MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1: Một số lý luận cơ bản về chương trình Marketing trực tiếp trong
hoạt động kinh doanh khách sạn
1.1.Các khái niệm cơ bản trong kinh doanh khách sạn 02
1.1.1.Khái niệm khách sạn 02
1.1.2.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 02
1.1.2.1.Đặc điểm về sản phẩm của khách sạn 02
1.1.2.2.Đặc điểm trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng
sản phẩm của khách sạn 03
1.1.2.3.Đặc điểm về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn 04
1.1.2.4.Đặc điểm của việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh 04
1.1.2.5.Đặc điểm của đối tượng phục vụ 05
1.2.Khái niệm, chức năng của Marketing trong hoạt động kinh doanh du lịch 06
1.2.1.Khái niệm 06
1.2.2.Chức năng 06
1.2.3 Đặc thù của Marketing du lịch 07
1.3.Marketing trực tiếp trong hoạt động kinh doanh khách sạn 10
1.3.1.Khái niệm 10
1.3.2.Ưu điểm 10
1.4.Khách hàng tổ chức-Đặc điểm của khách sạn tổ chức trong hoạt động
kinh doanh khách sạn 11
1.4.1.Khái niệm 11
1.4.2.Đặc điểm của khách hàng tổ chức trong hoạt động
kinh doanh khách sạn 12
1.4.3.Tiến trình mua của khách hàng tổ chức 13
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của một tổ chức 14
Phần 2: Tổng quan về khách sạn Công Đoàn- Hội An
2.1.Quá trình hình thành và phát triển 17
2.2.Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Công Đoàn 18
2.3Bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Công Đoàn 18
2.3.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 18
2.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 20
2.4.Nguồn lực của khách sạn Công Đoàn 21
2.4.1.Vị trí 21
2.4.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật 21
2.4.3.Đội ngũ lao động 22
2.4.4.Các quan hệ kinh doanh 23
2.5.Tình hình kinh doanh của khách sạn Công Đoàn 24
2.5.1.Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2002-2004) 24
2.5.2.Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ 25
2.5.3.Tình hình doanh thu theo đối tượng khách 27
2.6.Tình hình biến động nguồn khách tại khách sạn Công Đoàn 28
2.6.1.Tình hình khai thác khách tại khách sạn Công Đoàn 28
2.6.2.Tình hình biến động nguồn khách 30
2.7.Thực trạng của hoạt động Marketing tai khách sạn Công Đoàn 31
2.7.1.Vấn đề nghiên cứu thị trường 31
2.7.2.Các chính sách Marketing được sử dụng trong thời gian qua 32
2.7.3.Vai trò của khách hàng tổ chức tại khách sạn Công Đoàn - Hội An 34
2.8.Nhận xét chung 35
Phần 3: Xây dựng chương trình Marketing trực tiếp cho các khách sạn
tổ chức tại khách sạn Công Đoàn- Hội An
3.1.Phân tích môi trường 37
3.1.1.Môi trường vĩ mô 37
3.1.2.Môi trường vi mô 39
3.2.Những quyết định chủ yếu trong chương trình Marketing trực tiếp
cho các khách hàng tổ chức tại khách sạn Công Đoàn 41
3.2.1.Mục tiêu Marketing 42
3.2.2.Khách hàng mục tiêu 43
3.2.3.Chiến lược chào hàng 45
3.2.4.Đo lường sự thành công của chiến dịch 49
3.3.Triển khai các công cụ sử dụng trong chương trình Marketing trực tiếp
tại khách sạn Công Đoàn- Hội An 52
3.3.1.Marketing bằng catalogue 52
3.3.2.Marketing bằng thư trực tiếp 55
3.3.3.Các công cụ khác 57
3.3.3.1.Marketing qua điện thoại 57
3.3.3.2.Marketing đáp ứng trực tiếp trên báo và tạp chí 57
3.4.Các biện pháp hỗ trợ 58
3.4.1.Hoàn chỉnh công tác tổ chức hoạt động Marketing tại khách sạn 58
3.4.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại khách sạn 59
Kết luận 61
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình marketing trực tiếp trong hoạt động kinh doanh khách sạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu
2002
2003
2004
TĐPT(%)
ST
TT(%)
ST
TT(%)
ST
TT(%)
03/02
04/02
Tổng doanh thu
1.538.422
100
1.260.538
100
1.239.040
100
81,9
98,3
Khách QT
1.026.668
66,7
548.334
43,5
500.243
40,3
53,4
91,1
Khách NĐ
511.754
33,3
712.204
56,5
738.797
59,6
139,1
103,7
Nguồn: Phòng Kế toán
Nhận xét:
Qua 3 năm doanh thu theo đối tượng khách tại khách sạn có sự biến động khá rõ rệt. Đối với khách quốc tế năm 2002 doanh thu đạt được là 1.026.668 nghìn đồng chiếm 66.7% trong tổng doanh thu, đến năm 2003 doanh thu này là 548.334 nghìn đồng giảm 46.6% so với năm 2002 và chiếm 43.5% trong tổng doanh thu chung của khách sạn. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm trong năm 2004 khi chỉ đạt 500.243 nghìn đồng giảm 8.9% so với năm 2003. Nguyên nhân của kết quả này là do trong 2 năm 2003-2004 tổng lượng khách quốc tế đến khách sạn giảm đáng kể do dịch Sars và tình hình bất ổn của thế giới đã làm cho doanh thu của loại khách này không những không cao so với năm 2002 mà còn giảm khá nhiều.
Với khách nội địa doanh thu đạt được năm 2002 là 511.754 nghìn đồng, đến năm 2003 là 712.204 nghìn đồng tăng 39.1% so với năm 2002 tương ứng với 200.450 nghìn đồng. Và năm 2004 doanh thu của khách nội địa tiếp tục tăng 3.7% so với năm 2003, đạt 738.797 nghìn đồng. Sở dĩ doanh thu của khách nội địa tăng là do khách sạn đã đón được một lượng lớn khách du lịch trong nước ở năm 2003 và năm 2004. Lượng khách này có được là nhờ thị xã Hội An đã có nhiều chương trình nhằm quảng bá hoạt động du lịch và sự khai thác nguồn khách nội địa của các công ty lữ hành khi số khách quốc tế giảm xuống do dịch Sars.
Tóm lại, qua bảng cơ cấu doanh thu theo số lượng khách có thể nhận xét rằng khách sạn đang không có nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn khách quốc tế ở thị xã trước sự cạnh tranh từ các khách sạn tư nhân. Sự thiếu đa dạng trong các dịch vụ bổ sung cũng như thiếu các chính sách marketing đã làm cho khách sạn không thể nâng cao tổng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.6. Tình hình biến động nguồn khách tại khách sạn Công Đoàn- Hội An
2.6.1.Tình hình khai thác khách tại khách sạn Công Đoàn:
Bảng 5: Tình hình đón khách của khách sạn Công Đoàn so với thị xã Hội An
Đvt: lượt khách
NămChỉ tiêu
Khách đến Hội An
Khách đến khách sạn Công Đoàn
2002
2003
2004
2002
2003
2004
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
Tổng lượt khách
442.565
100
463.196
100
590.912
100
7.768
1.76
9.795
2.11
10.923
1.85
Khách QT
212.000
47.9
185.296
40
236.000
40
4.689
2.21
3.022
1.63
2.237
0.94
Khách NĐ
230.565
52.1
277.900
60
354..912
60
3.079
1.34
6.773
2.43
8.686
2.47
Nguồn: Phòng du lịch
Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy rằng lượt khách du lịch đến Hội An đều tăng qua 3 năm (2002-2004). Cụ thể:
Năm 2003, khách du lịch đạt 463.196 lượt khách, tăng 4,6% tương đương với 20.631 lượt khách so với năm 2002. Đến năm 2004, tổng lượt khách đạt 590.912 lượt, tăng đến 27,57 % so với năm 2003. Chính nhờ đó, lượt khách du lịch đến lưu trú tại khách sạn Công Đoàn trong 3 năm này cũng tăng từ 7.768 đến 9.795 và đạt 10.923 lượt trong năm 2004. Điều đó cung thể hiện phần nào nổ lực của khách sạn trong việc thu hút khách du lịch về khách sạn khi Hội An vẫn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn. Nhìn vào tỷ trọng khách của khách sạn so với khách đến du lịch tại thị xã thì có sự biến động và ở mức thấp. Nguyên nhân của kết quả này một phần là do số lượng khách sạn hiện có ở Hội An rất đông cũng như sự giới hạn về nguồn lực và quy mô của khách sạn.
Tuy nhiên nếu nhìn vào cụ thể theo hai đối tượng khách : quốc tế và nội địa thì có sự khác biệt. Trong khi khách nội địa đến Hội An qua 3 năm đều tăng thì khách quốc tế lại có sự biến động. Chính điều này cũng dẫn đến sự tụt giảm của lựợng khách này tại khách sạn Công Đoàn. Cụ thể là:
- Trong 3 năm kể trên (2002-2004), khi tình hình thế giới diễn biến phức tạp cũng như nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm trong khu vực đã làm cho số khách du lịch quốc tế đến Hội An là 185.296 người ở năm 2003, tức giảm 2,8 % so với năm 2002. Để vực dậy ngành du lịch của thị xã trong cơn khủng hoảng, sở du lịch tỉnh và phòng du lịch thị xã đã có nhiều hoạt động nhằm khôi phục và quảng bá hình ảnh Hội An ra thị trường du lịch quốc tế. Điển hình như là lễ hội “Hành trình di sản - 2003’’ và tháng du lịch “Cảm xúc mùa hè “. Nhờ đó, năm 2004, lượng khách du lịch đã tăng trở lại với tốc độ tăng 27,3% so với năm 2003. Đối nghịch với sự thành công của Hội An thì tại khách sạn Công Đoàn lượt khách quốc tế lại giảm khá nhiều trong 3 năm. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng của số khách quốc tế thu hút được của khách sạn so với số khách đến thị xã liên tục giảm và chỉ còn 0,94% ở năm 2004. Tuy nhiên việc nhận xét theo cơ sở này nhiều khi không chính xác nhưng trong trường hợp này khi tỷ trọng giảm tỷ lệ thuận với số khách đón được thì có thể nhận thấy được sự yếu kém trong cạnh tranh của khách sạn khi mà cơ hội mà Sở du lịch tỉnh và phòng du lịch thị xã mang lại là rất lớn.
- Về khách nội địa: qua 3 năm, số khách du lịch đến Hội An cũng như số khách mà khách sạn Công Đoàn đón được đều tăng.Với Hội An, khách nội địa luôn chiếm hơn 50% tổng số khách trong 3 năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho du lịch thị xã , nó còn cho thấy Hội An không chỉ có sức hút đối với khách du lịch quốc tế.
Với khách sạn Công Đoàn, môi trường vĩ mô diễn biến không thuận lợi đã làm cho việc thu hút khách quốc tế của khách sạn gặp không ít khó khăn. Hơn thế nữa khi các nhà tổ chức du lịch nói chung đã chuyển hướng khai thác nguồn khách trong nước để bù đắp vào sự thiếu hụt của lượng khách quốc tế thì nguồn khách nội địa của khách sạn đã gia tăng đáng kể. Điều đó cũng đã cho thấy được những nổ lực của khách sạn trong việc chuyển đổi nguồn khách hàng mục tiêu nhằm bù đắp vào lượng khách quốc tế đã mất.
2.6.2.Tình hình biến động nguồn khách
Bảng 6: Tình hình biến động nguồn khách tại khách sạn Công Đoàn trong 3 năm (2002-2004) :
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
TĐPT(%)
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)
03/02
04/03
1.Tổng lượt khách
L.khách
7.768
100
9.795
100
10.923
100
126.09
111,5
- Khách QT
-
4.689
60,3
3.022
30,9
2.237
20,4
64,45
74,2
- Khách NĐ
-
3.079
39,7
6.773
69,1
8.686
79,6
219,97
128,2
2.Số ngày khách
N. khách
14.926
100
13.816
100
13.383
100
92,56
96,86
- Khách QT
-
11.100
74,3
5.839
42,2
3.970
29,6
52,6
68
- Khách NĐ
-
3.826
25,7
7.977
57,8
9.413
70,4
208,5
118
3. Thời gian l. trú
N. khách
1,9
-
1,4
-
1,22
-
73,68
87,14
- Khách QT
-
2,3
-
1,9
-
1,77
-
82,6
93,15
-Khách NĐ
-
1,2
-
1,17
-
1,08
-
97,5
92,3
Nguồn: Phòng Kế Toán
Nhận xét:
Qua 3 năm 2002 -2004, tổng lượt khách đến khách sạn Công Đoàn đều tăng. Năm 2003 tổng lượt khách là 9.795 lượt tăng 26.09% tương ứng với 2.027 lượt và năm 2004 là 10.923 lượt, tăng 11,5% so với năm 2003. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cụ thể đối với 2 loại khách : khách quốc tế và khách nội địa thì có sự đối nghịch khá rõ rệt. Nếu như ở năm 2002, lượt khách quốc tế là 4.689 lượt chiếm đến 60,3% thì ở năm 2003 chỉ còn 3.022 lượt tương ứng với 30,9%. Chỉ tiêu này ở năm 2004 là 2.237 lượt, giảm 25,98 % so với năm 2003. Dịch Sars, chiến tranh Irăc và những bất ổn của tình hình thế giới trong năm 2003 đã làm cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng giảm rõ rệt. Đây là giai đoạn tương đối khó khăn của du lịch Việt Nam. Để đối phó với tình hình trên hầu hết các nhà kinh doanh du lịch đều đồng loạt giảm giá tour, giá phòng, họ chuyển hướng sang khai thác nguồn khách trong nước . Khách sạn Công Đoàn cũng theo xu hướng đó. Trong thời kì này,cùng với việc giảm giá phòng , ban lãnh đạo cũng đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức du lịch trong nước cùng với các cơ quan đoàn thể nhà nước. Với những biện pháp đó, lượng khách nội địa trong năm này la 6.773 lượt, tăng so với năm 2002 là 119,97 % tương ứng với 3.694 lượt khách . Và ở năm 2004, khi tổng lượt khách đến khách sạn chỉ tăng 11,5% tương ứng 1.128 lượt thì chỉ tiêu này đối với khách nội địa là 28,24% và 1.913 lượt. Tóm lại qua 3 năm số khách chung đến khách sạn Công Đoàn có tăng tuy nhiên sự biến động trái ngược nhau của hai chỉ tiêu này đối với khách quốc tế và khách nội địa đã cho thấy được sự kém thu hút của khách sạn đối với khách du lịch quốc tế trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ phía các khách sạn tư nhân trong địa bàn thị xã Hội An.
Trái ngược với chỉ tiêu tổng lượt khách, chỉ tiêu số ngày khách lưu trú tại khách sạn giảm nhẹ qua 3 năm. Cụ thể là năm 2003 tổng số ngày khách đạt được là 13.816 N.khách, giảm 7.5% tương ứng với 1.110 N.khách và năm 2004 là 13.383 N.khách giảm 3.2% so với năm 2003. Chỉ tiêu này đối với khách quốc tế và khách nội địa cũng không cao. Với khách quốc tế khi lượt khách giảm ở năm 2003 thì số ngày khách cũng giảm 5.261 ngày khách tương ứng với 47.4% , tuy nhiên thời gian lưu trú bình quân của loại khách này khá cao(gần 2 ngày khách). Điều này là nhờ vào điểm du lịch Hội An có sức thu hút không nhỏ đối với họ. Với khách nội địa mặc dù số ngày khách năm sau so với năm trước đều tăng tuy nhiên chủ yếu là do tổng lượng khách nội địa tăng qua các năm điều này thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa trong 3 năm lần lượt là 1.2-1.17-1.08 ngày khách. Qua đó có thể nhận thấy rằng khách sạn không có nhiều các dịch vụ để có thể giữ chân khách du lịch nội địa. Trong thời gian tới khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt và tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khách sạn Công Đoàn cần phải phát triển chính mình về chất lượng cũng như sự đa dạng của các dịch vụ cung ứng, cơ sở vật chất kỹ thuật đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các công ty lữ hành nhận gởi khách cùng các tổ chức công đoàn nhà nước nhằm thu hút một lượng lớn khách du lịch đến khách sạn mình.
2.7. Thực trạng của các hoạt động Marketing tại khách sạn Công Đoàn - Hội An
2.7.1. Vấn đề nghiên cứu thị trường:
Vì không có một phòng thị trường riêng biệt, công tác này được đảm nhận bởi cùng hai phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính là chủ yếu trong đó cũng có sự phối hợp với bộ phận lễ tân trong khách sạn. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu thị trường cũng đem lại những lợi ích không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Điều này được thể hiện:
- Trong hai năm 2003 và 2004, khi lượng khách quốc tế giảm mạnh do tình hình bất ổn của thế giới, dịch Sars, dịch cúm gia cầm, lượng khách nội địa đến khách sạn vẫn gia tăng. Sự gia này , ngoài nguyên nhân là sự tác động mạnh từ các hãng lữ hành nội địa nhằm bổ sung cho nguồn khách quốc tế thì cũng không thể phủ nhận thành công của cán bộ trong công ty trong việc nhanh chóng nắm được tình hình và tìm ra được nguồn khách thích hợp với khách sạn .
- Về khách nội địa: trong thời gian vừa, khách sạn đã đón được một lượng lớn khách hàng là các cơ quan đoàn thể nhà nước . Điều này cũng nhờ vào mối quan hệ giữa các “doanh nghiệp nhà nước” với nhau. Khách sạn cũng đã tìm được nguồn khách nội địa từ các công ty lữ hành, các đại lý du lịch và các nhà tổ chức du lịch trong nước nhờ vào những sản phẩm và những cách tiếp cận thích hợp.
- Về khách quốc tế: lượng khách quốc tế đến khách sạn xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này cũng nhờ vào sức thu hút, tính hấp dẫn của Hội An và các vùng lân cận đối với khách quốc tế. Công tác nghiên cứu thị trường được thể hiện thông qua việc tìm hiểu và đặt mối quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế có nguồn khách phù hợp vơi khách sạn. Ngoài ra, khách sạn cũng đã tìm hiểu thị trường khách từ các nước trong khu vực, các quốc gia Châu Âu ...nhằm bổ sung nguồn khách cho khách sạn .
2.7.2. Các chính sách Marketing được sử dụng trong thời gian qua
Trong thời gian vừa qua, mặc dù không thể hiện rõ nét trong một bộ phận riêng biệt trong cơ cấu tổ chức hoạt động của khách sạn tuy nhiên các chính sách Marketing đã được các cán bộ lãnh đạo trong khách sạn chủ động áp dụng ở nhiều mặt khác nhau nhằm đảm bảo được chất lượng các sản phẩm được cung ứng cũng như sự hoạt động hiệu quả trong môi trường cạnh tranh quyết liệt ở ngành kinh doanh lưu trú. Có thể xem xét cụ thể các chính sách Marketing của khách sạn đã được sử dụng trong thời gian qua:
*Chính sách sản phẩm của khách sạn : ngoài sản phẩm lưu trú là cơ bản, khách sạn cũng đã nhanh chóng bổ sung các dịch vụ bổ sung như dịch vụ Internet, dịch vụ cho thuê xe đạp...phù hợp với cấp hạng 2 sao, đảm bảo cho việc tiêu dùng sản phẩm tốt nhất cho khách du lịch trong quá trình lưu trú tại khách sạn. Với sản phẩm ăn uống, khách sạn cũng đã đảm bảo được nhu cầu này cho khách với nhà hàng 100 chỗ ngồi. Tuy nhiên khách sạn chưa có nhiều biện pháp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng. Số lượng các buổi tiệc, các buổi họp mặt cũng như việc thu hút khách vãng lai, địa phương là rất kém, có thể nói là hầu như không.
* Chính sách giá cả: mức giá phòng mà khách sạn công bố trong năm 2005 là:
Loại phòng
Danh mục phòng
Single
(USD)
Double
(USD)
Triple
(USD)
Superios Rooms
Standard Rooms
Extra bed
30
20
5
35
25
5
40
30
5
Tuy nhiên, mức giá trên có thể được sử dụng linh hoạt vào từng thời điểm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Đối với khách đoàn hoặc khách do công ty lữ hành gởi đến, mức giá sẽ được tính theo số lượng khách và tỷ lệ hoa hồng , chiết khấu đã được xác định trước giữa khách sạn và các tổ chức gởi khách.
Đối với khách lẻ hoặc khách tự đăng ký, mức giá công bố trên cho phép du khách có được sự so sánh cụ thể giữa các khách sạn với nhau. Thực tế, mức giá trên đã được các nhà lãnh đạo nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng trong mối quan hệ cạnh tranh với rất nhiều các khách sạn khác trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên sự linh hoạt trong việc xác định mức giá cuối cùng còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như thời điểm đặt phòng, công suất sử dụng buồng phòng và mục tiêu của nhà lãnh đạo nhằm đảm bảo được hiệu quả cao trong kinh doanh.
* Chính sách phân phối:cũng như hầu hết các khách sạn khác, sự kết hợp giữa khách sạn Công Đoàn và các công ty lữ hành đã đảm bảo việc phân phối sản phẩm của khách sạn đến khách hàng. Không như sản phẩm vật chất, khách hàng muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm khách sạn nói riêng phải đến tận nơi sản xuất hay một trong những đặc thù của sản phẩm du lịch là tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng. Khách sạn Công Đoàn với năng lực kinh doanh hiện tại không thể bằng các khách sạn lớn hay các khu nghỉ mát do đó khâu phân phối sản phẩm của khách sạn cũng chỉ dừng lại ở việc lựa chọn một số hãng lữ hành, các đại lý du lịch có nhu cầu sản phẩm phù hợp với khách sạn và có mối quan hệ lâu năm, nguồn khách ổn định cũng như đảm bảo được các hợp đồng đã ký kết về số lượng, chất lượng.
* Chính sách cổ động: về phương diện này, trong những năm vừa qua, khách sạn cũng đã tạo, thay mới được các tập gấp, tờ rơi đặt tại khách sạn cũng như các trung tâm thông tin du lịch ở Tỉnh và trên địa bàn thị xã. Ngoài ra với ưu thế của mình, khách sạn cũng đã tiến hành quảng cáo trên thông tin đại chúng mà chủ yếu là báo ngành. Website” hoiancongdoan.com” cũng đã được xây dựngnhằm quảng bá hình ảnh của khách sạn cũng như đảm bảo việc cập nhật thông tin cho khách hàng. Việc tiếp cận, đặt mốiquan hệ và trực tiếp ký hợp đồng với các tổ chức, công ty và các hãng lữ hành trên toàn quốc cũng thường xuyên được lãnh đạo khách sạn tiến hành
2.7.3. Vai trò của khách hàng tổ chức tại khách sạn Công Đoàn - Hội An :
Trong thời hoạt động vừa qua, một điều có thể dễ dàng nhận thấy nguồn khách lẻ hay khách tự đăng ký (walk-in) tại khách sạn là không nhiều. Có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến hệ quả này. Có thể kể đến như là sự không “ăn ý” giữa khách sạn với lực lượng ‘’Cò Tây’’ tại thị xã, một trong những “nhà môi giới” khách du lịch khá đông đảo ở Hội An. Mức hoa hồng thấp cộng với doanh nghiệp nhà nước nhiều khi là bức rào cản của đối tượng này với khách sạn.
Bỏ qua những mặt không là thế mạnh, khách sạn Công Đoàn lại có nhiều ưu thế trong việc tổ chức đón khách đoàn. Sân bãi rộng, gần khu trung tâm, 36 phòng chính thức với khả năng chứa tối đa hơn 70 khách, cùng một thời điểm, khách sạn có thể đón được 2,3 đoàn. Và với giá phòng không quá cao, khách sạn cũng thích hợp với nhiều nhà tổ chức du lịch, các công ty lữ hành trong việc kết hợp với các sản phẩm du lịch khác nhằm tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng
Hơn thế nữa, cùng với lợi thế là một khách sạn nhà nước thuộc câu lạc bộ các doanh nghiệp Công Đoàn, khách sạn cũng đã tự tìm cho mình được một lượng khá lớn các khách hàng tổ chức khác nhau như các đoàn thể của các Tỉnh, các công ty nhà nước,các công ty tư nhân...và cả các tổ chức quốc tế.
Qua sự phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, khách hàng tổ chức đóng một vai trò khá quan trọng hay chính thị trường này sẽ là thị trường mục tiêu chủ yếu của khách sạn trong tương lai.
2.8. Nhận xét chung:
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, trải qua một làn nâng cấp và cải tạo cùng với nhiều sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, có thể nói rằng, khách sạn Công Đoàn đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ mà cơ quan chỉ đạo đã giao. Tuy nhiên, qua sự phân tích như trên, bên cạnh những thuận lợi, khách sạn Công Đoàn vẫn có nhiều khó khăn và những mặt yếu kém trong quá trình hoạt động của mình. Ngoài những yếu tố khách quan như tình hình không ổn định của thế giới, các bệnh dịch lại có dấu hiệu bùng phát cũng như diễn biến bất thường của thiên tai thì trong 2, 3 năm tới, khách sạn Công Đoàn còn phải trả nợ vay lớn, việc tự chủ trong kinh doanh còn nhiều hạn chế, khả năng mở rộng quy mô rất khó khăn và nhiều khó khăn chủ quan khác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Trong tương lai với sự thay đổi và thích ứng từ cấp quản lý chắc chắn sẽ có nhiều sự thay đổi trong khách sạn. Từ đây cho đến khi đó, lãnh đạo khách sạn cần phải tự tìm cho mình những giải pháp phù hợp để tạo sự thích ứng nhanh chóng với thị trường, đảm bảo được sự cạnh tranh của khách sạn.
Phần 3:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MARKETING TRỰC TIẾP CHO CÁC KHÁCH HÀNG
TỔ CHỨC TẠI KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN - HỘI AN
3.1. Phân tích môi trường: Mọi doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của môi trường mà doanh nghiệp đó đang tồn tại và phát triển. Việc phân tích môi trường Marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện những cơ hội cũng như những đe doạ đối với hoạt động kinh doanh của mình. Nó cũng có ý nghĩa thiết thực trong việc triển khai các hoạt động Marketing của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp khai thác triệt để những thế mạnh, những cơ hội mà thị trường mang lại cũng như chủ động trong việc đưa ra các quyết định nhằm khắc phục những điểm yếu và những đe doạ của môi trường.
3.1.1. Môi trường vĩ mô:
* Môi trường dân số:
Yếu tố dân số là yếu tố đầu tiên mà các nhà quản trị cần quan tâm vì dân số tạo nên thị trường để các doanh nghiệp hoạt động.
Hiện nay, dân số của Việt Nam khoảng 80 triệu người, tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân hàng năm là 2 %, dự đoán trong 5 năm đến dân số cả nước là 85 triệu dân. Từ đó cho thấy, Việt Nam là một thị trường tương đối lớn không chỉ của riêng ngành du lịch mà cả những ngành khác. Ngoài ra sự thay đổi của cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về đặc điểm gia đình... cũng ảnh hưởng đến sức mua và hành vi mua của khách hàng
Việt Nam hiện đang trên con đường phát triển về mọi mặt, trình độ học vấn của các tầng lớp nhân dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện...đây là những yếu tố tích cực có thể là thúc đẩy nhu cầu du lịch. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà yếu tố dân số mang lại thì việc gia tăng nhanh lượng dân số có thể đi đôi với tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội.... Điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến những ấn tượng, cảm nhận của du khách về một điểm du lịch từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn tại điểm đó.
* Môi trường kinh tế:
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh lưu trú nói riêng
Sự phát triển kinh tế thế giới, kinh tế khu vực trong những năm vừa qua tương đối cao và ổn định trong hoàn cảnh có nhiều yếu tố bất lợi như thiên tai, khủng hoảng....đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ, hợp tác và đầu tư giữa các nền kinh tế trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của nhiều quốc gia nói chung và các ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch.
Tỉnh Quảng Nam và thị xã Hội An đã đạt được mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây và đang nhận được sự đầu tư nhờ những chính sách ưu đãi của Tỉnh. Nhờ đó khi cơ sở hạ tầng được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên chính điều này cũng sẽ tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong nhiều ngành kinh tế đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn. Với sự xuất hiện của khách sạn qui mô lớn, năng lực tài chính mạnh và sự liên kết chặt chẽ với các hãng lữ hành gởi khách có thể dẫn đến sự “biến mất” của các khách sạn qui mô nhỏ. Đây cũng là một qui luật tất yếu của nền kinh tế thị trường mà các nhà quản trị cần phải sớm nhận diện để có những thay đổi thích hợp.
* Môi trường tự nhiên:
Việt Nam là một đất nước nổi tiếng với nhiều bờ biển đẹp, có tài nguyên thiên nhiên phong phú , nhiều danh lam và khu nghỉ mát đẹp, thơ mộng như Vũng Tàu, Sầm Sơn,Nha Trang, Đà Lạt, Sapa...
Thị xã Hội An, với bãi biển Cửa Đại, một trong những bãi biển đẹp cùng hải đảo Cù Lao Chàm còn nguyên vẻ hoang sơ là sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước
Ngoài ra, việc đi lại giữa hai di sản văn hoá Mỹ Sơn và Hội An có thể tiến hành bằng đường thuỷ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của hai điểm. Tuy nhiên, lũ lụt thường xuyên xảy ra cũng đang đe doạ quần thể nhà cổ tại Hội An, một điều có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút khách của thị xã trong tương lai.
* Môi trường văn hoá - xã hội:
Với một nền văn hóa đa dạng, tài nguyên nhân văn phong phú đã tạo nên một sức thu hút mạnh mẽ của Hội An đối với khách du lịch đến và tìm hiểu về lịch sử , phong tục tập quán... của đất nước. Con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách, cởi mở cũng là một trong những yếu tố làm đắm say du khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam.
Mang trên mình danh hiệu Di Sản Văn Hoá Thế Giới, Hội An là sự giao thoa giữa ba nền văn hoá: Trung, Nhật, Việt được thể hiện ở kiến trúc, lối sống, con người...Cùng với Mỹ Sơn, Huế, Hội An mang đến cho du khách những khám phá bất ngờ về các nền văn hóa khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho Hội An sẽ vẫn là điểm du lịch nổi bật, có sức thu hút lớn và sự gia tăng về số lượng các khách sạn và khu nghỉ mát trong những năm tới.
* Môi trường chính trị- pháp luật
Tình hình chính trị - xã hội ổn định có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đối với một quốc gia. Việt Nam được thế giới biết đến là “ một đất nước an toàn và thân thiện”, không có chiến tranh, khủng bố đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch của đất nước đối với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trong những năm tới, du lịch vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nói chung, tỉnh Quảng Nam và thị xã Hội An nói riêng. Cùng với việc hoàn chỉnh luật du lịch và những văn bản có liên quan, ngành du lịch sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển
Việc giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập và hỗ trợ thuế thu nhập....và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tỉnh Quảng Nam đang nhận được nhiều sự đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có ngành du lịch.
3.1.2. Môi trường vi mô:
* Khách sạn Công Đoàn:
Là một khách sạn hai sao, qui mô 40 phòng thuộc quyền quản lý của Nhà nước, khách sạn Công Đoàn có nhiều thuận lợi trong việc thu hút lượng khách thuộc doanh nghiệp Nhà Nước hay doanh nghiệp thuộc câu lạc bộ các doanh nghiệp Công Đoàn.
Với vị trí gần trung tâm đô thị cổ Hội An cùng với khu vực đậu xe rộng rãi và an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp đón khách của khách sạn .
Tuy nhiên với sự quản lý của nhà nước, khách sạn cũng không được chủ động về nguồn vốn hay chịu sự ràng buộc về mặt cơ chế. Chính điều này cũng gây không ít khó khăn cho khách sạn trong việc cạnh tranh với các khách sạn tư nhân hiện đang tồn tại trong địa bàn thị xã.
* Đối thủ cạnh tranh:
Thị xã Hội An, nơi tập trung một lượng lớn các khách sạn với nhiều cấp hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Với một diện tích không lớn nhưng mật độ các khách sạn khá dày. Chính vì thế mức độ cạnh tranh ở thị xã khá cao, có thể nói là khốc liệt trong việc thu hút khách lẻ lẫn các công ty lữ hành.
- Đối với các khách sạn cấp 3 sao trở lên và các Resort trên địa bàn thị xã: ngoài những cơ sở đang hoạt động , sắp tới sẽ có nhiều khu nghỉ mát và các khách sạn mới cũng tham gia vào thị trường kinh doanh đang đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư. Đây là những doanh nghiệp quy mô lớn , khả năng tài chính mạnh, so với khách sạn Công Đoàn , các khách sạn này có sự khác biệt rõ rệt về khách hàng mục tiêu cũng như quy mô thị trường. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này với nhau sẽ quyết liệt và ga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương trình marketing trực tiếp trong hoạt động kinh doanh khách sạn.doc