MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MAY MẶC NỘI ĐỊA CỦA VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 4
1.1 Thực trạng thị trường may mặc nội địa 4
1.1.1 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường Việt Nam 4
1.1.2 Cạnh tranh của hàng nước ngoài tại thị trường may mặc nội địa 5
1.1.3 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may mặc trong nước tại thị trường nội địa: 7
1.2 Giới thiệu khái quát về công ty 9
1.2.1 Giới thiệu chung 9
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG 20
2.1 Thực trạng kinh doanh của công ty 20
2.1.1 Đánh giá chung 20
2.1.2 Tình hình kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty 29
2.1.3 Phân tích ưu và nhược điểm 33
2.2 Thực trạng công tác bán hàng của công ty giai đoạn 2004- 2007 36
2.2.1 Thực trạng hệ thống kênh phân phối: 36
2.2.2 Chiến lược sản phẩm 42
2.2.3 Chiến lược xúc tiến khuếch trương: 48
2.2.4 Chính sách nhân sự và quản lí nhân lực: 49
2.3 Kết luận 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG 53
3.1 Dự báo nhu cầu thị trường may mặc nội địa 53
3.1.1 Thị trường may mặc nội địa 53
3.1.2 Môi trường bán hàng và quản trị bán hàng 54
3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 57
Mục tiêu chung 57
3.3 Các giải pháp 59
3.3.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng bộ phận chuyên trách về Marketing: 59
3.3.2 Xác định mục tiêu và định hướng phát triển khác nhau cho từng bộ phận bán hàng: 61
3.3.3 Công tác nguồn hàng 63
3.3.4 Hoàn thiện hệ thống phân phối và trưng bày sản phẩm: 64
3.3.5 Tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo đội ngũ bán hàng: 66
3.3.6 Tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động bán hàng 67
3.3.7 Tăng cường công tác nghiên cứu tạo mốt 71
KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng. Trong khi thiết bị chuyên dùng như máy thùa, đính, 2 kim, 3 kim, máy ép đang thiếu nhiều. Đặc biệt là máy ép của công ty đang xuống cấp nghiêm trọng đòi hỏi phải có đầu tiên tiền mới khôi phục được. Tại xí nghiệp may Nam Hải thiếu kho, nhà ăn tập thể nên việc thu hút công nhân là rất khó khăn
Về kinh doanh xuất khẩu: Công ty chưa chủ động được nguồn hàng và khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng do phải phụ thuộc vào tình hình hạn ngạch biến động. Khách hàng của công ty không ổn định, nhiều đơn hàng nhỏ lẻ không đồng bộ có sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng, đồng thời thời gian giao hàng gấp ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống thu nhập của CBCNV trong công ty
Về kinh doanh nội địa: kinh doanh nội điạ giảm 45% do không có vốn làm hàng mới, hàng tồn cũ khó tiêu thụ và tiêu thụ được thì bị giảm giá gây lỗ. Mặc dù công ty vẫn cố gắng duy trì cửa hàng ở Tràng Tiền Plaza, củng cổ thương hiệu THALOGA và tiếp tục sản xuất hàng mới đặt hàng mới nhưng kết quả đạt được còn hạn chế
Việc quản lí chất lượng các khâu chưa chặt chẽ linh hoạt gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
Sức ép về cạnh tranh lao động trong toàn ngành vẫn tiếp diễn do sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội, đồng thời công ty lại ở giữa trung tâm thành phố điều kiện nhà ở, sinh hoạt khó khăn chính vì vậy lao động của công ty trong những năm vừa qua biến động nhiều gây khó khăn cho thực hiện đơn hàng và giữ đúng cam kết với khách hàng
Tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Công nợ khó đòi phát sinh, hàng tồn kho lớn, ngoài ra Công ty còn phải chịu gánh trách nhiệm trả nợ gốc và lãi đầu tư thiết bị tại Bái Tử Long do đó nợ đến hạn phải trả nhiều không cân đối được với doanh thu thực hiện
Trong những năm vừa qua trong nước và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thiên tai, lũ lụt hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, giá vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ trùng thay thế tăng cao đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong khi sức ép cạnh tranh về giá cũng như điều kiện về chất lượng thời gian ngày càng khắt khe
Giai đoạn này là giai đoạn hoạt động của công ty thực hiện theo luật doanh nghiệp nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong cơ chế, chính sách điều hành quản lí
2.1.2 Tình hình kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty
Trước đây, công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu chỉ gia công xuất khẩu phục vụ yêu cầu của Nhà nước. Từ khi cổ phần hoá năm 2004 đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Từ chỉ chú trọng sản xuất để gia công và xuất khẩu FOB, công ty đã chuyển hướng chú trọng nhiều hơn tới thị trường may mặc nội địa với cách điều hành kinh doanh cũng năng động và hướng tới thị trường nhiều hơn. Công ty có một phòng ban chuyên phụ trách về mảng tiêu thụ và bán hàng tại thị trường nội địa. Năm gần đây, trong quá trình tập đoàn hoá, công ty tổ chức theo hướng công ty mẹ và công ty con, công ty đã thành lập hẳn một công ty con thực hiện hoạt động thương mại và dịch vụ tại thị trường nội địa đó là Công ty công nghệ thương mại và dịch vụ Thăng Long viết tắt là TITC. Tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty với thương hiệu Thaloga được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin dùng. Trong nhiều năm, thương hiệu Thaloga luân nằm trong danh sách những thương hiệu dệt may Việt Nam được nhiều người tiêu dùng bình chọn và đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
Về sản phẩm :
Các sản phẩm chủ yếu mà công ty May Thăng Long sản xuất và cung cấp ra thị trường là
Áo sơ mi nam
Quần áo dệt kim các loại
Quần kaki
Quần áo Jacket
Quần áo khác như quần áo dành cho bảo hộ lao động
Với từng chủng loại, công ty còn phân chia ra các sản phẩm dành cho người lớn và cho trẻ em. Thaloga có tất cả 6 nhà máy sản xuất trên diện tích hơn 63,000 m2 đảm bảo việc làm cho khoảng 3,500 công nhân với năng lực sản xuất khoảng 1,000,000 sp/tháng. Trong đó, quần là 300,000sp; jacket là 100,000sp; áo sơ mi là 80,000sp; hàng dệt kim là 400,000sp va các loại khác là 120,000sp. Các sản phẩm sản xuất được chuyên môn hoá cho từng xí nghiệp tạo ra tính đồng bộ cao và tăng năng suất lao động. Áo sơ mi do xí nghiệp 1 phụ trách, quần áo dệt kim các loại của người lớn và trẻ em được sản xuất tại xí nghiệp 3, quần kaki và các loại quần khác như quần sooc, quần ngủ, quần bò sản xuất tại xí nghiệp may Nam Hải và xí nghiệp 2 sản xuất quần áo bảo hộ lao động. Trung bình doanh thu tại thị trường nội địa của công ty vào khoảng 15 tỉ một năm và tiêu thụ khoảng 1 triệu sản phẩm ở thị trường này với hơn 2000 mã hàng khác nhau.
Bảng: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
(Đơn vị: 1000 sản phẩm)
TT
SP chính
2005
2006
2007
SX
TTNĐ
%
SX
TTNĐ
%
SX
TTNĐ
%
Tổng
3.670
466
12,7
4.065
591
14,5
5.390
363
6,7
1.
SP dệt kim
1.137
87
7,6
1.257
111
8,8
1.667
68
4,1
2.
Jacket
400
35
8,7
443
44
9,9
587
27
4,6
3.
Sơmi
481
65
16,2
533
82
18,5
706
50
7,1
4.
Quần
891
199
22,3
987
252
25,5
1.308
155
11,9
5.
Quần áo khác
761
80
10,5
845
102
12
1.131
63
5,6
(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).
Từ bảng ta thấy, sản phẩm dệt kim và quần là hai mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Như vậy hai chủng loại sản phẩm này là mặt hàng chủ lực và mặt hàng thế mạnh. Tiêu thụ các sản phẩm của năm sau luôn cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của may Thăng Long luôn phát triển theo hướng tích cực.
Thị trường mục tiêu : Thị trường mục tiêu mà công ty nhắm tới là khách hàng và người tiêu dùng tầng lớp trung lưu với mức thu nhập trung bình trong xã hội. Các mức sản phẩm thường được bán ra với giá từ 70 000 đến 300 000 cho các sản phẩm thông thường và đắt hơn chút ít với những sản phẩm áo jacket hay bộ đồ veston. Công ty đang có chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trong những năm tới và có thể sẽ cho ra đời dòng sản phẩm cao cấp hướng tới tầng lớp doanh nhân thành đạt, mang hơi hướng sang trọng và lịch sự của thời trang công sở.
Thị phần : thị trường may mặc nội địa hiện đang nở rộ với sự đầu tư chú ý của các doanh nghiệp may mặc trong nước, chuyển hướng từ xuất khẩu sang đáp ứng ngay thị trường sân nhà. Do đó công ty cổ phần May Thăng Long phải đối mặt với cạnh tranh, mà có xu hướng ngày càng gay gắt hơn trong thời gian tới khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại toàn cầu WTO. Thị trường may mặc nội địa được chia thành nhiều phân khúc nhỏ, mà mỗi doanh nghiệp dệt may lại chiếm một thị phần trong đó. Các tên tuổi uy tín đã xác lập được vị thế của mình trên thị trường như áo sơ mi nam của May 10, áo Jacket của May Chiến Thắng, quần áo Jean của Việt Thắng, Việt Tiến hay Nhà Bè. Tuy nhiên chưa thật sự có doanh nghiệp trong nước nào chiếm ưu thế nổi trội chiếm lĩnh và dành được thị phần lớn ở mảng thị trường này. Các công ty may mặc trong đó có may Thăng Long mỗi công ty dành một mảng nhỏ trong miếng bánh thị trường nội địa. Ngoài ra không thể kể đến việc giành giật thị trường với các hàng thời trang Trung Quốc, Hàn Quốc và các hãng thời trang danh tiếng đang có xu hướng đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Đồ may mặc Trung Quốc hiện chiếm lĩnh khoảng 65% thị trường nội địa, 10% thuộc về hàng thời trang cao cấp và 5% dành cho hàng nhập lậu và 15% còn lại chia sẻ cho các doanh nghiệp may trong nước và 5% hàng khác. Như vậy là phần thị phần này rất nhỏ bé so với số lượng hàng trăm doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay. Cho thấy các doanh nghiệp nước ta nói chung và may Thăng Long nói riêng đang bỏ ngỏ thị trường sân nhà và chưa có sự đầu tư thật sự chiến lược cho phân khúc thị trường này.
Phân khúc thị trường may mặc nội địa Việt Nam
2.1.3 Phân tích ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, công ty có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và an ninh trật tự xã hội. Năng lực sản xuất được mở rộng, chủng loại sản phẩm phong phú với chất lượng ngày càng cao và đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong nước và ngoài nước góp phần tăng cao kim ngạch xuất khẩu cho ngành Dệt may Việt Nam. Mặt khác, công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho xã hội đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự trị an của đất nước. 50 năm là quá trình dài đủ cho May Thăng Long trở thành một doanh nghiệp ‘’đàn anh’’ trong ngành công nghiệp may, với lợi thế về kinh nghiệm quản lí và sản xuất may mặc cũng như thương hiệu lâu đời trong lòng khách hàng thân thiết.
Công ty cổ phần may thăng long là đơn vị tiên phong trong ngành dệt may Việt nam của phía Bắc về việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ cổ phiếu chi phối 51% và trong một thời gian rất ngắn lại chuyển đổi tiếp thành công ty cổ phần 100% cổ phần do các cổ đông đóng góp. Sự tiên phong này cho thấy sự nhanh nhạy trong quản lí và nắm bắt xu hướng của thị trường. Đây là một hướng đi đúng đắn, tạo ưu thế cho may Thăng Long vì việc chuyển đổi mô hình công ty này đồng nghĩa với việc chuyển đổi phương thức kinh doanh sản xuất theo hướng thị trường, năng động và sáng tạo.
Sự đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty là một hướng đi đúng hướng với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự đón đầu của nền kinh tế hội nhập. Không những đa dạng về ngành nghề mà các sản phẩm của công ty cũng khá đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại đáp ứng cho các khách hàng khác nhau trên thị trường. Hiện tại công ty không chỉ cung cấp các sản phẩm may mặc cho nam mà cho cả nữ giới, trẻ em và người cao tuổi, trung niên... Các sản phẩm dành cho nam lại có nhiều loại với kích cỡ và kiểu dáng đa dạng như áo sơ mi, quần âu, bộ đồ vét hay đồ thể thao cho thấy tầm bao phủ thị trường của công ty và tầm nhìn mà công ty muốn hướng tới.
Hạn chế
Khi Việt Nam tham gia là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, sự phát triển về kinh tế càng cao thì nhu cầu, thị hiếu về thời trang cũng như các lĩnh vực quản lí nguồn nhân lực, sản xuất kinh doanh khác… đòi hỏi ngày càng cao thì khả năng đáp ứng của công ty còn hạn chế, chưa phát huy được hết nguồn nội lực. Công ty mới chủ yếu sản xuất gia công may mặc theo đơn đặt hàng, chưa tạo lập được thương hiệu với đẳng cấp cao để không những đáp ứng thị trường trong nước mà vươn ra xuất khẩu mạnh mẽ hơn nữa ở thị trường nước ngoài.
Trình độ công nghệ: ở mức trung bình so với các ngành
Chủ yếu là gia công xuất khẩu, chưa khai thác hết uy tín và thương hiệu của công ty để phát triển thị trường nội và khả năng vươn tới hàng Fob
Nguồn lực đầu tư mới: Chưa có nguồn lực đầu tư mới để đảm bảo tăng trưởng vững chắc, nguồn lực hiện đã được khai thác và phát huy ở mức cao, nhiều năm qua đầu tư phát triển chủ yếu là đầu tư chiều sâu kết hợp mở rộng. Thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thiết thực của công ty và vốn cho dầu tư xây dựng các dự án đặc biệt là dự án lớn tạo sự đột phá trong sản xuất.
Năng lực và trình độ của cán bộ quản lí còn hạn chế nhiều trong khâu quản lí.
Công tác nghiên cứu thị trường và marketing sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty còn yếu kém. Công ty chưa xây dựng một hình ảnh rõ nét trên thị trường may mặc thời trang Việt Nam. Định hướng thị trường còn mờ nhạt, chưa xác định rõ thị trường mục tiêu mà công ty muốn bao phủ. Dường như những chính sách marketing và thị trường của May Thăng Long mới chỉ nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm tại thời điểm chứ chưa có định hướng lâu dài tạo ra ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Khâu thiết kế tạo mẫu còn chưa được chú trọng và đẩy mạnh. Do đó các sản phẩm vẫn còn đơn điệu về mẫu mã, màu sắc và chủng loại. Ngoài việc thiếu tính đa dạng, các sản phẩm chưa bắt kịp để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Kiểu dáng và phong cách cổ điển, theo những gu đã tồn tại từ lâu và không mang tính sáng tạo đột phá để tạo ra một dòng sản phẩm mang đặc trưng thương hiệu Thaloga mà bị lẫn lộn với rất nhiều sản phẩm của hãng khác, nhiều khi có thể bị lầm tưởng là ở đâu cũng có những chủng loại sản phẩm mà Thaloga cung cấp.
Những hạn chế nói trên có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do:
Mô hình tổ chức của công ty như hiện nay chưa tập trung được các nguồn lực cần thiết cho việc đầu tư phát triển các dự án trọng điểm
Nguồn nhân lực là vấn đề khá cốt yếu. Các chính sách đãi ngộ, thúc đẩy và đào tạo người lao động của công ty vẫn chưa được chú ý và đặt làm vấn đề trọng tâm. Cải thiện được vấn đề này, công ty sẽ thu hút được những lao động có năng lực trình độ, sự sáng tạo và năng động góp phần làm thay đổi diện mạo cho công ty đặc biệt khi kinh tế đang phát triển nhanh chóng kéo theo cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ mà ở đó không ai chờ đợi ai, chậm chễ có nghĩa là đã bị tụt lùi.
Ngành dệt may có tính chất thời vụ, chủ yếu giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, lợi nhuận thấp nhưng chưa có chính sách ưu đãi của Nhà nước.
2.2 Thực trạng công tác bán hàng của công ty giai đoạn 2004- 2007
2.2.1 Thực trạng hệ thống kênh phân phối:
Tại thị trường trong nước, công ty sử dụng cả hệ thống kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp
Người tiêu dùng
Cửa hàng thời trang hay trung tâm thương mại
Công ty
Kênh phân phối 1:
Nhà bán buôn
Công ty
Người tiêu dùng
cuối cùng
Người bán lẻ
Kênh phân phối 2:
Công ty
Người tiêu dùng
Kênh phân phối 3:
Sử dụng kết hợp nhiều loại kênh phân phối giúp công ty có những phương thức bán hàng và đưa sản phẩm tới tay khách hàng một cách linh hoạt, nhanh chóng, thuận tiện.
Kênh phân phối 1 là kênh phân phối được công ty sử dụng khá triệt để nhằm giới thiệu các sản phẩm thời trang và sản phẩm mới. Tại khu vực thị trường Hà Nội, công ty sử dụng kênh này như một kênh chủ lực để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Hiện nay, công ty có hệ thống cửa hàng và trung tâm thương mại ở các địa điểm sau:
Cửa hàng Thời Trang ( 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội )
Trung tâm thương mại & giới thiệu sản phẩm (39 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Công ty vừa khai trương được một thời gian cửa hàng thời trang ở khu vực trung tâm của Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên là một thị trường tiềm năng do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện khi Thái Nguyên được nâng cấp lên thành phố được sự quan tâm nhiều hơn của Nhà nước và Chính phủ tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
Doanh thu bán hàng từ kênh phân phối dạng 1
Đơn vị: triệu đồng
2006
2007
KH 2008
Cửa hàng thời trang 250 MK
7594
10296
15832
Cửa hàng thời trang Ngô Quyền
8975
12687
17367
Cửa hàng thời trang Thái Nguyên
5390
7235
10498
Nguồn: phòng kinh doanh nội địa công ty may Thăng Long
Đây là kênh mà công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng cần đặc biệt được coi trọng. Hiện nay, ở mỗi cửa hàng có khoảng 30 đến 40 nhân viên bán hàng phụ trách. Tổ chức tốt hệ thống các cửa hàng và trung tâm thương mại cả về nhân lực và vật lực là bước quyết định nâng cao doanh thu bán hàng cho công ty.
Kênh phân phối 2:
Công ty sẽ thông qua một số cửa hàng để tiêu thụ sản phẩm của mình. Các cửa hàng nhập sản phẩm của công ty và bán chúng với các mặt hàng của những hãng khác. Công ty trực tiếp giao hàng cho đại lí hay nhà bán lẻ với mức giá chung và ổn định cùng với mức hoa hồng hợp lí nếu tiêu thụ nhanh và thường xuyên sản phẩm của công ty. Tuy nhiên bán hàng qua kênh này công ty bị phụ thuộc nhiều vào các nhà trung gian do đó chịu ảnh hưởng của khả năng mặc cả của họ và dễ bị thay thế bởi các sản phẩm dệt may khác, khó đảm bảo tính trung thành của các trung gian đối với hàng của công ty. Họ dễ dàng từ chối tiêu thụ và chuyển sang nhãn hiệu may mặc của công ty khác nếu công ty gây khó khăn hay có những đãi ngộ không thoả đáng. Hạn chế như vậy, nhưng kênh tiêu thụ này có ưu điểm là giúp dễ dàng phát triển mạng lưới bán hàng đưa sản phẩm tới tiêu thụ ở những thị trường xa như thị trường miền Trung hay miền Nam.
Kênh phân phối thứ 3: Đây là kênh bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở đây thường là các trường học đặt may với số lượng lớn, hay các công ty và cơ quan tổ chức đặt may đồng phục cho công nhân viên. Tuy nhiên, bán hàng qua kênh này là không thường xuyên phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng. Một năm có khi chỉ có vài đơn hàng do đó doanh thu tiêu thụ không cao và không ổn định.
Lựa chọn địa điểm bán hàng và khu vực phân phối cũng là vấn đề cần quan tâm của công ty may Thăng Long do kênh phân phối thông qua các cửa hàng thời trang và trung tâm thương mại là kênh phân phối mang lại nguồn doanh thu chính. Công ty hiện đang có hệ thống cửa hàng chủ yếu là ở Ngô Quyền và Minh Khai. Ngô Quyền tập trung nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Khu vực này mức sống dân cư cao, nằm ở trung tâm của thành phố nên thuận lợi cho việc bán các sản phẩm may mặc. Và thực tế là tiêu thụ ở cửa hàng này luôn cao hơn ở cửa hàng Minh Khai. Địa điểm Minh Khai có thuận lợi là đặt gần công ty mẹ Thăng Long nhưng lại nằm ở khu vực khá bụi và không phải là nơi tập trung nhiều cửa hàng thời trang nên không thuận tiện cho khách hàng. Do đó công ty nên có những chiến lược về phân phối và địa điểm thích hợp trước khi thiết lập hệ thống cửa hàng thời trang nhằm đạt được hiệu quả về doanh thu cao nhất.
Trong thời gian qua, công ty đã tích cực xúc tiến xây dựng kênh phân phối rộng khắp nhằm bao phủ thị trường. Mặc dù thị trường miền Bắc là vùng thị trường chính nhưng công ty cũng không ngừng nỗ lực đưa sản phẩm của mình tới khách hàng ở khu vực miền Trung và miền Nam.
Thị trường miền Bắc: Theo kết quả báo cáo
Năm 2005, chiếm 91% trong tổng doanh thu nội địa của công ty
Năm 2006, chiếm 93,74%
Và năm 2007 chiếm 94,25% tổng doanh thu nội địa
Miền Bắc là thị trường chủ yếu của công ty do công ty xác định rằng đây là nơi thích hợp cho các hoạt động tiêu thụ và bán hàng dựa vào các ưu điểm sau:
Đây là nơi có trụ sở chính và các nhà máy sản xuất của công ty nên thuận lợi trọng vận chuyển và phân phối hàng hoá.
Thị trường miền Bắc là thị trường với sức tiêu thụ lớn đặc biệt là ở các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh hay thành phố Thái Nguyên.
Trên thị trường miền Bắc công ty đã xây dựng được hình ảnh khá rõ nét về uy tín và chất lượng sản phẩm. Tại thị trường này công ty không có nhiều đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp quần áo jacket là mặt hàng chủ lực của công ty. May 10 và Đức Giang có tầm vóc lớn nhưng May 10 tập trung vào áo sơ mi còn Đức Giang là quần áo các loại phục vụ cho vùng thị trường khác.
Thị trường miền Trung: đây là khu vực thị trường có sức mua thấp, mức sống chưa cao và một phần do Công ty chưa thành lập mạng lưới phân phối hoàn chỉnh ở đây. Tại thị trường này, công ty chủ yếu bán các sản phẩm hàng dệt kim, áo sơ mi và quần… nhưng áo Jacket bán được rất ít do khí hậu miền Trung là nóng và khô.
Tuy nhiên đây cũng là thị trường rất tiềm năng. Để chiếm lĩnh được thị trường này, công ty con TITC ngoài việc cung cấp các sản phẩm do công ty mẹ sản xuất, còn có thể đa dạng nguồn hàng của mình từ các nhà sản xuất khác để đáp ứng nhu cầu may mặc và mua sắm của khu vực thị trường này
Thị trường miền Nam: Đây là thị trường có sức mua lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt. Đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường miền Nam rất nhiều. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, có tới 200 doanh nghiệp may sẵn, hơn 500 cơ sở sản xuất may tư nhân, chưa kể đến các sản phẩm may nước ngoài có khả năng thay thế. Đối thủ chính có thể kể đến các công ty May Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, Sài Gòn, Legamex… Do tính chất khí hậu tại khu vực này là nóng nên sản phẩm áo Jacket tiêu thụ trên thị trường này cũng ít, chủ yếu là hàng sơ mi và dệt kim. Thị trường miền Nam rất lớn tuy nhiên do Công ty may thăng long có trụ sở chính tại Hà nội nên việc vươn ra một thị trường đầy tiềm năng nhưng hơi xa xôi như vậy vẫn chưa nằm trong mục tiêu chiến lược của công ty.
Tình hình tiêu thụ theo khu vực
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh DT
SL
(1000 sp)
DT
(triệu đồng)
SL
(1000 sp)
DT
(triệu đồng)
SL
(1000 sp)
DT
(triệu đồng)
2006
2005
(%)
2007
2006
(%)
Thị trường miền Bắc
433,39
19.832,2
561,79
20.424,1
337,47
19.044
102,98
93,24
-SP dệt kim
84
3.187,84
106
3.253
65
3.094,76
102,04
95,14
-Jacket
32,3
4.329,3
43,4
4.407,8
25,15
4.120,19
101,81
93,47
-Sơ mi
57
4.905,26
70
5.089,7
44,3
4.774
103,76
93,80
-Quần
188
5.988
246
6.173,6
146,39
5.673,79
103,1
91,9
-Quần áo khác
72,09
1.421,8
96,39
1.500
56,63
1.381,26
105,5
92,08
Thị trường miền Trung
8,34
381,75
7,12
295,31
6,62
373,73
77,35
126,55
-SP dệt kim
2,3
70,58
2
61,37
1,62
60,85
86,95
99,15
-Jacket
0,6
63,7
0,5
53,08
0,27
45,9
83,33
86,47
-Sơ mi
2,04
167,91
1,2
101,96
2,51
202,59
60,72
198,7
-Quần
2,8
70,26
2,7
67,7
1,7
55,2
96,36
81,53
-Quần áo khác
0,6
9,3
0,72
11,2
0,52
9,19
120,43
82,05
Thị trường miền Nam
24,27
1.111,05
22,09
804,59
18,91
1.067,27
72,41
132,64
-SP dệt kim
5
133,44
4
128,06
3,8
116,61
95,96
91,05
-Jacket
0,08
8,49
0,1
8,06
0,03
6,18
94,93
76,67
-Sơ mi
10,5
818,56
8,8
511,57
9,3
811,82
62,49
158,69
- Quần
3,5
81,8
3,3
80,81
2,91
78
98,78
96,52
-Quần áo khác
5,19
68,76
5,89
76,09
2,87
54,66
110,66
71,83
Tổng
466
21.325
591
21.524
363
20.485
100,93
95,17
(Nguồn: Phòng Kinh doanh nội địa - Công ty May Thăng Long)
Công tác trưng bày ở các kênh phân phối: đây là vấn đề cần quan tâm của công ty vì thực trạng hiện nay công tác trưng bày ở các cửa hàng còn yếu kém. Cửa hàng thời trang Minh Khai là một ví dụ. Nó có mặt bằng với diện tích rộng, chỗ để xe thoải mái nhưng thiết kế và trang trí cửa hàng còn sơ sài chưa bắt mắt và xứng tầm là một trung tâm thời trang. Cửa hàng vẫn dừng ở mức cung cấp các sản phẩm giá cả trung bình nên cách bài trí còn cổ điển và đơn điệu chưa tạo ra được đẳng cấp. Quần áo và các sản phẩm may mặc ở đây sắp xếp chưa hợp lí còn bị lẫn lộn giữa sản phẩm hạ giá và chưa hạ giá gây ra hiểu nhầm ở khách hàng.
2.2.2 Chiến lược sản phẩm
Trong công tác bán hàng, sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Sản phẩm có đa dạng phù hợp với thị hiếu người mua thì mới thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Xét theo khía cạnh marketing, sản phẩm không chỉ đơn thuần là sản phẩm cứng thoả mãn giá trị sử dụng của khách hàng mà còn là sản phẩm mềm tức là những dịch vụ cung cấp bổ sung.
Sản phẩm cứng: Đảm bảo tốt chiến lược sản phẩm cứng tức là đảm bảo nguồn cung hàng tốt, đầy đủ về số lượng và chất lượng, chính xác, kịp thời và đồng bộ. Hiện nay, công ty mẹ Cổ phần May Thăng Long đã và đang dần chuyển giao mảng thị trường nội địa cho Công ty Con là Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Thăng Long TITC. Trong đó công ty con này sẽ hoạt động như một công ty độc lập dưới sự giám sát của công ty mẹ. Công ty sẽ không chỉ cung cấp sản phẩm may mặc và thời trang cho thị trường nội địa với nguồn hàng là do công ty mẹ sản xuất mà có thể nhập nguồn cung hàng từ các nhà sản xuất trong nước khác. Tuy nhiên, lượng sản phẩm do công ty mẹ sản xuất vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số sản phẩm khoảng trên 50%, còn lại là của một số nhà cung cấp khác. Dưới đây là danh sách các nhà cung cấp sản phẩm cho hệ thống cửa hàng của công ty
Mã nhà cung cấp
Báo cáo hàng nội địa
(Từ ngày 25/10/2007 đến ngày 25/11/2007)
17
A.DŨNG MAKIN
78
A.HƯNG-LTT
47
A.TUẤN PKD
45
AN ANH
79
ANH LUÂN
57
BÍCH TNT
15
BÌNH
73
BỈNH PHÚC
74
CENDY
4
CHA & CON (LAN TT)
48
CHỊ TÂM
46
CÔ LAN(FOB, CHẤT, PHƯƠNG NGHI)
1
CTCP MAY TL
51
CTY TNHH MỸ HƯNG-KTK
39
DỆT 8/3
49
DỆT KIM XUÂN ĐỈNH
22
DỆT MAY ĐÀ NẴNG
52
DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN
40
DỆT MAY THÀNH CÔNG
81
DỆT NAM ĐỊNH
55
DỆT PHONG PHÚ
13
ĐOÀN-ĐƯỜNG
76
ĐỨC HUY
67
FOB CHIẾN HÀ
84
FOB CÔNG TY (CT2737=DL2737)
68
FOB KTOÁN
66
GIANG SƠN DANDY
82
HÀ VĂN
3
HẢI HAPASCO
80
HANDEE
75
HÀNG FOB BGĐ
7
HẠNH CON THOI
32
HẢO ĐỨC GIANG
60
HOA MINH KHAI
6
HÙNG – THT
86
HƯNG PKD
29
HƯỜNG
63
HƯƠNG LEN
42
HƯƠNG VIỆN DỆT
19
HỮU HÙNG MỸ
62
LAN YẾN
44
LIÊN NAM ĐỊNH
8
MAI CƯỜNG
41
MẠNH HUYỀN
83
MAY ĐỨC GIANG
38
MAY HAI HẢI PHÒNG
54
MAY QUẢNG NINH
50
MAY SÔNG ĐÀ
30
MINH HƯƠNG
69
MINH THÀNH
37
NAM HẢI
71
NAM PKD
14
NGA HIỆP - NGA MỸ
43
NGOAN HƯNG YÊN
77
NHÀ MAY THUỶ
11
NINH NAM ĐỊNH - LEN NAM ĐỊNH
21
OANH
16
PHƯƠNG VC
18
QUANG HƯNG – HP
23
SƠN HỒNG HÀ
12
SƠN LAN-SƠN TÙNG
24
SƠN MINH PHÁT
5
SƠN VIỆT - THIÊN HÀO
9
TÂN HÀ SÁNG
20
TẤT LONG KHẢI
25
TẤT MINH (MK)
58
THẮNG CHIẾN THẮNG
26
THẮNG NAM ĐỊNH
10
THÀNH HÀNG KHÔNG(GIA LÂM)
72
THÀNH KIM GIANG
33
THANH THANH
34
THỊNH VẠN XUÂN
85
THỌ
36
THÔNG TDT
28
THUẤN
31
THUẬN Đ/C
61
THỦY
53
TÍN VIÊN
2
TRUNG HIẾU
56
TRUNG TÂM TM
59
TUÂN BẮC VIỆT
70
TUẤN ĐẠT
65
TUYẾT ANH
35
VÂN - GỐC ĐỀ
64
XƯƠNG RỒNG XANH
(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa Công ty May Thăng Long)
Các sản phẩm do công ty mẹ Thăng Long sản xuất đều là những sản phẩm chất lượng dưới tiêu chuẩn sản xuất IS
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20148.doc