MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 3
I. ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 3
1. Khái niệm 3
2. Đặc điểm của động lực người lao động. 3
3. Các học thuyết về tạo động lực lao động 5
3.1 Học thuyết kì vọng của Victor V.Room 5
3.2 Động lực nội tại_ quan điểm của Hackman và Oldham. 8
II. Lao động gián tiếp trong tổ chức 10
1. Khái niệm 10
2. Đặc điểm của lao động gián tiếp trong tổ chức 10
3. Vai trò của lao động gián tiếp trong tổ chức 11
III. Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý 13
1. Khái niệm 13
2 Các học thuyết về lãnh đạo 13
2.1 Học thuyết hành vi của Robert Blake và Jane Mouton 13
2.2 Học thuyết con đường-mục tiêu của Robert House 16
3 Các loại phong cách lãnh đạo 18
3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 18
3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 18
3.3 Phong cách lãnh đạo tự do 20
3.4 Các kĩ năng lãnh đạo cần thiết 21
3.5 Vai trò của phong cách lãnh đạo trong vấn đề tạo động lực 22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI. 25
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
1.1 Lịch sử hình thành của công ty. 25
1.2 Tầm nhìn, chiến lược của công ty. 29
1.3 Phương hướng phát triển của công ty 29
1.4 Cơ cấu và đặc điểm lao động trong Công ty 30
1.4.1 Cơ cấu và đặc điểm chung về lao động của toàn công ty 30
1.4.2 Cơ cấu và đặc điểm của lao động gián tiếp trong công ty 33
1.5 Đặc điểm hoạt động tại các phòng ban của công ty 34
1.6 Các hoạt động quản trị nhân sự trong Công ty 36
1.6.1 Tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực 36
1.6.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 38
1.6.3 Đánh giá thực hiện công việc 41
1.6.4 Công tác an toàn lao động 42
1.6.4 Hoạt động kiểm tra thanh toán lương. 43
1.6.5 Công tác BHXH 46
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 47
1. Nguồn gốc thông tin thu thập trong bảng hỏi 47
2. Công cụ quản lí và tiêu chí đánh giá hiệu quả của phong cách lãnh đạo tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội 48
2.1 Các công cụ quản lí được lãnh đạo sử dụng để quản lí nhân viên. 48
2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của phong cách lãnh đạo 50
3. Quan điểm của người lãnh đạo và nhân viên về phong cách lãnh đạo. 53
3.1 Quan điểm của người lãnh đạo về phong cách lãnh đạo 53
3.2 Khảo sát ý kiến của nhân viên về kiểu phong cách lãnh đạo phù hợp. 55
3.3 Những đặc điểm về phong cách lãnh đạo được áp dụng tại công ty 57
3.4 Ảnh hưởng của các loại phong cách lãnh đạo này trong việc tạo động lực của các nhân viên dưới quyền. 62
3.4.1. Những ảnh hưởng tích cực: 62
3.4.2 Những ảnh hưởng tiêu cực 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 67
1. Nghiên cứu những kì vọng của loại lao động này đối với tổ chức 67
2. Tạo môi trường làm việc thoải mái cho loại lao động này 68
3. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi nhanh chóng 69
4. Quan tâm và khuyến khích hoạt động sáng kiến trong công ty 70
5. Tạo cơ hội phát triển bản thân cho lao động gián tiếp 71
6. Nâng cao giá trị thực của công việc 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 75
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của lao động gián tiếp tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sứ…Công ty đã khẳng định mình là một đối tác tin cậy của các bạn hàng trong và ngoài nước.
Sau 45 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng:
Một huân chương lao động hạng nhất
Một huân chương lao động hạng nhì
Một huân chương lao động hạng ba
Một huân chương chiến công hạng ba
Đảng bộ công ty nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 2004 đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc.
Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hà Nội tặng cờ và đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
Đoàn thanh niên CS HCM công ty đạt danh hiệu vững mạnh.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QSM cấp chứng chỉ ISO 9002 và đang triển khai ISO 14000, SA 8000 và TQM.
Sản phẩm của công ty đạt nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
1.2 Tầm nhìn, chiến lược của công ty.
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để phấn đấu trở thành một đơn vị sản xuất có uy tín trong ngành dệt may, da giầy. Mặt khác trở thành nhà sản xuất quần áo chất lượng cao cung cấp cho thị trường EU và Mỹ.
Mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành một công ty có thị phần cao nhất cả nước trong ngành dệt may
Mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh đầu tư xây dựng cơ bản: xây dựng nhà ở, siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê.
1.3 Phương hướng phát triển của công ty
Tập trung mọi nguồn lực phát triển nhanh vốn, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm sản xuất kinh doanh. Trước mắt hoàn hoàn thiện sản phẩm may thêu, sau đó mở rộng hướng sản xuất sản phẩm mới. Tiếp tục mở rộng sản phẩm dệt, sợi may thêu ở khu công nghiệp Đồng Văn, phát huy công suất tự có và đầu tư mới, đầu tư theo chiều sâu trang bị, may móc, dây chuyền công nghiệp phục vụ sản xuất.
Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm áp dụng thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2000, TQM, ISO 14000, SA 8000 để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm chất lượng cao, khó cạnh tranh.
Bảo đảm tốc độ phát triển hàng năm từ 16-18% đối với các chỉ tiêu Tổng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp và Doanh thu, thu nhập người lao động tăng 4,1%
Bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu của sản xuất của nền kinh tế thị trường.
Phấn đấu đến năm 2010 đầu tư xong nhà máy liên hợp sợi, dệt, nhuộm và may ở khu côn nghiệp Đồng Văn.
1.4 Cơ cấu và đặc điểm lao động trong Công ty
1.4.1 Cơ cấu và đặc điểm chung về lao động của toàn công ty
Có thể nói nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của bất kì một công ty nào. Với những số liệu tổng quan về nguồn nhân lực trong công ty , chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích những đặc điểm về tình hình lao động trong công ty. Từ đó thấy được những điểm mạnh cũng như những mặt còn chưa được của nguồn nhân lực trong công ty.
Bảng 1: Số liệu về cơ cấu lao động công ty Dệt 19/5.
STT
Năm
chỉ tiêu
2004
2005
2006
1
Phân theo tính chất công việc
-
Lao động trực tiếp
700
752
797
-
Lao động gián tiếp
47
58
74
2
Phân loại theo trình độ
-
Trình độ ĐH- CĐ
40
48
55
-
Trung cấp
7
10
19
-
Thợ bậc cao(bậc 4-7)
60
90
105
-
Thợ bậc TB(bậc 2-3)
640
662
692
3
Phân loại theo chức năng công việc
-
Lãnh đạo đơn vị
3
4
4
-
Cán bộ chủ chốt
20
29
45
-
Cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật
24
25
25
-
Công nhân kỹ thuật
700
752
797
4
Phân loại theo bộ phận
-
Phân xưởng dệt
160
180
207
-
Phân xưởng sợi
200
250
268
-
Phân xưởng may – thêu
326
307
312
-
Văn phòng
50
60
70
-
Bộ phận hoàn thành
6
7
8
-
Bộ phận KCS
5
6
6
Tổng lao động
747
810
871
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)
Ngoài bảng số liệu trên, ta còn có số liệu lao động như sau:
Năm 2006: số lượng lao động nam là 199 người chiếm 22,8%, số lượng lao động nữ là 674 người chiếm 77,2%
Năm 2007: tổng số lao động là 965 người. Trong đó, lao động nam là 245 người tương ứng với 25,39% và lao động nữ là 720 người chiếm 74,61%.
Qua số liệu trên ta thấy:
- Tổng số lao động qua các năm của công ty không ngừng tăng lên ( Luôn trên mức 7,5%), đặc biệt là năm 2007 tăng 10,79% so với năm 2006, điều này thể hiện quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô lao động trực tiếp lại chậm (5,98 - 7,44%) còn quy mô lao động gián tiếp lại tăng nhanh chóng (23,4% - 27,58%). Ở đây ta thấy rằng tương quan sự gia tăng quy mô lao động giữa 2 loại lao động này đang thể hiện một xu hướng không tốt đối với hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty nói riêng.
- Lao động nữ trong công ty chiếm một tỷ lệ khá lớn, tuy nhiên gần đây tỷ lệ này có xu hướng giảm dần (từ 77,2% xuống còn 74,61%) đây là một xu hướng thể hiện cơ cấu giới tính trong công ty đang ngày càng cân bằng và hợp lý.
- Chất lượng lao động qua các năm cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ thợ bậc cao tăng từ 15% - 16,67%, tỷ lệ lao động có trình độ CĐ - ĐH cũng tăng lên đáng kể (14,58% - 20%), chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực trong công ty đang ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên chất lượng lao động hiện nay thực sự vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra.
- Một thực tế nữa mà ta có thể thấy là số lao động trong lĩnh vực dệt của công ty đang gia tăng với tốc độ lớn nhất (12,5% - 15%), cùng với việc đầu tư mạnh mẽ trang thiết bị cho các phân xưởng dệt có thể thấy phần nào ngành dệt là ngành đang được công ty quan tâm đầu tư và phát triển.
1.4.2 Cơ cấu và đặc điểm của lao động gián tiếp trong công ty
Bảng 2: Cơ cấu lao động gián tiếp
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
Tổng số lao động
47
100
58
100
74
100
73
100
Lao động nữ
33
70,2
41
70,7
50
67,6
51
69,8
Lao động nam
14
29,8
17
29,3
24
32,4
22
30,2
Lãnh đạo và quản lý
Nam
5
10,6
5
8,6
5
6,8
5
6,8
Nữ
6
12,7
7
12
7
9,5
7
9,6
Nhân viên
<30 tuổi
11
23,4
15
25,8
22
29,7
21
28,8
30-45 tuổi
17
36,2
24
41,4
31
41,9
31
42,4
> 45 tuổi
7
17,1
7
12
9
21,1
9
12,4
Nguồn: Phòng Lao động Tiền lương
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động gián tiếp ta nhận thấy đa số các nhân viên ở đây đều còn khá trẻ tuổi, trong đó độ tuổi từ 30-45 tuổi là chiếm phần lớn (42,4% năm 2007). Độ tuổi này có đặc điểm có khá nhiều kinh nghiệm làm việc, có xu hướng gắn bó với công việc và tổ chức mình đang làm. Do đó lao động này chiếm phần lớn sẽ làm cầu nối giữa những thế hệ cũ và thế hệ mới tìm hiểu và hoà đồng tốt với nhau. Từ đó tạo nên một môi trường làm việc thân thiện hơn.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đội ngũ lao động trong công ty đang dần dần được trẻ hoá. Tỉ lệ lao động dưới 30 tuổi đang làm việc tại công ty ngày càng nhiều. Chính lực lượng này đang dần dần mang đến những phong cách làm việc và suy nghĩ mới mẻ trong công ty. Tuy nhiên đây cũng là lực lượng thường xuyên rời bỏ công ty nhất, gây cho công ty những thiệt hại nhất định. Đây chính là điểm mà cấp lãnh đạo trong công ty cần chú ý, quan tâm để giải quyết dứt điểm tránh để mất đi những người lao động giỏi, tài năng.
Đội ngũ lao động ở độ tuổi >45 tuổi là ít nhất. Đội ngũ này có đặc điểm dày dạn kinh nghiệm làm việc, thích sự ổn định trong công việc. Đội ngũ này là tấm gương cho các nhân viên trẻ khác về tính kiên trì và trách nhiệm khi thực hiện công việc.
1.5 Đặc điểm hoạt động tại các phòng ban của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đảm bảo các hoạt động được tiến hành có hiệu quả và thông suốt. Với cơ cấu công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức của công ty Dệt 19/5
Tổng Giám Đốc
PTGĐ phụ trách kinh doanh
P.KH Thị trường
P.Vật Tư
Các Nhà Máy
P.Kỹ Thuật
P.Qlý Chất lượng
P. Đtư Phát Triển
P. TC Lao Động
P. Tài Vụ
P. Văn Thư
PTGĐ phụ trách KT& Đầu Tư
PTGĐ Nội chính
Khu vực liên doanh liên kết
* Ban lãnh đạo gồm có: 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc trong đó 1 phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật và đầu tư, 1 phó tổng giám đốc nội chính và 1 phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.
- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân, là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, phụ trách và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Trợ giúp cho tổng giám đốc có 3 phó tổng giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động của công theo sự phân công của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về những việc được giao.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật và đầu tư: phụ trách về mặt quản lý tài sản cố định cảu công ty (máy móc thiết bị, nhà xưởng), kỹ thuật sản xuất của công ty. Ngoài ra còn phụ trách về các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư mới và cải tạo lại). Phụ trách trực tiếp phòng kỹ thuật sản xuất, phòng quản lý chất lượng và phòng đầu tư phát triển.
- Phó tổng giám đốc nội chính: phụ trách các công tác hành chính, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, lập kế hoạch sử dụng và quản lý vốn trong công ty. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng tài vụ, phòng tổ chức lao động, phòng văn thư.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách hoạt động Marketing tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty, phối hợp với phòng kế hoạch để lên kế hoạch sản xuất hàng tháng, chỉ đạo phòng vật tư xác định nhu cầu về vật tư phù hợp với yêu cầu và tiến độ sản xuất. Phụ trách trực tiếp phòng kế hoạch thị trường, phòng vật tư và các nhà máy.
Ngoài ra công ty còn có các phòng ban chức năng giúp giám đốc quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. Một số chức năng của các phòng ban chính như sau:
Phòng kế hoạch thị trường: nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho lãnh đạo xây dựng, chỉ đạo và thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kế hoạch vật tư kỹ thuật trong công ty, giúp công ty chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ động ký kêt hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác. Mặt khác tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Phòng vật tư: tham gia lập kế hoạch tiêu thụ vật tư, quản lý và cung ứng vật tư đầy đủ và kịp thời với tiến độ sản xuất. Tìm kiếm những nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định và có chất lượng tốt. Chỉ đạo, tổ chức công tác bốc dỡ vận chuyển vật tư, hàng hoá và bảo quản tốt chúng.
Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch tài chính, quản lý vốn của công ty và chuẩn bị, cung ứng cho các hoạt động sản xuật kinh doanh. Mặt khác, hạch toán chi phí các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn, hạch toán các nguồn thu của công ty, kiểm tra báo cáo tài chính, chứng từ thanh toán, cân đối bảng kế toán và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tham gia thẩm định các phương án đầu tư.
Phòng tổ chức lao động tiền lương: với nhiệm vụ chủ yếu là giúp giám đốc quản lý toàn bộ lao động tỏng công ty, xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng, phúc lợi cho các cán bộ công nhân viên, tổ chức đào tạo và tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất, điều động lao động giữa các bộ phận, giải quyết các chế độ chính sách cho công nhân viên chức.
1.6 Các hoạt động quản trị nhân sự trong Công ty
1.6.1 Tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực
* Mục đích:
Tuyển chọn lao động vào làm việc tại công ty đáp ứng nhu cầu nhu cầu lao động cần về trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, độ tuổi, sức khoẻ, để phục vụ cho SXKD có hiệu quả cao.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty.
Đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp và công bằng xã hội.
* Nội dung của công tác tuyển dụng:
Chuẩn bị:
+ Kế hoạch tuyển dụng năm đã được Giám đốc phê duyệt.
+ Kế hoạch tác nghiệp tiến độ tuyển dụng của phòng đăng ký trong tháng, quý, năm.
Các bước công việc:
+ Hình thức thông báo tuyển dụng bao gồm: thông báo trong toàn công ty. nếu nhu cầu lớn thì có thể thông báo tới các địa phương, phường, xã các trung tâm dịch vụ việc làm, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, thông báo trên báo, truyền hình…
+ Nội dung thông báo tuyển dụng: ngành nghề tuyển dụng, số lượng lao thợ sau đào tạo, kinh phí học tập, chế độ làm việc sau khi được tuyển dụng và tiêu chuẩn tuyển dụng.
+ Tiến hành tuyển dụng: cán bộ tuyển dụng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lý lịch có xác nhận của cơ quan xã, phường về nơi ở, giấy khai sinh, bằng văn hoá.
+ Lên danh sách lao động dự tuyển
+ Tổ chức khám sức khoẻ, phối hợp với phòng y tế để khám sức khoẻ tại trung tâm y tế.
+ Tổng hợp danh sách lao động đủ tiêu chuẩn tuyển dụng theo tiêu chuẩn đã được thông qua.
+ Tổ chức phỏng vấn lao động dự tuyển (Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phỏng vấn trực tiếp người lao động) theo hình thức cá nhân hoặc tập thể.
+ Lên danh sách chính thức lao động đạt tiêu chuẩn qua phỏng vấn trình Giám đốc phê duyệt.
+ Kí hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo (đối với lao động phải qua đào tạo) trình Giám đốc trình giám đốc phê duyệt.
+ Lưu hồ sơ vào tủ hồ sơ của phòng theo vần A, B,C…
1.6.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
* Mục đích:
Đào tạo, bổ túc nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất trong công ty. Đáp ứng được trình độ tay nghề trong sản xuất.
Đào tạo lao động phổ thông chưa có nghề, bổ sung lực lượng cần cho sản xuất của công ty.
Đào tạo bổ túc nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên quản lý trong công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong kinh tế thị trường.
Đào tạo kỹ sư, cử nhân kinh tế, cao đẳng trung cấp thâm nhập thực tế sản xuất kinh doanh của công ty.
* Nội dung công việc:
Căn cứ để đào tạo:
Kế hoạch đào tạo năm kế hoạch đã được giám đốc phê duyệt.
Kế hoạch tác nghiệp tháng, quý về đào tạo hoặc các phương án triển khai đào tạo trong công ty.
Thủ tục đào tạo
Đào tạo tại công ty
Xây dựng đề cương giảng dạy
+ Chọn giáo viên, viên chức trong công ty. Soạn giáo án giảng dạy (nếu chưa có) và trình giám đốc phê duyệt.
Soạn thảo quyết định mở lớp, khoá đào tạo, trình giám đốc phê duyệt bao gồm những nội dung sau:
+ Tên khoá, lớp đào tạo.
+ Nội dung đào tạo
+ Số lượng học viên (có danh sách kèm theo)
+ Thời gian đào tạo
+ Kinh phí đào tạo: Kinh phí trả cho giáo viên, tài liệu học tập.
+ Phụ cấp cho học viên
+ Yêu cầu trình độ đạt được sau đào tạo
Xây dựng lịch giảng dạy
+ Lịch giảng dạy bao gồm: ngày tháng năm giảng dạy, tên giáo viên được phân công giảng dạy, nội dung giảng dạy, số tiết giảng dạy, lịch phân công dạy thực hành tay nghề. Thêm vào đó là danh sách giáo viên dạy thao tác và kèm cặp học viên.
+ Tổ chức theo dõi phần thực hành: dạy lý thuyết và thực hành cho các khoá, lớp (cán bộ phụ phụ trách đào tạo thực hiện).
Đánh giá kết quả đào tạo
+ Phần lý thuyết: tổ chức thi lý thuyết cho học viên, giao cho giáo viên chấm thi và lên kết quả toàn khoá, lớp.
+ Phần tay nghề: tổ chức thi tay nghề cho học viên
Phối hợp với các phân xưởng lên kế hoạch thi tay nghề và bố trí giáo viên chấm thi.
Tổng hợp kết quả thi tay nghề và xếp loại giỏi, khá, trung bình, không đạt yêu cầu trình lên Tổng giám đốc phê duyệt.
Lưu kết quả đào tạo: lưu kết quả đào tạo vào hồ sơ đào tạo của phòng trong năm và ghi vào hồ sơ đào tạo cá nhân.
Thanh toán chi phí đào tạo:
Thanh toán tiền phụ cấp soạn thảo giáo án, bồi dưỡng giảng dạy cho giáo viên dạy lý thuyết và kèm cặp tay nghề cho học viên.
Hàng tháng thanh toán kinh phí học tập (tiền lương, tiền ăn) cho học viên theo HĐLĐ đã được Tổng giám đốc ký.
Gửi đào tạo các trường lớp ngoài công ty:
Căn cứ gửi đào tạo:
Đối với công nhân sản xuất: gửi đào tạo nhưng ngành nghề kỹ thuật mà công ty chưa có đủ điều kiện để đào tạo, gửi đào tạo tại các lớp bổ túc nâng cao, đào tạo nâng lương mà công ty chưa có đủ điều kiện để đào tạo, gửi đi đào tạo tại các lớp chiêu sinh của sở ban ngành (có giấy chiêu sinh kèm theo) các trường ĐHTC, CĐTC, trung cấp tại chức…
Đối với việc đào tạo cán bộ, nhân viên quản lý: gửi đi đào tạo các lớp chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ về phục vụ SXKD của công ty (kể cả các lớp đào tạo tại chức chuyên tu) hoặc gửi đi đào tạo chuyên ngành theo yêu cầu của sở ban ngành chiêu sinh.
Thủ tục gửi đi đào tạo:
Lập danh sách trích ngang CBCNV thuộc đối tượng đào tạo bao gồm các thông tin sau:
Số thứ tự
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nghề nghiệp
Trình độ chuyên môn
Trình Tổng giám đốc phê duyệt danh sách trích ngang.
- Dự thảo hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo trình Tổng giám đốc phê duyệt.
- Đối với các lớp chiêu sinh ngắn ngày của sở, ban, ngành, thành phố thì trình Tổng giám đốc danh sách CBCNV cử đi học và duyệt kinh phí đào tạo (nếu có) cho đơn vị đào tạo.
- Gửi thủ tục: danh sách trích ngang, hợp đồng đào tạo, kinh phí đào tạo cho đơn vị đào tạo (nếu có).
- Nhận thông báo triệu tập học viên từ đơn vị đào tạo thông báo cho CBCNV trong danh sách và gửi tới các đơn vị có người đi học để bố trí sắp xếp công việc tạo điều kiện cho học viên đi học đúng thời gian.
- Lưu kết quả đào tạo: sau thời gian đào tạo các học viên nộp chứng nhận bằng cho cán bộ đào tạo và được lưu các kết quả đào tạo của học viên vào hồ sơ đào tạo cá nhân.
- Thanh toán kinh phí đào tạo:
Thanh toán hợp đồng hoặc biên lai nộp tiền với đơn vị đào tạo và phòng tài vụ của công ty.
Đối với CBCNV theo học tại chức, chuyên tu thì tự nộp học phí theo yêu cầu của nhà trường sau đó đem biên lai về công ty để thanh toán.
Thanh toán tiền lương cho học viên (nếu có) trình Tổng giám đốc phê duyệt.
1.6.3 Đánh giá thực hiện công việc
* Mục đích:
- Đánh giá chính xác những cống hiến của người lao động đối với công ty
- Đảm bảo tính minh bạch, công bằng, nâng cao hiêụ quả của công tác quản lý.
- Đưa ra cơ sở để người lao động hưởng các mức lương, thưởng .
* Đánh giá hoàn thành công việc
Đầu mỗi tháng, nhân viên phải đăng ký trước khối lượng công việc mà mình phải hoàn thành trong tháng tới và có một bảng theo dõi quá trình đi làm cũng như thực hiện nội quy của nhân viên. Đây cũng chính là tiêu chuẩn để đánh giá sự thực hiện của nhân viên và là căn cứ để tăng lương. Còn đối với công nhân, việc đánh giá thực hiện công việc thông qua bảng theo dõi quá trình làm việc, việc chấp hành nội quy và khối lượng sản phẩm công nhân đó hoàn thành.
Cán bộ quản lý trực tiếp nhân viên tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên định kì 1 năm 2 lần. Bản đánh giá này do nhân viên trực tiếp kê khai và được hoàn thiện trên cơ sở thảo luận đối thoại giữa nhân viên và cán bộ quản lý trực tiếp và phải được cán bộ quản lý trên một cấp xác nhận. Điểm đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển là cơ sở xem xét và quyết định các hình thức xử lý sau đánh giá.
Cán bộ quản lý trực tiếp nhân viên có thể tiến hành đánh giá nhân viên sau khi hoàn thành xong một công việc nào đó hoặc đánh giá đột xuất khi trưởng bộ phận yêu cầu.
Đối với cán bộ là trưởng, phó các đơn vị cấp Công ty/ Chi nhánh thì điểm bảo vệ kế hoạch kinh doanh của đơn vị theo định kì là điểm đánh giá mức độ hoàn thành công việc của trưởng, phó đơn vị.
1.6.4 Công tác an toàn lao động
* Mục đích:
Cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác ATLĐ và triển khai thực hiện những chỉ thị của nhà nước về ATLĐ và nôi quy lao động tại doanh nghiệp.
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ CNV trong công ty thường xuyên thực hiện tốt ATLĐ trong sản xuất và công tác.
Thực hiện các chế độ của nhà nước về bảo đảm ATLĐ trong sản xuất và công tác xử lý các cá nhân và tập thể vi phạm nội quy ATLĐ trong công ty
* Nội dung công việc:
Tìm hiểu và nắm chắc những nội dung cơ bản về công tác ATLĐ trong doanh nghiệp được nhà nước quy định.
Dự kiến danh sách thành lập Hội đồng BHLĐ trong công ty trình Tổng giám đốc phê duyệt ra quyết định.
Soạn thảo công tác về trách nhiệm công tác BHLĐ trong công ty của từng cá nhân cán bộ từ trưởng phòng trở lên và trách nhiệm của người lao động trình Tổng giám đốc phê duyệt.
Lập kế hoạch BHLĐ hàng năm.
Báo cáo thực hiện công tác ATLĐ tại công ty định kỳ 1 năm 2 lần
Lập sổ theo dõi về công tác ATLĐ trong công ty.
Thành lập mạng lưới an toàn viên tại các tổ sản xuất.
Lập kế hoạch may hoặc mua trang thiết bị BHLĐ để cấp phát cho người lao động
Tổ chức triển khai huấn luyện nghiệp vụ ATLĐ và nội quy ATLĐ cho công nhân trước khi vào sản xuất.
Lập kế hoạch đo kiểm tra môi trường hàng năm.
Nhiệm vụ cụ thể hàng ngày:
Kiểm tra vệ sinh môi trường và vệ sinh lao động trong công ty.
Kiểm tra an toàn của nhà xưởng, thiết bị điện, các thiết bị áp lực khác.
Kiểm tra việc thực hiện công tác ATLĐ của CBCNV trong sản xuất và công tác.
Kiểm tra và bàn giao công tác PCCC tại các phân xưởng và bảo vệ.
Lập biên bản những cá nhân, tập thể vi phạm nội quy ATLĐ tuỳ theo mức độ nặng nhẹ thì xử phạt hành chính, kỉ luật hoặc truy tố trước pháp luật.
1.6.4 Hoạt động kiểm tra thanh toán lương.
* Mục đích:
- Kiểm tra độ chính xác tính toán của nhà máy và khắc phục các sai sót.
- Làm cơ sở thanh toán tiền lương cho công nhân.
- Đảm bảo nguyên tắc trả lương và đảm bảo đúng quy định của công ty.
- Làm cơ sở cho việc tính thưởng cuối năm.
* Nội dung công việc:
Kiểm tra ngày công
Căn cứ vào bảng chấm công của nhà máy
Đối chiếu bảng công với bảng thanh toán lương
Kiểm tra lương
Thời gian kiểm tra lương :
Thời gian kiểm tra lương nhà máy sợi (1 ngày)
Thời gian kiểm tra lương nhà máy dệt ( 1 ngày)
Thời gian kiểm tra lương nhà máy may thêu (1 ngày)
Thời gian kiểm tra lương văn phòng + KCS (1 ngày)
Thời gian sửa chữa sai xót cho các bộ phận (1 ngày)
A1: Kiểm tra lương sản phẩm
Bước 1: Kiểm tra về số lượng sản phẩm
Đối chiếu kiểm tra hoá đơn nhập kho về số lượng, chát lượng từng loại vải
Đối chiếu kiểm tra hoá đơn nhập vải của công ty và vải mua ngoài để kiểm tra số kiện vải cho bộ phận hoàn thành.
Bước 2: Kiểm tra về đơn giá
Đối chiếu kiểm tra đơn giá từng loại sản phẩm
Cân đối sản lượng các ca
Bước 3: Kiểm tra cách tính tỉ lệ loại 1, loại 1v, loại 2…
Căn cứ vào quy định của phòng KCS quy định
A2 : Kiểm tra lương khác
Kiểm tra lương bảo toàn
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành của phòng KTSX và phân xưởng để tính số công được thanh toán.
Căn cứ vào tiền lương 1 công để tính
Kiểm tra lương soạn hàng
Căn cứ vào sản lượng của dệt
Căn cứ vào biểu chất lượng của KCS
Kiểm tra theo đơn giá từng loại vải.
Kiểm tra lương văn phòng - Bộ phận quản lý
Căn cứ vào chỉ tiêu được xây dựng theo kế hoạch
Bước 1: Kiểm tra các chỉ tiêu tính lương của từng bộ phận
Tính lương của Tổng giám đốc dựa vào mức độ hoàn thành công việc của toàn công ty.
Tính lương của Phó tổng giám đốc phụ trách SXKD:
25% tính theo GTSXCN
25% tính theo DTTT
50% tính theo nhiệm vụ của các bộ phận phụ trách
Tính lương của Phó Tổng Giám đốc phụ trách nội chính
25% tính theo GTSXCN
25% tính theo DTTV
50% tính theo nhiệm vụ của các bộ phận phụ trách
Tính lương của Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư và kỹ thuật
50% tính theo GTSXCN
50% tính theo nhiệm vụ của các bộ phận
Tính lương cho phòng kế hoạch dựa vào doanh thu tiêu thụ
Tính lương cho phòng tài vụ dựa vào doanh thu tiền về
Tính lương cho nhân viên bảo vệ và vệ sinh căn cứ vào mức lương khoán cố định của từng người
Tính lương cho các phòng còn lại dựa vào chỉ tiêu GTSXCN
Tính lương cho quản lý các nhà máy căn cứ vào kế hoạch sản xuất của nhà máy
Bước 2: Cách tính lương
Căn cứ vào lương khoán của từng người
50% tiền lương tính theo % HTKH các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất
50% tính theo sổ nhiệm vụ của từng người
Yêu cầu chất lượng: chính xác, nhanh gọn, đúng thời gian.
1.6.5 Công tác BHXH
Cán bộ nhân viên được tính đóng BHXH, BHYT kể từ ngày kí hợp đồng lao động đầu tiên với công ty.
Định kì 3 tháng, cán bộ nhân sự Công ty/ Chi nhánh lập danh sách đề nghị xếp lương Nhà nước cho nhân viên, định kì 6 tháng lập danh sách nâng lương Nhà nước sau đó trình Tổng giám đốc công ty phê duyệt. Tổng giám đốc căn cứ vào danh sách duyệt để kí quyết định xếp lương và nâng lương cho từng nhân viên.
Lập danh sách và làm sổ BHXH, tiến hành làm thẻ BHYT cho nhân viên, căn cứ vào loại hợp đồng lao động được ký để xếp loại chế độ chính sách được hưởng cho nhân viên theo quy định của Công ty.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP
1. Nguồn gốc thông tin thu thập trong bảng hỏi
Các thông tin được sử dụng trong chuyên đề ngoài các số liệu, thông tin được công ty cung cấp trong thời gian thực tập, để có thêm thông tin phục vụ cho đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các đối tượng về các vấn đề liên quan đến phong cách lãnh đạo.
- Mục đích của việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi là tìm hiểu tác động của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc thông qua quan điểm của 2 đối tượng: đối tượng quản lí và đối tượng bị quản lí. Thứ nhất, tìm hiểu về quan điểm của các đối tượng về phong cách quản lí là gì? Thứ 2, tìm hiểu những phong cách quản lí nào được thể hiện trong quá trình lãnh đạo quản trị nhân viên? Thứ 3, phong cách quản lí có tác động như thế nào đến động lực làm việc của họ? Cuối cùng là kiến của nhân viên và lãnh đạo trong việc hoàn thiện phong cách lãnh đạo phù hợp với tính cách của nhân viên.
- Thời gian tiến hành khảo sát bắt đầu từ ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33108.doc