng 8 để giảng dạy, tìm hiểu và đánh giá, thực hành về Văn bản nhật dụng. Chuyện người con gái Nam xương Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh Hoàng lê Nhất thống chí Truyện Kiều Lục Vân Tiên Câu hỏi trọng tâm Các vấn đề được tác giả nhắc đến trong 3 văn bản nhật dụng là gì? Tính thời sự của vấn đề Chứng minh tính thuyết phục của 3 văn bản nhật dung trên. Vì sao HCM lại có vốn kiến thức sâu rộng như vậy? Cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách HCM. Các lập luận chứng minh chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên trái đất và đi ngược với lý trí loài người. Sự tốn kém vô lý khi các nước chạy đua vũ tra hạt nhân. Theo em, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân bắt đầu bằng hành động nào, em có thể làm được gì trong việc ngăn chặn nguy cơ ấy. Qua bản tuyên bố về quyền trẻ em, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề này. Thơ trung đại: ( Truyện Kiều) Nghệ thuật ước lệ trong việc miêu tả vẻ đẹp và tính cách chị em Thúy Kiều, trong việc miêu tả thiên nhiên. Sự đối lập giữa Thiện – Ác, niềm tin của tác giả và cái Thiện Văn trung đại: Đức tính truyền thống và số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Chân dung và thái độ của tác giả đối với chế độ phong kiến, đối với nhân vật Quang Trung Nội dung giảng dạy Cuộc sống bình thường của Bác Hồ được miêu tả ntn để tạo nên phong cách Hồ Chí Minh. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được báo động ntn? Các vấn đề khi chiến tranh hạt nhân xảy ra. Chúng ta nên làm gì để chiến tranh hạt nhân không xảy ra. Các quyền cơ bản của trẻ em Công ước quốc tế về quyền trẻ em Các vấn đề trẻ em đang phải đối diện trên toàn cầu. Liên hệ giữa bài chiến tranh hạt nhân và bài quyền trẻ em để thây mức độ tiêu tốn và thiệt hại do chiến tranh ảnh hưởng đến trẻ em. Giải pháp của mỗi học sinh khi nắm được các vân đề mang tính thời sự trên. Phương pháp: Học sinh ĐỌC để hiểu chính xác nội dung văn bản và các vấn đề được nêu. Thảo luận nhóm về các nội dung trong từng văn bản Thuyết trình- phản biện tại chỗ nội dung thảo luận. Đánh giá – tổng kết nội dung bài học. Làm bài thu hoạch và nộp sản phẩm dưới nhiều hình thức: + Sách truyện + Vẽ tranh + Viết truyện + Làm bài viết tại lớp. ( theo PPCT). Đọc và hiểu về Truyền kì mạn lục và tác giả Nguyễn Dữ. Nắm được phong cách, các nội dung chính trong thơ Nguyễn Du. Nội dung Truyện Kiều, các bút pháp nghệ thuật trong miêu tả thiên nhiên, miêu tả chân dung nhân vật, tình cảm tác giả đối với xã hội, đối với người phụ nữ tài năng trong xã hội phong kiến. Cuộc đời và sự nghiệp tác giả Nguyễn Đình Chiểu, nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên, quan điểm của tác giả đối với Thiện- Ác ở đời. Phương pháp: Làm việc Nhóm tìm kiếm thông tin, trình bày và thuyết trình (Poster, PPT,Engrade, Thi vui về các thông tin lịch sử, nhân vật trong các tác phâm trung đại trên. Game Ôn tập Kiểm tra trên giấy 1 tiết ( Theo PPCT) Học bên ngoài nhà trường dự kiến đưa học sinh đến tham quan và học 1 tiết văn tại nhà tưởng niêm cụ Phan Châu Trinh. Hình thức đánh giá Bài tập đánh giá Học sinh có thể chọn 1 trong các hình thức để thể hiện kết quả học tập của mình thông qua phần văn bản nhật dụng. Vẽ tranh thể hiện nguy cơ và việc cần làm để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Viết tự luận Foto voice Hình thức khác tùy năng khiếu học sinh. ( Mỹ thuật) Đánh giá dựa trên kiến thức nền, sự hiểu biết, cách thể hiện tư duy qua bố cục bài làm, tư duy biểu tượng. So sánh được văn phong, quan điếm sáng tác của các tác giả cùng thể loại Thực hiện 01 bài viết 90p theo phân phối chương trình về tác phẩm văn học. Rút kinh nghiệm Các bài tập thể hiện sự hiểu biết thông qua tư duy biểu tượng được học sinh làm tốt, đầu tư kĩ, sáng tạo và tôn trọng. Nguồn tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Giáo án giảng Các bài báo, tranh ảnh về các nội dung trên. Sách giáo khoa Giáo án giảng Tranh ảnh, các bài nghiên cứu chuyên sâu về văn học trung đại. Tên chủ đề Văn bản nhật dụng Thơ Mục tiêu giảng dạy Tiếng nói của văn nghệ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Bàn về đọc sách Con cò Viếng lăng Bác Sang thu Nói với con Câu hỏi trọng tâm Giá trị của đọc sách Đọc sai là như thế nào? Tại sao? Như thế nào là đọc đúng? Khả năng kì diệu của Văn nghệ. Điểm mạnh và yếu của con người Việt nam ở giai đoạn chuyển giao thế kỷ và trước những biến chuyển của thế giới thế kỷ 21. Chúng ta sẽ làm gì trong thế kỷ mới. Hình tượng con cò trong ca dao qua hát ru nhằm ca ngợi tình mẹ và giá trị lời ru. Tình cảm nhà thơ với Bác qua đó thấy được tình cảm người Miền nam với Bác Hồ. Cảm nhận tinh tế của tác giả về thời khắc chuyên mùa. Hai câu cuối thể hiện triết lý gì? Tình cảm gia đình âm cúng, truyền thống của quê hương dân tộc mình. Nội dung giảng dạy Đọc sách đúng và thói quen đọc của chúng ta ( theo quan điểm của Chu Quang Tiềm). Vai trò của văn nghệ trong việ phát triển nhân cách, những sai lệch của truyền thông ngày nay. Thói quen tốt và xấu ảnh hưởng đến việc trở thành công dân toàn cầu thế kỷ 21 của người Việt nam. Phương pháp: Thảo luận nhóm về các nội dung trong từng văn bản Thuyết trình- phản biện tại chỗ nội dung thảo luận. Đánh giá – tổng kết nội dung bài học. Làm bài thu hoạch. Giáo viên giảng mỗi bài 1 tiết về nội dung giảng dạy bên tronn cho học sinh hiểu tường tận và nhận ra vai trò của mình trong ý nghĩa mỗi bài học đó. Phân tích hình tượng con cò và ý nghĩa lời ru trong sự phát triên tâm hồn con người thông qua nội dung bài thơ. Phân tích các khổ thơ để cảm nhận được tình cảm của tác giả và người miền nam với bác Hồ. Phân tích để thấy được lời nhắn gửi, niềm tự hào của người cha đối với con, đối với dân tộc mình. Trách nhiệm và nhân cách của người con thông qua bài học và niệm tự hào về dân tộc. Hình thức đánh giá Bài tập đánh giá Học sinh có thể chọn 1 trong các hình thức để thể hiện kết quả học tập của mình thông qua phần văn bản nhật dụng. Viết tự luận Foto voice Hình thức khác tùy năng khiếu học sinh. Đánh giá dựa trên kiến thức nền, sự hiểu biết, cách thể hiện tư duy qua bố cục bài làm, tư duy biểu tượng. Thực hiện 01 bài viết 90p theo phân phối chương trình về tác phẩm văn học. Viết 1 bài cảm nhận về vai trò và niềm tự hào về quê hương, dân tộc Việt nam. Học thuộc 1 bài thơ tự chọn và phân được đặc sắc nghệ thuật, ngôn ngữ và triết lý của tác giả nhắn gửi. Rút kinh nghiệm Các bài tập thể hiện sự hiểu biết thông qua tư duy biểu tượng được học sinh làm tốt, đầu tư kĩ, sáng tạo và tôn trọng. Học sinh thích được nghe giảng, được bình luận, thảo luận về các vấn đề gợi ra từ tác phẩm và liên hệ cuộc sống thực tế. Nguồn tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Giáo án giảng Các bài báo, tranh ảnh về các nội dung trên. Sách giáo khoa Giáo án giảng Tranh ảnh, các bài nghiên cứu chuyên sâu về văn học trung đại. Làm văn Nghị Luân Tiếng Việt Mục tiêu giảng dạy Lý thuyêt + thực hành về Nghi luận xã hội Câu hỏi trọng tâm 4 kiểu bài nghị luận xã hội Nội dung giảng dạy Phân biệt, nhận định được kiểu bài và có cách triển khai chính xác cho từng kiểu bài. Hình thức đánh giá 2 bài 1 tiết 1 bài lý thuyết về văn nghị luận Rút kinh nghiệm Nguồn tài liệu tham khảo Hết chương trình Những quy định trong lớp học 1. Quy định chung: Học sinh vắng tiết nhất thiết phải có phụ huynh xin phép hoặc xác nhận của GVCN hoặc giấy xác nhận của phòng y tế. Vi phạm điều này học sinh coi như bỏ giờ. Học sinh vào trễ tiết quá 10p mà không có lí do chính đáng sẽ không được ngồi trong suốt tiết học, tái phạm lần thứ hai sẽ làm việc với Hiệu trưởng. Học sinh chỉ được ra ngoài đi vệ sinh (5p). Học sinh ra ngoài đi vệ sinh quá 5p sẽ phải viết tường trình với giáo viên. Học sinh vắng tiết phải ghi chép bài đầy đủ, giáo viên sẽ kiểm tra khi học sinh đi học lại. Học sinh không hoàn thành sẽ phải chép phạt ít nhất 10 lần. Điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác tuyệt đối không được sử dụng trong lớp học nếu không được sự cho phép của giáo viên. Nếu bị phát hiện, giáo viên sẽ tịch thu 3 ngày ở lần đầu tiên, 1 tuần ở lần thứ 2 và làm việc với phụ huynh ở lần thứ 3. Tuân thủ yêu cầu và nội quy lớp học, nếu có những hành vi không tốt trong lớp, các em sẽ được cảnh báo ở lần đầu tiên, viết tường trình ở lần thứ hai tái phạm và làm việc với Hiệu trưởng nếu tiếp diễn lần thứ ba. 2. Bài tập về nhà: Bài tập về nhà sẽ được giao cụ thể với từng tiết học với từng yêu cầu cụ thể. Bài tập về nhà gần nhất phải được hoàn thành vào buổi đầu tiên có mặt, nếu học sinh vắng mặt tiết đó, phải hoàn thành đẩy đủ các bài tập của tiết trước và tiết vắng mặt. Nếu học sinh cố ý không hoàn thành bài tập về nhà sẽ nhận điểm 0 cho mỗi lần. Không sao chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp, nếu bị phát hiện sẽ bị nhận điểm 0. 3. Ôn tập trước khi kiểm tra: Các bài kiểm tra viết 15’, giáo viên có quyền không nhắc trước để tăng tính chủ động học tập liên tục của học sinh. Các bài kiểm tra viết 45’, giáo viên sẽ nhắc trước cho học sinh ít nhất 1 tuần. Bài kiểm tra học kì, giáo viên sẽ nhắc trước cho học sinh ít nhất 3 tuần. 4. Bài tập dự án: Đúng hạn nộp bài Phân công cụ thể trong nhóm Các thành viên có tham gia và thực hiện đúng phần việc của mình. Trang trí có tính khoa học và thẫm mỹ Thầy: Nguyễn Nguyên Vũ Uy, Giáo viên Ngữ Văn – GDCD Tổ trưởng tổ Văn - GDCD. Phòng C403 - BCIS Email: Uy.nguyen@teacher.bcis.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 9 Chuong trinh dia phuong phan Van_12421680.doc