Chuyên đề Ảnh hưởng biến đổi khí hậu rừng ngập mặn

MỤC LỤC

 

A. Mở đầu 1

1. Biến đổi khí hậu 2

2. Sơ lược rừng ngập mặn 2

2.1 Khái niệm rừng ngập mặn 2

2.2 Thành phần môi trường rừng ngập mặn 3

2.3 Môi trường khí hậu trong rừng ngập mặn 4

2.4 Đa dạng sinh học rừng ngập mặn 6

2.5 Vai trò rừng ngập mặn 7

3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu trong rừng ngập mặn 11

4. Tác động biến đổi khí hậu 14

5. Rừng ngập mặn thích nghi biến đổi khí hậu 18

B. Kết luận 21

Tài liệu tham khảo 22

 

doc25 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ảnh hưởng biến đổi khí hậu rừng ngập mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngọt cây con không sinh trưởng được). - Rừng ngập mặn phát triển trên vùng đất thấp ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới chịu tác động của cường độ ánh sang mạnh ở những khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa thì về mùa khô, ánh sáng mạnh đã trở thành một yếu tố hạn chế sự dinh trưởng của cây ngặp mặn vì nó làm nhiệt độ không khí tăng dần, dẫn đến nước trong đất và trong cây bốc hơi là cây thiếu nước mà không phát triển được và cũng từ đó cây hình thành những đặc điểm thích nghi mới. 2.3.3 Mây - Từ trước đến nay ít tài liệu đề cập tới vai trò của mây. ở nơi nào mùa mưa lớn thì lớp mây cũng dầy làm giảm cường độ ánh sáng, giảm nhiệt độ không khí và đất, giữ độ ẩm cao, hạn chế lượng nước bốc hơi. Nước trong đất khan hiếm làm cho lượng mối trong đất không tăng, mặt khác cây cây giảm thóat hơi nước kéo theo sự hạ thấp lượng nước thừa xâm nhập cơ thể. 2.3.4 Gió - Chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống về vai trò của gió đối với sinh học rừng ngập mặn. Như gió cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và sự phân bố của cây rừng ngập mặn. - Gió mùa có tác dụng lớn làm tăng lượng mưa ở vùng ngập mặn. - Gió có thể mang cát từ bờ biển vào làm thay đổi các cửa song, các bãi biển. - Các loại gió thịnh hành ở bờ biển theo những hướng nhất định trong năm đã tạo nên những dòng chảy ven bờ vận chuyển phù sa, trầm tích, cát biển từ chỗ này đến chỗ khác. - Gió góp phần đáng kể trong việc đưa nước biển vào trong đất liền. - Gió mạnh và bão nhiệt đới làm thay đổi diện tích, tình trạng rừng ngập mặn nhiều nơi trên thế giới. - Gió mạnh làm thay đổi khí hậu địa phương - Gió làm xáo trộn độ mặn của lớp nước mặn trên song khiến cho qui luật phân bố mặn theo chiều sâu bị thay đổi. 2.4 Đa dạng sinh học RNM - Thực vật: khu hệ thực vật RNM Việt Nam bao gồm 47 họ thực vật. Số lượng biến đổi theo từng vùng khác nhau: vùng ven biển Bắc Bộ có 52 loài, vùng ven biển Trung bộ có 69 loài, vùng ven biển Nam Bộ có 100 loài. Vùng ven biển Cà Mau có hệ sinh thái RNM phong phú nhất về thành loài cây, sinh trưởng phát triển tốt nhất và đạy kích thước lớn nhất. Nơi đây gần với trung tâm hình thành và phân bố RNM ở Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia. - Động vật : RNM bao gồm cả hai loại thủy sản nửa thủy sản và các cộng đồng sống trên cạn : 258 loài cá, 88 loài lưỡng cư, 21 loài bò sát, 67 loài chim, 4 loài có vú,28 loài giáp xác,10 loài nhuyễn thế, 4 loài côn trùng đã được báo cáo. - Thí dụ : kết quả nghiên cứu ở RNM Cần Giờ (Tp.HCM) chỉ cho thấy 22 loài động vật sống nổi trên mặt nước; 114 loài động vật đáy bao gồm 34 loại giun, 51 loại giáp sát, 29 loại thân mềm; 137 loài cá; 9 loài lưỡng cư; 31 bò sát; 130 loài chim, 19 loài động vật có vú (theo Vũ Trung Tạn, 1994; Lê Đức Tuấn, 1007) 2.5 Vai trò RNM Tình hình bão lụt phá hoại đê biển ở Việt Nam Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hứng chịu từ 5 đến 8 cơn băo và triều cường gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Trước đây, nhờ có các dải rừng ngập mặn (RNM) tự nhiên hoặc rừng trồng ở ven biển, cửa sông nên đê điều ít khi bị vỡ, tính mạng và tài sản của người dân được bảo vệ. Trong nhiều năm qua, do việc phá rừng nội địa ngày càng tăng, tạo điều kiện cho lũ lụt hoành hành ở vùng hạ lưu ven biển. Nạn sụt lở đất xảy ra ở nhiều nơi, rửa trôi theo dòng lũ quét đổ về hạ lưu. Bên cạnh đó, việc phá RNM để lŕm đầm nuôi tôm, cua, mở rộng khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch ngày càng tăng nên cuộc sống của cộng đồng ven biển luôn bị đe dọa bởi thiên tai. Năm 1992, phần lớn rừng phòng hộ bị phá để nuôi tôm nên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đă bị triều cường cùng lốc xoáy tàn phá nặng nề, hơn 200 người chết. Sau đó, tỉnh đã phải đầu tư kinh phí để phục hồi rừng. Năm 2005, Việt Nam hứng chịu nhiều cơn bão hơn so với những năm trước, sức tàn phá của bão ngày càng mạnh và rộng hơn, gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng. Nhiều đoạn đe biển bị vỡ hoặc sạt lở, nước mặn tràn vào nội đồng, lũ quét tàn phá một số vùng miền núi. Cơn bão số 2 đổ bộ vào các tỉnh ở ven biển Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ ngày 1/8/2005 với sức gió cấp 8, 9, 10, giật cấp 12 kèm theo mưa lớn, thủy triều dâng cao làm cho nhiều tuyến đê hư hỏng nặng như đê Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng (Hải Phòng), Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy (Nam Định), Bắc Cửa Lục, Hoŕnh Bồ (Quảng Ninh). Ở đảo Cát Hải, bão kết hợp triều cường làm nước dâng cao 4,5 - 5m tràn qua mặt đê, làm cho đê vỡ nhiều đoạn. Tại Đồ Sơn, trên đê biển 1 có đoạn bị sụt sâu đến 2m, 2 đoạn từ km số 6 đến km 1 cũng bị nước biển tràn qua. Trong tháng 9/2005, cơn bão số 6 với sức gió mạnh cấp 8, 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật trên cấp 10 kèm theo mưa lớn kết hợp triều cường đã làm nước biển dâng cao gây đổ nhà cửa, ngập lụt nhiều nơi. Nhiều đoạn đê biển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc (Nghệ An) bị sạt lở nặng. Khi các tuyến đê chưa kịp phục hồi thì sáng ngày 27/9/2005, cơn bão mạnh số 7 với sức gió trên cấp 12 đã đổ bộ vào một số tỉnh miền Bắc nước ta. Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tổng thiệt hại ban đầu về vật chất do băo số 7 gây ra: làm vỡ 275m đê biển (Hải Phòng 50m, Nam Định 200m, Thanh Hóa 15m); sạt lở 54.055m (Nam Định 1.250m, Thái Bình 3.500m, Ninh Bình 725m, Thanh Hóa 18.850m, Nghệ An 30.000m), 966 căn nhà bị đổ sập, 9.468 căn nhà bị tốc mái. Ngoài ra, số phòng của các trường học, bệnh viện, trạm xá bị đổ, tốc mái, hư hỏng lên tới gần 260 phòng. Theo đánh giá của ông Đặng Quang Tính, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão: "Qua việc đối phó với cơn bão số 7, chúng ta rút ra bài học trong công tác chỉ đạo và phối hợp lực lượng nhưng đồng thời cũng bộc lộ một số mặt tồn tại cần khắc phục như vấn đề đầu tư cho đę biển, vật tư, trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cần phải từng bước tăng cường mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác phòng chống lụt bão. Trong công tác xây dựng và bảo vệ đê biển, Ban Phòng chống lụt bão ở Trung ương cùng nhiều địa phương mới chỉ chú ý đến bê tông hóa hoặc cứng hóa mái đê và kè mà chưa quan tâm đến việc trồng và bảo vệ các RNM, những bức tường xanh bảo vệ hiệu quả các vùng ven biển, làm giảm thiểu tác hại của bão, lụt. Nếu những vùng ven biển trên vẫn giữ được RNM và mái đê có thêm thảm cỏ che phủ như thời kỳ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 thì tình hình thiệt hại có thể không lớn như thời gian vừa qua". Năm nay, vùng ven biển huyện Thái Thụy (Thái Bình), tuy không nằm trong tâm bão số 7 nhưng sóng cao ở sông Trà Lý đã làm sạt lở hơn 600m đê nơi không có RNM thôn Tân Bồi, xã Thái Đô, trong lúc phần lớn tuyến đê dài 5 km có RNM ở xã này không bị sạt lở vì thảm cây dày đặc đã làm giảm mạnh cường độ sóng. Qua trao đổi với một số người dân địa phương ở xã Bàng La - Hải Phòng và xã Giao Lạc - Giao Thủy sau cơn bão số 7, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng nếu không có các dải RNM thì đê không thể tồn tại như hiện nay. Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ vùng ven biển Đê Cát Hải (Hải Phòng) bị phá vỡ dẫu đã được kiên cố hóa bằng bê tông trong khi đê đất của Thái Bình,nhờ được rừng ngập mặn che chở, vẫn bình yên sau những cơn bão lớn năm 2005. (Ảnh Gs.Phan Nguyên Hồng) Từ đầu thế kỷ trước, nhân dân ở các vùng ven biển phía Bắc đã biết trồng một số loài cây ngập mặn như trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) để bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Mặc dầu thời kỳ đó đê chưa được bê tông hóa và xây kè đá như bây giờ nhưng nhiều đê không bị vỡ khi có bão vừa (cấp 6 -8). Đó là nhờ các vành đai rộng RNM chắn sóng, thảm cỏ và dây leo dày đặc trên mái đê bảo vệ cho đê không bị xói lở. Mặt khác thân đê được đắp bằng loại đất thịt và nén chặt, không có tình trạng độn đê bằng cát và cành lá cây. Từ nửa cuối thế kỷ 20, do dân số vùng biển tăng nhanh, nhu cầu xuất khẩu các hàng hóa bằng cói sang Liên Xô và Đông Âu cao nên nhiều địa phương đã phá RNM để phát triển diện tích cói. Khi chế độ xă hội chủ nghĩa ở các nước này tan rã, với chủ trương đổi mới, mở rộng quan hệ quốc tế thì các đồng cói được chuyển sang nuôi tôm xuất khẩu vŕ phần lớn diện tích RNM chống sóng còn lại dọc ven biển Việt Nam đã biến thành các loại đầm tôm, đầm cua. Một số địa phương thực hiện nghiêm túc chương trình trồng rừng 327 của chính phủ và của các NGO thì đê điều, đồng ruộng được bảo vệ tốt. Năm 2001, một cơn bão lớn đổ bộ vào huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), nhờ các dải RNM trồng ở 9 xã vùng nước lợ nên hệ thống đê sông Nghèn không bị hư hỏng. Nhân dân thị xã Hà Tĩnh có nhận xét: Nếu không được Quĩ Cứu trợ Nhi đồng Anh (SCF-UK) giúp đỡ trồng RNM thì đê Đồng Môn đã bị vỡ và thị xã Hà Tĩnh đã bị ngập sâu, thiệt hại do cơn bão này sẽ khôn lường. Năm 1996, khi cơn bão số 2 đổ bộ vào huyện Thái Thụy (Thái Bình) nhờ có các dải RNM rộng nên đê biển, bờ nhiều đầm không bị hỏng, trong lúc huyện Tiền Hải do phá phần lớn RNM nên hầu hết các bờ đầm đều bị xói lở hoặc bị vỡ. Vai trò của RNM trong việc bảo vệ, đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn + Mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xói lở Sự phát triển của RNM và mở rộng diện tích đất bồi là hai quá trình luôn luôn đi kèm nhau (trừ một số trường hợp đặc biệt). Nhìn chung, những bãi bồi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, có nguồn giống và được bảo vệ đều có cây ngập mặn. Tác dụng của các dải RNM vùng ven biển, cửa sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và dòng triều vùng có đê ven biển và trong cửa sông. Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Mặt khác RNM có tác dụng hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển. Ở vùng hạ lưu và cửa biển, cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa thường ngưng đọng ở trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảo nổi. Trong điều kiện thuận lợi thế chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho nhiều loài cây đến sau và đất bồi được nâng dần lęn như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Nam Định, Cồn Trong và Cồn Ngoài ở Tây Nam mũi Cà Mau. Toàn bộ đất đai của Bến Tre là các "cù lao" hình thành do phù sa của các nhánh sông Tiền, trong đó cây ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao đất để dần dần trở thành vùng đất nông nghiệp và khu dân cư. + Hạn chế xâm nhập mặn Khi RNM chưa bị tàn phá nhiều thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nước đã lan tỏa vào trong những khu RNM rộng lớn, hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió. Nhưng trong những năm gần đây, do phá hầu hết RNM ở ven biển để đắp bờ làm ruộng sản xuất cây nông nghiệp, đặc biệt là việc đắp những dãy bờ lớn để lŕm đầm tôm quảng canh làm thu hẹp phạm vi phân bố của nước triều ở ven biển, cửa sông. Do đó mà nước mặn theo dòng triều lên, được gió mùa hỗ trợ đã lấn theo các dòng sông vào sâu trong đất liền với tốc độ lớn. Nước mặn vào sâu kèm theo sóng đã gây ra xói lở bờ sông và cả các chân đê. Mặt khác nước mặn sẽ thẩm thấu qua thân đê vào đồng ruộng khiến cho năng suất bị giảm, tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến sản xuất vŕ sử dụng trong sinh hoạt. 3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ở Tiền Hải Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy thoái. Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha rừng càng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng… Vậy bắt nguồn từ những nguyên nhân nào mà nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng bị suy thoái, và với rất nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp nhưng có thể kể đến 5 nguyên nhân tiêu biểu sau đóng vai trò chính của việc góp phần làm suy thoái tài nguyên rừng Việt Nam, và những nguyên nhân trên tương đương với mức độ quan trọng của chính bản thân nó: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ; khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép; cháy rừng; sức ép dân số; tập quán du canh du cư Đi vào tìm hiểu 5 nguyên nhân trên chúng ta có thể nhìn nhận được suy thoái rừng ở Việt Nam đang là vấn đề đáng lo ngại. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất : Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh học. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái rừng Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam. Đặc biệt rừng ngập mặn ở Nam Bộ là những căn cứ kháng chiến vững chắc, nơi cất giấu vũ khí chuyển từ miền Bắc vào trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học rất cao. Lượng mùn bã phong phú của rừng ngập mặn là nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều loài động vật ở nước. Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập mặn Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn lấy đất nuôi tôm một cách bừa bãi như hiện nay là huỷ hoại môi trường, làm suy giảm mức sống của nhiều người dân nghèo ven biển, ảnh hưởng xấu đến chủ trương xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Chính phủ. Tác động của nghề nuôi tôm đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, "tôm đến, rừng tan". Trong gần hai thập kỷ qua, được Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích nên nghề nuôi tôm nước lợ ở vùng cửa sông ven biển phát triển rất mạnh, vượt ra ngoài tầm kiểm soát và quản lý của ngành thuỷ sản và chính quyền một số địa phương. Mặt khác, do nguồn lợi nuôi tôm lớn hơn các loại sản xuất khác nhiều lần nên không những người dân địa phương mà rất nhiều người di cư bất hợp pháp ồ ạt kéo nhau đến các khu rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bến Tre và một số nơi khác để phá rừng làm đầm tôm.. Nhiều người chưa hình dung được sự suy giảm rừng ngập mặn nghiêm trọng đến mức nào. Đối chiếu với tài liệu của Maurand (1943), ta thấy một sự giảm sút đáng báo động về diện tích rừng trong 60 năm qua. Vào thời gian trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cả nước có 408.500ha rừng ngập mặn trong đó có 329.000ha ở Nam Bộ; Bến Tre có 48.000ha với độ che phủ rừng là 21,75%, nay chỉ còn 1,64%; Trà Vinh có 65.000ha, độ che phủ rừng 29,20%, nay còn 2,53%; Sóc Trăng có 41.000ha, độ che phủ 12,72%, nay chỉ còn 2,81%; Cà Mau có 140.000ha, độ che phủ 27%, nay chỉ còn 11,21%. Mất rừng ngập mặn là mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm của nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn. Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép. Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng trên toàn cầu. Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phần lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau mà con người đã sử dụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Với các mục đích khác nhau cho nên hoạt động khai thác nguồn lâm sản ở đây được chia thành 3 hoạt động: khai thác gỗ, khai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Cháy rừng. Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống con người. Ngày nay cháy rừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, tìm mật gấu hay đốt hương tìm mộ liệt sĩ trong chiến tranh, do hoạt động đốt nưong làm rẫy của người dân tộc miền núi… những nguyên nhân này đều có thể khiến rừng bị cháy. Cháy rừng sẽ nhanh chóng lan ra trên một diện tích rộng lớn và rất khó dập tắt cho nên thiệt hại cũng rất nghiêm trọng. Sự phục hồi và tái tạo lại rừng trong điều kiện này là rất chậm vì thế mà tài nguyên rừng đang cạn kiệt dần đi. Do vậy, đòi hỏi ý thức bảo vệ của người dân và cần có sự quản lý chặt chẽ, sự quan tâm nguồn tài nguyên rừng của ngành kiểm lâm để hạn chế được sự suy giảm diện tích tài nguyên rừng Sức ép dân số Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu trong sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết đất đai của các lục địa, trong lịch sử phát triển của loài người vào thời kì đồ đá cũ, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng bằng các hoạt động săn bắt và hái lượm, các hoạt động này không gây thiệt hại gì cho rừng. Đến khi con người bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt thì con người có những hoạt động tác hại đến rừng, mặc dù các tác động này có phần nào hạn chế sự phát triển của rừng nhưng cũng chưa đáng kể lắm. Tập quán du canh du cư. Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam mà thường xuất hiện tại các vùng đồi núi và cao nguyên. nơi nhằm ổn định sản xuất và đời sống trong một phạm vi lãnh thổ cố định. Vào mùa khô và thường là cuối mùa đông( miền Bắc Việt Nam), người dân thường vào sâu trong rừng tìm một khoảnh đất rừng phù hợp, đốt cháy mảnh diện tích đủ rộng theo ý muốn( thường là không thể điều khiển theo mục đích người đốt vì lửa rừng bị tác động của gió và độ ẩm, nhiệt độ tại khoảnh rừng). Và đến đầu mùa mưa, người ta đi tra hạt( chủ yếu là ngô), hoặc ươm sắn, lợi dụng lượng nước ẩm do mưa, hạt giống sẽ nảy mầm, cây sinh trưởng rất tốt do đất dưới tán rừng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và cũng nhờ than tro của việc đốt rừng tiến hành. Nhưng người dân canh tác ở đây lại ít có tác động tới cây trồng mà chủ yếu là thoái mặc chúng cho tự nhiên và tới mùa thì thu hoạch. 4. Tác động biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 và hiện đang đe dọa toàn bộ các hệ sinh thái trên trái đất. Rừng ngập mặn (RNM) là một trong những hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi tính nhạy cảm của chúng đối với mực nước biển dâng. Tuy vậy không phải tất cả RNM đều có khả năng chống chịu như nhau đối với biến đổi khí hậu. Do đó, các nhà quản lý cần phải nắm được kiến thức về những hệ sinh thái RNM có khả năng chống chịu tốt với những biến đổi này, từ đó khoanh vùng bảo vệ để biến những khu RNM đó thành nguồn giống cho các quần thể RNM trong tương lai. Những ý dưới đây nhằm chỉ ra những tác động của biến đổi khí hậu đối với RNM, -Biến đổi khí hậu đe dọa RNM như thế nào? Biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là những biến đổi về nhiệt độ, nồng độ CO2, trầm tích, cường độ bão và mực nước biển sẽ đe dọa khả năng sống sót của RNM. Trong những nhân tố kể trên, mực nước biển dâng được cho là nguy cơ lớn nhất. Cũng cần phải lưu ý rằng những nhân tố này sẽ tác động cộng gộp với nhau, gây ra những hậu quả lớn hơn nhiều so với từng tác động riêng lẻ. Ảnh hưởng của biến đổi nhiệt độ Chủ yếu do hoạt động của con người, kể từ năm 1880, nhiệt độ Trái đất đã tăng 0.6-0.80C, và có khả năng tăng 2-60C cho tới năm 2100. Nhiệt độ khí quyển tăng có thể khiến RNM dịch chuyển lên những vùng vĩ độ cao hơn, và nếu tăng quá cao có thể khiến cây RNM không thể quang hợp được. Trong khi đó nhiệt độ nước biển tăng được cho là không gây ảnh hưởng lớn tới RNM. Ảnh hưởng của biến đổi nồng độ CO2 Từ năm 1880 đến năm 2000, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng từ 280 ppm lên 370 ppm. Nồng độ CO2 tăng sẽ tăng cường quá trình quang hợp và do đó RNM sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Mặt khác, kết hợp với nhiệt độ tăng, nồng độ CO2 tăng sẽ làm các rạn san hô suy thoái, và làm một số khu RNM suy thoái theo do không còn được che chắn trước sóng lớn. Ảnh hưởng của biến đổi lượng mưa Lượng mưa được dự đoán là sẽ tăng khoảng 25% cho đến năm 2050 do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phân bố lượng mưa sẽ không đều. Ở quy mô khu vực thì lượng mưa có thể tăng hoặc giảm, gây ra ảnh hưởng khác nhau đến RNM. Lượng mưa tăng có thể khiến RNM sinh trưởng nhanh, mở rộng, và tăng mức độ đa dạng và ngược lại. Ảnh hưởng của cường độ và tần suất bão tăng Theo một số nghiên cứu gần đây, có khả năng cường độ và tần suất xuất hiện các cơn bão sẽ tăng mà nguyên nhân chính là biến đổi khí hậu. Các cơn bão mạnh sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho RNM, tương tự như trường hợp các cơn bão mạnh đã khiến 10 khu RNM ở vùng Ca-ri-bê chết hàng loạt trong 50 năm qua (Jimenez và cộng sự, 1985; Armentano và cộng sự, 1995). Các cơn bão cũng làm thay đổi thành phần loài của RNM vì khả năng tái sinh của từng loài trong RNM là rất khác nhau. Các trận lụt làm giảm khả năng tiếp cận với ô-xy của rễ cây RNM, thay đổi độ mặn và thành phần trầm tích, làm giảm quang hợp và nếu kéo dài thì sẽ phá hủy hệ sinh thái RNM. Ảnh hưởng của mực nước biển dâng Theo dự đoán, trong thế kỷ 21, mực nước biển sẽ tăng trung bình từ 0.09-0.88m. Đây sẽ là tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu gây ra cho RNM. Các dữ liệu địa chất cho thấy những lần tăng mực nước biển trước đây có tác động cả xấu lẫn tốt đối với RNM. Nếu mực nước biển tăng đủ chậm, RNM có thể thích ứng bằng cách thay đổi cấu trúc rễ, mọc cao hơn hoặc xa hơn về hướng đất liền, hay tạo nhiều than bùn hơn thông qua quá trình trầm tích. Có một loạt các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái RNM và do đó có thể làm thay đổi tác động của mực nước biển dâng đến RNM như dạng cơ chất, các quá trình bờ, hoạt động kiến tạo địa phương, lượng nước ngọt và trầm tích, độ mặn của đất và nước ngầm. Vùng triều và lượng trầm tích là hai chỉ thị quan trọng nhất về khả năng thích ứng của RNM đối với mực nước biển dâng. Những khu RNM ở vùng triều lớn nhiều trầm tích (ví dụ ở phía bắc Ốt xtơrây-li-a) có khả năng sống sót cao hơn khi mực nước biển dâng so với những khu RNM sống ở vùng triều nhỏ ít trầm tích (ví dụ ở các đảo vùng Ca-ri-bê). Tại các vùng đá vôi hay các vòng cung đảo và san hô, lượng trầm tích thường thấp, RNM khó có khả năng dịch chuyển về phía bờ nên thường rất dễ bị đe dọa khi mực nước biển dâng. Mặc dù trầm tích là một điều kiện thiết yếu để RNM có thể thích ứng với mực nước biển dâng, nhưng quá nhiều trầm tích, chẳng hạn do canh tác nông nghiệp không đúng cách gây ra, sẽ làm bộ rễ hô hấp của cây ngập mặn bị ngạt. Năm tác dụng của rừng ngập mặn khi mực nước biển dâng cao - Thứ nhất, RNM có tác dụng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều. Nhờ có hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất như hệ rễ chống của các loài đước, rễ hình đầu gối của các loài vẹt, rễ thở hình chông của các loài mắm, và bần, cản sóng các tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ cho nên chúng có tác dụng làm chậm dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Nhờ các trụ mầm (cây con) và quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước cho nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm ngập các vùng đất đó. - Thứ hai, RNM có tác dụng làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường. Nghiên cứu của Y.Mazda và cộng sự ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian có triều cường từ ngày 17 đến 21/11/1994 cho kết quả: rừng trang trồng sáu tuổi với chiều rộng 1,5 km đã giảm độ cao của sóng từ 1 m ở ngoài khơi xuống còn 0,05 km khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm không bị xói lở. Còn nơi không có RNM ở gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5 km là 1 m, khi vào đến bờ vẫn còn 0,75 m và bờ đầm bị xói lở. - Thứ ba, RNM bảo vệ đê biển, có thể lấy thí dụ ở huyện Thái Thụy. Huyện có hai tuyến đê số bảy dài 45,1 km, đê số tám dài 41,5 km bao quanh huyện. Hầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng biến đổi khí hậu rừng ngập mặn.doc
Tài liệu liên quan