Chuyên đề 3: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9

VI. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN :

1. Khái niệm liên kết :

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.

 - Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu, ) thích hợp.

 - Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức:

2. Liên kết nội dung:

- Liên kết chủ đề : Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

- Liên kết lô-gic : Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 3: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 3: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 (Thời lượng: 02 buổi= 06 tiết) Thực hiện: Hgt 0382124416 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh ôn tập, củng cố để nắm vững về nội dung kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS: + Các phương châm hội thoại + Nghĩa tường minh và hàm ý + Khởi ngữ và các thành phần biệt lập + Liên kết câu và liên kết đoạn văn 2. Kỹ năng: - Hệ thống, củng cố kiến thức - Vận dụng, thực hành 3. Thái độ: - Ý thức ôn luyện tự giác - Trau dồi vốn từ, ngữ pháp Tiếng Việt. 4. Năng lực, phẩm chất cần hướng tới: - Năng lực tái hiện, giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác - Năng lực tư duy sáng tạo - Biết chủ động, tích cực trong học tập. B. Chuẩn bị: - GV: Kế hoạch dạy học(Giáo án). Tài liệu tham khảo - HS: Ôn tập kiến thức. Sách, vở ghi bài C. Bài mới: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS và kiến thức cần đạt - GV hướng dẫn hs ôn tập lý thuyết - GV lấy ví dụ, phân tích để hs tái hiện kiến thức - YC hs lấy VD tương tự để củng cố. - HD hs làm một số bài tập vận dụng I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI: 1. Phương châm về lượng: Khi gtiếp cần nói có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu. 2. Phương châm về chất: Trong giao tiếp phải nói những thông tin có bằng chứng sát thực 3. Phương châm quan hệ :Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề. 4. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch . Không nên nói những câu người nghe có thể hiểu theo nhiều cách ( nói mơ hồ ) 5. Phương châm lịch sự: Trong gt dù địa vị XH và H/c của người đối thoại ntn cũng phải có cách nói tôn trọng với người đó * Lưu ý: - Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp: Để tuân thủ các phương châm hội thoại người nói phải nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp(nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?...) vì một câu nói có thể phù hợp trong tình huống này mà không phù hợp trong tình huống khác. - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. + Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. + Người nói muốn gây sự chú ý, hướng người nghe đến một nghĩa hàm ẩn khác. * Bài tập: Tìm ví dụ những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại gặp trong cuộc sống. II. TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ: - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. - Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” được hiểu là khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối diện một cách tôn kính. * Bài tập: Tìm từ ngữ xưng hô được sử dụng trong một đoạn trích ở văn bản đã học và phân tích tác dụng. III. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP: Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật: - Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. - Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. * Bài tập: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong đoạn trích cuối tác phẩm “Làng- Kim Lân” IV. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý: 1. Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 2. Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. => Chú ý: Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp. Cùng một câu nói nhưng trong các tình huống khác nhau có thể có các hàm ý khác nhau. VD: Trời sắp mưa đấy + Ra cất quần áo vào + Mang áo mưa theo nhé + Đi về thôi 3. Các điều kiện để sử dụng hàm ý: - Người nói(viết) có ý thức đưa hàm ý vào trong câu - Người nghe(đọc) có đủ năng lực suy đoán hàm ý (Tuy nhiên, có trường hợp suy ra những hàm ý không nằm trong chủ đích của người nói- viết. Có nhiều cách tạo hàm ý trong câu, một trong những cách đó là cố tình vi phạm phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô) * Bài tập:Tìm các hàm ý có thể suy ra trong câu và chỉ rõ tình huống để suy ra hàm ý đó “Trời tối quá” V. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 1. Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. VD: Giàu, tôi đã giàu rồi. 2. Các thành phần biệt lập: - Các thành phần (tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú) không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu thì được gọi là thành phần biệt lập. a. Thành phần tình thái: được dùng để diễn đạt cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu(Mức độ tin tưởng nhiều hay ít). - chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao). - hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp) - theo tôi, ý ông ấy, theo anhgắn với ý kiến của người nói - à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy... đứng cuối câu chỉ thái độ của người nói đối với người nghe. VD: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố) b. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...) với sự việc được nói đến trong câu. VD: Trời ơi! Chỉ còn có năm phút. c. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. VD: - Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? - Vâng, mời bác và cô lên chơi d.Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu(Nêu điều bổ xung hoặc một số quan hệ phụ thêm, nêu thái độ của người nói, nêu xuất xứ của lời nói, ý kiến). Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi * Bài tập : Viết đoạn văn(khoảng 10 câu, chủ đề tự chọn, có sử dụng 4 thành phần biệt lập VD : Tôi và Hiền chơi với nhau thân lắm. Từ nhỏ, có gì chúng tôi cũng chia xẻ với nhau và tất nhiên đi đâu chúng tôi cũng đồng hành. Nhà Hiền nằm trên đường tới trường nên hôm nào tôi cũng rủ Hiền đi học. Có lẽ, hàng xóm đã quen với tiếng lảnh lót buổi sáng vủa chúng tôi : Hiền ơi ! Đi học thôi. Chang hả ! Chờ một lát ! Rồi tiếng cười nói ríu rít của chúng tôi vang khắp con đường. Tình bạn của chúng tôi cứ vậy cho đến khi Hiền phải theo gia đình vào Nam. Chao ôi ! khi ấy lòng tôi trống trải ghê gớm. Tôi ủ rũ hàng tuần liền. Chúng mình sẽ mãi nhớ về nhau- tôi tự nhủ, dù khoảng cách thật là xa. VI. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN : 1. Khái niệm liên kết : - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. - Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,) thích hợp. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức: 2. Liên kết nội dung: - Liên kết chủ đề : Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. - Liên kết lô-gic : Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. 3. Liên kết hình thức: là các câu văn và các đoạn văn được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết. a. Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu sau từ ngữ, cụm từ, cấu trúcđã dùng ở câu. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu, b. Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng. c. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc) d. Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,) các phụ từ (lại, cũng, còn,) * Bài tập : Tìm liên kết trong phần trích sau Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng và phương pháp đọc ý. Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đó là cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150-200 từ/ phút. Với cách đọc thứ hai, người đọc không đọc theo tùng câu mà thu nhận ý. Họ đọc ý chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu (từ chủ đề, từ chìa khóa). Đây là phương pháp tiên tiến nhất vì nó cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết chứa trong một đoạn văn, một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết. HD : - Liên kết nội dung : Phần trích trên bàn về cách đọc sách + Đoạn 1 : Giới thiệu hai cách đọc thầm. + Đoạn 2 : Phân tích cách đọc theo dòng + Đoạn 3 : Phân tích cách đọc ý -> Cả ba đoạn đều hướng đến chủ đề của phần trích(liên kết chủ đề) -> Phần trích sắp xếp theo trình tự : giới thiệu chung-> phân tích cụ thể (liên kết lô gic) - Liên kết hình thức : + Đoạn 1 liên kết với đoạn 2,3 bằng phép nối (QHT với ) + Đoạn 2 : Câu 1 liên kết với câu 2 bằng phép thế(dùng đại từ đó) + Đoạn 3 : Câu 1 liên kết với câu 2 bằng phép lặp(lặp từ ý). Câu 2 liên kết với câu 3 bằng phép thế (dùng đại từ đây) 4. Củng cố: + Các phương châm hội thoại + Nghĩa tường minh và hàm ý + Khởi ngữ và các thành phần biệt lập + Liên kết câu và liên kết đoạn văn => Nắm vững để phục vụ đọc hiểu văn bản, xác định thành phần câu, phân tích liên kết, xây dựng đoạn văn- văn bản đảm bảo liên kết.... 5. HDHT: - Ghi nhớ lý thuyết - Làm một số bài tập về thành phần câu, liên kết đoạn văn, liên kết văn bản. CHUYÊN ĐỀ 4: ÔN TẬP CÁCH XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN (Thời lượng: 01 buổi= 03 tiết) Thực hiện: Hgt 0382124416 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh ôn tập, củng cố để nắm vững khái niệm đoạn văn, cách xây dựng nội dung đoạn văn: + Theo cách quy nạp + Theo cách diễn dịch + Theo cách song hành + Theo cách tổng- phân- hợp 2. Kỹ năng: - Hệ thống, củng cố kiến thức - Vận dụng, thực hành xây dựng nội dung đoạn văn theo yêu cầu 3. Thái độ: - Ý thức ôn luyện tự giác - Trau dồi ngữ pháp Tiếng Việt. 4. Năng lực, phẩm chất cần hướng tới: - Năng lực tái hiện, giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác - Năng lực tư duy sáng tạo - Biết chủ động, tích cực trong học tập. B. Chuẩn bị: - GV: Kế hoạch dạy học(Giáo án). Tài liệu tham khảo - HS: Ôn tập kiến thức. Sách, vở ghi bài C. Bài mới: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS và kiến thức cần đạt - GV hướng dẫn hs ôn tập lý thuyết - GV lấy ví dụ, phân tích để hs tái hiện kiến thức - YC hs lấy VD tương tự để củng cố. - HD hs làm một số bài tập thực hành 1. Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. 2. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề: a. Từ ngữ chủ đề: là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần(thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. b. Câu chủ đề: mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. 3. Cách xây dựng nội dung đoạn văn: a. Diễn dịch: Câu chủ đề(khái quát nội dung chính của đoạn văn) đứng đầu đoạn. Các câu phía sau cụ thể hóa, phân tích, giải thích...làm sáng tỏ cho câu chủ đề.(Nội dung đoạn văn đi từ khái quát đến cụ thể) Sơ đồ: (1) Câu chủ đề (1a) (1b) (1c) ......... b. Quy nạp: Câu chủ đề đứng cuối đoạn, các câu phía trước cụ thể, phân tích, giải thích... làm sáng tỏ cho câu chủ đề (Nội dung đoạn văn đi từ cụ thể đến khái quát) Sơ đồ: (1a) (1b) (1c)......... (1)Câu chủ đề c. Tổng- phân- hợp: Câu chủ đề đứng ở đầu và cuối đoạn văn, khái quát, tổng hợp nội dung toàn đoạn. Các câu giữa đoạn thực hiện nhiệm vụ giải thích, phân tích, cụ thể hóa cho các câu chủ đề (Nội dung đoạn văn triển khai từ khái quát- cụ thể- tổng hợp) Sơ đồ: (1) Câu chủ đề (1a) (1b) (1c)......... (2)Câu chủ đề d. Song hành: là đoạn văn không có câu chủ đề, sử dụng từ ngữ chủ đề để duy trì đối tượng được nói tới trong đoạn văn. Các câu trong đoạn văn tương đương nhau, mỗi câu diễn đạt một ý cùng hướng tới chủ đề của đoạn. Sơ đồ: (1) (2) * Bài tập: 1. Viết một đoạn văn tổng phân hợp, trong đó có sử dụng ít nhất hai phép liên kết ( khoảng 10 câu), trình bày quan điểm của em về cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn. Đoạn văn tham khảo: “ Hãy cứu lấy môi trái đất!” là lời kêu gọi của các tổ chức môi trường thế giới về bảo vệ và cải tạo môi trường sống. Môi trường sống là tất cả những điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh chúng ta. Môi trường đang bị phá hoại nghiêm trọng và có nguy cơ de doạ cuộc sống của con người: tầng ô dôn bị suy giảm, nhiệt độ trái đất tăng lên,Do đó, việc bảo vệ và cải tạo môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của chúng ta. Trước hết, chúng ta cần khai thác hợp lí tài nguyên rừng để bảo vệ rừng nguyên sinh, hạn chế lũ lụt tàn phá, hạn chế hoang mạc hoá. Mặt khác, chúng ta cần xử lí các chất thải trong hoạt động sản xuất, công nghiệp và đời sống con người để không làm ô nhiễm bầu không khí, đất và nước, gây tác hại đến sức khoẻ con người, để lại hậu quả cho các sinh vật trên trái đất. Cần làm công tác tuyên truyền thật tốt để tất cả mọi người đều luôn luôn nêu cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và đặc biệt là cải tạo môi trường sống. Mỗi cá nhân trong môi trường học tập, lao động của mình cần có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần cải tạo môi trường sống. Mỗi tập thể dù quy mô lớn nhỏ khác nhau, điều kiện hoạt động và môi trường sống khác nhau đều phải có chương trình cải tạo môi trường sống một cách thiết thực. Mỗi quốc gia nhất định phải có chính sách, chương trình về cải tạo môi trường cho hiện tại và cho tương lai. Cải tạo cho môi trường “ xanh, sạch, đẹp” là nhiệm vụ của tôi, của bạn và của mỗi chúng ta; bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và muôn đời sau. 2. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Phó Thủ tướng Vũ Khoan Viết: “ Sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất”, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp ( khoảng 10 câu) giải thích ý kiến trên. còn nữa 4. Củng cố: khái niệm đoạn văn, cách xây dựng nội dung đoạn văn: + Theo cách quy nạp + Theo cách diễn dịch + Theo cách song hành + Theo cách tổng- phân hợp => Nắm vững xây dựng đoạn văn theo yêu cầu.... 5. HDHT: - Ghi nhớ lý thuyết - Làm một số bài tập về xây đoạn văn theo yêu cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de on thi vao 10_12450077.doc
Tài liệu liên quan