Chuyên đề Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh phân trắng lợn con nuôi trong nông hộ ở một số xã thuộc huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc

bệnh tích thể hiện chủ yếu ở quanh bụng. ruột non bị viêm cata kèm theo xuất huyết, mạch máu vàng héo, ruột sưng, mềm, đỏ tấy do xung huyết. niêm mạc ruột non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhầy, có nhiều dạng xuất huyết khác nhau. gan bị thoái hoá màu đất sét, túi mật căng và dài ra do chứa đầy mật. cơ tim nhão, dạ dày, manh tràng chứa đầy sữa đặc. chất chứa trong ruột lỏng, có màu vàng. máu loãng, màu thẫm. xác chết của lợn gầy, bụng hóp.

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh phân trắng lợn con nuôi trong nông hộ ở một số xã thuộc huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân có thể làm cho lợn con tăng mức độ nhiễm e.coli là: - lượng sữa mẹ ít, lợn con đói phải gặm mút lung tung, trong đó có nước, rơm, chất độn chuồng, chất thải bị nhiễm e.coli. - chuồng bẩn, lợn con luôn bú lợn mẹ có bầu vú bị nhiễm e.coli. - lợn mẹ bị viêm vú, đặc biệt là do e.coli gây ra. khi bú sữa của lợn mẹ bị viêm vú, lợn con sẽ bị tiêu chảy ngay sau đó. - lợn con không được bú sữa đầu, trong khi đó khả năng miễn dịch của lợn con phụ thuộc chủ yếu vào lượng kháng thể hấp thụ được từ sữa của lợn mẹ. do đó, sức đề kháng của cơ thể lợn con yếu, dễ mắc bệnh. - chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái chửa không đảm bảo kỹ thuật, thức ăn của lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không cung cấp đủ nhu cầu của lợn nái chửa. do đó, lợn con sinh ra đã bị nhiễm e.coli từ lợn mẹ hoặc sinh ra còi cọc, sức sống yếu, khả năng chống đỡ các yếu tố bất lợi của môi trường bị giảm nên lợn dễ bị mắc bệnh. - do trữ lượng sắt của lợn con từ bào thai chưa đủ, khi sinh ra không được sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu, thiếu cả coban, b12, nên dẫn đến sinh bần huyết, cơ thể suy yếu không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng sinh ra không tiêu, ỉa chảy. - thời tiết lạnh, mưa phùn, ẩm độ cao, gió màu đông bắc, chuồng nuôi ẩm thấp làm cho lợn con dễ mắc bệnh phân trắng. - lợn con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, ph dịch vị trung tính, không có axit hcl tự do nên dạ dày không có khả năng sát trùng và tiêu hoá protit. nhược điểm này cũng là nguyên nhân phát sinh bệnh phân trắng lợn con. lợn con 1 tháng tuổi trở lên hàm lượng hcl và men pepsin dịch vị tăng, nên tỷ lệ cảm nhiễm bệnh giảm rõ rệt. * những hiểu biết về vi khuẩn escherichia coli. + đặc điểm hình thái trực khuẩn e.coli thường có dạng hình gậy, ngắn, kích thước 0,6 x 2 –3 nm, hai đầu tròn, khi trong cơ thể động vật có hình cầu. trực khuẩn thường đứng riêng lẻ, đội khi xếp thành chuỗi ngắn, có long xung quanh thân nên có thể di động được, khi nhuôm bắt màu gram âm (-),không hình thành nha bào. trong tổ chức và dịch thể ngấm ra từ bệnh tíchk, thỉnh thoảng thấy bắt màu sẫm ở hai đầu. tuy nhiên cũng có khi có thể gặp những biến chủng không có lông, không di chuyển được. + đặc điểm nuôi cấy theo nguyễn quang tuyên, (1993) [14], trực khuẩn e.coli hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, mọc trên môi trường dinh dưỡng bình thường. chúng có khả năng sinh sản thậm chí cả ở trong nước sinh lý, mọc ở nhiệt độ 150c – 240c, nhưng thích hợp nhất ở 370c, độ ph thích hợp nhất 7,2 – 7, 4. chúng có thể mọc ở môi trường toan tính hoặc môi trường kiềm tính. - trong môi trường dinh dưỡng đặc như thạch thịt pepton, 18 -24h hồi phục trong tủ ấm 370c, chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ướt, ánh màu xám trắng, có kích thước trung bình, dạng tròn, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp nhăn và bề mặt láng. từ xanh xám, giữa đục xám để vài ba ngày sau khuẩn lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra. - trong môi trường nước thịt, khuẩn lạc phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy, màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu xám nhạt. canh trùng có mùi hôi thối. khi lắc mạnh, cặn tan đều trong môi trường. ngoài ra có một số biến chủng chúng tạo nên bề mặt môi trường bề mặt mỏng. - trên môi trường gelatin, vi khuẩn mọc theo vết cấy trên mặt ống thành một lớp bựa xám. - môi trường e.m.b.e, chúng hình thành những khuẩn lạc màu tím đen. + đặc tính sinh vật, hoá học trực khuẩn e.coli có biểu hiện các đặc tính sinh vật hoá học rất rõ rệt. - e.coli lên men và sinh hơi đường: glucozo, galactoz, malto, lactoz, levulo, manitol, mannit, fructo. - có thể lên men hay không lên men các đường: saccazo, glyxerin, salixin, druxit. - không lên men: dextrin, amidin, glycogen, xenlobio. trực khuẩn e.coli làm đông sữa sau 24 – 37 giờ ở nhiệt độ 370c. không làm tan chảy gelatin, thường sinh indol, không sản sinh h2s, không làm tan chảy huyết thanh đông, long trắng trứng đông. phản ứng r.m dương tính, v.p âm tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit. + sức đề kháng của mầm bệnh trực khuẩn e.coli không chịu được nhiệt độ cao, chúng bị diệt ở 600c trong vòng 15 phút, ở 1000c giết chết trực khuẩn một cách nhanh chóng. trong đất và nước, e.coli sống được vài tháng; các chất sát trùng thông thường như formol 1%, crezil 5%, nước vôi 20%, axit fenic….có thể diệt e.coli trong vòng 15 – 20 phút. sức sống của e.coli bị giảm xuống đáng kể khi hạ độ ẩm trong chuồng xuống 30%. nếu nhiệt độ trong chuồmg tăng kèm theo độ ẩm tăng thì sức sống của e.coli cũng tăng theo. độc tố của e.coli đun sôi sau 15 phút mới bị phá huỷ. + cấu trúc kháng nguyên cấu trúc kháng nguyên của e.coli có đủ 3 loại kháng nguyên: o, h, k kháng nguyên o (kháng nguyên thân) chịu nhiệt, đun sôi ở 1000c, trong vòng 90 phút vẫn giữ được tính kháng nguyên, giữ được khả năng ngưng kết và kết hợp. kháng nguyên h (kháng nguyên lông): đây là loại kháng nguyên có trên lông vi khuẩn, có tính chịu nhiệt cao. tuy nhiên, khi đun sôi ở 1000c trong vòng 150 phút thì tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết hợp của kháng nguyên h đều bị phá huỷ. kháng nguyên k là kháng nguyên bề mặt (hoặc kháng nguyên vỏ, hoặc kháng nguyên bao) chúng gồm 3 loại, được ký hiệu là l, b, a. + kháng nguyên l: không chịu được nhiệt, bị phá huỷ khi đun sôi ở 1000c trong vòng 1 giờ. trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng ngưng kết, kết tủa và không giữ được tính kháng nguyên. + kháng nguyên b: là kháng nguyên không chịu được nhiệt độ. dưới tác dụng 1000c trong vòng 1 giờ cũng sẽ bị phá huỷ. khi đó kháng nguyên b chỉ mất tính kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa. + kháng nguyên a: là kháng nguyên vỏ, chịu nhiệt, không bị phá huỷ khi bị đun sôi ở 1000c trong vòng 2giờ 30 phút, tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết hợp đều giữ nguyên. + độc tố theo lý thị liên, ( 2001) [4], ngoại độc tố: là độc tố nhiễm khuẩn tiết ra khuếch tán vào môi trường. ngoại độc tố của vi khuẩn e.coli là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá huỷ ở 560c trong vòng 10 – 30 phút. dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố. ngoại độc tố chưa thành công, mà chỉ có thể phát hiện canh trùng của những chủng mới phân lập được. khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh dưỡng. nội độc tố (là độc tố có trong tế bào vi khuẩn, chỉ được giải phóng ra ngoài môi trường khi tế bào vi khuẩn bị chết, bị dung giải hoặc bị phá vỡ): là yếu tố gây hại chủ yếu của trực khẩn đường ruột e.coli chúng có trong tế bào vi khuẩn và gắn vào tế bào vi khuẩn rất chặt. nội độc tố có thể chiết suất bằng nhiều phương pháp như phá vỡ vỏ tế bào, bằng cơ học, chiết suất bằng axit triloaxetic, phenol, dưới tác dụng của enzyme. về cấu trúc, nội độc tố là phức chất polysacharrido protein – lipit, vì vậy nó thuộc kháng nguyên hoàn toàn và có tính đặc hiệu cao đối với các chủng của mỗi serotype. + các chủng e.coli gây bệnh phân trắng ở lợn con đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở nước ngoài về việc định ra các chủng e.coli gây bệnh. theo giáo trình “ bệnh truyền nhiễm gia súc” của tác giả nguyễn vĩnh phước, (1978) [8], tác giả w.uitic đã nghiên cứu và cho biết bệnh ỉa chảy của lợn con gây ra chủ yếu do 4 tuýp vi khuẩn: o8: k87 (b), k88 (l) ` o138: k81 (b), k88 (l) o147: k89 (b), k88 (l) o1,117: k11, k88 (l) 1.6.1.3. những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con1: + tình hình dịch tễ của bệnh theo phạm sỹ lăng và cs, (1997) [5], tác giả hùng cao (1962), bệnh phân trắng ở lợn con thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở chăn nuôi ở khu vực tự trị việt bắc. trong các nông trường chăn nuôi lợn sinh sản, tỷ lệ bệnh từ 25 – 100 %, tỷ lệ số lợn con chết đến 60%, bệnh có thể xảy ra quanh năm ở những nơi chăn nuôi tập trung, thường phát bệnh mạnh nhất là đông xuân, xuân hè (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau). đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột ( từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm sang rét ẩm), bệnh phát hàng loạt. theo phạm sỹ lăng và cs, (1997) [5], đã nhận xét về những điều kiện phát sinh bệnh phân trắng lợn con như sau: thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều. tỷ lệ mắc bệnh ở nông trường thuộc trung du và miền núi ít hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn so với đồng bằng. nền chuồng bằng đất và sân chơi rộng rãi hạn chế rất nhiều sự phát triển của bệnh. đất đồi núi mà lợn con gặm ăn là một điều kiện ngăn ngừa bệnh, vì đất đồi có nhiều nguyên tố vi lượng bổ sung sự thiếu hụt của thức ăn. + đường nhiễm bệnh đường nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. khi bị nhiễm, e.coli phát triển nhanh trong đường ruột, chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng limpho, do đó máu bị nhiễm độc và con vật chết. từ khi mới sinh, hệ sinh vật ở đường tiêu hoá rất đa dạng, tỷ lệ, số lượng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau. mầm bệnh có thể truyền trực tiếp từ lợn mẹ bị nhiễm e.coli sang lợn con khi còn là bào thai. thực tế đã chứng minh, bệnh do e.coli không những xuất hiện vào những ngày đầu tiên mới đẻ mà thậm chí vào những giờ đầu tiên sau khi sinh. điều đó cho thấy đã có sự nhiễm bệnh của bào thai ngay từ khi trong bụng mẹ, do đó con vật đẻ ra đã là con vật bệnh. đây là vấn đề có ý nghĩa quan trong việc kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm phòng trừ có hiệu quả ngay từ khi con vật trong bụng mẹ (theo đào trọng đạt, phan đình phượng, lê ngọc mỹ, ( 1995) [2]), + quá trình sinh bệnh đối với lợn con khoẻ mạnh, vi trùng e.coli và các vi trùng khác chỉ cư trú ở một đoạn ruột già và ở phần cuối ruột non, phần đầu, phần giữa hầu như không có vi trùng, chỉ có ít liên cầu khuẩn, lactobacillus. quá trình sinh bệnh liên quan đến nhiều đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con. hệ thống thần kinh của lợn con hoạt động với chức năng chưa thành thục. việc điều khiển thần kinh hầu hết bằng những phản xạ không điều kiện. ngoài ra, có những đặc điểm đáng chú ý như: độ tan của dịch dạ dày thấp, độ thẩm thấu của biểu bì thành ruột cao, chức năng điều tiết của gan kém. sự thu nhận quá dễ dàng qua hang rào bảo vệ đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các độc tố do chúng sinh ra vào các nhu mô chính, đó là những điều kiện gây nên bệnh. vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc thai, chúng xâm nhập vào niêm mạc ruột, sinh sản, phát triển trong các tế bào biểu mô ruột gây viêm thuỷ thũng các hạch gây viêm thuỷ thũng hạch, sau đó vào máu. trong máu chúng tiết ra độc tố làm cơ thể nhiễm độc dẫn tới trạng thái hôn mê rồi chết. + triệu chứng lâm sàng bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ dưới 2 tháng, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 1 ngày. lợn con bị nhiễm e.coli yếu, chậm chạp, ít bú, thân nhiệt ít khi bị tăng cao, cá biệt có con 40,5 – 41oc, nhưng chỉ sau một ngày là hạ xuống ngay. lợn ỉa nhiều lần trong một ngày, phân lỏng, màu trắng như vôi, trắng xám màu xi măng hoặc màu hơi vàng, mùi tanh. bụng hóp lại, da nhăn nheo, lông xù, phân dính xung quanh hậu môn, 2 chân sau dúm lại. bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân – xuân hè, khi độ ẩm môi trường cao. bệnh thường gặp ở lợn con 3 – 21 ngày tuổi, mắc một vài con hoặc cả đàn, có khi điều trị khỏi lại tái nhiễm. thể gây chết nhanh: những lợn 4- 15 ngày tuổi thường mắc ở thể này. sau một đến hai ngày đi ra phân trắng, lợn gầy sút rất nhanh. lợn kém bú rồi bỏ bú hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. niêm mạc trắng nhợt nhạt, 4 chân lạnh. có con hay đứng riêng một chỗ và thở nhanh. phân từ ỉa nát rồi đến loãng. số lần ỉa tăng từ 1 -2 lần trong ngày lên đến 2- 4 lần, trước lúc chết có hiện tượng quá suy nhược, co giật hoặc run. tỷ lệ chết 50 – 80%. thể bệnh kéo dài: hơn 20 ngày tuổi hay mắc thể này. bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày. lợn vẫn bú nhưng dần dần bú kém đi. phân màu trắng đục, trắng, hơi vàng. có con mắt có dử, có quầng thâm quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt. nếu không lành, lợn suy nhược rồi chết sau hàng tuần bị bệnh. những lợn đã 45- 50 ngày tuổi thì có ỉa phân trắng nhưng vẫn hoạt động bình thường, ăn, bú, đi lại nhanh nhẹn. phân thường đặc hoặc nát với màu trắng xám. từ đó lợn có thể tự lành, thường ít chết. nhưng nếu kéo dài, lợn gầy sút và sau này có thể còi cọc, chậm lớn. + bệnh tích bệnh tích thể hiện chủ yếu ở quanh bụng. ruột non bị viêm cata kèm theo xuất huyết, mạch máu vàng héo, ruột sưng, mềm, đỏ tấy do xung huyết. niêm mạc ruột non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhầy, có nhiều dạng xuất huyết khác nhau. gan bị thoái hoá màu đất sét, túi mật căng và dài ra do chứa đầy mật. cơ tim nhão, dạ dày, manh tràng chứa đầy sữa đặc. chất chứa trong ruột lỏng, có màu vàng. máu loãng, màu thẫm. xác chết của lợn gầy, bụng hóp. 1.6.1.4. một số hiểu biết về thuốc điều trị phân trắng lợn con. + thuốc colistin 1200: thành phần: trong 100 gr colistin 1200 chứa: colistin sulphate: 120.000.000 ui tá dược vừa đủ: 100 g colistin sulphate là một kháng sinh thuộc nhóm polypeptid, có hoạt tính diệt khuẩn cao đặc biệt so với vi khuẩn gram (-) như: e.coli, enterobacter aerogenes, slamonella, shigella, pasteurella, pseudommas aeruginosa. nó không có tác dụng với các vi khuẩn và các vi khuẩn gram (+). colistin không bị hấp thụ qua đường tiêu hoá, vì vậy sau khi uống, thuốc giữ nồng độ cao ở ruột và các tác dụng diệt khuẩn tại chỗ. colistin không gây sự kháng độc, kháng chéo của vi khuẩn, đặc biệt colistin 1200 có khả năng khử được hoạt tính của các độc tố của e.coli tiết ra. liều sử dụng: 2g/10kg tt /lần x 2 lần/ 1 ngày. + thuốc enrovet 5% (enrofloxacin 5%) thành phần: 1ml chứa 5mg enrofloxacin enrofloxacin là một kháng sinh tổng hợp, nhóm fluroquynolone thế hệ có 3 phổ tác dụng với hầu hết các chủng mycoplasma và các chủng vi khuẩn gram (+),gram G (-) chính gây bệnh ở gia cầm, gia súc, như chủng vi khuẩn họ enterobactericea (e.coli, klebsiella, salmonella, shigella, proeus spp, enterocolitica, vibrio spp…) những vi khuẩn này là nguyên nhân chíng gây viêm ruột ỉa chảy, nhiễm khuẩn bại huyết và gây tử vong, thiệt hại trong chăn nuôi nhất là ở gia súc sơ sinh. enrofloxacin tác dụng mạnh đối với mycoplasmagallisepticum, m.synovica, m.meleragides, m.lowa, ….các chủng vi khuẩn e.coli, pasteurella spp, samonella spp, clostridia, enterococcus faccalis, kể cả các chủng đã nhờn với gentamicin, ampicillin, chloramphenicol, tetracylin, và một số kháng sinh nhóm aminoglysides. cũng như tất cả các fluroquinone, cơ chế tác dụng của enrofloxacin ức chế quá trình tổng hợp and của vi khuẩn, bằng cách ngăn cản men dna làm cho vi khuẩn không có khả năng sinh sản. người ta chưa quan sát thấy có sự nhờn thuốc của vi khuẩn e.coli, samonella với enrofloxacin. thuốc dễ dung nạp và hấp thu tốt, trung bình sau 2 giờ đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh và khuếch tán đến các mô, dịch thể. liều sử dụng: 1ml/5kg tt 1 lần, tiêm 2 lần/ ngày, dùng liên tục từ 2 -3 ngày. 1.6.2. tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 1.6.2.1. tình hình nghiên cứu trong nước theo phạm sỹ lăng (1997), [5], đã nêu: bệnh phân trắng lợn con (colibacillosis) là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày, ruột, ỉa chảy và gầy sút nhanh. tác nhân gây bệnh chủ yếu ở lợn con là e.coli, nhiều loại samonella (chlolerasuis, typhisuis) và đóng vai trò phụ là proteus, streptococcus. bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và trong suốt thời kỳ bú mẹ. ở nước ta lợn con mắc bệnh phân trắng khá phổ biến. trong các cơ sở chăn nuôi, tỷ lệ lợn con mắc bệnh từ 25 % - 70%, tỷ lệ chết trên 70%. bệnh có thể phát triển quanh năm, nhưng nhiều nhất là cuối đông và sang xuân, cuối xuân sang hè. theo nguyễn khánh quắc, nguyễn quang tuyên, (1993), cho biết bộ máy tiêu hoá ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật của đường ruột và dạ dày rất yếu. do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh đường tiêu hoá cho lợn. nguyễn đức lưu, nguyễn hữu vũ [6], cho rằng bổ sung fe – dextran cho lợn con có tác dụng làm tăng lượng huyết sắc tố (heamglobin), tăng số lượng hồng cầu. giúp cho gia súc non, đặc biệt là gia súc sơ sinh khoẻ mạnh hồng hào, phát triển tốt lơn nhanh và phòng các bệnh truyền nhiễm nhất là bệnh phân trắng. theo từ quang hiển và cs, (1995) [3], lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị dạ dày không có hcl tự do. vì vậy lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhầy. hiện tượng này gọi là hypoclohydrit và là một đặc điểm tiếu hoá quan trọng dạ dày ở lợn con, vì thiếu hcl tự do trong dịch vị nên vi sinh vật có điều kiện phát triển, gây bệnh trong đường tiêu hoá và dạ dày lợn con. theo phan đình thắm, (1995) [10], nhất thiết lợn con sơ sinh phải được bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống lại bệnh tật. vì trong sữa đầu có albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng. vì thế cần cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu, phải đảm bảo được toàn bộ số con trong đàn được bú hết lượng sữa đầu của lợn mẹ. theo lê văn phước, (1997), trong bài “ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ không khí đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng” tác giả nêu tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con thay đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm trung bình thay đổi theo hàng tháng, có tương quan thuận với ẩm độ và tương quan nghịch với nhiệt độ không khí. do đó để hạn chế tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thì ngoài các biện pháp về dinh dưỡng, thú y, cần đảm bảo chế độ về tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp. theo lê văn năm và cs, (1998) [7], cho rằng: bệnh phân trắng lợn con chủ yếu do vi khuẩn e.coli gây ra. ngoài ra còn một số nguyên nhân kkhác như chuồng nuôi bẩn, sữa đầu ít, chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa chưa đúng kỹ thuật và bất lợi về thời tiết. theo lê thị tài, và cs, (2000), nghiên cứu về: “chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy của lợn ở một số tỉnh miền núi phía bắc” cho thấy: để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (trimazon, chloramphenicol, berberin) có hiệu quả điều trị 75 – 80 %. phối hợp với chế phẩm sinh học sẽ tăng hiệu quả điều trị lên 95 – 98% và bổ sung điện giải (ozesol) vừa tăng hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ khỏi bệnh 90%, con vật mau hồi phục, đảm bảo chất lượng và số lượng con giống. 1.6.2.2. tình hình nghiên cứu ở ngoài nước. theo lutter, (1976), thông báo: ogramin liều 15g/con cho uống có tác dụng tốt trên 95% trong hiệu quả điều trị e.coli. tác giả còn lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh trong điều trị phân trắng lợn con phải thường xuyên, có kế hoạch chặt chẽ, phải có kháng sinh dự trữ liên tục. theo p.x. matsiser, (1976), dung colibactecin tức e.coli sống chủng m17 có tính đối kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn 2 lần/ ngày với liều 250ml. sau 14 ngày có hiệu quả đặc biệt đối với lợn con trong thời kỳ cai sữa. theo axovach và lobiro, (1993), đã chữa bệnh colibacteria ở lợn có hiệu quả bằng cách cho uống histamin liều 5mg/con, 3 lần/ngày, trong 3 ngày liên tục. theo nhiều tác giả thì nhóm kháng sinh neomycin có tác dụng điều trị tố, cho uống với liều từ 10 – 20 ui /kgp, trong 3 ngày. các kháng sinh khác nên dung oxytetracyclin. dibiomycin liều 5000 – 10000 ui /kg p trong liệu trình phối hợp với sulfamid cũng cho hiệu quả tốt. phần 2 đối tượng - nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. đối tượng nghiên cứu - lợn con lai (landrace, yorkshire lai cái địa phương) giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. - hai loại thuốc điều trị bệnh phân trắng lợn con là colistin 1200 và enrovet 5%. 2.1.2. địa điểm nghiên cứu các xã, thị trấn: kim long, đạo tú, thanh vân, hợp thịnh của huyện tam dương - tỉnh vĩnh phúc. 2.1.3. thời gian nghiên cứu từ ngày 01/12/2010 đến ngày 15/03/2011. 2.2. nội dung nghiên cứu 2.2.1. công tác phục vụ sản xuất - cùng với cán bộ trạm thú y, thú y cơ sở điều tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện tam dương, từ đó đề ra biện pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. - tham gia công tác tuyên truyền đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - kết hợp với cán bộ trạm thú y tiêm phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. 2.2.2. nội dung nghiên cứu áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh phân trắng lợn con nuôi trong nông hộ ở một số xã thuộc huyện tam dương - tỉnh vĩnh phúc. 2.3. phương pháp nghiên cứu 2.3.1. phương pháp điều tra bệnh phân trắng lợn con - điều tra ngẫu nhiên các đàn lợn nuôi trong nông hộ của 4 xã thuộc huyện tam dương – vĩnh phúc. - tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con của huyện. - tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết theo đàn. - kết quả điều trị bệnh. 2.3.2. phương pháp xử lý số liệu tổng số con nhiễm bệnh - tỷ lệ nhiễm bệnh (%): = x 100 tổng số con theo dõi tổng số con nhiễm bệnh lần 1 - tỷ lệ khỏi bệnh lần 1 (%): = x 100 tổng số con điều trị lần 1 tổng thời gian điều trị từng con lần 1 - thời gian điều lần 1 (ngày): = x 100 tổng số con điều trị lần 1 tổng số con tái phát - tỷ lệ phát bệnh (%): = x 100 tổng số con điều trị khỏi lần 1 tổng số con khỏi bệnh lần 2 - tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 (%): = x 100 tổng số con điều trị lần 2 tổng thời gian điều trị từng con lần 2 - thời gian điều trị lần 2 (ngày): = x 100 tổng số con điều trị lần 2 tổng số con nhiễm bệnh chết - tỷ lệ chết (%): = x 100 tổng số con theo dõi tổng số con khỏi bệnh ở 2 lần điều trị - tỷ lệ khỏi (%): = x 100 tổng số con điều trị phần 3 kết quả và phân tích kết quả 3.1. kết quả công tác phục vụ sản xuất công tác điều tra dịch bệnh: đây là công việc đầu tiên cần thực hiện trong chương trình phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi. qua điều tra chúng em thấy một số bệnh thường xảy ra trên địa bàn huyện là: + bệnh truyền nhiễm: tụ huyết trùng trâu bò, lợn; lở mồm long móng ở trâu bò; leptô, phó thương hàn, dịch tả lợn; newcasstle, gumboro, bệnh bạch lỵ ở gà, cúm gia cầm, tai xanh, cúm lợn. + bệnh ký sinh trùng: bệnh sán lá gan trâu bò, giun đũa lợn, bê nghé, cầu trùng lợn… + bệnh phù đầu lợn con, lợn con ỉa phân trắng, viêm ruột ở chó. bệnh sản khoa: viêm đường sinh dục sau đẻ, đẻ khó, bại liệt sau đẻ… + bệnh ngoài da: ve, ghẻ, giận… công tác tiêm phòng: tiêm phòng là một khâu rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ cho đàn vật nuôi. trong thời gian thực tập tại cơ sở, chúng em đã tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đó là: vacxin tụ huyết trùng trâu bò, tụ dấu lợn, leptô lợn, rabixin dại chó, cúm gia cầm (h5n1) cho gà, vịt, ngan. công tác chẩn đoán và điều trị bệnh: để củng cố hệ thống những kiến thức đã học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, được sự đào tạo điều kiện giúp đỡ của cán bộ thú y, em đã tham gia chẩn đoán điều trị một số bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện: + bệnh sưng phù đầu lợn con: - triệu chứng: khi mắc bệnh lợn bỏ ăn, đi lại loạng choạng, rối loạn thần kinh. một số lợn nằm dài chân đạp liên tục, lợn bị khàn giọng hay thay đổi tiếng kêu vì thanh quản bị phù. lợn tiêu chảy rất nặng nhưng không kéo dài, lợn có dấu hiệu sưng mi mắt, phù dưới da, niêm mạc da dày. mổ khám thấy phổi bị phù, xoang phổi chứa nhiều huyết thanh. - chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chủ yếu là sự xuất hiện đột ngột các dấu hiệu về thần kinh, đặc biệt lợn biếng ăn, đi lảo đảo, phù dưới da, vùng hố mắt, xương trán. - phòng bệnh: lợn con sau khi sinh 3 ngày cần tiêm dextran - fe (100 mg/con) và 2ml b.comlex. 7 ngày sau tiêm lại hai loại thuốc này. 20 ngày tuổi tiêm phòng vaccin phó thương hàn. vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng trại luôn khô ráo, đủ ấm. sau mỗi khi xuất bán cần phải rửa sạch chuồng trại, quét vôi và phun thuốc sát trùng. - điều trị: - 2- 2, 5 ml flumiquil 3% tiêm bắp 1 lần/1kg trọng lượng/ngày, điều trị 3 - 5 ngày liền hoặc colistin 25.000 đơn vị (ui)/1kg trọng lượng/ngày, điều trị liên tục 3 - 5 ngày. - melpesone 4 - 6mg/1kg trọng lượng - vitamin c ống 5ml tiêm bắp 1 ống /lần/ngày, liên tục 3 - 5 ngày. hoặc dexamthazon ống 2ml tiêm bắp 1 ống /lần/ngày, liên tục 2 - 3 ngày. kết quả: - số con điều trị: 11 con - số con khỏi bệnh: 8 con - tỷ lệ khỏi bệnh: 72,73% + bệnh tai xanh ở lợn: - tác nhân gây bệnh: bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (prrs) là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở lợn. đặc trưng của bệnh là hiện tượng sảy thai ở lợn nái chửa hoặc triệu chứng bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở lợn con cai sữa. bệnh do một loại vi rút gây ra. lợn chết thường đi kèm với nhiễm trùng kế phát các tác nhân  bệnh khác như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn, v.v... - cách lây lan: bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. bệnh có thể kéo dài khoảng 5-20 ngày tùy theo sức khỏe của heo. vi rút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo mang trùng, theo gió (có thể đi xa tới 3km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang... - biểu hiện bệnh: vi rút gây ra biểu hiện lâm sàng ở hai trạng thái  sinh sản và hô hấp. ở heo nái có biểu hiện: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 41.doc
Tài liệu liên quan