MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ TMQ Ở DOANH NGHIỆP 3
I. Khái quát chung về chất lượng sản phẩm 3
I.1. Chất lượng là gì? 3
I.2. Các quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm 3
I.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 5
II. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. 7
II.1. Quản lý chất lượng là gì? Vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm. 7
II.11. Quản lý chất lượng sản phẩm: 7
II.1.2. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm: 8
II. 2. Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 9
II.2.1. Chất lượng là số một sau đó mới là lợi nhuận: 9
II.2.2. Định hướng sản xuất vào người tiêu dùng. 10
II.2.3. Đảm bảo thông tin và áp dụng SQC. 11
II.2.4. Con người được coi là yếu tố quyết định trong quản lý chất lượng sản phẩm. 12
II.2.5. Quản trị theo chức năng - Quản trị chéo. 13
II.3. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng sản phẩm ở
doanh nghiệp. 14
II.4. Hiệu quả của công tác quản lý lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. 14
II.5. Những nội dung then chốt của phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM. 16
II.5.1. Định nghĩa. 16
II.5.2. Đặc điểm của TQM. 17
PHẦN II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TQM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC QUẢNG BÌNH 21
I. Giới thiệu công ty Cổ phần dược phẩm Quảng Bình 21
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 23
1. Một số mặt hàng chủ yếu và kết quả kinh doanh năm qua: 23
2. Đánh giá kết qủa hoạt động kinh doanh: 24
3. Đánh giá các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp. 26
III. Thực trạng quản lý chất lượng theo TQM tại Công ty Cổ phần dược Quảng Bình. 30
III.1. Thực trạng quản lý chất lượng theo TQM tại công ty. 30
III.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quản lý chất lượng theo TQM. 32
III.2.1. Những thuận lợi. 32
III.2.2. Những khó khăn. 32
PHẦN III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TQM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC QUẢNG BÌNH 34
I. Phương hướng chung. 34
II. Đưa biện pháp quản lý chất lượng đồng bộ TQM vào doanh nghiệp. 38
II.1. Giáo dục, đào tạo về hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ TQM. 38
II.2. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ TQM vào công ty cổ phần Dược Quảng bình. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM để quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần chế biến dược Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%
108,1%
- Sản lượng
Triệu tub
11,914
13,5
11,93
88,4%
100,1%
3
ĐD - TD: - Giá trị
Triệu đ
670,509
764,51
903,622
118,2%
134,8%
Sản lượng
Nghin lọ
761,185
737
905,935
122,9%
119,0%
4
Muối Iốt: - Giá trị
Triệu Đ
1.024,23
1.070,85
90,727
8,5%
8,9%
- Sản lượng
Tấn
1.031
1.100
85,7
7,8%
8,3%
Nguồn: Báo cáo công tác 2007
2. Đánh giá kết qủa hoạt động kinh doanh:
- Một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Kế hoạch
Thực hiện
So KH 2005
So TH 2004
1
Doanh thu
Tỷ đồng
45,68
53,26
62,1
70,0
72,5
103,5
116,7
2
Giá trị SXCN
Tỷ đồng
12,02
12,99
15,12
18,8
23,7
126,1
156,7
3
Vốn cổ phần
Tỷ đồng
6,47
7,58
7,7
8,7
9,1
104,6
118,1
4
Lợi nhuận trước thuế
Tr. đồng
590
706
802
1.000
1.636
163,6
203,9
5
Thu nhập bình quân
1000đ/ng/th
700
802
870
900
990
110
113,8
6
Nộp ngân sách
Tr. đồng
907,3
1.096
1.201
1.055
1.200
113,7
99,9
7
Đầu tư XDCB
Tỷ đồng
5,6
3,3
3,2
1,6
1,9
118,7
59,38
Qua bảng số liệu, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các chỉ tiêu cụ thể ta thấy:
- Doanh thu kinh doanh tăng đều qua các năm giao động trong khoảng từ 16,59%/năm đến 16,7%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ các năm 2004, 2005; năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 23,7 tỷ đồng; hoàn thành 126,1% kế hoạch đề ra; so năm 2004 tăng 8,58 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 56,7%.
- Vốn cổ phần (trước đây là vốn nhà nước) phục vụ sản xuất kinh doanh từ năm 2002 đến 2004 tăng chậm, đây là thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, năm 2005 sau khi chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đơn vị chủ động phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó vốn kinh doanh (vốn cổ phần) tăng 1,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18,1%.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2002 chỉ đạt 590 triệu đồng, đến năm 2005 tăng mệnh đạt 1,636 tỷ đồng hoàn thành 163,6% kế hoạch đề ra; tăng 834 triệu đồng so thực hiện năm 2004; đạt 203,9%. Năm 2005 sau khi chuyển qua công ty cổ phần doanh nghiệp đã thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động, thay đổi phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo trả cổ tức cho các cổ đông với mức cổ cức 112% /năm.
- Thu nhập của người lao động năm 2002 đạt 700 ngàn đồng/người/tháng đến năm 2005 đạt 990 ngàn đồng/người/tháng, hoàn thành 110% kế hoạch đề ra năm 2005, tăng 13,8% so năm 2004. Với mức thu nhập này trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thuộc loại trung bình khá.
- Công tác nộp ngân sách nhà nước được doanh nghiệp chú trọng quan tâm, năm 2004 nộp ngân sách đạt 1,201 tỷ đồng, năm 2005 đơn vị xây dựng kế hoạch 1,055 tỷ đồng đó là do năm 2005 doanh nghiệp chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, được nhà nước ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, mặc dù vậy năm 2005 đơn vị vẫn nộp ngân sách đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 13,7% so kế hoạch đề ra.
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuộc đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN, với tổng mức đầu tư 10,7 tỷ đồng đến đầu năm 2005 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, mức đầu tư qua các năm có thay đổi biến động từ năm 2002 đến 2005, đây là thời kỳ đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy GMP, năm 2002 mức đầu tư đạt 5,6 tỷ đồng năm 2005 sau khi nhà máy hoàn thành đơn vị tập trung đầu tư các máy móc thiết bị kiểm nghiệm, máy vi tính, công nghệ thông tin trong DN.
Qua phân tích các chỉ tiêu chủ yếu cho thấy từ năm 2002 đến năm 2005 đơn vị luôn hoàn thành cơ bản các mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng, thu nhập của người lao động ngày càng ổn định và nâng lên, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, bảo toàn và phát triển vốn, tích luỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước qua công ty cổ phần theo đúng tiền độ, sắp xếp, bố trí, tuyển dụng lao động hợp lý, phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng.
3. Đánh giá các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hiện nay đơn vị đã và đang thực hiện sản xuất và cung ứng muối i ốt phục vụ đồng bào miền núi phần phòng chống bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i ốt gây ra. Đây là mặt hàng được nhà nước thực hiện trợ giá, trợ cước trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, giá bán theo quy định của UBND tỉnh theo từng thời kỳ. Trong năm 2005 doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng 840 tấn muối i ốt phục vụ đồng bài miền núi, rẻo cao.
Thực hiện dự trữ thuốc phòng chống dịch bệnh, cung ứng phục vụ đồng bào tỉnh nhà trong những lúc thiên tai, hỏa hoạn.
Thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ an toàn tài sản, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn TN, phụ nữ xây dựng phong trào thi đua sôi nổi hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Trong những năm qua tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên đều hoàn thành chức năng nhiệm vụ theo quy định của điều lệ.
Do nỗ lực chung công ty đã đạt được kết quả kinh doanh những năm gần đây như sau:
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
- Giá TSLHHSX
15,12
23,7
30,9
36,5
- Doanh số bán ra
62,09
72,5
86,9
112,9
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Giá trị sản lượng thực hệin năm 2007/2004 tăng 21,38 tỷ đồng; gấp 2,4 lần.
- Doanh thu thực hiện năm 2007/2004 tăng 50,81 tỷ đồng; gấp 1,8 lần.
- Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện năm 2007 đạt 36,55 tỷ đồng, so năm 2006 tăng 5,58 tỷ đồng, tăng 18,1%.
- Các sản phẩm cạnh tranh được: Vitamin C 0,5 viên bao phim, capsul; para 0,5 nén vĩ, capsul lọ 500 viên; terpincodein 10mg bao fiml, HHDNão; thuốc mỡ: genxason 10g; Gensonmax
- Sản phẩm chưa ổn định chất lượng: PH 8, Diclofenac 50 mg bao fiml, Erythromycin 0,25, ENEREFFECT-C cần đầu tư nghiên cứu hoàn thiện.
- GTSLHH sản xuất từ 50 tỷ trở xuống thuộc loại DN sản xuất nhỏ, DN chúng ta
Để thấy rõ hơn các kết quả nỗ lực của tập thể cán bộ - CNV trong công ty ta đánh kết quả hoạt động kinh doanh hai năm gần đây.
Kết quả kinh doanh những năm gần đây.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2006
Năm 2007
Số KH 2007 (%)
Số TH 2006 (%)
Kế hoạch
Thực hiện
1
Tổng giá trị bán ra
Tỷ đồng
86,951
98,300
112,902
114,9%
129,8%
*
Các hệ thống bán + Giao hàng BV
Tỷ đồng
29,856
31,991
41,37
129,3%
138,6%`
HT Lệ Thuỷ
Tỷ đồng
5,194
5,482
7,304
133,2%
140,6%
HT Quảng Ninh
Tỷ đồng
2,889
2,923
4,185
143,1%
145,0%
HT Đồng Hới
Tỷ đồng
4,281
4,918
8,257
167,9%
192,9%
HT Bố Trạch
Tỷ đồng
7,560
7,817
8,109
103,7%
107,3%
HT Quảng Trạch
Tỷ đồng
6,425
6,643
6,320
95,1%
98,4%
HT Tuyên Hóa
Tỷ đồng
2,563
2,755
3,677
133,5%
143,5%
HT Minh Hóa
Tỷ đồng
0,947
1,453
3,815
242,1%
371,4%
*
Bán Ngoại tỉnh
Tỷ đồng
39,908
52,359
54,050
103,2%
135,4%
CN Hà Nội
Tỷ đồng
12,745
15,500
16,679
107,6%
130,9%
CN Sài Gòn
Tỷ đồng
19,025
26,400
25,859
98,0%
135,9%
CN Phú Yên
Tỷ đồng
2,623
3,600
3,699
102,8%
141,0%
Bán BV Huế, QT, Phía Bắc Nam
Tỷ đồng
5,515
6,859
7,813
113,9%
141,7%
*
Quầy trung tâm
Tỷ đồng
3,079
3,400
4,172
122,7%
135,5%
Quầy Hường
Tỷ đồng
0,503
0,550
0,461
83,8%
91,6%
Quầy Huế
Tỷ đồng
1,899
2,100
2,638
125,6%
138,9%
Quầy BV CuBa (Vân)
Tỷ đồng
0,389
0,440
0,480
109,1%
123,4%
Quầy Tâm
Tỷ đồng
0,389
0,440
0,480
109,1%
123,4%
Quầy Duyên
Tỷ đồng
0,048
Quầy Quế (Bình Định)
Tỷ đồng
0,165
*
Bán BV CuBa
Tỷ đồng
8,145
8,700
9,843
113,1%
120,9%
*
Bán muối iốt
Tỷ đồng
0,912
1,000
0,018
1,8%
2,0%
*
TT Chuyên Khoa + BV
Tỷ đồng
4,048
0,500
1,839
367,8%
45,4%
*
Bán khác
Tỷ đồng
1,003
0,350
1,610
460,0%
160,0%
2
Giá trị NK và uỷ thác nhập khẩu
*
USD
1000 USD
933,801
1,092
878,674
80,5%
94,1%
*
VNĐ
Tỷ đồng
14,942
17,482
14,307
81,8%
95,8%
Nguồn: Báo cáo kết quả 2007
- Nhờ sự nỗ lực tích cực phấn đấu từ cán bộ quản lý đến nhân viên kinh doanh nên cộng tác kinh doanh đã đạt doanh thu: 112,900 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 25,95 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 29,8%.
- Hầu hết các hiệu thuốc đều hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Bán ngoại tỉnh: Năm 2007 đạt 54,049 tỷ; tăng 35,4% so với năm 2006.
- Các hiệu thuốc bán +giao hàng BV đạt doanh số: 41,369 tỷ, tăng 38,6% năm 2006 và chiếm tỷ trọng: 36,64% doanh số. Chủ yếu doanh số bán BV tăng.
- Doanh số bán Bệnh viện Cu Ba đạt: 9,843 tỷ, chiếm tỷ trọng: 8,72% doanh số.
- Doanh số bán các trung tâm chuyên khoa: 1,839 tỷ (DN chiếm thị phần chủ yếu các trung tâm chuyên khoa).
- Các DN lớn doanh thu kinh doanh> 1000 tỷ đồng, DN chúng ta đứng thứ hạng trung bình, doanh số đạt 112,9 tỷ đồng năm 2007.
- DN nhập khẩu 14,307 tỷ đồng xếp loại đơn vị nhập khẩu nhỏ yếu đứng thứ 24 các công ty được cấp tỉnh.
- Công ty đã tổ chức 3 hội nghị giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng tiêu thụ thuốc do công ty sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Năm 2007 trong điều kiện kho của DN chật, chưa đầu tư trang bị được nhiều, môi trường chưa đảm bảo nhưng công tác xuất, nhập, kiểm nhận, kiểm soát đều hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch, không để xảy ra mất mát, tỷ lệ hư hao, hỏng vỡ hợp lý. Tồn tại:Kho chưa triển khai phần mềm hồ sơ kho theo GSP, công tác bảo quan sắp xếp, theo dõi chất lượng, hạn dùng, thời gian nghiệm thu còn thiếu sót, chưa kịp.
Tồn tại của KD:
- Chưa triển khai quản lý vật tư hàng hóa bằng phần mềm vi tính.
- Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư cung ứng, có lúc chưa kịp thời, chưa đồng bộ.
- Khai thác biệt dược cho bệnh viện còn yếu.
- Khảo sát giá cả trước khi mua chưa đủ, SOP mua chưa đúng.
- Cán bộ KD thiếu xác nhận công nợ với người mua cuối quý, nợ quá hạn thanh toán. Thông tin thị trường, khác hàng còn yếu, cán bộ nghiệp vụ kinh doanh cập nhật thông tin ít báo cáo phản ánh, báo cáo công nợ, doanh thu, giá cả chưa kịp thời, chưa thực hiện đúng quy chế đề ra.
- Mạng lưới đại lý các tỉnh miền Bắc và miền trung cho DN còn ít, trình dược viên của DN hoạt động bán hàng DN còn yếu.
- Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, quảng bá hàng hóa, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm còn yếu.
- Giới thiệu thuốc cho bác sĩ bệnh viện còn quá yếu.
- Một số MDV không hoàn thành mức khoán và công ty chưa xử lý dứt điểm theo quy chế.
III. Thực trạng quản lý chất lượng theo TQM tại Công ty Cổ phần dược Quảng Bình.
III.1. Thực trạng quản lý chất lượng theo TQM tại công ty.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của công tác quản lý kinh tế kỹ thuật nói chung và công tác quản lý chất lượng nói riêng. Việc quản lý chất lượng sản phẩm được công ty thực hiện ở hầu hết các khâu trong vòng tròn Deming. Từ nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, chế tạo đến khâu cuối cùng là tiêu thụ và sử dụng hàng hóa.
Để có chất lượng sản phẩm cao mở rộng được thị trường nâng cao uy tín của doanh nghiệp công ty đã thực hiện việc quản lý như sau:
* Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế: Công việc thiết kế được công ty coi là một trong những vấn đề quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Với sự đa dạng về chủng loại, việc thiết kế là nhu cầu thiết yếu của công ty để tất cả các sản phẩm có thể tồn tại trên thị trường. Phòng quản lý chất lượng của công ty (KCS) luôn kết hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh và bộ phận bán hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, đồng thời phối hợp với bộ phận kỹ thuật, thiết kế để đưa ra hệ thống của chỉ tiêu chất lượng phù hợp.
* Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng: Số lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất là tương đối lớn. Vì vậy để có chất lượng sản phẩm cao thì bộ phận KCS phải kiểm tra tất cả các loại nguyên vật liệu điều vào để đảm bảo các nguyên vật liệu đưa vào sử dụng là có chất lượng.
Trong cơ chế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cung ứng các loại nguyên vật liệu trong đó có doanh nghiệp ngoài nước và trong nước. Vì vậy việc tìm kiếm nguồn hàng không phải là khó song để tìm một nguồn hàng có uy tín thì không dễ. Qua quá trình sản xuất, công ty không ngừng kiểm tra, đánh giá để lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào đáp ứng được tối đa yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Trong nghiệp vụ này công ty cũng phải xác định các phương án giao nhận NVL. Giao nhận đúng thời điểm sẽ tạo điều kiện cho công ty giảm chi phí lưu kho bãi, nâng cao chất lượng NVL.
* Quản lý chất lượng trong sản xuất: Đây là nhiệm vụ quan trọng của bộ phận quản lý chất lượng vì muốn thực hiện tốt được chất lượng thiết kế thì vấn đề cơ bản là phải quản lý, kiểm soát tốt quy trình sản xuất. Trong Công ty, máy móc, quy trình công nghệ không mấy phức tạp song các khâu các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và một sự trục trặc trong bất cứ khâu nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Để làm tốt công tác này công ty đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp đủ số lượng và chất lượng NVL cho quá trình sản xuất theo đúng tiến độ.
- Thành lập và thực hiện các tiêu chuẩn, thủ tục, thao tác và quy trình thực hiện.
- Thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay trên dây chuyền, trước và khi đóng gói. Để không có sản phẩm hỏng lọt ra ngoài thị trường thì phải thực hiện tốt công tác kiểm tra. Công việc này do phòng KCS đảm nhiệm.
* Quản trị chất lượng trong và sau khâu bán hàng: Công ty đang rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng trong khâu này. Làm tốt công tác này không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp. Để làm tốt công tác này công ty đã thực hiện một số công việc cơ bản sau:
- Chuẩn bị sản phẩm tốt sau khi xác định thị trường mục tiêu để cung cấp sản phẩm.
- Tổ chức mạng lưới phân phối thuận lợi. Nếu như nhà quản lý chất lượng mà không nắm được đặc điểm kênh phân phối của mình thì thật khó có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình còn nguyên vẹn đến tay người tiêu dùng.
- Tổ chức dịch vụ sau bán hàng, như bảo hành, kỹ thuật
- Dịch vụ này gây dựng được niềm tin uy tín với khách hàng đồng thời nó cũng giúp cho công ty có điều kiện tốt để tìm hiểu hơn về khách hàng và thị trường của mình.
Có thể nhận thấy công ty đã có sự áp dụng phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ TQM tuy nhiên chưa áp dụng triệt để. Bên cạnh việc tiến hành thực hiện trong sản xuất, cần có sự đào tạo, phổ biến một cách sâu rộng kiến thức về TQM trong toàn bộ công ty. Có như vậy việc thực hiện mới thực sự có hiệu quả.
III.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quản lý chất lượng theo TQM.
III.2.1. Những thuận lợi.
Trong sản xuất kinh doanh, càng ngày công ty càng có quyền tự chủ hơn, tìm các đối tác làm ăn trong nước cũng như nước ngoài qua đó học hỏi được kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, mở rộng thị trường sản phẩm.
Những năm qua, việc đầu tư cho nghiên cứu triển khai, mua sắm tuy chưa phải là nhiều song, bước đầu đã đem lại hiệu quả tốt. Do đầu tư đúng hướng nên doanh nghiệp đã khai thác tốt công nghệ máy móc nâng cao được chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
Công ty còn có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối trẻ khá năng động nhiệt tình, học hỏi trao dồi kiến thức tạo điều kiện cho việc nâng cao tay nghề để đưa năng suất, chất lượng ngày càng cao.
Ngày nay có nhiều doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước ra đời tạo ra nguồn hàng phong phú, chất lượng cao đặc biệt là đường, dầu thực vật tinh bột
Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đã có tác dụng tích cực tới tình hình sản xuất của công ty như; chính sách tài khóa, khuyến khích đầu tư, phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ và những giải pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả đã nâng được uy tín, chất lượng sản phẩm của công ty lên một bước.
III.2.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong hoạt động.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa nhiều phản ứng chậm với thị trường. Phòng Marketing chưa có nên khó khăn trong việc điều tra thị trường cũng như thực hiện các hành vi xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Cơ chế quản lý của Nhà nước chưa được nghiêm minh các nạn làm hàng giả, buôn lậu hàng hóa còn nhiều và đang gây không ít khó khăn trong cạnh tranh của công ty.
Tiềm lực tài chính của công ty còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong tình hình mới khó có thể đưa các dây chuyền sản xuất hiện đại vào sử dụng.
Trên đây là những khó khăn và thuận lợi chính của công ty trong thời gian vừa qua cũng như trước mắt. Để khắc phục được những khó khăn, phát huy những thuận lợi, công ty phải đẩy mạnh công tác quản lý trên tất cả các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Có như vậy công ty mới tạo ra thế và lực mới trên thương trường để Thái Minh không những phát triển mạnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài như mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra từ nay đến năm 2010.
Phần III
Kiến nghị giải pháp áp dụng TQM ở Công ty Cổ phần dược Quảng Bình
I. Phương hướng chung.
Thứ nhất: Phải xem xét doanh nghiệp theo quan điểm hệ thống, đưa quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm hàng hóa vào doanh nghiệp.
Việc quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm hàng hóa đòi hỏi mọi cá nhân trong doanh nghiệp từ người công nhân, cán bộ quản lý cấp trung gian và cán bộ quản lý cấp cao đều phải tham gia tích cực. Đây không phải là nhiệm vụ riêng của bất cứ một phòng ban nào mà nó trở thành trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của họ Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đòi hỏi sự quản lý trên phải tập trung không chỉ vào một vài khâu quan trọng của quản lý sản xuất mà phải ở mọi quá trình hình thành lên chất lượng sản phẩm.
Thứ hai: Tăng cường công tác quản lý toàn diện các mặt trong doanh nghiệp.
Trong quá trình tạo ra sản phẩm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy các hoạt động quản lý của công ty phải mang tính bao trùm lên tất cả các yếu tố đó nhằm đảm bảo chất lượng của các quá trình ngăn chặn sự trục trặc để cuối cùng tạo ra các sản phẩm CL cao.
- Quản lý con người: Quản lý con người là nhiệm vụ của các cấp, cấp trên quản lý cấp dưới, cấp dưới kiểm tra cấp trên và các phòng ban chức năng kiểm tra lẫn nhau để cùng tiến bộ. Khi có những nhận thức đúng đắn của con người về chất lượng sản phẩm thì hoạt động của mọi phòng ban sẽ trôi chảy giảm thiểu những cản trở việc nâng cao chất lượng sản phẩm chuyển đổi quan hệ hành chính sang quan hệ kinh tế, lợi ích thì chắc chắn tinh thần hoạt động sẽ mang tính hợp tác chứ không phải là chống đối. Với phòng KCS thì điều này sẽ có thuận lợi rất lớn khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Quản lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
Công tác quản lý không thể không nhắm vào các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với rất nhiều loại vì vậy việc quản lý là không dễ dàng và phải thực hiện các biện pháp hợp lý thì mới có thể đảm bảo được chất lượng, số lượng, cơ cấu vật tư đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất kinh doanh. Khi nhập nguyên vật liệu vào nhà máy cũng như khi bảo quản cấp phát vật tư cho sản xuất đều phải tiến hành kiểm tra kỹ càng. Các bộ phận này phải có sự phối hợp quản lý vật tư về mọi mặt, giữa họ hình thành lên trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- Quản lý công nghệ, quá trình sản xuất sản phẩm:
Quy trình công nghệ của Công ty đơn giản và có các công đoạn rõ ràng vì vậy không khó khăn trong việc kiểm tra các máy móc thiết bị và bán thành pẩhm trên các công đoạn của quy trình sản xuất. Trong lĩnh vực quản lý này doanh nghiệp nên nêu cao vai trò của công tác tự kiểm tra đó là công nhân kiểm tra, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chính các sản phẩm mình làm ra. Như vậy, Công ty sẽ có sản phẩm chất lượng cao hạn chế công tác kiểm tra cuối cùng, giảm các chi phí chất lượng.
- Quản lý CLSP trong quá trình tiêu thụ.
Để chất lượng sản phẩm được đảm bảo trong khâu tiêu thụ phải có sự giám sát chặt chẽ thì sản phẩm đến tay người tiêu dùng mới có nguyên giá trị. Hơn nữa công ty phải thu thập ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tổ chức bảo hành, phục vụ kỹ thuật, phát hiện sự sai hỏng của sản phẩm và phân tích nguyên nhân từ đó đưa ra được biện pháp khắc phục.
Sau nữa là công ty phải thu thập ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tổ chức bảo hành, phục vụ kỹ thuật, phát hiện sự sai hỏng của sản phẩm và phân tích nguyên nhân từ dó đưa ra được biện pháp khắc phục. Ngược lại, khi các đại lý vi phạm các quy định của công ty phải được xử lý thích đáng.
Thứ ba: Đưa các loại quy định có liên quan tới chất lượng sản phẩm vào công ty.
Để sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt thì ban quản lý Công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định đã đề ra và phải tiến hành thực hiện trên phạm vi rộng khắp. Sau đây là một số quy định của Công ty và các quy định mới mà công ty nên tham khảo để đưa vào công ty,
1. Quy định về việc quản lý cách trong công ty: Tổng quát về quy cách trong công ty, quy định về việc lập quy cách, sửa đổi, quản lý, phân loại, hình thức trình bày
2. Quy định về ủy ban quản lý CL: Thành phần cấu tạo ủy ban (bao gồm cả việc tiêu chuẩn hóa), quy định về nội dung nghiệp vụ, xử lý giấy tờ hồ sơ, thủ tục điều hành
3. Quy định về đề án cải tiến: Quy định về thủ tục liên quan đến chế độ đề án cải tiến.
4. Quy cách sản phẩm: quy định về tiêu chuẩn CLSP, quy định về hình dáng, kích thước, độ chính xác, tính năng, các chỉ têiu lý hóa, sinh của sản phẩm.
5. Quy định quản lý kho: quy định về quản lý hàng nhập kho như vật liệu, sản phẩm, nghiệp vụ xuất nhập.
6. Quy cách đóng gói: quy định về chủng loại và kích thước vật liệu dùng để gói hàng, đóng thùng sản phẩm xuất xưởng, quy định về phương pháp gói hàng cùng phương pháp ghi ở bên ngoài.
7. Quy định về quản lý chất lượng: Thủ tục từ việc lập ra phương án kế hoạch quản lý chất lượng đến lúc quyết định. Kế hoạch về tiêu chuẩn hóa, cải tiến và quản lý quy trình công nghệ. Giáo dục quản lý chất lượng, thanh tra quản lý chất lượng quy trình về phương pháp bảo quản, phương pháp sử dụng tài liệu, quản lý chất lượng.
8. Quy định mua hàng: phương châm mua hàng, phương pháp mua hàng, quy định về thủ tục đặt mua hàng: hình thức và cách sử dụng phiếu đặt mua hàng, nhận hàng, thanh toán
9. Phiếu đặt mua hàng: tối với nguyên vật liệu mua vào: quy định về cách thông báo cho bên cung cấp các điều kiện mua hàng như điều kiện nhận hàng, điều kiện đóng gói, điều kiện vận chuyển
10. Quy cách về nguyên vật liệu: Quy định về chất lượng của nguyên vật liệu, số lượng, cơ cấu chủng loại nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm mà ta đã định ra quy cách.
11. Quy cách kiểm tra nhận hàng: quy định về phương pháp kiểm tra nhận hàng mua ở ngoài.
12. Tiêu chuẩn hóa thao tác: Quy định về thao tác chế tạo sản phẩm ở mỗi công đoạn gia công sử dụng máy móc, dụng cụ, phương pháp và điều kiện thao tác.
13. Quy định quản lý thiết bị: Quy định về việc kiểm tra hàng ngày tra dầu mỡ, bảo dưỡng để duy trì nâng cao tính năng độ chính xác của máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
14. Quy định về quản lý máy đo: Quy định về việc kiểm tra, bảo dưỡng để duy trì và nâng cao tính năng, độ chính xác của các loại máy móc dùng để kiểm tra, thí nghiệm.
15. Quy định về quản lý vẽ: Quy định về hình thức bản vẽ, khổ bản vẽ, khung bản vẽ, cách nghĩ mã số bản vẽ, cách hiệu đính quy định về thủ tục lấy bản vẽ ra, bảo quản bản vẽ sao và chính.
16. Quy định về quản lý lịch gia công, sản xuất, quy định về cách làm lịch gia công, sản xuất, kiểm tra tiến độ quản lý hiện vật, quản lý tiêu chuẩn thời gian
17. Quy định về kiểm tra công đoạn, quy định về các hạng mục thời gian kiểm tra đối với các công đoạn sản xuất sản phẩm, cách ghi tên người kiểm tra, người đo, nơi thực hiện
18. Quy cách kiểm tra sản phẩm: quy định về phương thức, hạng mục, phương pháp kiểm tra mẫu, ghi kết quả kiểm tra
19. Quy định về xử lý phàn nàn: Quy định về cách tiếp nhận, điều tra, phương pháp xử lý phàn nàn, cách xử lý đối với sản phẩm bị phàn nàn.
Ngoài ra công ty còn phải có những quy định về lao động, điều kiện làm việc, vận chuyển, tiêu thụ hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm tới người tiêu dùng. Các quy định trên Công ty cần chi tiết hóa để thuận lợi cho việc sử dụng, đồng thời phải chỉnh sửa thêm bớt khi cần để phù hợp với môi trường kinh doanh nội bộ và bên ngoài công ty.
II. Đưa biện pháp quản lý chất lượng đồng bộ TQM vào doanh nghiệp.
II.1. Giáo dục, đào tạo về hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ TQM.
Hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình TQM là một hệ thống quản lý được xây dựng trên cơ sở các triết lý sau:
Không thể đảm bảo chất lượng, làm chủ chất lượng nếu chỉ tiến hành quản lý đầu ra của quá trình mà phải là một hệ thống quản lý bao trùm, tác động lên toàn bộ quá trình.
Trách nhiệm về chất lượng phải thuộc về lãnh đạo cấp nhất của tổ chức. Để có được chính sách chất lượng phù hợp, hiệu quả, cần có sự thay đổi sâu sắc về quan niệm của ban lãnh đạo về cách tiếp cận mới đối với chất lượng. Cần có sự cam kết nhất trí của lãnh đạo về những hoạt động chất lượng. Điều này rất quan trọng trong công tác quản lý chất lượng của bất kỳ tổ chức nào. Muốn cải tiến chất lượng trước hết phải cải tiến công tác quản trị hành chính và các hoạt động hỗ trợ khác.
Chấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7830.doc