MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.
LỜI CẢM ƠN.
MỤC LỤC.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
DANH MỤC CÁC BẢNG.
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ.
Phần I: MỞ ĐẦU.
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1.2.1. Mục đích.
1.2.2. Yêu cầu.
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CHÈ.
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố.
2.1.2. Đặc điểm thực vật và giống chè chính.
2.1.2.1. Chè Trung Quốc (Camellia sinensis var. sinensis).
2.1.2.2. Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. assamica).
2.1.2.3. Đặc điểm một số giống chè trồng ở Việt Nam.
2.1.2.3.1. Giống Trung Du.
2.1.2.3.2. Giống Shan.
2.1.2.3.3. Giống PH1.
2.1.2.3.4. Giống 1A.
2.1.2.3.5. Giống TRI777.
2.1.3. Thành phần hóa học cơ bản trong lá chè nguyên liệu .
2.1.3.1. Nước.
2.1.3.2. Polyphenol - tanin chè .
2.1.3.3. Protein và chất chứa nitơ .
2.1.3.4. Ankaloid .
2.1.3.5. Hợp chất pectin .
2.1.3.6. Nhóm chất thơm .
2.1.3.7. Các chất tro .
2.1.3.8. Các sắc tố .
2.1.3.9. Vitamin .
2.1.3.10. Enzyme .
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới .
2.2.1.1. Tình hình sản xuất.
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam.
2.2.2.1. Tình hình sản xuất .
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam.
2.2.2.1. Tình hình sản xuất .
2.2.2.2. Về tình hình tiêu thụ .
2.3. GIỚI THIỆU VỀ POLYPHENOL CHÈ.
2.3.1. Bản chất của Polyphenol chè.
2.3.2. Đặc tính của Polyphenol.
2.3.2.1. Hoạt kháng oxy hóa.
2.3.2.2. Hoạt tính chống khuẩn .
2.3.3. Tiềm năng ứng dụng của Polyphenol chè.
2.4. GIỚI THIỆU VỀ 3 CHỦNG VI KHUẨN.
2.4.1. Bacillus subtilis.
2.4.2. Bacillus cereus.
2.4.3. Proteus.
Phần III: VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP .
3.1. VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
3.1.1. Địa điểm.
3.1.2. Nguyên vật liệu .
3.1.3. Hóa chất sử dụng.
3.1.4. Dụng cụ và thiết bị sử dụng.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu.
3.3.2. Phương pháp xác định polyphenol tổng số trong chè .
3.3.2.1. Chiết xuất polyphenol.
3.3.2.2. Pha loãng.
3.3.2.3. Xây dựng đường chuẩn acid gallic .
3.3.2.4. Xác định hàm lượng polyphenol.
3.3.2.5. Tính kết quả.
3.3.3. Xác định hoạt tính kháng khuẩn của polyphenol.
3.3.3.1. Nguyên lý.
3.3.3.2.Tiến hành.
3.3.3.3. Đọc kết quả.
3.3.3.4. Bố trí thí nghiệm.
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU.
Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
4.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TỔNG SỐ TRONG 3 GIỐNG CHÈ THEO PHƯƠNG PHÁP ISO 14502-1:2005.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN.
4.2. ĐỀ NGHỊ.
Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.
4.1. KẾT LUẬN .
4.3. QUAN HỆ GIỮA HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TRONG NGUYÊN LIỆU ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT CHÈ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
68 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ảnh hưởng của giống chè và chất lượng nguyên liệu đến hoạt tính kháng Bacillus Subtilis, Bacillus Cereus và Proteus SP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những nguyên nhân hàng đầu của nhiễm vi khuẩn B. cereus. Chính vì thế mà có người còn gọi hội chứng cơm chiên. Bào tử B. cereus thường có mặt ở trên ngũ cốc và có thể sống sót khi đun nấu không kỹ. Trực khuẩn còn sống sót phát triển sẽ sinh độc tố.
B.cereus phân bố rộng, trong đất, bụi, không khí, nước... Nó có thể sinh bào tử và sống sót trong tất cả các giai đoạn của quá trình chế biến. Thực phẩm chứa > 104 CPU B.cereus/g có thể coi là không an toàn cho sử dụng. Vi khuẩn này có khả năng gây viêm ruột. Người bị phơi nhiễm vi khuẩn có thể bị viêm ruột trong vòng 1 đến 6 giờ, và dẫn đến tiêu chảy, ói mửa, đau bụng trong vòng 6 đến 24 giờ.
2.4.3. Proteus[6]
Đặc điểm : Proteus là vi khuẩn sống ký sinh ở ruột và các hốc tự nhiên của người. Chúng là loại vi khuẩn “gây bệnh cơ hội”.
Proteus là trực khuẩn gram âm, di động mạnh. Vi khuẩn có nhiều hình thể thay đổi trên các môi trường khác nhau, từ dạng trực khuẩn đến dạng hình sợi dài. Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Trên môi trường thạch dinh dưỡng, khuẩn lạc có một trung tâm lan dần ra, từng đợt, từng đợt , mỗi đợt là một gợn sóng và có mùi thối đặc biệt. Trên môi trường có natri deoxycholate, Proteus mọc thành khuẩn lạc tròn, riêng biệt không gợn sóng, có một điểm đen ở trung tâm, xung quanh màu trắng nhạt.
Nguồn lây nhiễm: Proteus có rộng rãi trong tự nhiên, có trong ruột người và chỉ gây ngộ độc khi có điều kiện, ngộ độc thức ăn do Proteus chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhiều nhất là khi xâm nhập vào thịt sống.
Biểu hiện bệnh: Proteus là một loại vi khuẩn "gây bệnh cơ hội". Chúng có thể gây ra : viêm tai giữa có mủ, viêm màng não thứ phát sau viêm tai giữa ở trẻ còn bú, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết ...
Đặc điểm của các tổn thương và mủ do Proteus gây ra có mùi thối như trong hoại thư do vi khuẩn kị khí gây nên.
Phần III
VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
3.1. VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Thời gian thực hiện: 16/01/10 – 10/05/10.
3.1.2. Nguyên vật liệu
- Chè nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu gồm 3 giống chè : Trung Du, Shan và PH1 với 3 độ non già là : 1 tôm 2 lá, nguyên liệu loại B và nguyên liệu già (2 lá cuối của cành chè). Nguyên liệu được thu hoạch vào đầu vụ (giữa tháng 3/2010) tại trại chè Phú Hộ – Phú Thọ.
- 3 chủng vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Proteus sp. được mua tại viện bảo tàng giống vi sinh vật – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3.1.3. Hóa chất sử dụng
- Nước cất, acetone, ethyl acetate, methanol 70%, cồn 700, (Na2CO3) 7,5%, NaOH 25%, acid gallic monohydrate. Chloroform, gelatin (Trung Quốc). Thuốc thử Folin – Ciocalteu (Đức).
- Môi trường Mueller Hinton (Oxoid ltd., Basingstoke, Hampshire, England)
3.1.4. Dụng cụ và thiết bị sử dụng
- Cân phân tích với độ chính xác 0.001g. Máy lắc ngang (GYROMAXTM, Model 727, USA). Máy quang phổ (UV-VIS 1800 – Shimadzu). Máy sấy chân không. Bếp điện, bếp cách thủy, nồi hấp, tủ cấy vô trùng, tủ ấm, tủ lạnh.
- Bình tam giác các loại, bình định mức, cốc đong, ống nghiệm, micropipet các loại , đĩa petri loại 100mm, que cấy vòng, đèn cồn, cốc thủy tinh.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống và chất lượng nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol
3.2.2. Xác định hoạt tính kháng khuẩn của từng loại nguyên liệu giống Trung du, Shan và PH1 đối với Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Proteus sp.
3.2.3. Đánh giá tương quan giữa hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu với hoạt tính kháng khuẩn
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu
Mẫu chè tươi được hái trên đồi chè theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và một điểm ở giữa. Hái ở các điểm rồi trộn đều và lấy mẫu trung bình theo phương pháp đường chéo. Mẫu sau khi thu hái được vô hoạt enzyme bằng cách hấp ngay ở 950C trong 3 phút, sau đó được sấy khô đến độ ẩm 5% trong máy sấy đông khô (-450C). Mẫu sau sấy được nghiền nhỏ ở kích thước 0,5 -1mm và được bảo quản trong túi PE đựng trong lọ thủy tinh ở 40C.
3.3.2. Phương pháp xác định polyphenol tổng số trong chè
Xác định polyphenol tổng số trong chè theo phương pháp ISO 14502-1 :2005
3.3.2.1. Chiết xuất polyphenol
- Cân chính xác 0,2 ± 0,001 g chè khô (độ ẩm khoảng 5%, kích thước 0,5-1mm, phải trộn đều lấy đại diện) cho vào ống nghiệm hoặc ống chiết (10 ml).
- Cho bình tam giác có chứa dung môi methanol 70% vào bể ổn nhiệt ở 700C trong 30 phút
- Đặt ống nghiệm chứa mẫu vào bể ổn nhiệt ở 700C, để khoảng 1 phút rồi cho 05 ml methanol 70% ở 700C vào ống chiết. Sau đó, lấy ra và khuấy trộn trên Vortex.
- Tiếp tục nâng nhiệt ống chiết trong bề ổn nhiệt (700C) và khuấy trộn lại trên Vortex ở các thời điểm 5 và 10 phút trích ly
- Sau khi chiết (10 phút), dịch chiết được hạ xuống nhiệt độ phòng bằng phương pháp tự nhiên và được ly tâm ở tốc độ 3500 vòng/phút trong 10 phút
- Gạn cẩn thận phần dịch trong phía trên của ống chiết vào một ống nghiệm khắc độ 10 ml (hoặc bình định mức 10 ml). Phần bã tiếp tục được chiết lại một lần nữa với thủ tục như trên. Sau đó dịch chiết sau ly tâm của lần chiết 2 được dồn với lần chiết 1 (trong bình địch mức 10 ml) và dùng methanol 70% ở nhiệt độ thường lên thể tích tới vạch.
3.3.2.2. Pha loãng
Lấy 1 ml dịch chiết ở trên + 99 ml nước cất 2 lần, lắc đều (chuẩn bị trong bình định mức 100 ml). Dịch pha loãng này được sử dụng để xác định hàm lượng polyphenol tổng số.
3.3.2.3. Xây dựng đường chuẩn acid gallic
Đường chuẩn acid gallic được xây dựng trong khoảng nồng độ từ 10 đến 50 μg/ml (dung dịch chỉ sử dụng trong ngày).
3.3.2.4. Xác định hàm lượng polyphenol
- Dùng Pipette chuyển 1 ml nước cất vào ống nghiệm 10 ml (nhắc lại 2 lần) - mẫu trắng.
- Dùng pipette chuyển 1 ml dịch chiết mẫu pha loãng vào các ống nghiệm 10 ml (nhắc lại 2 lần) - Mẫu phân tích
- Dùng pipette cho 5 ml dung dịch Folin-ciocalteu 10% vào mỗi ống nghiệm và lắc đều.
- Sau khi cho folin-ciocalteu 5 phút, tiếp tục cho 4 ml NaCO3 7,5% vào mỗi ống nghiệm, nút miệng ống, lắc đều
- Để các ống phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 60 phút sau đó đo mật độ quang ở 765 nm (cuvet 10 mm, cửa đối chứng là nước cất).
3.3.2.5. Tính kết quả
Hàm lượng polypenol tổng số (WT, % CK) được tính theo công thức:
(Dsample - Dintercept) x Vsample x d x 100
WT =
Sstd x msample x 10.000 x WDM,sample
Trong đó:
Dsample: mật độ quang thu được của dung dịch mẫu
Dintercept: mật độ quang khi x bằng 0
Sstd: giá trị hệ số góc (a)
msample: khối lượng mẫu phân tích (g)
Vsample: thể tích dịch chiết (ml) (10 ml)
d: hệ số pha loãng (100)
WDM,sample: hàm lượng chất khô của mẫu phân tích (%)
3.3.3. Xác định hoạt tính kháng khuẩn của polyphenol
Hoạt tính kháng khuẩn của polyphenol được xác định theo phương pháp xác định đường kính vòng vô khuẩn.
3.3.3.1. Nguyên lý
Dịch chiết chè xanh của các giống khác nhau được nhỏ vào các lỗ thạch trong môi trường nuôi cấy, dưới tác dụng của hoạt chất kháng khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn có sẵn trong môi trường. Đo đường kính vòng vô khuẩn. Từ đó đưa ra kết luận về khả năng kháng khuẩn của các giống chè.
3.3.3.2.Tiến hành
Phương pháp hoạt hóa, chuẩn bị dịch vi khuẩn
Vi khuẩn được tồn trữ trong ống thạch nghiêng và bảo quản lạnh. Từ ống tồn trữ, cấy 1 vòng que cấy vào bình tam giác chứa 50ml môi trường Mueller Hinton (không có agar) đã khử trùng, nuôi cấy lắc ở 370C, 220vòng/phút trong 48h.
Xác định số lượng tế bào vi khuẩn (theo phương pháp đếm trực tiếp bằng buồng đếm hồng cầu), pha loãng bằng nước cất vô trùng để số lượng tế bào vi khuẩn khoảng 106CFU/ml (Dung dịch đã pha loãng này dùng để tiến hành cấy lên môi trường).
Chuẩn bị môi trường
Cân 38g môi trường chuẩn Mueller-Hinton pha với 1000ml nước cất , đun sôi cho tan hết thạch, chia ra các bình tam giác 250ml, hấp khử trùng ở 1210C/15 phút. Để thạch nguội xuống khoảng 40-450C, đổ 25ml môi trường vào mỗi đĩa pettri. Để thạch đông, nhỏ 10μl dịch vi khuẩn 106CFU/ml cho mỗi đĩa, chang đều. Khi bề mặt khô thì tiến hành đục lỗ thạch bằng nút khoan, đường kính lỗ khoảng 6mm.
Chuẩn bị dịch chiết chè
Các giống chè được trích ly theo phương pháp ISO 14502-1:2005. Sử dụng ngay dịch chiết sau khi lên định mức 10ml với methanol 70%, không pha loãng.
Tiến hành
(Tiến hành trong tủ cấy vô trùng, thực hiện đầy đủ các thao tác vô trùng.
Các đĩa thạch có thể được để se mặt thạch trong tủ ấm 37oC/ 30 phút)
Dùng micropipet 100μl với đầu típ vô trùng, chuyển 70μl dịch chiết chè vào các lỗ thạch trong đĩa petri. Nhỏ 70μl methanol 700 vào lỗ thạch đối chứng. Sau đó chuyển các đĩa petri vào tủ lạnh (~10oC) từ 4-8h để dịch khuyếch tán ra thạch. Chuyển sang nuôi trong tủ ấm ở 370C/12h.
3.3.3.3. Đọc kết quả
Sau 12h đọc kết quả.
Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết chè được tính bằng:
D-d
Trong đó: D: đường kính vòng vô khuẩn (mm).
d: đường kính lỗ thạch (mm).
3.3.3.4. Bố trí thí nghiệm
Mỗi đĩa pettri chang một chủng vi khuẩn. Trên đĩa pettri, tiến hành đục 4 lỗ, đường kính lỗ 6mm, mỗi lỗ cách nhau ít nhất 20mm. 03 lỗ được truyền dịch chiết của 3 loại nguyên liệu khác nhau (1 tôm 2 lá, loại B và lá già của cùng một giống), lỗ thứ 4 làm đối chứng. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT 4.0
Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TỔNG SỐ TRONG 3 GIỐNG CHÈ THEO PHƯƠNG PHÁP ISO 14502-1:2005
Để xác định hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu các giống chè nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành xây dựng đồ thị chuẩn của acid gallic, kết quả cho thấy quan hệ giữa nồng độ và giá trị mật độ quang của acid gallic là rất chặt, có độ tin cậy cao (R2= 0,9989) (hình và bảng 4.1). Kết quả xác định giá trị này trong nguyên liệu các giống chè nghiên cứu được thể hiện qua hình và bảng 4.2
Hình 4.2: Hàm lượng polyphenol tổng số trong nguyên liệu chè
Chúng tôi nhận thấy rằng, trong tất cả các loại nguyên liệu của 3 giống chè nghiên cứu thì hàm lượng polyphenol trong chè PH1 là cao hơn cả, sau đó đến giống chè Shan, và thấp nhất là giống Trung du. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa giống PH1 và giống Shan là không lớn. Cụ thể, trong nguyên liệu búp 1 tôm 2 lá, hàm lượng polyphenol của giống Trung du chỉ đạt 20,79%CK trong khi nó lên tới 26,05%CK và 26,59%CK tương ứng trong giống chè Shan và PH1. Đối với nguyên liệu loại B, hàm lượng này trong giống Trung du, Shan và PH1 là 18,85%CK, 20,64%CK và 22,75%CK tương ứng. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy, sự chênh lệch về hàm lượng polyphenol giữa nguyên liệu non (búp 1 tôm 2 lá) và nguyên liệu thường được sử dụng trong chế biến (nguyên liệu loại B) giữa các giống có sự khác biệt khá lớn. Thực vậy, trong khi sự chênh lệch này chỉ khoảng 2%CK với giống Trung du thì nó lên tới khoảng 4-5%CK đối với giống PH1 và giống Shan. Đây có thể sẽ là cơ sở khoa học quan trọng trong việc định giá chất lượng nguyên liệu, tính toán hiệu quả sản xuất đối với cả công nghiệp chế biến cũng như trong việc khai thác các hợp chất polyphenol từ chè tươi nguyên liệu.
Về hàm lượng polyphenol trong các lá chè già chúng tôi nhận thấy, hàm lượng này cũng khá cao trong cả 3 giống nghiên cứu, dao động trong khoảng từ 11,52%CK (giống trung du) đến 14,63%CK (giống PH1), và chiếm khoảng 45 đến 50% so với hàm lượng của nó trong nguyên liệu 1 tôm 2 lá. Điều này mở ra một triển vọng giá trị hoá, nâng cao giá trị kinh tế của cây chè từ việc tận thu các lá chè già, bị bỏ đi trong sản xuất để tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học cao – các polyphenol chè.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN
Để thấy được một trong các đặc tính sinh học quan trọng của polyphenol chè - hoạt tính kháng khuẩn, ảnh hưởng của chất lượng nguyên liệu trong các giống chè nghiên cứu đến khả năng ức chế 3 chủng vi khuẩn B. subtilis, B. cereus và Proteus. sp đã được khảo sát. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Ảnh hưởng giống và chất lượng nguyên liệu đến khả năng kháng của chủng Bacillus subtilis
Giống
Hoạt tính kháng khuẩn
LSD0,05
1 tôm 2 lá
B
2 lá già
Trung Du
4.8Aa
3.8Ab
1.8Ac
0.58
Shan
6.3Ba
5.2Bb
2.3Ac
0.74
PH1
7.3Ca
5.8Cb
2.5Ac
0.94
LSD0,05
0.99
0.58
0.94
A, B, C: Sai khác theo giống
a, b,c : Sai khác theo độ non già
Bảng 4.4: Ảnh hưởng giống và chất lượng nguyên liệu đến khả năng kháng của chủng Bacillus cereus
Giống
Hoạt tính kháng khuẩn
LSD0,05
1 tôm 2 lá
B
2 lá già
Trung Du
12.0Aa
10.5Ab
9.3Ac
0.66
Shan
13.2Ba
11.7Bb
10.0Bc
0.94
PH1
13.7Ba
12.2Bb
10.2Bc
0.82
LSD0,05
0.94
0.94
0.47
A, B, C: Sai khác theo giống
a, b,c : Sai khác theo độ non già
Bảng 4.5: Ảnh hưởng giống và chất lượng nguyên liệu đến khả năng kháng của chủng Proteus sp.
Giống
Hoạt tính kháng khuẩn
LSD0,05
1 tôm 2 lá
B
2 lá già
Trung Du
6.2Aa
5.3Ab
0.3Ac
0.82
Shan
6.0Aa
4.5Ab
0.8Bc
0.67
PH1
8.0Ba
6.2Bb
3.0Cc
1.1
LSD0,05
1.05
0.94
0.47
A, B, C: Sai khác theo giống
a, b,c : Sai khác theo độ non già
Chúng tôi nhận thấy rằng, polyphenol hay dịch chiết chè trong tất cả các loại nguyên liệu của cả 3 giống đều có khả năng ức chế với 3 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Tuy nhiên, mức độ ức chế của các giống và các loại nguyên liệu khác nhau là không giống nhau và khả năng kháng đối với các chủng vi khuẩn khác nhau là khác nhau, cụ thể:
Trong 3 giống chè nghiên cứu, khả năng kháng của giống PH1 là cao nhất, sau đó đến giống Shan và thấp nhất là giống Trung du. Thực vậy, trong nguyên liệu 1 tôm 2 lá, đường kính vòng vô khuẩn của giống PH1 dao động trong khoảng 7,3-13,7 mm (tuỳ chủng vi khuẩn) thì nó chỉ đạt 6,3-13,3 mm đối với giống Shan, hay 4,8-12 mm đối với giống Trung du.
Với các loại nguyên liệu trong cùng một giống, nguyên liệu càng non (hàm lượng polyphenol càng cao) thì khả năng kháng khuẩn càng mạnh.
Với các chủng vi khuẩn thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy, B. subtilis là chủng vi khuẩn có khả năng kháng polyphenol nhất, sau đó đến Proteus sp., chủng B. cereus mẫn cảm nhất đối với polyphenol chè. Thực vậy, đường kính vòng vô khuẩn trong nguyên liệu 1 tôm 2 lá đối với B. subtilis chỉ dao động trong khoảng 4,8 đến 7,3 mm, và chỉ là 6-8 mm đối với Proteus. sp, trong khi nó lên tới 12 đến 13,7 mm đối với B. cereus. Kết quả của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu của M. Pilar Almajano và cộng sự (2007), khi tiến hành nghiên cứu tính chống oxy hoá và kháng khuẩn của nước chè Cameillia sinensis.
4.3. QUAN HỆ GIỮA HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TRONG NGUYÊN LIỆU ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT CHÈ
Để thấy được khả năng tương quan giữa hàm lượng polyphenol hay chất lượng nguyên liệu trong cùng một giống tới khả năng kháng khuẩn của dịch chiết chè, chúng tôi đã tiến hành phân tích thống kê, kết quả được trình bày qua hình 4.3.
Khả năng kháng khuẩn của chè Trung Du
Khả năng kháng khuẩn của chè Shan
Khả năng kháng khuẩn của chè PH1
R1: Bacillus subtilis
R2: Bacillus cereus
R3: Proteus sp
Hình 4.3: Tương quan giữa hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu đến hoạt tính kháng khuẩn
Giống chè Trung
Giống chè Shan
Giống chè PH1
Hình 4.4: hình ảnh thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của các giống chè nghiên cứu
Kết quả chỉ ra rằng, trong cùng một giống, hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu có mối tương quan rất chặt chẽ tới hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết chè. Hệ số tương quan (r2) là rất cao: đạt từ 0,9853 đến 0,9999 đối với giống chè PH1; từ 0,9729 đến 0,9949 đối với giống chè Shan và từ 0,8569 đến 0,9999 đối với giống Trung du. Đây là một cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu ứng dụng hợp chất polyphenol chè trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Phần V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Từ kết quả của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Hàm lượng polyphenol của các giống khác nhau là khác nhau. Trong 3 giống nghiên cứu, PH1 có hàm lượng polyphenol cao nhất, sau đó đến giống Shan và thấp nhất là giống Trung Du.
2. Nguyên liệu càng non, hàm lượng polyphenol càng cao, hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu già vào khảng 45-50% so với nguyên liệu 1 tôm 2 lá.
3. Tất cả các giống nghiên cứu đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với B. subtilis, B. cereus và Proteus sp. Hoạt tính kháng khuẩn diễn biến theo: giống trung du < Shan < PH1, lá già < nguyên liệu loại B < nguyên liệu 1 tôm 2 lá
4. B. subtilis thể hiện khả năng kháng polyphenol chè nhất, B. cereus mẫn cảm nhất với polyphenol chè.
5. Hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu của mỗi giống có mối tương quan chặt tới hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết chè, r2 dao động từ 0,8569 đến 0,9999 tuỳ theo giống chè và chủng vi sinh vật thử nghiệm.
4.2. ĐỀ NGHỊ
1. Tiếp tục thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên một số giống chè khác, đặc biệt một số giống triển vọng hiện nay như LDP1, LDP2, 1A...
2. Tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu tới các chủng vi khuẩn khác, đặc biệt các chủng gây bệnh cho người và các vi khuẩn gây thối hỏng nông sản thực phẩm.
3. Thử nghiệm thêm để khảng định lại mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu tới hoạt tính kháng khuẩn của mỗi giống chè và các giống chè khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Bùi Xuân Sửu (1996). Giáo trình cây công nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Tống Văn Hằng (1985), Cơ sở sinh hoá và kỹ thuật chế biến trà, Tp.HCM.
3. Phạm Thành Quân, Tống Văn Hằng, Nguyễn Hải Hà, Bạch Long Giang (2007). “ Hàm lượng polyphenols tổng, catechin tổng và hoạt tính quét gốc tự do DPPH của một số loại trà xanh trên thị trường Việt Nam”, Tạp chí phát triển KH&CN, Tp HCM, Tập 10, Số 10.
4. Trịnh Ngọc Huế (2009), Nguyên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến hiệu suất trích ly polyphenol từ lá chè tươi Camellia sinensis (L) O. Kuntze và bước đầu nghiên cứu tinh chế sơ bộ chế phẩm polyphenol. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Đỗ Ngọc Quý, Cây chè Việt Nam: sản xuất, chế biến và tiêu thụ, Nhà xuất bản Nghệ An, (2003).
6. Lương Đức Phẩm (2005).Vi sinh vật và an toàn vệ sinh thực phẩm. NXB Nông nghiệp.
8. Vũ Thị Thư, Đoàn Hùng Tiến (đồng chủ biên), Đỗ Thị Gấm, Giang Trung Khoa (2001). Các hợp chất hóa học có trong chè và một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Vũ Thị Vần (2009), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nước chiết chè đến chất lượng vi sinh của xà lách trong quá trình bảo quản. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.
PHẦN TÀI LIỆU TIẾNG ANH
9. Akinori Kiba, Kyon-Ye Lee, Kouhei Ohnishi, Yasufumi Hikichi (2008) . Comparative expression analysis of genes induced during development of bacterial rot and induction of hypersensitive cell death in lettuce. Journal of Plant Physiology 165, 1757-1773.
10. Chen, H., Z. Qu, L.Fu, P. Dong and X. Zhang (2009) Physicochemical Properties and Antioxidant Capacity of 3 Polysaccharides from Green Tea Oolong Tea and Black Tea. Journal of Food Sciebce 74. C469 – C474.
11. Chih – Cheng Lin, Chung – Saint Lin (2005). Enhencement of the storage quality of frozen bonito fillets by glazing with tea extracts. Food control. 16, 169 – 175.
12. Diker K.S., Akan M, Hascelik G and M Yurdakok (1991) . The bactericidal activity of tea against Campylobacter jejuni and Campylobacter coli. Letters Apolypenoll. Microbiol. 12: 34 – 35
13. Ferda Sari, Nihal Turkmen, Gokce polat and Y. Sedat Velioglolu (2007). Total Polyphenol, Antioxidant and Antibacterial Activities of Black Mate Tea. Food Sci. Technol. Res., 13 (3), 265-269, .
14. Kim, S., Ruengwilysup, C., Fung, D.Y. (2004). Antibacterial effect of water-soluble tea extract on foodborne pathogens in laboratory medium and in food model. J. Food Prot., 67, 2608-2612.
15. Katsuhiko Fukai, Tadashi Isigami, Yukihiko Hara (1991). Antibacterial activity of tea polyphenols against phytopathogenic bacteria. Agric. Biol. Chem., 55 (7), 1895-1897.
16. Liang Chen, Zhi Xiu Zhou (2005). Variations of main quanlity components of tea genetic resources (Camellis sinensis (L.) O.Kuntze] preserved in the China National Germplasm tea repository, Plants food for human nutrition 60, p 31-35.
17. Mendel Friendman (2007). Overview of antibacterial, antitoxin, antiviral and antifungal activities of tea flavonoids and teas. Mol. Nutr. Food Res., 51, 116 – 134
18. Molyneux, P. (2004), The use of the stable free radica diphenylpicrylhydrazyl (DPOLYPENOLH) for estimating antioxidant activity, Songklanakarin J. Sci. Technol., 26(2), 211-219.
19. Om P, Sharma , Tej K. Bhat. (2009), “DPOLYPENOLH antioxidant assay revisited”, Food Chemistry, 113 (4), 1202 – 1205.
20. Sua, X., J. Duana, Y. Jianga, J. Shib and Y. Kakudae. (2006). “ Effects of soaking conditions on the antioxidant potentials of oolong tea”. Journalof Food Composition and Analysis. 19(4): 348 – 353.
21. S. Azam, N. Hadi, N.U. Khan, S.M. Had (2004). Prooxidant property of green tea polyphenols epicatechin and epigallocatechin-3-gallate: implications for anticancer properties, Toxicology in Vitro 18, p 555–561.
22. Qiong Guo, Baolu Zhao, Shengrong Shen, Jingwu, Jungai Hu, Wenjuan Xin (1999). ERS study on the structure – antioxidant activity relationship of tea catechins and their epimers, Biochimia et Biophysia Acta 1427, p 13 – 23.
23. Toda M, Okubo S, Ikigai H, Suzuki T and T Shimamura (1991). The protective activity of the tea against infection by Vibrio cholerae 01. J. Apolypenoll Bacteriol. 70: 109 - 112.
LIỆU TỪ INTERNET
24. Công dụng của chè xanh
Ngày truy cập 23/12/2009
25. Một số giống chè ở Việt Nam
14/01/2010 ngày truy cập 14/01/2010
26. Nghiên cứu chiết xuất và xác định tác dụng kháng oxy hoá của polypenol từ lá chè xanh Việt Nam
ngày truy cập 14/01/2010
27. Sự phát triển của cây chè Việt Nam
ngày truy cập 14/01/2010
28. ‘Thành phần hóa học trong lá chè’
ngày truy cập 14/01/2010
29. Hiệp hội chè Việt Nam (2009). ‘Thực trạng ngành chè Việt Nam’, theo Vinanet, ngày 10/09/2009
30. VH – Viettrade (2009). ‘Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới 2009’, Bản tin của cục xúc tiến thương mại, ngày 01/04/2009.
ngày truy cập 14/01/2010
31.‘‘Thị trường chè thế giới năm 2009 và dự báo năm 2010”
32. Disabled World Disability Health News (2009), ‘ Green tea antioxidant properties’ ngày 22/ 06/2009
world.com/medical/supolypenollements/antioxidants/green-tea.php ngày truy cập 10/03/2010
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ
Xử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT 4.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE %CK PP FILE 1-2 10/ 5/10 14:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua 3giong che trong cung loai 1tom2la den ham luong PPche
VARIATE V003 %CK PP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 2 61.7224 30.8612 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 6 .179956 .299926E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 61.9024 7.73780
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 1-2 10/ 5/10 14:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua 3giong che trong cung loai 1tom2la den ham luong PPche
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS %CK PP
Trungdu 3 20.7909
Shan 3 26.0585
PH 3 26.5950
SE(N= 3) 0.999876E-01
5%LSD 6DF 0.345873
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 1-2 10/ 5/10 14:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua 3giong che trong cung loai 1tom2la den ham luong PPche
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 9) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
%CK PP 9 24.481 2.7817 0.17318 0.7 0.0000
BALANCED ANOVA FOR VARIATE %CK PP FILE B 10/ 5/10 15: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua 3giong che cung loai B den ham luong PPche
VARIATE V003 %CK PP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONGCHE$ 2 22.8511 11.4256 575.80 0.000 2
* RESIDUAL 6 .119057 .198428E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 22.9702 2.87127
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B 10/ 5/10 15: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua 3gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của giống chè và chất lượng nguyên liệu đến hoạt tính kháng bacillus subtilis, bacillus cereus và proteus sp.doc