Chuyên đề 8: Văn nghị luận văn học

III. LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH:

Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ Việt Nam sau khi học xong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Dàn ý:

Mở bài:

- Đề tài về thân phận người phụ nữ trong XHPK Việt Nam rất được quan tâm trong thơ văn thời trung đại

- Nguyễn Dữ cũng đã rất thành công với đề tài này bằng “chuyện người con gái Nam Xương” mà nhân vật phụ nữ chính là Vũ Nương

Thân bài:

- Luận điểm 1: Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho những người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến: đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu số phận oan nghiệt . được Nguyễn Dữ xây dựng rất thành công

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 8: Văn nghị luận văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 8: VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Thời lượng: 02 buổi= 06 tiết) GV: Trương Thu Hương(truonghuong22@gmail.com) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh ôn tập, củng cố để nắm vững về kiểu văn bản nghị luận văn học(đoạn trích- tác phảm truyện, đoạn thơ- bài thơ), yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận văn học, dàn bài chung của bài nghị luận văn học 2. Kỹ năng: - Hệ thống, củng cố kiến thức - Vận dụng, thực hành xây dựng văn bản nghị luận văn học 3. Thái độ: - Ý thức ôn luyện tự giác - Quan điểm sống đúng đắn, lành mạnh. Biết sống yêu thương, trách nhiệm 4. Năng lực, phẩm chất cần hướng tới: - Năng lực tái hiện, giải quyết vấn đề. Năng lực thuyết phục hợp tác - Năng lực tư duy sáng tạo - Biết chủ động, tích cực trong học tập. B. Chuẩn bị: - GV: Kế hoạch dạy học(Giáo án). Tài liệu tham khảo - HS: Ôn tập kiến thức. Sách, vở ghi bài C. Bài mới: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS và kiến thức cần đạt - GV hướng dẫn hs ôn tập lý thuyết - GV lấy ví dụ, phân tích để hs tái hiện kiến thức - YC hs lấy VD tương tự để củng cố. - HD hs làm một số bài tập thực hành I. NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH: 1. Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. 2. Yêu cầu: - Các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm: + Ý nghĩa của cốt truyện + Tính cách, số phận của nhân vật + Nghệ thuật trong tác phẩm - Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí và tự nhiên. 3. Bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (hoặc đoạn trích) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. Thân bài: - Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) - Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm (hoặc đoạn trích) II. NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ: 1. Khái niệm: - Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu..Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng . 2. Yêu cầu: - Nội dung: Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ càn chứng tỏ có cảm thụ riêng, nêu lên được các nhận xét, đánh giá của người viết + Phân tích, bình giá ngôn từ + Phân tích, bình giá hình ảnh thơ + Phân tích, bình giá giọng điệu, nội dung cảm xúc... - Hình thức: Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. 3. Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Mở bài: Giới thiệu về đoạn thơ hoặc bài thơ đó và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. Thân bài: Lần lượt trình bày suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó. Kết bài: Khái quát giá trị và ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đó. III. LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH: Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ Việt Nam sau khi học xong “Chuyện nguowif con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ Dàn ý: Mở bài: Đề tài về thân phận người phụ nữ trong XHPK Việt Nam rất được quan tâm trong thơ văn thời trung đại Nguyễn Dữ cũng đã rất thành công với đề tài này bằng “chuyện người con gái Nam Xương” mà nhân vật phụ nữ chính là Vũ Nương Thân bài: Luận điểm 1: Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho những người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến: đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu số phận oan nghiệt ... được Nguyễn Dữ xây dựng rất thành công - Luận điểm 2: Vũ Nương quê ở Nam Xương, sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng nàng vừa có nhan sắc vừa có phẩm hạnh tốt đẹp nên được ngưỡng mộ D/c: Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp Trương Sinh con nhà hào phú “mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” + Lý lẽ 1: Trong cuộc sống vợ chồng, nàng luôn cư sử đúng mực, khéo léo D/c: Biết chồng có tính đa nghi, nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng đến mức thất hòa + Lý lẽ 2: Xảy ra việc binh đao, khi chồng phải ra trận, nàng cảm thông với nỗi lòng của chồng, lời tiễn đưa đầy nước mắt D/c: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên,thế là đủ rồi (Pt: Lời căn dặn nhẹ nhàng, ấm áp, Vũ Nương không cầu mong cầu công danh phú quý mà chỉ mong chồng được bình yên, nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi thứ công danh phù phiếm ở trên đời) + Lý lẽ 3: Những tháng ngày xa cách, Vũ Nương luôn nghĩ đến chồng, thương nhớ chồng da diết D/c: Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được (Pt: đó là tâm trạng chung của những người thiếu phụ trẻ xa chồng. Người ta thương cảm với tấm lòng thủy chung, tình yêu thiết tha và nỗi mong ngóng mòn mỏi của người vợ trẻ dành cho chồng) + Lý lẽ 4: Không chỉ là người vợ thủy chung, yêu thương chồng tha thiết mà Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, một người con dâu hiếu thảo. Nàng ở nhà sinh con, một mình vừa nuôi con vừa chăm mẹ. Thương con thiếu tình cảm của cha, nàng thường bế con, chỉ bóng mình trên vách bảo là cha Đản. Mẹ chồng thương nhớ con trai sinh bệnh, nàng chăm lo hết lòng. D/c: Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật.... - Luận điểm 3: Tưởng rằng với nhân cách cao đẹp của mình Vũ Nương sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc nhưng cuối cùng nàng lại phải kết thúc cuộc sống của mình bằng cái chết oan nghiệt + Lý lẽ 1: Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ bi bô mà nghi cho vợ ở nhà thất tiết. Vốn thất học lại vũ phu, đa nghi nên Trương Sinh bỏ ngoài tai những lời thanh minh và van xin của vợ, một mực mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. + Lý lẽ 2: Tuyệt vọng vì gia đình tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp,Vũ Nương tìm đến cái chết như giải pháp cuối cùng để giữ gìn danh dự. Lời than của nàng chứng tỏ nỗi đau ghê gớm mà nàng phải gánh chịu D/c: Kẻ bạc mệnh này duyên phân hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám... + Lý lẽ 3: Ở dưới nước, Vũ Nương được cứu giúp, nỗi oan của nàng rồi cũng được hóa giải nhưng nàng mãi mãi không còn được hưởng hạnh phúc gia đình nữa - Luận điểm 4: Không chỉ riêng Vũ Nương phải chịu số phận bất hạnh như vậy, dưới XHPK có biết bao người phụ nữ đẹp nết, đẹp người phải chịu số phận như thế + Lý lẽ 1: Người phụ nữ chịu đè nặng của tư tưởng nho giáo “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” không có quyền lên tiếng, không có quyền tự quyết định + Lý lẽ 2: Họ phải chịu sự đàn áp của một xã hội “Trọng nam khinh nữ”, xã hội trọng đồng tiền... + Lý lẽ 3: Họ chịu những oan khiên ngang trái do chính xã hội phong kiến gây nên + Lý lẽ 4: Liên hệ người phụ nữ trong xã hội ngày nay... Kết bài: Khẳng định Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ dưới chế độ XHPK: đẹp người, đẹp nết mà chịu nhiều bất hạnh Lên tiếng bảo vệ quyền lợi người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Đề 2: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “sang thu” của Hữu Thỉnh *Mở bài: - “Sang thu” là bài thơ đặc sắc thể hiện cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong thời khắc giao mùa - Khổ thơ 1 là cảm nhận của nhà thơ về phút chuyển đổi từ mùa hạ sang mùa thu nơi làng quê * Thân bài: - Mùa thu đến được nhà thơ cảm nhận bằng những hình ảnh và hương vị hết sức gần gũi, giản dị và gợi cảm D/c: Hương ổi, gió se, sương giăng đầy các ngõ nhỏ...(phân tích...) - Dù mùa thu mới bắt đầu khiến tác giả thấy đột ngột, bất ngờ nhưng tác giả vẫn cảm nhận được một cách mạnh mẽ (phân tích từ “bỗng, phả”) - Tất cả những cảm nhận về phút giao mùa được tác giả thể hiện khéo léo bằng nghệ thuật nhân hóa “sương chùng chình”, những từ láy miêu tả và đặc biệt là câu hỏi tu từ như lời khẳng định (phân tích câu hỏi tu từ) - Cả khổ thơ mang nhịp điệu khoan thai, bâng khuâng, nhẹ nhàng và duyên dáng. Mùa thu đến nơi làng quê thật đẹp * Kết bài: - Khổ thơ ngắn nhưng chứa đựng cảm xúc tinh tế về sự chuyển biến của làng quê lúc sang thu - Khổ thơ giúp người đọc thêm say sưa, yêu mến cảnh quê hương 4. Củng cố: 4. Củng cố: kiểu văn bản nghị luận văn học, yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận văn học, dàn bài chung của bài nghị luận văn học => Nắm vững xây dựng, văn bản nghị luận văn học 5. HDHT: - Ghi nhớ lý thuyết - Làm một số đề xây dựng văn bản nghị luận văn học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de on vao 10_12459644.doc
Tài liệu liên quan